Một khuôn khổ như thế nào?

Việt Nam sẽ thành một nước dân chủ đa nguyên trong vòng mười năm? Người dân Việt Nam có đủ lý do để hình dung điều đó không? Khi nói đến dân chủ ở Việt Nam chúng ta đang nói về cái gì? Cuối cùng, người dân Việt Nam – bất chấp những bất đồng của họ – có những lý do gì tốt để phát triển một văn hóa chính trị đa nguyên hay không?

Trong bài này tôi sẽ nêu lên giả định rằng thách thức chủ yếu của Việt Nam hiện nay chính là phát triển khuôn khổ chính trị của đất nước theo hướng dân chủ đa nguyên như thế nào. Đây không phải là một quan điểm chống đối đảng cầm quyền hay hạ thấp những tiếng nói vì dân chủ mà là tìm hiểu một vấn đề thực tiễn và cột yếu.

Xin bắt đầu bằng cách nêu ra các xu hướng hứa hẹn mà mà chúng ta thấy rất rõ: Mức độ tự do đang được mở rộng qua nhiều lĩnh vực. Nhiều tiếng nói vì một xã hội dân chủ hơn, minh bạch hơn, và tự do hơn ngày càng ra và tự tin. (Tạm bỏ qua việc nhiều khi nói đến dân chủ mà không nói cụ thể lắm.) Đất nước đang thấy sự phát triển của một văn hoá chính trị phản biện do những nỗ lực cương quyết của bao nhiêu người yêu nước trong và ngoài bộ máy.

Dám nói rằng văn hóa chính trị của Việt Nam ngày nay có những yếu tố ‘giống giống’ Việt Nam của những năm 1920 hơn là Việt Nam của những năm 1990. Những tiếng nói vì một Việt Nam minh bạch hơn đang ngày càng mạnh, đa chiều, và đầy quyết tâm.

Hình thức và bản chất

Một cái tôi thấy thật ấn tượng ở Việt Nam ngày nay là gần như toàn bộ những người đang mong muốn có một đất nước dân chủ hơn, minh bạch hơn – dù có những ý kiến khác nhau – đều muốn sống trong một trật tự xã hội văn minh và bình đẳng, họ đều muốn quá trình chuyển đổi phát triển một cách có trật tự cao. Điều đó phải được coi là một cơ sở tốt để xây dựng tương lai đúng không?

Vậy, nếu thế thì tại sao chưa có những thảo luận công khai về những giải pháp cụ thể mà chủ yếu chỉ thấy những khấu hiệu mà thôi?

Muốn có một cái nhìn khách quan thì cũng phải thừa nhận một số trở ngại cơ bản vẫn còn nằm trên con đường đi tới một Việt Nam dân chủ hơn và đa nguyên hơn. Chúng ta cũng dễ thấy là có khoảng cách giữa những gì được nói và những gì được làm.

Nhưng đó chưa phải là gốc của vấn đề. Vấn đề xuất phát từ chỗ những thể chế chính trị hình thức của đất nước Việt Nam – dù thích hay không thích – chưa đạt được nhu cầu khách quan của người dân Việt Nam. Nói thế không có ý trách móc một chút nào. Ủng hộ một khuôn khổ hình thức như thế nào không thay đổi kết luận này.

Dù các loại khuôn khổ hình thức có những thế mạnh và điểm yếu của nó, quan trọng hơn cả là bản chất của một hệ thống chính trị. Nó thực sự dân chủ? Nó thực sự đại diện cho dân? Nó thực sự có hiệu quả đối với những quyền lợi của quốc gia? Nhà nước thống trị vì quyền lợi của ai?

Sống ở Cửu Long – Hồng Kông, tôi thường xuyên đi bộ trên Phố Nelson ở quận Mong Kok, nơi mà cách đây 85 năm Đảng Công Sản Đông Dương đã được thành lập (chổ đó bây giờ là một siêu thị máy vi tính). Từ hồi đó đến hôm nay một giả định quan trọng của Đảng này mà đã không ngừng ảnh hưởng đến sự phát triển chính trị của Việt Nam. Đó là là việc mà đảng này coi mình là đảng của giai cấp tiên phong, là đảng giả định luôn luôn có phân tích hay nhất, đúng đắn nhất, và khách quan nhất, và vì thế là lực lượng chính trị duy nhất mà có thể giải phóng người lào động và được đất nước Việt Nam.

Là một người thông cảm với những giá trị dân chủ xã hội, tôi luôn luôn thấy quan điểm thuộc chủ nghĩa Lenin này là có vấn đề và vì thế chưa hoàn toàn ổn. Trên mọi mặt, tôi rất ủng hộ một lực lượng chính trị muốn bảo vệ và nâng cao những quyền lợi của dân thường. Mặt khác, mô hình chính trị kiểu Lenin về bản chất luôn luôn có những nguy cơ nhất định của nó.

Giữ hay không giữ mô hình Lenin ở Việt Nam không phải là việc của tôi. Nhưng với tư cách là một người ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng, dân chủ, tự do, và văn minh tôi xin chia sẻ ý nghĩ của tôi là vì sao dù có khuôn khổ chính trị nào, Việt Nam vẫn nên tìm một cách nào đó để nâng cao độ dân chủ đa nguyên trong những thể chế của nền chính trị đất nước, không chỉ về mặt hình thức mà là về bản chất.

