Tham nhũng

Ngày thứ 6 vừa rồi chúng ta được biết Chủ tịch Hội Đồng tiểu băng New York Hoa Kỳ bị khuyến cáo với tội danh tham nhũng tới 4 triệu Mỹ kim. Cùng ngày thấy cảnh sát Indo bắt giữ Ông Bambang Widjojanto, người phụ trách phong chống tham nhũng. Ở Nam Mỹ hiện giờ trường hợp của Venezuela cũng rất thú vị. Nước này đã “ăn” hàng tỷ đô la tiền mềm do TQ gửi về, dưới hình thức trả lại bằng dấu khí. Nhưng, đến nay chẳng ai biết hàng tỷ đó đi đâu cả. Đồng thời nên kinh tế của đất nước đó đang suy thoái cực mạnh. Về Hoa Lực lại thấy tin hài hước nhất trong tuần: Lương của Tập Cân Bình mới trên $1,800/tháng. Có vẻ Thánh Tập mặc cả rất giỏi vì nhà Ông sở hữu ít nhất 6 ngôi nhà riêng ở Hồng Kông.

Ở nước nào tham nhũng cũng có, dù đặc trưng và mức độ nghiêm trọng có những khác biệt đáng kể. Ở những nước pháp quyền như Mỹ, Thụy Điển, Đức cũng có tham nhũng chứ. Riêng ở Mỹ có những trường hợp quy mô lớn trong một số ngành chốt, như ngân hàng. Như ở nhiều nước, loại tham nhũng hại nhất ở Mỹ mang hình thức kết hợp giữa kinh doanh và chính trị. Ở đây hai hình thức đáng chú ý là (1) sử dụng những nguồn tài chính công cộng cho mục đích cá nhân và (2) lạm quyền điều tiết bằng cách “mua” ảnh hưởng chính trị.

Mặt khác, ở những nước như Mỹ ít khi có các loại tham nhũng vặt như thường thấy ở một số nước còn đang phát triển. Không có chuyện phải chuẩn bị các loại phong bì, một hiện tượng mà nhiều khi xuất phát từ việc lương trong ngành công tăng thấp hơn kinh phí sống và một số nguyên nhân khác.

Từ góc nhìn của lịch sử phát triển kinh tế quốc tế, chúng ta thấy vai trò của tham nhũng không đơn giản. Chẳng hạn, khẳng định chung rằng tham nhũng sẽ phá hoại tăng trưởng kinh tế là chưa đúng. Ví dụ, lập luận mà cho rằng – ‘có khi mà tham nhũng đóng vai trò thêm dầu vào máy móc kinh tế, làm cho nó làm ngon hơn’ có lúc là đúng. Mặt khác, để có tham nhũng mà không có những hậu quả cả về tăng trưởng kinh tế lẫn về công bằng xã hội phải có một số điều kiện xã hội nhất định mà đại đa số xã hội thường thiếu. Chơi với tham nhũng là chơi với lửa, toàn xã hội, toàn làng rất dễ bị cháy. Lại ở bên Mỹ, ở đầu thế kỳ 21 tham nhũng trong ngành dầu khí, đường sắt, các chính quyền ở các độ thị đã rất phổ biến.

Hãy xem những trường hợp như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Vấn đề tham nhũng thì chắc chắn đã có trong những giai đoạn có tăng trưởng kinh tế cao. (Ở đây không có nghĩa là tham nhũng đã một vấn đề kinh khủng chỉ hay mọi nhà lãnh đạo đã ‘bẩn’.) Đáng chủ ý là ở Hàn Quốc, các loại “tham nhũng vặt” (petty corruption) như đưa phong bì cho cô thày mới bất đầu giảm khi vấn đề tiền lương của các nhân viên biên chế trong nhà nước được cải thiện. Só sánh với một số nước như ở Philiphines, Indo. Trong hai nước này, trong nửa thứ hai của thế kỳ 21 tham nhũng đã phát triển rất mạnh; gần như là ‘ngành kinh tế hàng đầu.’ Và luôn luôn có một sự kết hợp giữa chính trị và kinh tế.

Về một chính trị, dù có thể đoán tham nhũng sẽ tồn tại ở một mức nào đó thì không có nghĩa là nước nào mà nên coi tham nhũng là một việc chính đáng dù nó đã được “bình thường hóa” hay không. Vấn đề là thừa nhận đó là một vấn đề phải tìm hiểu những giải pháp khả thi. Một giải pháp mà chúng ta đang thấy hiện nay là chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cân Bình mà đã gây dư luận rộng rãi.

