Nội dung phỏng vấn với báo Tuổi trẻ

Sau nay là nội dung của phỏng vấn thực hiện với tờ báo Tuổi Trẻ được xuất bản ngày 22/2/2015 với tiêu đề Việt Nam ngày càng tự tin.

Ghi chép: Tờ báo đã đăng gần hết. (cảm ơn!) Chỉ có vài câu về Quảng Bình/Bình Dương, một điều khác thường một chút liên quân đến chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, và một số nhận xét về Ông V. Putin. (Thực ra, bài cũng rất dài rồi.). Tờ báo cũng đã không thay đổi nội dung khác mà tôi đã chuẩn bị bằng tiếng Việt. Chỉ có một sai vì tôi không viết rõ: muốn nói ASEAN rất KHÓ có thể đóng một vai trò quyết định nhung bị trích là “có thể.” Vậy, dù tôi cũng có thể bị phê bình là nói quá nhẹ nhưng mặt khác tơ báo đã cho đăng những ý tưởng của tôi và một số ý tưởng mà ít khi thấy trong những phỏng vấn bình thường. Vì thế tôi thấy là được. Đọc nội dung không được đang trên blog hay FB note (ở dưới). Đọc những nội dung không được đăng ở cuối bài. 

———

Ông Jonathan London – giáo sư khoa châu Á và quốc tế học kiêm thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Ðông Nam Á tại Ðại học Thành Thị Hong Kong:

(Câu hỏi đặt ra và không xuất bản: Ông thấy những thành công của Việt Nam Nam trong chính trường quốc tế là như thế nào)

Nhìn một cách tổng thể, trong năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã có ba dấu ấn rõ nét như sau:

  1. Chiến lược đối phó với những căng thẳng trên biển Ðông của Việt Nam gây ấn tượng khá tốt đối với thế giới. Thế giới không chỉ nhìn thấy những nỗ lực bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển đảo quốc gia của Việt Nam mà còn hiểu được những nguyên tắc của Việt Nam đối với những tranh chấp trên biển. Dù còn một vài điều cần được củng cố nhưng nói chung tiếng nói của Việt Nam ngày càng rõ ràng và tự tin.
  2. Việt Nam đã có một số bước tiến quan trọng trong việc phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu quan hệ ngoại giao, trong đó theo tôi, quan hệ giữa Việt Nam với các nước Mỹ, Nhật, Ấn Ðộ là thú vị nhất. Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, dù còn một số căng thẳng, cũng có dấu hiệu tích cực, đặc biệt khi phía Việt Nam thể hiện rõ quan điểm quan hệ hữu nghị giữa hai nước phải dựa vào sự tôn trọng lẫn nhau.Quan điểm cho rằng Việt Nam cần nhiều bạn là đúng nhưng quan điểm Việt Nam cần có những người bạn đáng tin cậy thì đúng hơn. Ðối với những vấn đề liên quan đến biển Ðông, những người bạn đáng tin cậy chính là những người bạn chấp nhận những nguyên tắc cốt yếu, bao gồm vai trò trung tâm của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình. Việc Việt Nam đang kết hợp công khai với những nước này trong việc tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề biển Ðông là một thành tích lớn cho Việt Nam.
  3. Việc Việt Nam thể hiện ý muốn nâng cao dân chủ và thúc đẩy nhân quyền cũng nên được xem là bước tiến quan trọng trên chính trường quốc tế. Dù còn tranh cãi, tôi thấy việc Chính phủ Việt Nam đang thảo luận cởi mở về những chủ đề này với những đối tác quốc tế là yếu tố hết sức quan trọng. Dù phát triển chính trị là việc của người Việt Nam, nhưng tôi tin rằng nâng cao dân chủ, minh bạch và quyền của người dân sẽ không chỉ mang lại những tiến bộ quan trọng trong đời sống của người dân mà cũng sẽ giúp Việt Nam giành được sự ủng hộ của quốc tế, điều không thể thiếu được trong bối cảnh hiện nay.

* Hiện Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo và đẩy mạnh quân sự hóa một cách trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo ông, Việt Nam nên phản ứng như thế nào?

– Có vẻ Bắc Kinh đã thấy những hành động của họ trên biển Ðông làm xấu hình ảnh trong mắt cộng đồng quốc tế và gây nguy hiểm đối với chiến lược khu vực của họ. Có quan điểm cho rằng phía Bắc Kinh đã nhận thấy những điều này nhưng thay vì thay đổi chính sách, họ vẫn cố tình làm những gì họ muốn.

Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam kèm theo những hành động hung hăng vào mùa hè năm ngoái đã khiến thế giới nhận ra những mối nguy hiểm mà yêu sách “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh gây ra. Tuy nhiên, theo tôi, Bắc Kinh vẫn chưa thay đổi chiến lược của họ, thể hiện qua việc họ vẫn đang tiến hành những công trình trái ngược với tinh thần pháp luật quốc tế và những cam kết của mình trước đây.

Trước những thách thức này, Việt Nam phải nỗ lực để “củng cố quyền lực mềm”, tức là mở ra và làm sâu thêm các mối quan hệ chiến lược. Rất tiếc chủ trương “niềm tin chiến lược” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra trước đây đang rất khó áp dụng đối với Bắc Kinh vào thời điểm hiện tại.

Dù vậy, Việt Nam vẫn có thể phát triển “niềm tin chiến lược” với các nước khác với mục tiêu giải quyết những tranh chấp một cách có lợi cho tất cả các bên.

* Liệu Mỹ, Ấn Ðộ và Nga sẽ thay đổi quan điểm về các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc ở biển Ðông trong năm 2015?

Tôi thấy quan điểm của Mỹ và Ấn Ðộ là rõ nhất và sẽ không thay đổi. Riêng đối với Mỹ, có vẻ dù cho ai thắng thế chăng nữa, quan điểm và chiến lược của Mỹ đối với khu vực Thái Bình Dương sẽ ngày càng được củng cố hơn bất chấp ai sẽ lên làm tổng thống sau năm 2016. Trong khi đó, động thái và chiến lược của Trung Quốc và Nga là khó đoán nhất. Sở dĩ tôi khẳng định như vậy là vì hai nước này đều không cho thấy ý định thật sự của họ là gì.

Hiện ông Putin muốn phát triển các mối quan hệ thân cận cho Nga để tránh bị cô lập nên rất khó hình dung Nga làm gì trái ngược với chủ trương của Bắc Kinh trên biển Ðông.

Ðối với Ấn Ðộ, đa số các nhà quan sát chưa hiểu rằng Thái Bình Dương có vai trò chiến lược lớn đối với Ấn Ðộ. 75% tổng khối lượng thương mại của nước này là trên biển. Một câu hỏi thú vị dù chưa có câu trả lời rõ ràng là sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ song phương giữa Mỹ và Ấn sẽ tác động đến môi trường an ninh quốc tế như thế nào.

* Cộng đồng chung ASEAN, dự kiến ra đời trong năm 2015, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến an ninh khu vực?

Sự phát triển của cộng đồng ASEAN sẽ nâng cao sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước thành viên, đặc biệt về khía cạnh kinh tế. Trong thời gian qua, các nước trong khối đã thảo luận về việc phát triển những mối quan hệ đối tác, chẳng hạn như hợp tác giữa các lực lượng tuần duyên các nước…

Dù vậy, do ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khối còn rất lớn và Bắc Kinh vẫn đang rất quyết tâm gây ảnh hưởng lên hành động của các nước trong khối chẳng hạn qua những hành động ngoại giao hạ tầng cơ sở. Do vậy, rất khó tưởng tượng ASEAN có thể đạt đồng thuận đối với những vấn đề an ninh khu vực.

Theo tôi, các nước trong ASEAN có thể sử dụng những quyền lợi chung để cùng nhau tìm hiểu về vấn đề an ninh khu vực. ASEAN khó có thể đóng vai trò ủng hộ nhưng rất có thể sẽ trở thành vai trò quyết định.

* Gần đây truyền thông Việt Nam đưa tin chính quyền Mỹ chính thức mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm. Ông đánh giá như thế nào về triển vọng quan hệ Việt – Mỹ và chính sách xoay trục về châu Á của Washington trong năm nay?

Chắc chắn Mỹ sẽ giữ và củng cố sự có mặt chiến lược ở Đông Á do vậy Mỹ và Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển các quan hệ. Chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ rõ ràng sẽ là một sự kiện quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Nếu Tổng thống Mỹ Barack Obama sang Việt Nam thì sẽ càng là một bước quan trọng đối với quan hệ hai bên.

Nhưng quan trọng hơn là chất lượng và chiều sâu của mối quan hệ phát triển một cách đáng khích lệ. Quan hệ giữa hai chính phủ là mạnh hơn bao giờ hết và đang phát triển mạnh qua nhiều lĩnh vực khác nhau. So với đại đa số nước ở Thái Bình Dương và châu Âu, quan hệ Mỹ – Việt khác ở chỗ Mỹ có nhiều người gốc Việt và nhiều công dân Việt Nam đang sống, học tập và làm việc hiệu quả.

