Vài suy ngẫm về nhân quyền và tra tấn

Times d

Cái tổ chức gọi là nhà nước nắm những yếu tố hết sức quan trọng và độc nhất. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền đặt ra và thực hiện luật lệ; được đặc quyền sử dụng các biện pháp bạo lực một cách chính đáng (liệu sự chính đáng đó dựa vào sự ưng thuận dân chủ hay không). Nhà nước có chủ quyền tối cao trên một lãnh thổ nhất định. Những quyền hạn được dành riêng cho nhà nước biến nó thành một tổ chức hết sức quan trọng và có khả năng làm những gì thực tốt. Vấn đề là nhà nước phức vụ lợi ích của ai?

Vấn đề là nhà nước phức vụ lợi ích của ai? Ai là chủ? Và có những cơ chế nào để đam bảo nhà nước sẽ “thực hiện tốt” những trách nghiệm của “chủ” đó?

Rõ ràng lịch sử cho thấy dù nó quan trọng cách mấy, nhà nước vẫn là một tổ chức phải luôn luôn nằm dưới sự kiểm soát của người dân, dựa theo một số nguyên tắc cụ thể. Vấn đề là ‘dân thường’ ít khi có đủ quyền để làm điều đó.

Đối với vấn đề này thì đã có những ‘giải pháp’ thế chế. Các chế độ ‘dân chủ gián tiếp’ (hay dân chủ tư sản) tạo điều kiện cho dân chủ để chọn những đại biểu của họ dưới những điều kiện canh tranh. Trong các chế độ ‘một đảng’ vai trò của đảng là thực hiện những nguyên vọng của dân. Về nguyên tắc, nhiều nhàn nước đã cam kết tôn trọng các quyền con người. Nhưng, trong bất cứ chế độ nào, nếu mất sự kiểm soát tối thiểu của dân thì nhà nước rất rễ thành một tổ chức nguy hiểm cho nhân loại. Vấn đề này là đặc biệt rõ khi một nhà nước có hành động qua biên giới – rất dễ mất kiểm soát.

Trong lịch sử Hoa Kỳ, nhà nước liên bang Mỹ đã mắc phải không ít chuyện đáng buồn về nhân quyền. Từ chế độ nô lệ và những chính sách đàn áp các nhóm người da ‘không trắng’ trong những thế kỳ 18, 19 và 20, cho đến những vi phạm ở ngoài nước, trong đó tất nhiên có cả Việt Nam. Lịch sử nhân quyền của Mỹ có quá nhiều mâu thuẫn. Đơn giản, dân chủ kiểu tư bản của Mỹ dù mạnh về nhiều mặt nhưng cũng đã và đang có những điểm yếu của nó.
Là một nhà nước đã được thiết lập trong những nguyên tắc cao quý nhất, vì sao nhà nước Mỹ đến nay đã liên tục có nhiều chuyện xấu về nhân quyền? Chúng ta có thể bàn về những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng hôm nay tôi đang nghĩ đến những hành vi ở nước ngoài. Cụ thể, tôi đặt câu hỏi này trong tuần lễ thượng viện Mỹ công bố bảng tóm tắt một bài báo cáo về hành vi tra tấn của CIA trong những năm từ 2001 cho đến 2008.

Rất tiếc hôm này tôi không có nhiều thời giờ để dành cho bài này. Nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ một nhận xét và phân tích như sau:

Ở bất cứ nước nào, nhà nước luôn luôn phải phục vụ người dân. Quyền lực của nhà nước phải luôn luôn có những hạn chế nhất định của nó. Những hành động của một nhà nước phải luôn luôn minh bạch. Muốn được như vậy phải có những cơ chế hữu hiệu để đảm bảo luật pháp được thực thi một cách toàn diện và  công bằng. Phải có những cơ chế đảm bảo trách nhiệm giải trình — như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thông tin… đó chỉ là những cơ chế trong nước. Còn khi nhà nước có những hành động quân sự ở các nước khác thì sao?

Những người rành lịch sử Hoa Kỳ đều biết về những tội lỗi nước Mỹ đã gây ra trong các cuộc ‘phiêu lưu quân sự’. Dù mục đích của những phiêu lưu đó là rất khác nhau (chống Hitler là tốt, vào Iraq là ngu xuẩn) thì quyền hành của nhà nước Mỹ vẫn phải được kiểm soát chứ. Và cũng cần đảm bảo các nguyên tắc căn bản về nhân quyền, nhưng trên chiến trường điều đó không dễ làm. Tuy nhiên, bỏ nó qua một bên sẽ rất dễ đưa đến những kết quả tàn ác.