Đến nay, chiến dịch này đã làm cho nhiều người ấn tượng chính vì khá nhiều ‘cá lớn’ hay con hổ đã bị bắt, dù trong số tên này gần như là chưa có một “con hoàng tử.” Chiến dịch này cũng có thể có gái trị, không chỉ trong việc cường cố vị trí của Ông Tập mà là giảm sự toả khắp của Tham nhũng. Mặt khắc, cũng có quan điểm mà chính những chính khách của Hoa lực thừa nhận, chiến dịch chống tham nhũng đến nay chủ yếu làm cho họ cận thận hơn. Điều đó cũng giải thích làm sao trong vài tháng trước cho đến này những người xép hàng ngoài các của hàng như Hermes, LV, Gucci ở Hồng Kông đã giảm.

Hãy về Việt Nam đị. Như nhiều nước đang phát triển, Việt Nam cũng phải đối phó với cả hai loại tham nhũng nói trên: lớn và vặt. Về những chuyện lớn tôi chẳng cần nói đến vì mục đích ở đây không phải là “nói xấu” ai cả. Ý chỉ là đề nghị chúng ta nên nhìn vấn đề này rõ. Chẳng hạn, trong tuần qua ta được biết đối với nước được Ngân Hàng Thế Giới vay vốn để tiến hành những dụ án phát triển, Việt Nam là nước đã có số ‘vụ án’ tham nhũng thứ nhì, chỉ sau Ấn độ. Tôi cũng biết có những người trong Nhà Nước Việt Nam đang có gắng đề cập vấn đề này.Thâm chí chính Chính phủ và Ngân Hàng Thế giới đã kết hợp nghiên cứu và xuất bản một báo cáo rất tốt về vấn đề tham nhũng. Dù đã có một số tranh cãi về tham nhũng gần đây, những nỗ lực của Thanh Tra chính phủ Việt Nam cũng nên được hoan nghênh và ửng hộ.

Ở quy mổ nhỏ, ở cấp địa phương, đề cập những vấn đề liên quan đến tham nhũng cũng có những thách thức riêng của nó. Tôi không ảo tưởng tí nào về mức độ phúc tạp.

Vấn đề là phải sáng tạo. Dám làm những gì cần làm. Ở phia sau tham nhũng luôn luôn có những khuyến kích kinh tế. Nếu không giải quyết gốc vấn đề thì không thế nào đạt hiệu quả. Ví dụ, riêng đối với các loại tham nhũng vặt, kinh nghiệm quốc tế cho rằng giới thiệu những trừng phạt nặng, những luật nghiêm, thường ít khi có hiệu quả. Như Bà nhận giải thưởng Noben Eleanor Ostrom đã viết, thay vì xóa tham nhũng, nó thường làm cho tham nhũng chạy sâu hơn vào những bóng của xã hội. Một cách, nếu chính thức hóa, minh bạch hóa một số hành động mà — trước được coi là trái phép – thí nó có thể giảm bớt vấn đề.

Tôi lấy một ví dụ rất rõ. Ở Hà Nội hay TPHCM và những khu đô thị khác nhiều người Việt Nam phải làm kinh tế trên vỉa hè. Đó là một đặc trưng của kinh tế Việt Nam. Họ bắt buộc phải làm ăn. Nhưng họ lại phải luôn luôn đối phó với công an địa phương. Công an địa phương, ngoài việc có trách nhiệm chuyên nghiệp để thực hiện sư nghiệp và thi hành pháp luật. Ngoài đó, có ai sẵn sàng phủ nhận ngành công an cũng có một số khuyến khích kinh tế mà ảnh hưởng cách quản lý trật tự không? Thay vì quét đường suốt ngày, lấy đồ, chờ phong bì, làm sao không giới thiệu một số biên pháp sáng tạo như cấp bằng hoạt động kinh tế với theo một giá phù hợp, yêu cầu người bán hàng hành động theo một số điều kiện về vệ sinh, bảo đảm về đường đi bộ, v.v. Lấy những nguồn thu đó về chính quyền và đồng thời tăng cao lương của CA địa phương.

Vâng, biết rồi, đề nghị này là quá đơn giản – nhưng, tôi tin rằng dù một chút dũng cảm chính trị những chính quyền ở các địa phương cũng có thể thí nghiệm, tìm được giải pháp mà sẽ đều giúp dân thường sống và cũng đề cập những quyến khích kinh tế.