Tôi đồng ý với những quan điểm cho rằng người dân và chính phủ Việt Nam nên xác định những quyền lợi quốc gia và theo đuổi nó một cách tự tin, thay vì lo quá nhiều về việc “cân bằng” quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.

Là một người Mỹ, tôi biết rất rõ về những thế mạnh và điểm yếu của xã hội mình và hi vọng trong thời gian tới người dân và Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp thu được những cái hay và tránh những cái chưa hay.

Sự phát triển của quan hệ Việt – Mỹ sẽ tạo cơ hội cho cả người dân lẫn Chính phủ Việt Nam hiểu thêm về những thế mạnh và những điểm yếu này để góp phần vào việc phát triển đất nước Việt Nam.

QUỲNH TRUNG thực hiện

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150224/viet-nam-ngay-cang-tu-tin/712914.html

Nội dung mà đã không được đăng

Về những thành công của Việt Nam trong chính trường Quốc tế:

Rõ rằng, những sự kiện rất tiếc ở Quảng Bình và Bình Dương và một số thác thức khác cho thấy còn có một vài điều cần được củng cố

Về quan hệ Việt Nam – China

Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, dù còn một số căng thẳng, cũng có dấu hiệu tích cực, đặc biệt khi phía VN thể hiện rõ quan điểm quan hệ hữu nghị giữa hai nước phải dựa vào sự tôn trọng lẫn nhau thay vì một quan hệ ‘anh-em’ như trước đây.

Về ASEAN (ở đây cái sai là do tối đã viết không rõ rằng)

Theo tôi, những nước trong ASEAN có thể sử dụng những quyền lợi chung để cùng nhau tìm hiểu về vấn đề an ninh khu vực. ASEAN có thể đống một vai trò ửng hộ nhưng sẽ rất khó có thể thành một vài trò quyết định.

Về chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng

Chuyến đi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ rõ rằng sẽ là một sự kiện quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Nếu Tổng thống Mỹ Obama sang VN thì cũng sẽ là một bước quan trọng đối với quan hệ giưa hai nhà nước. Xin chia sẻ với các bạn việc Ông Trọng được mời cũng là hơi khác thường về mặt nghi thức ngoại giao chính vì ông là đại điện của một đảng thay vì một chính phủ hay nhà nước. Vậy, việc Ông TBT vẫn được mời cho thấy những đặc điểm duy nhất/phức tạp trong quan hệ Việt-Mỹ.

JL

10 thoughts on “Nội dung phỏng vấn với báo Tuổi trẻ

  1. Người Mỹ, vì lý do địa chính trị, đã ưu ái qúa mức ông TBT Nguyễn Phú Trọng . Ông Trọng cần hiểu điều đó và hiểu rằng, một khi VN vinh dự được là thành viên của TPP, đất nước sẽ có điều kiện để phát triển mạnh.
    Trong cuộc chạy đua giành thị trường, nếu Mỹ không nhanh, Trung quốc sẽ khởi xướng thành lập một khối Thị trường mậu dịch tự do ở Châu Á và Thái Bình dương, lớn hơn TPP, trong đó có cả Nga.

    (GS J. London đã gọi đúng chính danh của ô. TBT Trọng: “ông là đại diện của một đảng thay vì một chính phủ hay nhà nước”. Tôi nghĩ, không vô cớ mà họ đã cắt bỏ đoạn văn có câu trên).

  2. Mời Trọng qua chơi, Mỹ chủ yếu là muốn chọc tức Trung Cộng – “Tớ cũng sai khiến được nó đấy! Câu đừng tưởng mình là ngon (number 1) nhé? He he…”