Vấn đề là dân trí thấp?

Ở phần mở đầu tôi có nêu quan điểm là hiện nay mức tự do ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ nhất định. Mà ai biết gì về Việt Nam đều biết là mức tự do ở Việt Nam là gấp mấy lần so với ở Công Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Việc đó có nhiều nguyên nhân và trong đố chắc chắn cũng có những quyết định của các lãnh đạo nhà nước. Muốn tự do nhưng muốn nó tồn tại trong một khuôn khổ bên vững. Vậy, làm sao những tiến bộ này đã chưa tác động một cách tích cực đến chính trị của Việt Nam? Thay vì có những tranh luận hay, văn minh, chất lượng cao có âm thành ồn ào. Như thế không bắt ngờ có những tiếng nói (có thể gọi là sợ hay bảo thủ) lại muốn hạn chế xu hướng đa nguyên này.

Tôi thấy quá trình mở rộng độ tự do ngôn luận ở Việt Nam đã chưa tạo ra một văn hóa chính trị đa nguyên chất lượng cao chủ yếu vì những đặc trưng thể chế hình thức của khuôn khổ chính trị Việt Nam.

Chúng ta đều biết ở Việt Nam ngày nay có rất nhiều thảo luận hay trong xã hội. Trong nhà, ở góc phố, ở quán cafe – thâm chí ở các cơ quan của đảng và nhà nước – đang có nhiều thảo luận sôi nổi về chính trị xã hội. Trên mạng, ngoài những nội dung “BS” (tầm phào, tầm bậy) còn có nhiều bài đáng suy nghĩ.

Nhưng đến nay, tinh thần dân chủ đa nguyên ở Việt Nam chỉ có được ở “hậu sân khấu,” tức chỉ thấy ở ngoài phạm vi của những thể chế hình thức. Lên “sân khấu” của phạm vi chính trị hình thức thì đại đa số người ta lại thành những người máy, như có ai ở cánh gà đang điều chỉnh từng nhân vật. Có bao nhiêu nhà báo có tài mà nội dung trên báo chí, dù có nhiều tiến bộ, thì vẫn còn kém. Ai đi “quá xa” so với kịch bản hay xẻ nó ra có nguy cơ bị sách nhiễu, bị ném mắm tôm, bị bắt giữ v.v. Những hiện tượng này không chỉ thấy với “dân thường.” Nhiều khi thậm chí các công chức đảng và nhà nước cũng ngại nói đến chính trị một cách tự nhiên và công khai.  Trong một điều kiện như thế chúng ta phải hỏi: Nền chính trị của Việt Nam đang đi đâu?

Một nước mà không khuyến khích tự do trí tuệ công khai sẽ rất khó phát triển một văn hóa chính trị văn minh. Nếu muốn có một nền chính trị văn minh thì nên suy nghĩ một cách cụ thể hơn về vấn đề văn hóa chính trị, và trong đó vấn đề chính trị đa nguyên.

Ở đây khái niệm “chính trị đa nguyên” mà tôi muốn nói đến là chưa nói đến “đa đảng,” hoặc những đảng phái mà những quan điểm chỉ được bày tỏ trong một nền chính trị nào đó. Do vậy, ở Việt Nam, “chính trị đa nguyên” đang phát triển một cách rất lạ và không đều. Trong khi đố tôi thấy một văn hóa chính trị đa nguyên có thể và nên có lợi cho đất nước. Vấn đề là làm gì để cho nó phát triển một cách tạo ra những lợi đó.

Như một bạn đã chia sẻ, việc chúng ta thấy “các quan điểm khác nhau đôi khi chỉ là do vấn đề truyền thông, hoặc do việc tranh chấp quyền lợi giữa các nhóm, hoặc do đánh bóng cá nhân, hoặc chỉ biểu hiện trên môi trường internet.” Đúng. Nhưng tôi phải nói, việc chúng ta thấy các quan điểm khác nhau nên được xem là một hiện tượng tốt và hoàn toàn bình thường, chứ không phải là những hậu quả của những xung đột trong bộ máy, hay thi đua đánh bóng cá nhân.

Còn quan điểm cho rằng chất lượng của những thảo luận về chính trị ở trong xã hội là thấp thì tôi thấy là không ổn. Đúng hơn là người Việt Nam chưa thấy những cơ chế hiệu quả sẽ cho phép họ hiểu sâu về những tranh luận đang tiếp diễn đối với những chính sách của Đảng hay nhà nước.

Chưa có những cơ chế cho phép người dân tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào đời sống chính trị của đất nước. Bỏ phiếu cho đại biểu Quốc Hội là một ý tưởng hay chứ, và việc có nhiều thông tin về những phiên họp cũng vậy. Nhưng chất lượng của cả hai có thể, và nên được nâng cấp. Chúng ta biết không phải là tất cả mọi người đều quan tâm đến chính trị, hoặc chưa có điều kiện hay cơ hội để theo dõi, hoặc nghĩ là quan tâm đến chính trị là mất công. Nhưng tôi vẫn thấy khi nói rằng người dân không quan tâm, hay không có chính kiến là sai, là nguy hiểm.

