Giải phóng

Ở đầu tuần này tôi đã tham dự một cuộc hội thảo mang tên “40 năm thống nhất đất nước và sự nghiệp cải cách, phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.” Đó là một trải nghiệm thú vị. Một cuộc hội thoại 39 năm và 363 ngày sau ngày 30 tháng 4, 1975.

Hội nghị có hai phần chính, gồm buổi sáng vào buổi chiều; phần đầu tiên có đề cập “chiến thắng vĩ đại nhất của thế kỷ 20 của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng”, phần thứ hai đề cập những thành tựu của đất nước trong 30 năm cải cách (đúng, 30 năm đổi mới!). Điều gì ở phía trước cho nước 94 triệu dân này vẫn chưa rõ ràng. Điều rõ ràng là cả nước đã đi một chặng đường rất dài trong 40 năm qua, mặc dù có lẽ không đủ dài để tự tin nói rằng họ đã hoàn toàn đối diện với quá khứ của mình.

IMG_6030 IMG_6037 IMG_6039 IMG_6046Những câu trên có thể được coi là gây tranh cãi và thậm bị một số bạn bè trong chính quyền phản đối. Tôi nói ra bởi vì trong khi Việt Nam đã thực sự đi trên đường khá dài, sự tổn thương của nhiều cuộc chiến tranh và các di sản về xã hội và chính trị vẫn chưa được giải quyết một cách phù hợp với khái niệm thừa nhận mờ ‘hòa giải dân tộc.’ Mặt khác, hàng triệu quả bom và hàng triệu tử vong do chiến tranh kéo dài qua nhiều thập kỷ, tiếp sau 20 năm cô lập sẽ làm điều đó. Là người Mỹ tôi không bao giờ coi nhẹ những sự kiện vô cùng thảm thương đó.

Lắng nghe các báo cáo ngày hôm qua tôi có thể khảng định rằng, tinh thần và nội dung của các cuộc thảo luận có nhiều nội tâm hơn 10 năm trước đây. Thế nhưng xu hướng để nắm lấy một tường thuật “đúng đắn” và duy nhất vẫn còn rõ ràng. Sự khác biệt được thể hiện ‘ở bền lề.’

Vào cuối cuộc họp có một đồng chí  từ Viện Nghiên cứu Công an gì đó đã phát biểu một bài ngắn gọn và rõ ràng, đầy những từ như ‘an ninh chính trị,’ ‘an ninh nội bộ Đảng,’ ‘an ninh tư tưởng” v.v. Đó có phải là giải phóng?

Trong vài năm qua, tôi đã có quan điểm rằng Việt Nam đang trên đường hướng tới một xã hội chính trị cởi mở hơn. Nhưng những ý về ‘an ninh tư tưởng’ vẫn còn quá mạnh. Làm sao mà có dân chủ mà cứ nói đến “an ninh tư tưởng” nhiều như thế?

Hy vọng cá nhân của tôi là trong mười năm từ nay cho tới kỷ niệm 50 năm ngày 30 Tháng Tư, và hy vọng sớm hơn nhiều, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ nhận ra những lợi ích của một nền văn hóa chính trị công khai hơn, minh bạch, và đa nguyên hơn. Một Việt Nam mà trong đó các cụm từ như “an ninh nội bộ đảng” sẽ không được phép dập tắt, chà đạp, và đè bẹp các cuộc tranh luận phù hợp và cởi mở.

Một lý do để lạc quan một cách hoài nghi là sự mong muốn mãnh liệt ngày nay ở Việt nam về một Việt nam “công bằng, dân chủ và văn minh.” Tôi không nghĩ rằng đó chỉ là lời nói. Nhưng tôi cũng cho rằng để đưa đất nước trên con đường đến một trật tự xã hội dân chủ và thịnh vượng Việt Nam cần một tình thần chính trị mới. Các trở ngại lớn nhất cho sự phát triển ở Việt Nam thực sự vẫn là thể chế.