  3. Toi không comment về bài viết nầy mà tóm tắc bài đã viết thập niên 9s thế kỷ trước trên báo Đất Việt Canada về 1 gai pháp cho VN, ma toi thấy hiện nay rất thích hợp đem ra thảo luận. Ta nên tìm giaii Phap chơ khong nên mất thới gian cong kích, giống như chửi nhau chả ich lợi gì. Toi nghĩ đang CS và nguoi lanh đạo dù cởi mở hay giao điếu cung muon tahy đổi nhưng họ sợ nguy hiem den an ninh cua họ, gia đình va sự sinh tồn của đảng.
    Toi nghỉ nếu đang CS cho ab62u cử tự do thì đang van có vi trí lanh đạo vì phe đối lập se chia năm sẽ bảy. Cho nên họ phai tự tin mà to chuc bau cử tự do, và co thể theo 2 phuong an sau đây:
    1. Bau cu tu do hoàn toàn, chac chan dang se van con vai trò lanh đạo dù chi kiem soat dưới 50% so phiếu. Vi khong co 1 lực luong đối lập đủ mạnh de can đối. Quoc hoi se bau ra nhà nuoc. cac phe phai trong quoc hoi se hoc tập acc1h thương tah3o nhu Thai Lan de quyet dinh chanh sach và tuong nhượng lan nhau
    2. Toàn bộ trung uong đang đuong nhien là Thượng nghị Viện, và bau cu tự do hạ Nghi viện. hệ thống như Hoa kỳ, Luong viện bầu ra Tong thống va thanh lap chinh phủ. Thuong vien van có quyen phủ quyết, nên van còn kiem soat nah2 nươc. Va như vậy nah2 nuoc phải thuong lượng voi đảng trong moi chanh sách quan trọng. Hạ Vien dai dien cho nhan dan co quyen dua luat lẹ.
    3. Ap dung che do nhu Anh Quoc. Toan đang CS giu vai trò của nah2 vua, khong tham gia chinh tri nhung co quyen toi cao, giam sat quoc hoi, duoc bau cu tu do. Nha vua co quyen bải miển Thủ tướng.
    Mo hình nầy se từ từ thay đổi theo nguyen vong nhan dan qua cac kì bầu cử. Mo hình nầy se tập cho đang CS quen lam viec cong khai de nhan dan phán xet. Dần dần đang hoặc se tốt hơn và mạnh hơn, nhiều nguoi se theo, hoặc chứng tỏ bất lực thì se co nhung nguoi tài trong đảng vì uy tin cua mình se nhảy ra khoi đảng hay chấn chính đảng cho tốt hơn.
    Tren teh gioi ngay nay chi con co 4 quoc gia theo CS, mà Bac trieu Tienthi bi teh gioi coi như cùi hủi thậm ch1i CSV VN cung khong dám cong khai làm thân hửu. Cuba thì chac chan se doi moi hoan toàn trong vài nam khi anh em Castro chết. Nam sat ben My, chac chan se tiến triển và giau manh nhanh hơn VN. Còn Trung quoc tuy giau có nhưng trên nền tảng khong chac chắn. Phia sau cac xa lộ tòa nah2 cao đẹp la cac khu ngheo hèn thê thảm. Cung cach cu xử cua nhan dan thì còn thieu van minh nhu nguoi thượng xa xua, mot nuoc mà noi 40 thứ tiếng khác nhau,, san sàng sản xuât nhửng sản phẩm giết nhan dan mình,thi …chac chan se xao trộn và suy sụp như Lien xo^.
    Toi nghi lanh dao dang CS VN biet, nhưng vì trí cùn, tâm cạn và gan khong c1o nên chẳn biet lam thế nào. Bên ngoai cang ap lực càng chui bới thi họ se càng sợ sệt mà co cụm…Trong khi đó hang trieu nguoi dan trẻ tuoi tiep xuc voi ben ngoai qua internet, face books co nhan thuc hoan toan khac, hang tram ngan thanh nien dang du hco nuoc ngoai, hang trieu nhan dan du lich cac nuoc thuong xuyen…deu da nhan thuc , khac voi nhan dan Trung Quoc còn u mê còn chưa biết nhieu ve ben ngoài…Thi sớm hay muon gi che do CS khong phai cáo chung…Hay tuong tượng trong một làng ma chi còn co 4 can nhà khac biệt củ rích xa xưa, co lập voi tao2n bo xóm làng thi lam sao mà hanh dien hay ngẩn lên nhin ai…Cho nen van de thay doi chi la khi nào ma thoi.

    • Cụ không muốn chửi đảng độc tài, nhưng lại xúi đảng ăn cứt gà.
      Theo mô hình Anh, Mỹ… để làm gì, đảng ta cứ học theo mô hình Trung Quốc là có nhiều quyển lực, nhiều lợi lộc nhẩt.
      Chỉ mỗi việc tiếp tục lừa bịp, như vẫn làm trong 85 năm qua.

