Vài đặc điểm của sự kiện Hong Kong

hk 67 hk 14
1967 2014

Bài viết cho báo Tuổi Trẻ từ Hông Kông, được đặng trên
báo Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 9 năm 2014

***

Trong những ngày qua và đặc biệt là trong hai ngày hôm qua, toàn thế giới đã thấy một phong trào xã hội bùng nổ ở Hồng Kông xoay quanh việc nhiều công dân của thành phố cảng đang nỗ lực yêu cầu chính quyền cải cách cơ chế bầu cử của lãnh thổ.

Vốn là một phần thuộc địa của Anh quốc, chủ quyền Hồng Kông đã được trao lại cho Trung Quốc vào mùa hè 1997 trở thành một đặc khu hành chính của Hoa Lục dưới nguyên tắc “một nước hai chế độ.” Nhưng từ trước đến nay, dân thường ở Hồng Kông thường cảm thấy một nỗi đau: đó là cảm thấy mình không hề có quyền thực sự trong nền chính trị của lãnh thổ mình đang cư ngụ.

Suy ngẫm một chút về trường hợp của Hồng Kông, từ góc nhìn một nhà quan sát, tôi thấy có ba điểm đặc biệt quan trọng.

1. Dân không được hưởng. Trước năm 1997, Hồng Kông bị xem là một thuộc địa tư bản, nhưng trên thực tế trước và sau năm 1997 chính quyền và giới tư bản lớn ở đây đã thành lập một liên minh sâu sắc với chính quyền Trung Quốc nhằm mục đích tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho giới ngân hàng và tài chính thế giới. Tuy nhiên, dân thường hưởng lợi rất ít từ sự liên minh này.

Tuy mức sống ở đây có vẻ rất cao (thu nhập trung bình của người dân khá cao, tỉ lệ triệu phủ USD đứng thứ nhất trên thế giới…) nhưng trên thực tế đại đa số người dân Hồng Kông có đời sống cực kỳ vất vả. Ngoài ra, khoảng cách giàu nghèo ở thành phố cảng này gần như là cao nhất ở Châu Á. Đối với giai cấp trung lưu trở xuống, chuyện làm 12 tiếng một ngày, 6 ngày trong tuần là chuyện bình thường. Người dân Hồng Kông thấy hàng ngày và thấy rất rõ các thực thế trên.

2. Thể chế bầu cử bị hứa hão. Vào năm 1997, chính quyền Trung Quốc đã cam kết rằng người dân Hồng Kông sẽ dần dần được dân chủ hóa. Họ cũng hứa rằng, người dân của lãnh thổ này sẽ được quyền bầu trực tiếp lãnh đạo của Hồng Kông vào năm 2017. Thế nhưng trong những năm qua, nhất là một năm vừa rồi, chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông đã tìm mọi cách không thực hiện những sự cam kết mà họ đã hứa.

Theo thể chế bầu cử mà bản hiến pháp (gọi là ‘Luật Cơ bản’) mà Anh Quốc và Trung Quốc ban hành, dân thường không có quyền chọn các lãnh đạo mà họ yêu thích. Vì thế, dù ‘lòng dân’ ở Hồng Kông như thế nào, họ vẫn không thực sự có tiếng nói quyết định trong việc chọn lãnh đạo của chính lãnh thổ nước họ.

Dù dân cũng có quyền bầu cử đại biểu của họ nhưng số đại biểu do dân bầu chỉ chiếm 50 phần trăm tổng số ghế trong Hội đồng lập pháp. (Số ghế còn lại là của cái gọi là “những khu vực bầu cử chức năng”… như ngân hàng, tài chính, giáo dục, xây dựng v.v.) mà được bổ nghiệm do một ủy ban do chính giới thân Bắc Kinh chọn). Trong khi đó, các nhà tư bản lớn lẫn chính quyền Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào Hồng Kông để ủng hộ các đảng phái, phe bảo thủ v.v. Đối với các đảng đối lập thì chúng ta thấy một một sự thiếu hiệu quả trong công tác chính trị, một cách đấu tranh thiếu thống nhất, mất rất nhiều sức lực trong việc đấm đá và đả kích lẫn nhau. Do những lý do trên, độ căng thẳng chính trị ở Hồng Kông luôn duy trì ở mức cao.

3. Tự tôn văn hóa, độc lập Về văn hóa, người dân ở Hồng Kông cũng nhận thấy họ là người Hoa chứ (Hoa là khác Trung Quốc chứ). Nhưng họ cũng có một số sự khác biệt quan trọng so với người dân ở phía kia biên giới chẳng hạn như về kinh nghiệm và điều kiện vật chất mà họ đã giành được hơn một thế kỷ qua. Họ muốn được tôn trọng và muốn độc lập. Vì lẽ đó, họ không chịu nởi khi Bắc Kinh nói một đằng làm một nẻo.