Dân chủ xã hội là một con đường hứa hẹn nhất cho Việt nam và tiệm cận nhất với nguyện vọng và ý chí của nhân dân Việt nam. Liệu xã hội dân chủ có thể được hình thành ở một quốc gia đang phát triển? Những người bảo thủ sẽ nói không cho đến khi nào có người trả lời không với họ. Những gì mà Việt nam sẽ đạt được trong những thập kỷ tới sẽ phần lớn là kết quả của các quyết định chính trị của chính người Việt nam trong và ngoài Đảng. Nếu các quyết định được đưa ra càng mang tính dân chủ, minh bạch và công khai tôi sẽ càng lạc quan về tương lai chính trị, xã hội và kinh tế của Việt nam.

JL – Hà Nội và Sài Gòn

 

Share Button

Liberation

Yesterday I attended a conference entitled “40 Years of National Unification and the Cause of Reform, Development, and International Integration of Vietnam.” It was an interesting experience. An academic conversation 39 years and 363 days later.

The conference had two main sessions, one in the morning one in the afternoon; the first addressing the “greatest victory of the 20th century of the Vietnamese people under the leadership of the Party,” the second on the country’s achievements of the last 30 years of reform (yes, 30 years of reform!). What lies ahead for this country of 94 million remains unclear. What is clear is the country has come a very long way in 39 years and 363 days, though perhaps not far enough to comfortably say that it has fully come to terms with its past.IMG_6030 IMG_6037 IMG_6039 IMG_6046

These last statements might be considered controversial and even objectionable among Vietnamese authorities, among whom I have many friends. I say it because while Vietnam has indeed come along way, the traumas of multiple wars and its social and political legacies have yet to be addressed in a manner consistent with the admittedly fuzzy notion of ‘national reconciliation.’ Then again, millions of bombs and deaths across several decades followed by two decades of isolation and a penchant for Leninism will do that to a country.

Listening to the papers yesterday I would say that, by and large, the spirit and content of the discussions were more introspective than 10 years ago. And yet the tendency to embrace a single “correct” narrative clearly remains. Differences are expressed on the margins. At the end of yesterday’s conference a comrade/gentleman from the Police Research Institute gave a brief and well articulated paper festooned with references to ‘political security,’ ‘internal Party security,’ ‘ideological security,’ and so on. Liberation?

Over the past few years I have expressed the view that Vietnam is on a path toward a more open political society. But the thought police are still there in force. My personal hope is that in the ten years between now and the 50th anniversary of the 30th of April 1975, and hopefully much sooner, the Communist Party of Vietnam will at last recognize the benefits of a more open, transparent, and pluralistic political culture; a Vietnam in which ‘internal party security’ is not permitted to douse, stomp on, and stamp out reasoned and open debate.

One reason to be skeptically optimistic is the very strong appetite in Vietnam these days for speech about a “just, democratic, and civilized” Vietnam. I do not think its just talk. But I also am of the view that the sort of political vision and courage needed to put the country on the road to a more comprehensively independent, democratic, and prosperous social order in Vietnam are still lacking. The greatest obstacles to Vietnam’s development really are institutional.

I do not believe the brightest, most forward-looking people in the Communist Party of Vietnam have China or Russia or Singapore in mind for their preferred political and social model. Brighter Vietnamese know that Russia is run by a Mafioso, that Beijing’s expansionism is real, and that Singapore is boring. Nor do I assume they desire America’s bankrolled version of ‘the best democracy money can buy,’ with large swathes of the population left neglected in countless ugly suburbs and burning ghettos.

Social democracy is the most promising path for Vietnam and comes closest to the true aspirations and will of the Vietnamese people. Can social democracy be built in a developing country? Conservatives will say no until someone says no to them.

Whatever Vietnam becomes over the next decades will be the result of political decisions made by the Vietnamese themselves, within and outside the Party. The more deliberative, transparent, and public these decisions are the more confident I will feel about Vietnam’s social, political, and economic future.

JL

Nhờ ai dịch. Xin lỗi vì không có thời gian.

Share Button

Con trai tôi

Con trai tôi năm nay mới sáu tuổi. Sinh ra ở Hồng Kông, tôi đã giải tích về chính trị, dân chủ, tự do – tức những tranh luận về ‘luật chơi’ hàng ngày và những quyết định về ai được làm gì, v.v. Chưa nói gì về chiến tranh, chủ nghĩa thuộc địa, những vấn đề trong những xã hội hậu thuộc địa, v.v. Dù con mình biết công việc của bố liên quan đến Việt Nam, thì đến nay chẳng nói từ nào về chiến tranh 1965-1975 hay chiến tranh nào ở Việt Nam. Hôm nay khi sáp lên đường sang Việt Nam, có một lúc rất nhanh có ý nói chút về những khó khăn ngày xưa nhưng chẳng nói gì cả. Làm gì nói đến những chuyện đau khổ và quá tiếc của ngày xưa. Sẽ có lúc nhưng lúc đó không phải là hôm nay. 30/4/1975 tôi cũng đã mới sáu tuổi.