Gần đây cũng có một bạn chia sẻ như sau: “khảo sát và nghe xem giới công chức nhà nước, doanh nghiệp, người lao động phổ thông và thấy họ nói gì trong quán cafe về tình hình thế sự, có lẽ bức tranh xã hội đương thời sẽ rõ hơn…. nhưng chúng ta cũng thấy nhìn chung khá nhiều người đang rất thất vọng, mất niềm tin với những gì đang diễn ra ở tầm vĩ mô.” Trong một bối cảnh mà dân thường còn thiếu thông tin minh bạch và sẽ phải trả một giá đắt quá nếu lên tiếng, thì đa số người dân chỉ sống theo kiểu “thích nghi” và không dám đấu tranh cho một công cuộc cải cách hay thay đổi. Về mặt logic thì cũng là dễ hiểu thôi. Vấn đề là cứ như thế thì tình trạng này sẽ không bao giờ thay đổi.

Một bạn khác nữa đã chia sẻ quan điểm rằng do dân trí chưa cao thì cần có một khuôn khổ nhất định. Ý tưởng này là khá phổ biến ở Việt Nam. Nó phản ánh một quan điểm chủ nghĩa Lenin hay ít nhất một quan điểm của lọai chủ nghĩa ưu tú. Rất mỉa mai khi những bạn đã hy sinh bao nhiêu cho chủ nghĩa Lenin lại có cách suy nghĩ  có gia vị của Phạm Quynh ngày xưa. Đó quan điểm mà tôi lo là không khác nhiều với quan điểm cho rằng “dân quá ngu cho dân chủ.” Mác đã đúng khi ông có thấy rằng nhiều khi dân không nắm bắt quyền lợi đương nhiên của họ. Ừ. Nhưng, dù có như vậy đi nữa thì cũng không nên cho phép ai áp đặt những ý kiến cho người khác một cách mất dân chủ, đúng không? Dù có thích những đề nghị của Lenin bao nhiêu thì chúng ta cũng thấy những nguy cơ của mô hình mà ông ấy đề ra.

Qua nhiều năm làm việc ở Việt Nam tôi đã có vô số thảo luận hay về chính trị và các vấn đề khác với vô số người trong Đảng hay gần gủi với Đảng. Nhưng, đến nay, đa số (không phải là tất cả) vẫn giữ quan điểm cho là trở ngại lớn cho dân chủ ở Việt Nam là “dân trí thấp.”

Xin hỏi một cách rất thân tình: Có phải là vấn đề “dân trí thấp” ở Việt Nam ngày nay một phần là vì quá nhiều người chưa biết suy nghĩ một cách độc lập hay chưa biết rằng một tư duy độc lập cũng có thể tồn tại? Mác đã nói, tư duy là do xã hội tạo ra. Vậy nếu ‘dân trí’ còn chưa cao thì có phải là phải mở rộng những cơ hội cho dân học hỏi, phải tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin một cách đầy đủ hơn? Phải bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự?

“Kiến nghị” của một người bạn 

Việt Nam cần hay không cần thay đổi hay điều chỉnh khuôn khổ của hôm nay? Dân chủ ở Việt Nam có phụ thuộc vào việc Việt Nam theo thể chế nào hay không? Vào thời điểm lịch sử này, dân trí của người Việt có còn hạn chế đến mức mà khuyến khích một tinh thần đa nguyên tự do sẽ ảnh hưởng xấu đến trật tự hay tiềm lực kinh tế?

Một nước hay một người của một nước khác không nên áp đặt suy nghĩ của mình cho nước khác hay những người ở người đó. Đúng! Tôi cũng biết về những hạn chế của “dân chủ Mỹ” nói riêng và dân chủ ở các nước tư bản nói chung. Tôi biết có những chế độ “dân chủ chất lượng thấp” và những chế đô “dân chủ chất lượng cao hơn.” Đó là do những điều kiện chính trị xã hội “khách quan” ờ từng nước một. Nhưng chúng ta đang nói về Việt Nam và những thách thức mà đất nước Việt nam đang đối phó.

Trong những năm gần đây chúng ta đã thấy có một tình thần đa nguyên nhất định phát triển ngay trong TW đảng và Quốc Hội của đảng. Đó là một phát triển đáng hoan nghênh. Thậm chí một người không thích mô hình của Lenin như tôi cũng hoan nghênh. Tôi thấy Việt Nam phải tìm mọi cách để nuôi dưỡng văn hóa đa nguyên, và làm cho nó trở thành bình thường. Trong khi đó, phải tạo cơ hội cho người dân hiểu biết thêm, nâng cao dân trí qua việc bảo vệ và thúc đẩy nghiên cứu độc lâp, cải cách báo chí, mở rộng những phương tiện cho dân góp ý, nỗ lực một cách mới mẻ hơn để mở rộng và bảo vệ những quyền dân sự, làm cho nó trở thành một sức mạnh của đất nước. Chỉ với những bước khiêm tốn này, danh tiếng của Việt Nam trên sân khấu quốc tế sẽ tiến bộ một cách nhảy vọt và tính chính đáng của chế độ sẽ ngày càng cao.

Trong những ngày gần đây tôi đã có dịp tham khảo bản hướng dẫn “tổng hợp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.” Dù tôi đang đúng ngoài tổ chức nhưng tôi xin phép viết bài này như là một ý kiến đóng góp.