Jonathan London

Ghi chép: Hôm qua khi báo Tuổi Trẻ mời tôi viế t một bài ý kiến về những sự kiện ở Hồng Kông tôi lo một chút vì khi viết chỉ chịu theo đường lối của chính mình mà thôi. Song, trong một thời điểm mà cả người dân lẫn giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam nói đến dân chủ một cách thoải mái (dù chưa thông nhất và dù còn có những bất đồng, vụ bắt người v.v) tôi sẵn sàng góp ý của mình, giúp đỡ. Cũng xin cho biết bài này viết nhanh nên nội dung thì chắc là chưa có gì sâu sắc.

21 thoughts on “Vài đặc điểm của sự kiện Hong Kong

  1. Anh quên một điều quan trọng là nổi sợ hãi có thực về một viển cảnh, khi mà Chính quyền China đã thiết lập một hệ thống giới lãnh đạo thân Bắc Kinh, họ sẽ từng bước tước bỏ những quyền dân chủ cơ bản mà người dân Hồng Kong đã được hưởng trước năm 1997. Họ sợ, họ sẽ là Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng.

      • dù bài viết nhanh nhưng tôi thấy tác giả nêu ra được những lý do cốt lõi tạo nên đại biểu tình như vậy?so với các khu vuc nội mông,tân cương hay tây tạng thì ở hồng kông ko có hiện tượng xung đột sắc tộc,vấn đề hk sẽ là bài học cho đài loan.
        thực ra sau một thời gian rất dài bị phương bắc đô hộ thì rất nhiều sắc tộc miền nam sông hoàng hà ngày nay cứ tưởng mình là người hán mà kì thực thì ko hẳn là vậy,các tư liệu cổ đã chỉ ra rằng người hán ở phía bắc sông hoàng hà là dân du mục khác với sắc dân phía nam sông hoàng hà nông nghiệp lúa nước

  2. Dan Hong Kong không coi mình là người TQ đâu. Thậm chí dân đảo Hải Nam cũng vậy. Khoảng 1990’s, tôi có qua Hải Nam. Khi say, một người Hải Nam thốt ra: “Chúng tao không phải gốc TQ!”
    Về sắc tộc, TQ cũng na ná Hoa Kỳ – nhiều chủng tộc. Nhưng, Hoa Kỳ là nơi để các sắc tộc tìm đến; còn TQ thì ngược lại.

    • Thanks… trong bản viết tôi có viết Trung Hoa… có ý là Ethnicity – Chinese….

    • Tôi nghĩ, người dân Hồng Kông, tuy cũng là người Hoa nhưng họ chưa từng được biết Ơn huệ của bác Mao, của đảng CS TQ, chưa từng được hưởng thành qủa của CCRĐ lẫn CM Văn hóa, lại chịu áp bức của thực dân Anh những 100 năm, nên họ còn ngây thơ về chính trị, họ bị thiệt thòi hơn đồng bào của mình ở CHND Trung Hoa, thiệt thòi hơn cả dân nước láng giềng của TQ – là dân VN.
      Tại sao họ không chịu khó đợi vài năm, đến 2017 là được trực tiếp bầu người lãnh đạo của mình?
      Sau đó thì chỉ việc…tiếp tục đợi, như dân VN vẫn đợi…”Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện”- theo lời đ/c TBT Nguyễn Phú Trọng kính mến…không biết đến bao giờ thì có.

      • tôi nghĩ rằng chúng ta nên việc nào ra việc đó,vấn đề hk liên đới đến bắc kinh nhưng lại nhảy sang vn thì có lẽ hơi quá,cứ giống như nhiều người đang mơ hão về ucraina với vn vậy mặc dù trong trường hợp này có một điểm giống nhau duy nhất đó là con thỏ bị làm mồi cho các con chó dại

      • Bạn Dự!
        Tôi nghĩ rằng con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ, mà TƯ DUY là đồng nghĩa với SO SÁNH.
        Ông J.London, trong bài viết về Hồng Kông này, phần “Ghi chép” cũng vẫn có so sánh VN năn ngoái và VN năm nay: “…Song, trong một thời điểm mà cả người dân lẫn giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam nói đến dân chủ một cách thoải mái (dù chưa thông nhất và dù còn có những bất đồng, vụ bắt người v.v) “.
        Cho nên, nếu thế hệ trẻ ở HK không có TƯ DUY, không biết SO SÁNH với THẾ GIỚI – thì đã không có cuộc xuống đường đòi DÂN CHỦ như hôm nay!!!
        Bọn độc tài ở đâu cũng vậy, chúng không muốn nhân dân có TỰ DO TƯ TƯỞNG, có sự so sánh, hay chúng muốn nhân dân là lừ a, ngựa, chỉ biết mỗi một sự SO SÁNH duy nhất, đó là biết phân biệt giữa CÂY GẬY và CỦ CÀ-RỐT?

        Là người VN, ai cũng muốn NHÂN DÂN HK, NHÂN DÂN TRUNG QUỐC có TỰ DO, DÂN CHỦ. Chỉ có bè lũ ĐỘC TÀI – TA hay VN – là KHÔNG MUỐN THẾ.