JL

Share Button

Bức Tường – Bài hát nhân dịp kỷ niệm 30/4

Nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4/1975 xin chia sẻ với mọi người bài hát “Bức Tường” do Bruce Springstein (Mỹ) viết và biểu diễn (ở trên). Mời các bạn nghe/xem bài và tìm hiểu về lời hát cả tiến Anh lẫn tiếng Việt. (ở dưới). Cảm ơn bạn Ian Bùi dịch sang Việt.

Bức tường trong bài hát chính là Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, hay Bức tường Chiến tranh Việt Nam. Nhưng, bài hát không phải là về bức tường mà là về những cảm giấc liên quan đến kính nghiệm chiến tranh tại Việt Nam do một người Mỹ ghi nhận.

Trong đầu video clip trên Ông Springstein nói khi mới bất đầu lên đường âm nhạc mọi thứ đã rất khác. Thậm chí hồi ấy trong những người bạn thân trẻ của ông đã chưa có ai bao giờ lên máy bay cả. Ông nói đã rất may có hai người anh em trong cộng đồng, và đã viết bài này để nhớ đến anh trai trong hay người bạn đó. Ông Springstien đã viết bài cho bạn này và một người bạn khác mà đã đều hy sinh ở Việt Nam khi ở độ tuổi 19.

Qua nhiều năm Ông Springstein Gặp những người cư cựu binh đã từng đánh nhau ở Việt Nam. Trong đó có những người bị tương nặng. Họ thường nói “không hề (chiến tranh) nữa (tức “never again, never again”). Nhưng nói vẫn tiếp tục xây ra.

Ông Springstein nói viết bài hát này “như một cầu kinh ngấn cho đất nước mình.” Lời đáng nhớ nhất là “apology and forgiveness got no place here at all, here at the wall.”

Bức Tường “The Wall” (by Bruce Springsteen)    

Một chai bia, chục bao thuốc lá,
Đây bài thơ tôi vừa viết cho anh
Dòng nước mắt, bức tường đen bằng đá
Hết những gì tôi còn giữ cho anh

Tôi còn nhớ, anh trang bộ quân phục sang sảng cười trong buổi tiệc lên đường
Tôi có đọc đâu đó lời xin lỗi Từ McNamara, bộ trưởng quốc phòng

Đôi giày bốt và chiếc áo thun sọc,
Trông anh ngầu quá cỡ, Billy ơi
Ban nhạc rock của anh, thôi khỏi nói, số dách của cái làng như cứt này

Những người đã đưa anh vào chỗ chết đang no nê trong nhà cửa cao sang
Đâu còn chỗ cho những lời tạ lỗi hay thứ tha trên bức tường đá đen

Tôi ân hận năm ngoái không đi đón, vì chẳng tìm ra ai để quá giang
Nếu mắt anh nhìn xuyên được hắc thạch, không biết còn có nhận ra tôi chăng
Người ở lại tháng năm không ngừng nghỉ, chay bia, thuốc lá, làn da áp đá đen

Dưới đất thẻ bài, hoa, vòng nơ đỏ,
Như máu anh đỏ bùn đất Cao Nguyên

Trên đại lộ Pennsylvania xe li-mô qua lại
Tung toé bay những cánh lá thu vàng
Đâu còn chỗ cho những lời tạ lỗi hay thứ tha trên bức tường đá đen

-Ian Bui 2014.07.04

The Wall  

Cigarettes and a bottle of beer, this poem that I wrote for you
This black stone and these hard tears
are all I got left now of you

I remember you in your Marine uniform laughing, laughing at your ship out party
I read Robert McNamara says he’s sorry

Your high boots and striped t-shirt, ah, Billy you looked so bad
Yeah you and your rock and roll band,
you were the best thing this shit town ever had

Now the men that put you here eat with their families in rich dining halls
And apology and forgiveness got no place here at all, here at the wall