Vì vậy, tôi xem báo cáo của thượng viện về những hành vi của CIA là một sự kiện hứa hẹn–thậm chí tốt, dù đã mới có sau một thất bại nghiêm trọng của bộ máy nhà nước. Không có nhà nước nào được phép vi phạm nhân quyền của ai cả. Khi Bà Diane Feinstein nói rằng những hành động của CIA là một “vết bẩn trong những giá trị văn hoá và lịch sử của chúng ta”, điều này quá đúng. (Thật ra đã có quá nhiều vết bẩn!)

Trong một tuần lễ mà nước Mỹ đang bàn về những vi phạm của CIA, và nước Việt Nam đang bàn về việc những người blogger bị công an bắt, tôi xin chia sẻ một ý tưởng cuối cùng. Một nhà nước hoạt động hiệu quả là một nhà nước có thể phục vụ và bảo đảm các quyền con người của dân chúng, và thực sự nỗ lực để năng cao phúc lợi của mọi người. Vai trò của nhân loại — tức, chúng ta — là đảm bảo tất cả các chính quyền trên thế giới đều không coi nhẹ những nguyên tắc đó dù hành động trong bất cứ lãnh thổ nào.

JL

Thêm ý: Bình thường đáng lẽ tôi đã gửi một bài như vầy cho ông Nguyễn Quang Lập. Tôi hy vọng ông ấy sẽ được thả ra sớm để nhận và đăng bài này trong trang blog của Ông. Tôi không bao giờ gặp ông ấy và không rõ anh bị bắt vì sao. Nhưng, nhìn một cách khách quan tôi có ý như thế này: Nếu mục tiêu là một Việt Nam dân chủ thì bắt những người như ông rất khó có thể mang lại những nguyên vọng dân chủ ấy.

 

24 thoughts on “Vài suy ngẫm về nhân quyền và tra tấn

  1. “vết bẩn trong những giá trị văn hoá và lịch sử của chúng ta”vết bẩn trong giá trị văn hóa thì đúng nhưng lịch sử thì có lẽ là ko! Bởi vì người dân Mỹ cũng như nhân loại ko có thứ văn hóa bẩn thỉu đó nhưng lịch sử thì suốt từ khi nước Mỹ ra đời đến nay luôn là xâm chiếm và đổ máu ,hơi quá nhưng nó là một phần của lịch sử nước Mỹ chứ không phải chỉ là 1 vết bẩn.
    Dân chủ thực sự sẽ không bao giờ có ở bất kì nơi đâu khi người ta còn bất công và cực đoan. Nó chỉ có thể mọc và lớn lên ở những nơi người ta đối xử với nhau bằng lòng bao dung và tha thứ, tình yêu thương của con người, nếu không có được điều đó thì cuối cùng người ta vẫn sẽ quay lại độc đoán mà thôi

  2. Có lẽ những người khai sinh nên nước Mỹ thực sự muốn độc lập -tư do-bình đẳng cho tất cả mọi người nhưng nó đã nhanh chóng bị thủ tiêu bởi chủ nghĩa tư bản. Tôi thấy khá bất ngờ khi tác giả sử dụng cụm từ(dân chủ tư sản) bởi vì rất nhiều người hiện nay cô gắng phủ định nó và coi nó chỉ là sản phẩm ảo ảnh của những người cộng sản ám chỉ đối phương

  3. Đánh đập người vô tội, để bắt họ phải nhận tội mà họ không làm – đó là bản chất của loài thú vật, súc sinh!

  4. Phải nói thật Hoa Kỳ là nước có kinh nghiệm và kỹ xảo giỏi nhất về tra tấn:
    Sự việc ở nhà tù Abu Ghraib, Guantanamo…là những thí dụ điển hình.
    Khi Hoa Kỳ còn chiếm đóng miền Nam VN lính Mỹ cũng tra tấn người VN bằng những đòn man rợ, lưu manh, độc ác, côn đồ và đê hèn nhất. Dẫu tra trấn còn có thể để nạn nhân còn sống, bọn Mỹ còn lưu manh hơn là dùng súng đạn giết rất nhiều người vô tội ở miền Nam, đó là các vụ thảm sát Sơn Mỹ hơn 500 người dân gồm đàn bà, trẻ em và các cụ già quân Mỹ đều sát hại không thương tiếc. Chỉ 10 phút thôi là Thiếu tá Kerrey chỉ huy một đại đội SEAL MỸ tấn công ấpThạnh Phong (Thạnh Phú, Bến Tre) dùng dao và lưỡi lê cắt cổ 23 cụ già và trẻ em (đêm 29/2/1969)…Những tội ác của Mỹ đời đời bị loài người tiến bộ nguyễn rủa…Tuy lưu manh, côn đồ là thế Mỹ lại hay giở giọng dạy người này người kia về Tự do, Dân chủ và Nhân quyền…thật là láo toét và bullshit ! Trong khi đó ngay trên nước Mỹ sinh mạng người da màu bị Cảnh sát Mỹ coi là súc vật muốn bắn chết, đánh cho tàn phế hoặc bẻ cổ là chúng cứ làm rồi đưa cái Bullshit ra gọi là Jury “bồi thẩm đoàn” xoa tội cho lũ sát sinh Mỹ như vụ Brown, Zimmerman, ở Texas, vụ Wilson ở Ferguston, Eric Garner ở New York.