Tôi không hề hạ thấp những phức tạp của các vấn đề chính trị xã hội ở Việt Nam hay bất cứ nước nào. Tôi chỉ lo sự chân thành một cách tôn giáo đối với khuôn khổ mà không có cải cách sẽ dẫn đến nguy cơ hạn chế dân trí của chính lực lượng chính trị đang chỉ đạo sự phát triển của đất nước. Một Việt Nam có tình thần minh bạch đa nguyên sẽ là một Việt Nam mạnh hơn với một khuôn khổ chính trị thực sự của mọi người dân.

Vấn đề của Việt Nam không phải là có khuôn khổ hay không mà là có một khuôn khổ như thế nào. Người Việt Nam có đủ lý do để tưởng tượng đến một Việt Nam dân chủ đa nguyên trong vong 10 năm. Vì nếu không tưởng tượng thì không thể nào có.

JL

 

33 thoughts on “Một khuôn khổ như thế nào?

  1. Trong bài này tôi đề nghị thách thức mô hình của Việt Nam hiện nay chính là phát triển khuôn khổ chính trị đất nước như thế nào. Đây không phải là quan điểm chống đối đảng cầm quyền hay hạ thấp những tiếng nói vì dân chủ, mà tìm hiểu một câu hỏi thực tiễn: một Việt Nam dân chủ và minh bạch sẽ yêu cầu một khuôn khổ chính trị như thế nào?
    ———————————————————————–
    Câu trả lời rất đơn giản: Tổ chức bầu cử chỉ cần một năm, hình thành nền kinh tế thị trường mất mười năm, muốn xây dựng xã hội công dân cần một thế hệ. Không có xã hội công dân (civil society) thì không thể có dân chủ.

    Không có xã hội công dân, với những nhóm dân sự tồn tại trên nền tảng những con người mang tinh thần công dân, “nơi đó sẽ là nơi mà đời sống thực tiễn không có nội dung tinh thần, cũng như đời sống tinh thần không có sự liên hệ với thực tiễn”, và xã hội không có động lực để tiến bộ, như Marx đã phê phán xã hội Đức nửa đầu thế kỷ XIX.

  2. Sau 70 năm định hướng xã hội CN ,  “100 năm trồng người ” từ tất cả mọi biện pháp sắt thép của chính quyền cộng sản , mà dân trí vẫn thấp  ? vậy thì Đảng không thấy rằng chính đảng đã sai lầm vĩ đại trong 70 năm ư ?
    Khi nào “họ” coi nhẹ điều 4 hiến pháp  , coi trọng quyền lợi nhân dân và tổ quốc , sẽ có những chuyển biến tốt cho xã hội , vì chính hiến pháp , pháp luật , giáo dục của nhà nước là kim chỉ nam cho mọi định hướng xã hội trong hiện tại và tương lai , tôi không tin rằng có dân tộc nào “dân trí thấp” mãi với 30 triệu người việt vươn tới internet ngày nay để rồi vẫn tiếp tục không được mở mồm ra nói về những tư tưởng khác biệt mà không bị xách nhiễu , bắt bớ , hay bị bỏ tù .  
    Chẳng có cái “dân trí thấp” nào cả , nếu như luật pháp cho phép tất cả mọi công dân được ăn nói đàng hoàng trên một diễn đàn , lịch sự để bày tỏ quan điểm , hoặc là bị bịt miệng để rồi phải ra phố ra chợ chửi đổng để được gọi là “dân trí thấp”  , để cho các Ông Đảng tự nghĩ là mình “dân trí cao”, rồi tự viết hiến pháp thế nào cũng được , mà coi dân như những đứa trẻ con ngu muội .
    Đảng hãy trở về hoà nhập với nhân dân , đứng ngồi trên đầu nhân dân nữa!

    • “Đảng hãy trở về hoà nhập với nhân dân”?
      Khi ấy, nó sẽ phải biến mất, nhỉ?

      • Đúng là cho đến thời điểm hiện nay, không thể nói người VN có “dân trí” thấp, mà phải nói là “dân khí”của người VN thấp, họ bạc nhược, run sợ trước cường quyền. Điều đó nó được chứng minh ngay cả trong việc người VN vẫn còn phải “phấn đấu” vào Đảng, chẳng qua chỉ vì “đảng ta là đảng cầm quyền”.

        GS J. London có lạc quan hay không, trong 10 năm nữa VN sẽ có dân chủ đa nguyên. Một điều tôi nhận thấy là dân VN qua cách xưng hô với nhau, khác với các dận tộc khác, là “anh em, chú, bác..” như trong một gia đình, không biết “văn hóa” đó có lợi hay cản trở việc dân chủ hóa, cản trở nguyên tắc “mọi người sinh ra đều có quyền bình đảng”. Người VN “yêu nhau lắm, cắn nhau đau”, yêu nhau lắm… “cõng rắn cắn gà nhà”?

    • Tôi nghĩ rằng người dân không đòi hỏi, không có ý tưởng, không bắt tay vào hành động thì không thể có dân chủ thực sự. Lợi ích thật sự phải do tự mình kiếm ra thì mới là của mình. Dân chủ không phải là thứ để ban phát.