Well I’m sorry I missed you last year, I couldn’t find no one to drive me
If your eyes could cut through that black stone,
tell me would they recognize me

For the living time it must be served as the day goes on
Cigarettes and a bottle of beer, skin on black stone

On the ground dog tags and wreaths of flowers, With the ribbons red as the blood
Red as the blood you spilled
in the Central Highlands mud

Limousines rush down Pennsylvania Avenue, rustling the leaves as they fall
And apology and forgiveness got no place here at all, here at the wall
-Bruce Sprinsteen

 Một bản dịch nữa do bạn “no name” gốp

Bia, thuốc lá tôi để đây, và viết lời thơ cho anh
Bên bức tường đen và dòng nước mắt khô cằn
Là tất cả những gì còn lại của anh với tôi
Nhớ ngày đó, hôm ra trận,trong bộ đồ lính anh cười vang

Đập vào mắt tôi lời xin lỗi của gã bộ trưởng

Mang đôi giày bốt cao và mặc áo ca rô. A ha! Bin, anh “đâu phải dạng vừa”!
Ô! Cái ban nhạc rock của anh
Là đỉnh trong cái thị trấn chó chết này

Những kẻ đầy anh và địa ngục đang phủ phê trong nhà cao cửa rộng
Trên bức tường đen đâu có thấy những lời xin lỗi và xin tha thứ

Tôi ân hận năm ngoái không đón anh, vin vào lý do xe cộ
Nếu mắt anh nhìn xuyên tường đá
Chắc nhận ra tôi nhỉ
Sống với tháng ngày trôi qua như nghĩa vụ

Điếu thuốc và bia đây, da áp vào bức tường
Thẻ bài, vòng hoa và vòng nơ màu huyết dưới nền đất
Đỏ như máu anh đổ trong sình lầy Tây Nguyên
Những chiếc xe sang trọng trên Đại lộ vẫn chạy vội vã, cuốn tung những chiếc lá rơi

Trên bức tường đen, đâu có thấy những lời xin lỗi và xin tha thứ.
(Phóng tác)

6a0154363a7e57970c016767382951970b-500wi Vietnam-Veterans-Memorial-Washington-DC-by-derekskey-on-Flickr.com_
 Vietnam_veterans_wall_satellite_image
Share Button

Đảng công hòa Mỹ dở quá

Tôi rất đồng tình với một phân tích vừa mới đăng trong báo The Financial Times, bài báo nói về chất lượng quá kém của những người định ứng cử tổng thống Mỹ của Đảng Cộng Hòa. Trong hồ sơ ngoại giao, đó là những người rất thích “ăn to nói lớn” mà có vẻ chẳng hiểu gì về thế giới. Kính nghiệm của họ trong các vấn đề quốc tế gần đây cứ như là một số 0 to tướng. Họ chả hiểu gì về Đông Á cả.

FT

FT

Vì không ít người nhận thức mơ hồ rằng TT Obama đã bỏ qua sự quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao, nên họ cho ràng bầu cử 2016 ở Mỹ sẽ được quyết định do những chủ đề ngoại giao. Dù không hâm mộ Hillary (tuy ngày xưa bà từng là sinh viên của bố tôi), tôi nghĩ mình sẽ có cảm giác dễ chịu nếu bà ấy được ngồi trong Nhà Trắng.

Sao mà một nước Mỹ, có nhiều người tài giỏi (dù cũng có nhiều điều hơi bị linh tinh), lại không tìm được những người có tài để ứng cử vị trí Tổng thống? Có lẽ vì nền văn hóa chính trị của Mỹ đang bị thương mại hóa mạnh mẽ, đến mức trở thành sân chơi của những kẻ trong tay phải có trăm triệu đô trở lên. Người thường không chơi được.

JL

Share Button

Chặt cây, đánh người, trời ơi!

Rất ửng hộ nhân quyền ở Việt Nam và ở tất cả mọi nước trên thế giới. Không chỉ ửng hộ các “quyền tự do cá nhân” mà cả các quyền xã hội nữa (từ giáo dục miễn phí, miễn phong bì cho đến bao hiểm y tế toàn dân v.v.).