    • Thế mà đa số nhân dân VN, cả hai miền Nam Bắc, vẫn mong mỏi tới Mỹ sống?
      Thế là thế nào? Khó hiểu nhỉ?

      • đừng nói dân VN, cả tế giới này người ta đều có xu hướng là các nước nghèo hơn chạy đến nước giàu hơn. Bản thân mỗi nước cũng vậy, người ta có xu hướng chạy từ nông thôn ra thành thị dù biết sống thành thị cũng có thể chẳng vui vẻ hơn

      • Không khó hiểu lắm đâu,chính bạn Trung Hiếu là kẻ khát khao nhất trong những kẻ khát khao vào nước Mỹ
        Những kẻ như vậy không ít trong lịch sử nhân loại

        • Con gái của Nguyễn Tấn Dũng học ở Mỹ, lấy chồng Việt kiều Mỹ. Gíá không có cha là Dũng thì cũng đã ở lại nước Mý từ lâu rồi.
          Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa chỉ có … khát khao đi Mỹ. Vậy thì trách ai hả lọn Việt???

          • Thông tin bạn Hà nhận được cũ quá rồi,bạn có biết cô Phượng đã là công dân Mỹ rồi chưa ?nhắn thêm bạn đôi chút,cố gắng học làm người có văn hoá khi tham gia các diễn đàn

    • “Trong khi đó ngay trên nước Mỹ sinh mạng người đã màu bị Cảnh sát Mỹ coi là súc vật muốn bắn chết, đánh cho tàn phế hoặc bẻ cổ là chúng cứ làm rồi đưa cái Bullshit ra gọi là Jury bồi thẩm đoàn xoa tội cho lũ sát sinh Mỹ như vụ Brown, Zimmerman, ở Texas, vụ Wilson ở Ferguston, Eric Garner ở New York.”
      ………………………………………………………………………….
      Bồi thẩm đoàn nên được hiểu là” tòa án nhân dân ”  , gồm những người đủ mọi sắc tộc được mời vào để cùng xét xử , mục đích là tránh đi sự kết án của một quan toà , tất cả các vụ án phức tạp có liên quan tới chủng tộc , sự khôn ngoan nhất và bình đẳng nhất , người Mỹ họ dùng Bồi Thẩm Đoàn để xét xử .

  5. Ông Nguyễn Quang Lập đang có bệnh trong người, nên kêu gọi thả ông ta ra sớm là phải. Nhưng nếu sớm được thả ra rồi, thì làm sao ông ta có thể đi Mỹ được hở Prof. London?

  6. Riêng ông Ba Sàm, lúc trước ông có làm nghề trinh thám, tình báo gì đó phải không?
    Giáo sư có nghĩ là Bắc Mỹ sẽ né mấy cái món đó, nên vợ cuả ông ta phài đi cầu cứu bên Đức?

  7. Từ lâu nay, Mỹ cứ tự coi mình là “vua nhân quyền” và lên án các nước không phục tùng họ là vi phạm nhân quyền và mượn cớ nhân quyền để xâm phạm chủ quyền và xâm lược nước khác. Mỹ cũng chỉ trích các nước khác đàn áp biểu tình thì chính họ đàn áp biểu tình thô bạo hơn ai hết.Bây giờ phơi bày ra chính Mỹ là kẻ vi phạm nhân quyền ghê tởm nhất.
    Quốc tế thiếu bình tĩnh trước những công bố của chính giới Mỹ về những cực hình, nhục hình của C.I.A đối với tù nhân và sự tàn nhẫn của cảnh sát Mỹ đối với người da màu. Hãy xem đó như là biện-pháp-kỹ-thuật-khai-thác-thông-tin của ngành an ninh như hồi VNCH cho nó nhẹ nhàng…

  8. Khi chưa phải là người trong cuộc và chỉ đứng ngoài lề xét đoán thì thấy dễ dàng. Để có một nhận xét chịnh sác, hãy đặt địa vị mình mình vào người, rồi tự hỏi sẽ ứng xũ ra sao?
    Lý tưởng về lý thuyết thấy toàn mầu hồng.Nhưng khi thực thi mới thấy rõ những tình tiết muốn tránh không xong. Tác giả cũng như quý vị viẽt những lời bình đừng quên là có một quy luật bất di bất dịch: “luật thừa trừ”. Như câu tục ngú của cổ nhân”thuốc đắng dã tật”. Muốn khỏi bệnh phải uống thuốc, đã uống thuốc phải chấp nhân những phản ứng phụ. Take your picks!! You can’t have it both ways!!
    Nếu đọc được Pháp văn, nên đọc lại bài ngu ngôn của La Fontaine “L’homme et la besace”.