Ai biết tham nhũng ở Việt Nam là một vấn đề mang tính hệ thống. Ở nước nào cũng thế thôi. Như vậy, vào lúc này chúng ta (tức người Việt Nam và những bạn và người – như tôi – làm việc ở Việt Nam) hãy tìm những giải pháp hệ thống. Như bình thường, nói dễ hơn làm. Muốn giới thiệu những cơ chế và thể chế để giảm nó không chỉ yêu cầu sự quyết tâm chính trị mà sẽ yêu cầu dũng cảm chính trị đề thừa nhận vấn đề một cách công khai. Phải sáng tạo trong việc đề cập và giải quyết những khuyến khích kinh tế một cách khả thi. Tối đa hóa độ minh bạch trong mọi lĩnh vực, cho phép các tổ chức xã hội vì minh bạch hành động công khai. Nâng cao độc lập của ngành báo chí.

Ai đều phải làm ăn. Vấn đề là làm sao dân Việt Nam ở mọi tầng lớp có thể làm ăn một cách mà không ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội. Làm thế chúng ta sẽ không cần cãi nhau về những trang web như Chân dung Quyền lực mà có thể cãi nhau về những chuyện khác!

JL

14 thoughts on “Tham nhũng

  1. “Ở nước nào tham nhũng cũng có”. OK. Nhưng ở một nước mà tham nhũng thực tế được coi là “phải xử lý tê nhị, các đồng chí ạ – ném chuột coi chừng bể bình”, mặc nhiên “Tham nhũng nay đã trở thành thể chế”, như báo Tuổi Trẻ đầu thế kỷ này đã nhận xét rất chua chát và cay đắng!

  2. Những đề xuất của GS J. London rất thiết thực vì được viết ra từ trái tim. Nhưng đáng tiếc là Công an ở VN có chức năng hoàn toàn khác với công an ở các nước dân chủ, họ có nhiệm vụ chính trị là bảo vệ chế độ độc tài – chứ không phải bảo vệ nhân dân.
    Có gì xỉ nhục họ hơn cái khẩu hiệu mất nhân tính mà họ được các lãnh đạo dạy bảo: “CAND chỉ biết còn Đảng, còn mình”?
    Nhiều người báo công an VN bệ rạc, ăn bẩn vì tiền lương họ thấp. Đấy chỉ là ngụy biện!
    Điều cơ bản là ở VN không có quyền con người, không có các hội đoàn xã hội dân sự, không có tự do tư tưởng, báo chí để xã hội phát triển, làm giảm các tệ nạn xã hội.
    Ở các nước dân chủ, ngay cả công an cũng có nghiệp đoàn, vì lương thấp, họ sẽ tổ chức biểu tình đòi tăng lương.

  3. Tôi xin trình bày ý kiến cũa một triết gia việt nam , nguời việt trong và ngoài nước đều chê bai ông ta , thậm chí còn cho đi chăn bò , năm 2014 sách xuất bản ở california bằng tiếng việt 2014 , chê ông triết gia này thậm tệ mừng là sách không được xuất bản bằng tiếng anh Lạ , người ngoại quốc rất là nễ trọng ông triết gia này vào googlebooks gỏ TRAN DUC THAO thì kết quả ra hàng đống sách .

    Sách Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa «Lý Luận Không Có Con Người» [The Problem of Man and Theoretical Antihumanism = Le Problème de l’Homme et l’Antihumanisme Théorique] (1988). In lần thứ hai có viết thêm. TP Hồ Chí Minh: Nxb TP Hồ Chí Minh, 1989 , từ trang 124 đến trang 135 mô tã cách sống suy nghĩ tư tưỡng cũa ông thanh tra trần văn truyền và sau đó là kết quả xử lý ông ta , sách in năm 1989 mà vụ ông truyền là năm 2014 . đáng nể sợ ông triết gia chăn bò , nhận thức hiểu biết cũa ông ta làm tôi bái phục và không xem thường môn triết học nữa ./.

  4. Hi Jonathan,

    I hope you did not mean to use cases of corruption elsewhere to give the Vietnamese authority an excuse. The magnitude of corruption in Vietnam is huge and has been on the rise over the past 3 decades.

    It is a deep-seated problem related to the one-party authoritarian regime. You can take it from me: yes, corruption in Vietnam has deterred development in the country.

    Some of the ideas you suggested are only scratches on the problem. They won’t do any good unless and until you take care of the “elephant in the room.”