      • Đồng ý với bạn,dân chủ không tự nhiên mà có,những người can đảm hiện nay ít nhiều đang đấu tranh cho điều thiêng liêng đó,và mục tiêu chỉ đạt được khi nhiều bàn tay cùng chung sức(chứ đừng cùng…la)
        Vài yếu tố cho thấy sự rệu rã của nhà nước:giá điện tăng trong khi giá cả toàn xã hội đang giảm(do suy thoái kinh tế)cho dù nó được treo cái bảng nhằm giảm lỗ(kinh tế thị trường có định hướng xhcn là thế đó);giá xăng dâu thế giới xuống mỗi ngày,riêng VN lại khác người,nó cho tăng giá bất chấp mọi quy luật kinh tế,điều này chỉ có 1 lý giải:ngân quỹ trống rỗng,chính quyền tìm cách trám lại bằng mọi phương cách

    • Tôi không biết người khác hiểu từ nó như thế nào
      tôi chỉ thấy 1 thực tế rằng chả có nước nào được coi là có nền dân chủ ổn đinh(ko có những bất ổn, bạo loạn hay đổ vỡ xã hội) có dân trí thấp cả.Càng không thấy có nước nào được đánh giá là có dân trí cao mà lại ko thuân thủ luật pháp cả. Nói luật pháp thì trừ tượng phức tạp quá, cứ ra đường thấy cảnh hỗn loạn giao thông, xả rác bừa bãi mà đánh giá có dân trí cao thì tôi cũng ko có gì để nói nữa.Còn nguyên nhân vì sao lại dân trí thấp, tôi cũng ko biết nữa có lẽ nó là do nhiều nhân tố, trong đó có ông nhà nước đã ko đủ tài để thiết lập trật tự.

      • Dân trí VN không hề thấp, nhưng ra đường mà gặp côn an thì phải giả vờ ngu dốt, lú lẫn, nói đúng những gì đảng dạy dỗ, tuyên tuyền… cho nó lành.
        700 tờ báo, đài radio, TV không làm gì – ngoài chuyện ngu dân, mị dân!!!

        • Thay vì điệp khúc bác có cao kiến gì về những vấn đề rất thực tiễn đó ko?chẳng có nhẽ vì công an, vì cái loa phường mà người dân vượt đền đỏ để bị nguy cơ thiệt mạng, xả rác bừa bãi để chết dần chết mòn sao?Trong khi chỗ nào có đèn đỏ có công an thì người ta đâu dám vượt còn ko thấy ai vắng lặng thì thôi rồi.Trong khi từ nhỏ các bé đã được dậycái loa phường lúc nào cũng hô hào là ô nhiễm môi trường dẫn đến bệnh tật.

  3. 100 năm nữa sẽ có một Việt Nam khác đấy!
    Ước gì tôi có thể sống đến lúc đó?

  4. Đảng csvn là bè lũ phản dân, phản nước. Chọng Nú là con Heo ngồi trên ngai vàng, đầu óc chả có gì ngoài mớ ní nuận Các-Mác, Lê-Nin rẻ rách. Đàn em cộng sản của Chọng Nú là lũ làm việc thì ngu như Lợn, nhưng ăn cắp thì siêu đẳng. Chúng nó chỉ biết vục mặt hốc như lợn đến quên cả tổ quốc của chúng nó. Chúng nó (Chọng Nú và đàn em cộng sản) chỉ lo giữ cái đảng cộng sản củ cặc của chúng nó để ăn cắp, tham nhũng, còn đất nước ra sao chúng nó đéo cần biết. Chúng nó bú cặc thằng Tàu kẻ cướp để giữ đảng. Chúng nó bú cặc Nhật, Hàn, Châu Âu để xin tiền, viện trợ vì chúng đéo biết làm gì, chỉ biết hốc như Lợn, tham nhũng như Chó. Chọng Nú và bọn đàn em cộng sản là một lũ Súc sinh mõm Chó, Đầu Lợn, phản quốc, phản dân, phản Tổ tông.

      • Cách mà bạn Lê Mai comment sẽ khiến bạn ‘chưa có tín nhiệm cao’, nhưng bài này, tuy được viết khách quan, khoa học và vô cùng xây dựng, điềm đạm, chắc cũng không khiến giáo sư có được ‘tín nhiệm cao’ đâu ạ.
        Chắc nhiều người sẽ có tâm thế thích cả hai cách viết này, cách của Lê Mai khiến giúp họ sả ức chế với chế độ này, và cách của giáo sư để nhìn rõ con đường và cách thức để Việt Nam vươn đến một tương lai tốt đẹp hơn. Và chắc chắn, để đi tới một tương lai như vậy thì phải điềm đạm như giáo sư thôi ạ.
        Cảm ơn cả hai nhiều!

    • Ngôn ngữ “Bình dân cao”. Giống Ms Trang Trần vừa mới “đanh thép” ở Hà Nội.

    • Bác Lê Mai nói như thế Họ lại bảo là “Không có văn hoá , dân trí thấp”  , Ông Trung Tá Công an VVH thì bảo rằng ” tự do cái con c..” đã thành một thành ngữ mới trong văn chương đường phố , bây giờ hễ mở miệng nói về hai chữ “Tự Do” nay đã trở thành “cái con.. Tự do “,
      Nah Son vừa thoát khỏi Việt nam đi du học ở Mỹ đã cho ra bài hát Đ M CS , ai cũng biết cả, ngôn ngữ mà bị áp bức sẽ nổ ra nhiều mảnh vụn ( sharpnel) không thể định hướng được nữa !

    • Bạn Lê Mai học cách dùng “công án” trong Thiền tông (Phật giáo).
      Dùng ngôn ngữ “mạnh” như vậy, các Giáo sư, TS trong “Hội đồng lý luận TƯ” của ô. TBT Trọng … may ra mới thoát lú, để được ” giác ngộ”.