  3. HK đối với Beijing là trái sầu riêng (durian) khó nuốt! Không biết chừng, HK sẽ lật đổ “China Plus” (Trung Cộng)?!

    • tôi thì bi quan lắm vì tôi ko nghĩ hk có thể thoát khỏi núi tiền và họng súng của bắc kinh ,đài loan còn ko thoát khỏi núi tên lửa của bắc kinh cơ mà

      • Giọng bạn Dự giống (hay chính là) mong muốn của nhà cầm quyền HN. Mang “núi tiền và họng súng” của TQ ra dọa.
        Ai còn dám đòi chủ quyền Biển, Đảo đã mất cho TQ?

  4. Cảm ơn Jonathan về những thông tin rất hay mà anh cung cấp cho cộng đồng mạng tiếng Việt về tình hình, đặc điểm Hồng Kông. Có điều, tại sao chỉ có học sinh, sinh viên biểu tình là chủ yếu? Các tầng lớp người dân Hồng Kông vì sao không ồ ạt xuống đường, tạo nên sức mạnh không gì cản nổi?

    • có cả phe được cho là thân bắc kinh cũng biểu tình cơ mà,đọc kỹ bài của tác giả ta cũng thấy rằng cuộc sông của người dân hk trừ giới giàu có thì cũng rất vất vả và lời hứa về (dân chủ)trước và sau 1997 đã ko được thực hiện nghiêm túc

  5. Đã đến lúc 2 thế lực thực sự đối đầu nhau sau một thời gian Trung cộng điều nghiên về Hồng Kông ,để đem lại ” tập trung quyền lực”, giờ ra tay của tập đoàn bắc Kinh đã bắt đầu sau khi mua chuộc được một số phe nhóm lớn ở Hong kong ? còn sự phản ứng của sinh viên , học sinh và nhân dân Hồng sẽ đem lại được kết quả tốt hơn ? hãy chờ xem bàn tay sắt Bắc Kinh cứng rắn tới đâu và nhân dân Hong Kong sẽ không chùn bước ? 
    Tôi rất yêu nhân dân Hồng kông ở điểm này mà nhân dân VN chủa có thể đạt được .

  6. Cuối thập niên 1980 mình sống ở Hong Kong, và nhận thấy lúc đó dù vẫn là thuộc địa của Anh quốc, người dân tương đối có những quyền tự do phát biểu, báo chí đưa ra nhiều quan điểm.

    Sáng nào cũng đọc SCMP nên mình thấy điều đó. Các báo Far Eastern Economic Review, Newsweek, Time đều có ở quầy bán báo.

    Sống ở đó mình biết được rằng nhiều, khá nhiều, người dân Hong Kong cũng là người tị nạn cộng sản, vượt biên giới từ Trung Quốc qua, đông nhất vào thập niên 1960.

    Khi sắp được trao trả lại cho Trung Quốc, những người có tiền cũng tìm cách ra đi, sang Canada, Mỹ, Anh để có được thẻ xanh rồi họ lại quay về tiếp tục làm ăn vì môi trường thương mại ở đây thoáng. Một vài người mình quen nói rằng, có thẻ xanh để phòng hờ nếu Trung Quốc xiết lại thì họ có chỗ để chạy.

    Sau khi trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997 thì biến cố Thiên An Môn xảy đến năm sau đó.

    Mình mừng vì thấy từ đó đến nay, mỗi năm người dân Hong Kong đều tổ chức tưởng niệm cho những người đã chết dưới họng súng, dưới xích xe tăng Quân đội Nhân dân Trung Quốc.

    Và mình vẫn hy vọng tiến trình dân chủ hoá ở Hong Kong sẽ được thực hiện như thoả thuận đã có giữa Anh và Trung Quốc.

    Nay Trung Quốc đang bóp chẹt lại. Mình lo ngại một khi tự do đã mất vào tay những người lãnh đạo cộng sản, lấy lại được là một cuộc đấu tranh gian nan.

    Mình ủng hộ một Hong Kong tự do, dân chủ.

    • Nhiều người cộng sản cũ ở VN cũng tiếc là, tại sao VN không nhập khối Liên Hiệp Pháp vào năm 1946?

      • có lẽ nhiều linh mục còn tiếc là pháp ko tiếp tục khái hóa văn minh ở đông dương.tôi nói điều đó vì trên voa có một mục sư nói câu đại ý rằng tự do tôn giáo dưới sự cai trj của cs ko bằng thời pháp,lúc đầu làm tôi hơi ngạc nhiên nhưng nghĩ kỹ thì cũng đúng vì thời pháp các mục sư cũng như đất nhà thời cai quản rộng mênh mông nhưng sau đó bị cs tịch thu hết

    • khá là vui khi bạn nói rằng sự kiện thiên an môn sau khi hk trao về tay bắc kinh 1997,có lẽ tôi hiểu sai chăng nhưng nguyên văn là” Sau khi trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997 thì biến cố Thiên An Môn xảy đến năm sau đó”

      • Ai còn lạ gì “Dự”, người cho là “mất lịch sự” là “dân chủ”?
        Sao “Dự” nói tự nguyện “lượn” (bỏ chạy) khỏi blog này rồi mà?
        Thôi cứ ở đây cho vui – có một mình “Dự” là DLV thôi.
        Đa đảng mà, tốt lắm. Phải không đoàn viên (hay đảng viên) “Dự”?

Comments are closed.