  4. Ba yếu tố làm căn bản cho duy thức con người: đọc-nghe-xem, hiểu và tin. Với những con người sinh ra, sống và được nuôi dưỡng trong một môi trường và không gian khép kín của độc đảng, nhận thức bị giới hạn hoàn toàn. Có đọc-nghe-xem nhưng hiểu thì như một con đường độc đạo vìđã được cấy vào tri thức từ khi thơ ấu những sự thật mà ngưởi cầm trịch cho là đúng. Từ một trí óc có một sự hiểu biết hạn hẹp, việc tiếp thu những ý tưởng khoáng đạt về thể chế và nhân sinh không dễ dàng vì đã quá tin vào những giáo điều được giậy dỗ. La Mã khỏng thể hình thành một sớm một chiều. Mặc dầu đã có cả mươi ngàn du học sinh trong các nưởc dân chủ, hàng triệu người du lịch hàng năm, nhưng sự tin tưởng vào một thể chế khác vởi thể chế đang sống, khó thuyết phục đươc những người đã quen tin tưởng vào một chủ nghĩa đã được phụng thờ từ trứng nước. Đó là chưa kể tới một yếu tố tối hệ trọng: quyền lợi cá nhân.
    “L’habitude est une seconde nature”. Khi nói dối quá nhiều thì nó sẽ trở thành sự thật. Quảng cảo thương mại của Tây Phương cũng giống như “rửa não” của độc đảng. Tuy nhiên có sự khác biệt rộng lởn là người tiêu thụ cố dịp kiểm nghiệm khi tiêu dùng, trong khi dân chủ tự do chỉ là một khái niệm của người chưa từng được thực nghiệm thực thể đó.
    Đồng ý với tác giá về kinh tế đã có tiến triẽn nhưng tác giả quèn khòng cho biết ai lả nguổi trả nợ và ngoại giao tuy mềm rẻo nhưng niềm tin còn hay mất khi giây đứt? TPP có thể giãm rất nhiều tỷ lệ thất nghiêp tại Viêt Nam nhưng người hường lợi khòng chãc hoản toản Việt Nam mà là òng bạn lạng giềng đã đẳu tù bảng cảch mươn tên (prête-nom) trong mọi lãnh vưc sản xuất tại Việt Nam.

  5. Giải pháp thì tốt lắm , nhưng lòng tham lam , họ có nghe đâu , họ đang bắt những người yêu nước biểu tình chống TQ, đòi đa nguyên , đa đảng.
    CsVN chưa có dấu hiệu phục thiện đề hưởng ứng “giải pháp” nào cả nhưng vẫn chỉ muốn tiếp tục độc quyền cai trị .

  6. Không hy vọng gì đâu. Không có gì sáng sủa đâu. Cộng sả là một lũ ăn cướp, đục khoét đất nước đến cùng kiệt, phá hoại đất nước bằng những chính sách cộng sản ngu xuẩn. Vì thế, nên dân nghèo, đất nước cũng rách nát. Nghèo, dốt nát, không tự lực được, nên cộng sản VN phải đi xin tiền, vay ODA từ mấy “thằng tư bản giãy chết” như Nhật, Hàn, và giờ là Mỹ … để có tiền để ăn cắp tiếp. Tham ô, ăn cắp hết, nên quân đội yếu, không có khả năng ngăn cản Tàu khựa xâm lấn lãnh thổ, nên giờ phải đi xin vũ khí, xin mấy thằng “tưu bản giãy chết” bảo kê không thì Tàu khựa lấn hết lãnh thổ …

    Cộng sản VN là cái đám tham tàn, thủ đoạn ăn cắp tham nhũng thì giỏi vô địch, nhưng chả làm được việc gì vì ngu, không có trình độ. Cộng sản VN trong đầu chả có gì ngoài chủ nghĩa marx, chủ nghĩa cộng sản và các thủ đoạn tham ô, ăn cắp.

    Thực sự không hiểu sao Mỹ lại quan hệ với các lũ người bẩn thỉu, trộm cắp, ngu như lợn, vô tích sự như cộng sản VN???

  7. Trọng và đàn em cộng sản cần Hoa Kỳ đối trọng với TQ để giữ lãnh thổ và độc lập. Trọng và đàn em cộng sản cần TQ để giữ chế độ cộng sản chuyên chế, độc tài để Trọng và đàn em có thể vơ vét, tham nhũng lâu dài, đời đời kiếp kiếp. Trọng cần cả hai. Trọng gọi cho Tập, nhưng cũng sai Bình Minh gọi cho Kerry cùng một lúc. Đúng là ngoại giao trò hề, ngoại giao kiểu khôn lõi, ngoại giao của kẻ ngu xuẩn, hèn kém, xỏ lá, trộm cắp …

  8. Pingback: Vấn đề không phải đi thăm hay không: Nhưng chính là, đi chỉ để thỏa mãn tự ái cá nhân hão, hay để phục vụ quyền lợi dân tộc? | doithoaionline

Comments are closed.