  5. Vẫn còn Mác, Lê nin, XHCN như thế thì làm sao mà khá được, làm sao mà dân giàu, nước mạnh được. Muốn dân giàu, thì phải đảm bảo tự do, dân chủ cho dân, giúp dân sản xuất, kinh doanh thì dân mới giàu, dân giàu thì nước mạnh ngay. Cộng sản VN thì toàn nói láo, nói một đằng, làm một nẻo, như kiểu lừa đảo nhân dân. CSVN suốt ngày lèm bèm “dân giàu”, nhưng chúng có làm đéo gì để giúp dân làm giàu đâu, thậm chí chúng còn bóc lột nhân dân đến khổ sở, nghèo kiệt. Chúng nó vẫn cứ lùng nhùng ở cái chủ nghĩa Mác, Lê Nin, XHCN, thì giàu cái con cặc ấy. Quản lý đất nước thì phải thực dụng, cứ có lợi cho phát triển đất nước thì làm. Thế thì đất nước với mạnh được. Ông Trọng lú, ông vứt mẹ cái Mác, Lê Nin, XHCN thổ tả ấy đi thì mới khá được. Mác, Lê Nin, XHCN cái con cặc, vì nó mà đất nước cứ nghèo mãi. Trọng lú, ông phải thờ Liệt Tổ, Liệt Tông nhà ông, của đất nước ông, chứ ông đừng có thờ cái thằng Mác, Lên Nin củ cặc ấy. Nếu ông đéo hiểu cái điều ấy, thì ông đéo có não, hoặc não của ông là não lợn. Tốt nhất, ông nghỉ mẹ ngay đi, đừng làm việc thêm ngày nào nữa để cho nhân dân đỡ khổ.

    • Đầu hàng là thông minh nhát hả? Chỉ phân tích một cách kỹ thuật… giải tích có những gì ở VN và không bình luận gì cũng có thể là một giải pháp hiệu quả để đỡ nhũng gánh tâm lý cá nhân.

      • Cộng sản chúng nó biết rằng tự do, dân chủ cho nhân dân, có cạnh tranh chính trị, quyền lực nhà nước phải được giám sát độc lập … thì đất nước mới phát triển được, mới chống tham nhũng được. Cộng sản VN biết hết, nhưng không làm, không đảm bảo tự do, dân chủ cho nhân dân, vì cộng sản VN là cái đám người cặn bã, bẩn thủi, tham lam vô độ. Với cái lũ cộng sản súc sinh bẩn thỉu, hủi lậu đấy thì không thể phân tích, giải thích gì đâu, vì lũ súc sinh đấy không muốn tranh luận tự do, chỉ muốn áp đặt tư tưởng và dùng bạo lực để khống chế nhân dân.

  6. Qua những ngôn ngữ “bình dân” mà một số bạn thốt lên với tâm trạng cay đắng, có thể thấy rất nhiều người dân đã coi xã hội VN hiện nay giống như thùng rác – hôi tanh và bẩn thỉu!

  7. Tôi rất thích nghe tất cả ý kiến từ người Việt trong nước lên tiếng , bởi nếu họ không lên tiếng có nghĩa là sự sợ hãi vẫn còn khống chế họ.
    Bởi thế khi người việt trong nước lên tiếng , ồn ào , càng nhiều bao nhiêu đều là dấu chỉ tốt cho sự trỗi dậy đòi quyền làm người .( bất kể ngôn ngữ gì cũng đều nên được chào mừng )

  8. Hôm qua , Ông Nguyen Tấn Dũng , đương kim Thủ Tướng Việt Nam qua thăm nước Úc , chỉ gặp Ông quan toàn quyền và một thống đốc tiểu bang , không gặp ông thủ tướng Úc tương nhiệm tiếp đón , thật là điều không tương xứng cho chuyến đi của Thủ tướng nhà mình , các bạn có thể cho biết các ý kiến về việc này như thế nào không ?

    • Chả có ý kiến gì. Toàn là “hình nhân”, họ không đáng để đa số nhân dân Việt Nam quan tâm!

      • Là bộ tứ ” Hùng , Dũng , Sang , Trọng ” đẹp như thế mà bác bảo là “hình nhân ”  ,  
        “hình nhân” có nghĩa là con rồi phải không ạ ?

  9. Dân chủ, nhân quyền cái gì, để làm gì? Mọi thứ đã có đảng và nhà nước lo. 1000 con gà được bọn quan trên cấp phát cho dân xóa đói, thì mấy thằng quan dưới ăn chặn mất. Tương tự, mấy chục con dê xóa đói cho dân cũng bị bọn quan dưới ăn chặn rồi cống nạp quan trên. Nhân dân vẫn đói chứ gì? Yên tâm, đảng và nhà nước thi thoảng cho ít gạo, ít tiền mua vài con tép, mớ rau ăn qua ngày. Kinh tế không phát triển chứ gì? Yên tâm, đảng và nhà nước sẽ sang Nhật Bản xin họ viện trợ, giúp đỡ, cho tiền phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển kinh tế. Trung Quốc định xâm lăng Biển Đông chứ gì? Yên tâm, đảng và nhà nước sẽ sang Mỹ xin Mỹ cho tàu chiến, xin Mỹ bảo kê cho nếu Tàu khựa xâm lăng.