    I wish you are more realistic in your opinions and stop day dreaming. Probably, too much of that Vietnamese mapacho? Hahahaha

    Best,

    Nhuthemotdongsong

    • Thanks for your note…. Yes, daydreaming is unhelpful, and scratching the surface is just scratching the surface. To say that there is corruption everywhere is not to say that corruption is the same everywhere, the same severity, or the same causes, as I tried to say in the post. The ‘elephant in the room’ ? Yes. Sometimes there is certainly a risk that, in trying to call attention indirectly to the elephant, or coax the elephant to move, one ends up looks like an daydreaming fool – or worse – intellectually dishonest. Thanks for your comments.

      • Các ông làm ơn nói tiếng Việt đi.
        Tiền ăn tôi còn không có, lấy đâu ra để học tiếng Anh?
        Dịch bằng Google Dịch ư? “Bán nước, hại dân” nó dịch là “sell water, harm people”?!

        • Vâng, bạn đó đã nói là hy vọng tôi không ảo tưởng…. là vấn đề với tham những là ở mức độ hết sức nghiêm trọng nên chỉ đề cập một cách sơ bộ là không giúp gì… bạn ấy bảo là có một con voi trong phòng và không nói đến… tôi đã trả lời là trong bài tôi đã cố gắng lập luận rằng việc nước nào có tham nhũng không có nghĩa là ở mức độ như nhau và cũng nói là trong việc lý luận viết bài về Việt Nam và cố gắng viết một cách ngoại giao và lịch sự rất dễ viết một cách ‘không giúp gì’…

  5. Ở đâu cũng có tham nhũng,tôi hoàn toàn đồng ý,nhưng vấn đề là cách thức chống lại nó như thế nào,ở các nước Dân chủ,ai cũng có quyền soi để tìm ra tham nhũng,nhưng ở VN,tham nhũng là đặc quyền,”soi” tham nhũng thì chỉ có nước bị chụp cho cái nón chống chế độ,nói xấu lãnh đạo,gây chia rẽ mất đoàn kết…và kết cuộc thì ai cũng…sợ,gương thì nhiều,có lẽ tôi không cần liệt kê ở đây

  6. Chào anh Jo – Prof. London,

    Tôi vào google để search về chống tham nhũng ở Việt Nam thì nó hiện ra một số links thú vị. “Chống tham nhũng ở Việt Nam là một việc làm không tưởng” đấy, các bloggers nói thế. Cho nên không có ai vào comment bài này cuả anh đâu. Viết bài mới đi nào, Giáo sư thân thiện 🙂

    http://www.google.com/search?q=chống+tham+nhũng+tại+việt+nam+lý+toét&client=safari&rls=en&oq=&gs_l=

    Từ đó cái nhìn đó, “Chân Dung Quyền Lực” có vẻ như chỉ là bản danh sách “khoe cuả”, cập nhật cho độc giả “ai có phần nhiều” mà thôi nhỉ? Thật là hết thuốc rồi.

    • Bạn Seagull ơi. Chính xác thì “Chống tham nhũng ở ‘Việt Nam cộng sản’ là một việc làm không tưởng”
      Nên, nếu có “Việt Nam không cộng sản”, chúng ta sẽ chống và diệt được tham nhũng – lòng tham của bọn độc đảng.
      Chúc bạn khỏe.

  7. Tuy nhiên nếu bác sĩ Jonathan London muốn cho Việt Nam một toa thuốc cầm máu thì xin hãy tham khảo về Chính sách Công và tham nhũng trên thế giới. Tôi ít học, không có kiến thức nhiều như nhà báo Đoan Trang vưà tốt nghiệp từ HoaKỳ trở về Việt Nam. Tuy chỉ biết ở Canada, những công ty hay tập đoàn về năng lượng hay healthcare nào mà thuộc về Government cũng đều được quản lý rất chặt chẽ, minh bạch. Ban Giám Đốc hay Chủ Tịch thì không nhất thiết là đảng viên cuả đảng nào.

    http://archives.enap.ca/bibliotheques/2013/08/030434024.pdf

    • Vâng. Nhưng nhất thiết không phải là đảng viên của đảng chuyên tham nhũng.
      Chúc khỏe.

  8. “Xã hội dân sự ” không đơn giản chỉ là “tự do thành lập hội, đoàn thể, etc.”
    Nó còn là một xã hội trong đó những hoạt động kinh tế xã hội không bị khống chế bởi các đảng chính trị, bất cứ người dân nào tài giỏi đều có quyền được tham gia quản lý và phát triền. Các đảng chính trị đã bót nghẹt đời sống và xã hội dân sự. Nhân dân phải kêu đòi thoát khỏi ách cai trị cuả chúng.

Comments are closed.