  9. …”Những người rành lịch sử Hoa Kỳ đều biết về những tội lỗi nước Mỹ đã gây ra trong các cuộc “phiêu lưu quân sự”. Dù mục đích của những phiêu lưu đó rất khác nhau ( chống Hitler là tốt, vào Iraq là ngu xuẩn)…”. Sao J. L. không dám nhắc đến cuộc chiến tranh bẩn thỉu, tàn bạo nhất mà đế quốc Mỹ đã tiến hành chống lại nhân dân Việt Nam? Thiết nghĩ cuộc chiến tranh đó mới là trang sử đen tối và đáng xấu hổ nhất của nước Mỹ. Còn cuộc chiến mà người Mỹ tiến hành chống lại thế giới hồi giáo là một cuộc chơi ích kỷ và vô cùng tàn bạo ( của các tập đoàn tư bản Mỹ, chứ không phải của nhân dân Mỹ). Nước Mỹ từ góc nhìn đó không có quyền nói về dân chủ và nhân quyền.

      • Hài hước thật lại sử dụng từ nhân dân rồi nghe giống các quan hay nói quá
        từ nhân dân đó có cả bạn, cả tôi và cả cộng sản đấy,rồi dù là cs hay ch cũng đều là người VN cả
        Và thực tế cuộc chiến đó thì số người Cs (đảng viên cs) chết chỉ là số ít so với tổng số chết và cho đến nay những người thậm chí chả liên quan mẹ gì đện cs hay cuộc chiến vẫn là nạn nhân.
        Một sự ngụy biện tráo trở

  10. Người ta bỏ tù , tra tấn kẻ xâm phạm an ninh nước Mỹ và an ninh của người dân Mỹ, để tìm kiếm thông tin của tổ chức kẻ địch ,chuyện thường đời mà !
    Đọc bài này , những con người độc tài thích quá nhảy nhổm chê bai nước Mỹ , cũng nhờ có tiếng nói dân chủ , tự do thông tin và cũng nhờ vào dân chủ , con người tự do đã có thể thấy lỗi lầm mà sửa đổi , không như chế độ độc tài bưng bít thông tin , bỏ tù nhà báo , tuyên truyền một chiều với mấy cái loa phường điếc óc, thì chế độ đọc tài chẳng bao giờ nhàn thầy lỗi lầm của nó để mà sửa đổi , mà chỉ tự sướng để mà mãi mãi dành độc quyền cai trị và độc quyền bôi xấu kẻ khác , mà không còn chấp nhận sự phê phán nào …bỏ tù nhà báo là cái vô liêm sỉ và hèn nhát nhất của một chế độ .

  11. Dân chủ tư sản ở Mỹ được coi là giai cấp trung lưu , chính quyền luôn nâng đó cho người dân trở thành giai cấp nầy, để nhẹ đi gánh nặng của chính quyền trong việc bảo trợ an sinh xã hội cho người dân..có gì là xấu , là bóc lột như chủ nghĩa CS đã nhồi vào đầu những cán bộ .  
    Nhưng đời đã thay đổi tuyệt vời rồi cán bộ ơi , VN bây giờ cũng đã có dân chủ tư sản đầy ra đấy, nghe người ta nói là ” tư bản đỏ”  ,  “Nhóm” này làm ít mà ăn nhiều , không như tư sản, trung lưu Mỹ, làm việc ra trò thì mới có lợi nhuận .

  12. Tra tấn là việc của ác thú, không phải của người. Do vậy án oan đầy rẫy ở VN!

  13. Dân chủ và tự do là 2 mục tiêu mà loài người luôn tìm đến và hoàn thiện nó,và để hoàn thiện thì không có gì khác hơn là làm và rút tỉa kinh nghiệm,chủ nghĩa tư bản được cho là bóc lột (theo quan điểm của những người CS)nhưng ngày nay đã được hoàn thiện và gần như đó là những điểm đến đầu tiên,nếu những người từ các nước nghèo được quyền chọn lựa
    Lý thuyết làm và rút kinh nghiệm được giới lãnh đạo VN đề ra từ lâu và cho đến nay vẫn luôn là… rút kinh nghiệm,có những việc rút nhiều lần đến nỗi người ta không còn nhớ đến vấn đề ban đầu là gì
    Có lẽ đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa CNTB và CNCS

  14. Đã tròn một tháng không thấy Gs London viết dòng chữ nào mới…

    Chờ…

Comments are closed.