    Lãnh đạo các cấp rất thông thái, cái gì cũng biết. Hội nghị, tổng kết của bất kỳ ngành nào , thì Nãnh đạo cũng chỉ đạo xoen xoét: trồng cây gì, nuôi con gì, các đồng chí phải chế biến, các đồng chí phải quy hoạch, các đồng chí phải liên kết vùng, các đồng chí phải liên kết 4 nhà, các đồng chí phải … Bài phát biểu chỉ đạo của các đồng chí Nãnh đạo nó cứ chung chung, hao hao như nhau, năm trước như vậy năm sau vẫn thế, chỉ sửa ngày tháng năm. Chắc mấy lão Long tong (Thư ký) của các đồng chí Nãnh đạo nhà ta lấy bài diễn văn năm trước, rồi sửa ngày tháng, rồi đưa cho các đồng chí Nãnh đạo đọc. Đọc diễn văn xong, các đồng chí Nhãnh đạo ra về (còn các đồng chí lái xe, thư ký thì nhận phong bì), đi nhậu, uống bia, mát-xa, vì đọc diễn văn, chỉ tay 5 ngón của mệt lắm. Diễn văn của ông Ku Tổng (Tổng Trọng Lú) là khiếp nhất. Nó dài dằng dặc, chung chung, toàn là khẩu hiệu sáo rỗng, định hướng thụt lùi, karl marx, lenin, xhcn … đồng chí Ku Tổng phun ướt hết micro rồi ngẩy đít ra về.

    Sự nghiệp chống tham nhũng của đồng chí Ku Tổng mới tởm lợm, tanh tưởi. Chống tham thì phải kiểm soát quyền lực độc lập, công khai, dân chủ, quản lý chặt tài sản quan chức. Nhưng ông Ku Tổng thì làm ngược lại: vẫn chơi bài đóng cửa bảo nhau (tự phê), vẫn độc tài, kê khai tài sản mang tính chiếu lệ. Khốn nạn hơn, Ku Tổng còn lập ra ban nội chính đông nghịt để chống tham, khiến biên chế phình to hơn, khiến số lượng thằng quan tham gia tăng cao hơn. Cái kiểu này thì càng khiến tham nhũng còn nặng nề hơn, chứ không bao giờ giảm được chứ đừng nói là chống được tham nhũng. Thất bại thảm hại trong công cuộc chống tham nhũng, nên Ku Tổng chơi kiểu demo, thi thoảng tổ chức vài cái hội thảo chống tham nhũng, rồi mời vài ông Tây ngồi vào đấy, rồi mỗi người lèm bèm vài câu, xong rồi nhậu, nốc bia, nốc rượu tùm lum rồi ra về.

    Đừng bao giờ hy vọng gì vào cái đảng csvn. Đừng bao giờ hy vọng những con người đấy (Hùng, Dũng, Sang, Trọng…) cải tổ chính trị và kinh tế để đất nước tươi sáng hơn. Cái đảng ấy, từ ông to đến ông nhỏ nhất là là cái loại người bẩn thỉu, ngu xuẩn, rẻ rách, phản dân, phản quốc thôi.

    Bao giờ dân nổi can qua, quét sạch đám cộng sản dốt nát, ích kỷ, tàn bạo, hủi lậu đi thì đất nước mới có tương lai tươi đẹp.

  10. Thằng Thảo chuột đang chặt hết cây xanh để phá hoại Thủ đô Hà Nội. Sướng quá, bọn cộng sản đang tự phá nát hang ổ của chúng nó. Bọn cộng sản mạt vận rồi. Bọn chúng là lũ lợn. Vì mấy đồng tiền, cái gì chúng cũng làm, kể cả bán nước, cắt đất cho giặc. Cứ đút tiền cho bọn chó cộng sản, thì cái gì chúng cũng gật hết. Chúng cướp bóc, vặt của dân, bòn rút tài sản của nhân dân như lũ kền kền rỉa xác chết. Lũ cộng sản là lũ chó, lũ lợn. Cứ nhìn thấy mặt bọn cộng sản, từ thằng to nhất Nguyễn Phú Trọng đến thằng nhỏ nhất, là tao buồn nôn. Tao muốn đái, ỉa vào mặt bọn cộng sản VN.

  11. Tôi không nghĩ là anh Trọng và anh Obama nói chuyện được với nhau, vì anh Trọng kiên định xhcn, còn anh Obama kiên định tư bản chủ nghĩa. Có lẽ, 2 anh Trọng nói về xhcn, còn anh Obama nói về tư bản chủ nghĩa. Thế thôi. Hy vọng 2 anh không choảng nhau tại trận vì mỗi ông nói một kiểu.

    Về TPP: Anh Obama dĩ nhiên là rất thấu hiểu TPP, nhưng anh Trọng chắc chắn là mù tịt về cái thứ TPP lằng nhằng, rối rắm mà lại viết bằng tiếng Anh. Với anh Trọng, thì cái thứ TPP nó rối rắm, rức đầu, hoa mắt. Anh Trọng thì chỉ giỏi carl mark, lenin, xhcn thôi. Do đó, anh Trọng sẽ nói về carl mark, còn anh Obama thì nói về mậu dịch, thuế quan, sở hữu trí tuệ …

    Về Biển Đông: Có lẽ anh Trọng sẽ nói rằng Trung Quốc là đồng chí, anh em, láng giềng, nên nếu họ có xơi tái mất Biển Đông cũng không sao vì anh em, đồng chí mà. Còn anh Obama có lẽ sẽ nói rằng cần ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, cần phản đối TQ xây đảo nhân tạo …

    Về kinh tế: Có lẽ anh Obama nói Mỹ sẽ giúp Việt Nam nên tự lực, tự cường để mạnh lên; còn anh Trọng sẽ nói rằng Việt Nam muốn xin tiền, ODA, viện trợ của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc để tiêu vì Việt Nam quen đi xin, đi ăn mày rồi, nên bây giờ tự làm không nổi …

    Về dân chủ, nhân quyền: Anh Obama sẽ nói là Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền vì công an nhốt tù hết các nhà báo tự do, những người có chính kiến khác với đảng cộng sản vn còn đâu. Trong khi, anh Trọng sẽ nói với anh Obama rằng Việt Nam tự do gấp hàng vạn lần mấy cái thằng tư bản giãy chết.

    Hết phim.

  12. Nói về chủ để (Một khuôn khổ như thế nào?) của tác giả.Các nước PT thế nào thì tôi không rõ lắm vì văn hóa của họ rất khác các nước á châu.Tôi chỉ thấy một thực tế là các nước phát triển ỏ châu á đều trải qua thời kì độc tài trên nền tảng khổng giáo rất mạnh mẽ.Điển hình là Nhật bản rất coi trọng trật tự thứ bậc kiểu khổng giáo(khác hoàn toàn PT) rồi cả Hàn quốc ( gia đình trị ,thứ bậc rõ ràng,chắc bọn trẻ ỏ VN xem phim Hàn đều sẽ thấy một cảnh lạ hoặc là ông bố quật gậy vào mông đứa con trai đã 20t mà đúa con cũng không kháng cự )rồi Đài loan, HK,Sig có lẽ cũng chẳng ngoại lệ. Bởi vì kiểu trật tự này mà dù nay có dân chủ kiểu tây mà họ vẫn không hề loạn xạ,kiểu khuôn khổ thứ bậc khổng giáo rất được tôn trọng nên họ rất kỷ luật chăng?
    Còn VN thì sau hơn 100 trăm tây hóa đã không biến thành tây mà cũng lại chẳng nhớ nổi gốc mình nên mới hỗ loạn , vô kỷ luật chăng?

    • Đảng Viên Đảng Rèn
      Posted on 07/03/2013 by nguyenchithien2012
      Đảng viên Đảng rèn không còn nhân tính
      Nhường chỗ cho thú tính phát sinh
      Năm rồi năm, thú tính tăng dần
      Tăng mãi, tới khi thành Đảng tính!
      NCT
      ——
      Một Tay Em Trổ
      Posted on 07/03/2013 by nguyenchithien2012
      Một tay em trổ: đời xua đuổi
      Một tay em trổ: hận vô bờ
      Thế gian ơi, người có thể ngờ
      Đó là một tù nhân tám tuổi!
      Trên bước đường tù tôi rong ruổi
      Tôi gặp hàng ngàn em bé như em!

      NCT, 1971

  13. “Xin hỏi một cách rất thân tình: Có phải là vấn đề “dân trí thấp” ở Việt Nam ngày nay một phần là vì quá nhiều người chưa biết suy nghĩ một cách độc lập hay chưa biết rằng một tư duy độc lập cũng có thể tồn tại? Mác đã nói, tư duy là do xã hội tạo ra. Vậy nếu ‘dân trí’ còn chưa cao thì có phải là phải mở rộng những cơ hội cho dân học hỏi, phải tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin một cách đầy đủ hơn? Phải bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự?”
    Tác giả đã nhận định chính sác khi viết các giòng trích dẫn trên. Nhưng điều căn bản là sao thuyết phục được nhà cầm quyẻn hiện hữu cải thiện hệ thống giáo dục quần chúng để người dân có được tư duy độc lập, biết quyền lợi mình và trọng quyền lợi người. Sau hơn 3 thế hệ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng và chỉ dậy đại chúng một chủ nghĩa duy nhất, Marxist-Leninist, và cũng vì quyền lơi riêng tư của của cung vua phủ chúa, mở mang “dân trí” khác nào tự sát!!
    Nếu tác giả tìm được một phương thức thuyết phục các cấp lãnh đạo hiện hữu thay đổi tư duy và hành sữ nâng cao dân trí tác giả sẽ như bà Nữ Oa đội đá vá trời..
    Đề nghị với tác giả tìm lại trong sử sách và phong tục VN của những thâp niên 30, 40 và không phải là xuất bản bởi các cơ quan in ấn của nhà cầm quyền sau 1954, ngõ hầu có một nhận định sác thực hơn về tâm lý của nhúng con người quyẻn lực hiện hữu.
    Viết những giòng trên không có nghĩa chỉ trích tác giả. Trái lại hy vọng tác giả sẽ hiểu Việt Nam vả những con nguổi của đất nước này. Từ đó các phương thức nều lên để giúp đỡ VN đạt được thể chế đa nguyên sẽ thực tiễn vả khá thi hơn.
    Chắc tác giả hiểu rõ hơn ai câu nói thông thường:”there is no free lunch”??

Comments are closed.