Tôi đã trao đổi với nhiều bạn và đồng nghiệp ở Việt Nam về những chủ đề này khá nhiều lần và biết rõ ở bên cạnh những đồng chí mà không coi nhân quyền là quan trọng hoặc thiếu hiểu biết cũng có nhiều người (chứ không ít đâu) ngay trong bộ máy mà muốn Việt Nam tôn trọng nhân quyền một cách xứng đáng với tinh thần chống ác từ trước 1945 cho đến nay.

Đúng một tuần trước nhân dịp 40 thống nhất xin hỏi đã đến lúc mà những ai ở cấp cao nên lên tiếng sát cánh công dân để nói việc những người đấu tranh vì cây xanh thủ đô (dù đồng ý hay không với những quan điểm cụ thể của họ hay không) cũng có quyền để bày tò quan điểm của mình một cách ôn hòa, hợp pháp nhằm tìm được những giải pháp khả thi và công bằng. Việc những công dân yêu nước, yêu cây bị đánh đập là hoàn toàn bất chính đáng và không thích hợp với một Việt Nam văn minh.

Nếu tôi hiểu sai thì thực sự xin lỗi. Nhờ ai giải tích cho tôi vì sao những người đang đấu tranh vì cây xanh là đang vi phạm như thế nào? Họ đang gây rối như thế nào? Giải tích cho tôi vì sao dân trí của họ còn quá thấp và họ đang “vi phạm các quyền tự do” như nào. Trong một trật tự hậu thuộc địa làm sao các quyền này còn chưa được bao đảm? Trong một Việt Nam như chính Ngài Nguyễn Tấn Dũng đã nói đến ở đầu năm 2014 việc bao vệ cây xanh có vấn đề gì không? Bao giờ chúng ta sẽ thấy Việt Nam ấy?

JL

Share Button

Sao vài người Mỹ chống TPP?

Một bạn hỏi làm sao những liên đoàn lao động ở bên Mỹ đang chống lại TPP? Một lần nữa có nhiều người đã nghiên cứu vấn đề này kỹ hơn mình nhưng ý tôi là như sau:

Ý kiến phản đối, chống lại TPP có vài nguồn khác nhau. Về cơ bản có quan điểm mà TPP sẽ có hậu quà dân lao động Mỹ sẽ mất việc và sự suy thoái của giải cấp trung lưu sẽ tiếp tục.Tương đối ít người chống lại vì những người lao động ở các nước trong khối (như Việt Nam) chưa được hưởng những quyền lao động nêm không nên mở rọng những quan hệ thương mại với các nước đó. (Thế làm gì mà mà Apple có lợi nhuận tới 40 tỷ Mỹ kim??).

Có quan điểm cho rằng ở Mỹ việc không có đủ bao trợ xã hội, cơ chế để lo cho những người lao động thì làm cho người lao động, liên đoàn lao động chống lại những sáng kiến thương mại mà họ cho rằng có thể dọa đời sống của họ … chẳng hạn, nếu có một hệ thống bao trợ, tái đào tạo mạnh hơn hiện tượng này sẽ giảm bớt. Nhưng cũng có một vài nguồn khác. Vấn để chủ yếu là protect jobs (bao vệ việc làm) sẫn có hay tạo ra những việc làm mới…

Chúng ta cũng không nên giả định TPP sẽ giúp dân thường – nó sẽ mang lại những lợi phúc tạp được chia sẻ một cách không đều v..v, thậm chí có thể có kết quả là nhiều công ty China vào Việt Nam để tiếp cận thị trường Mỹ qua cơ chế TPP. Tốt nhất xem TPP là một cơ hội để tăng đầu tư và cơ hội kinh tế ở Việt Nam NHƯNG không nên được xem là một phương án để tránh cải cách.

Bài viết trong 5 phút, xin lỗi nếu có nhiều sai về ngữ pháp hay nội dung.

JL

Share Button

Lịch sử của tương lai

Vừa rồi một tranh cãi đã bùng nổ khi một sử gia Việt Nam khẳng định rằng “sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người.” Khẳng định này có thể được hiểu như là một món quà đáng trân trọng cho cả nước và người dân Việt Nam nhân dịp 40 năm sau ngày 30 tháng 4, 1975. Xin giải thích.

Là một người quan sát xã hội Việt Nam tôi đặc biệt quan tâm đến những dịp kỳ niệm, những kính nghiệm, những ngày lễ có ý nghĩa lịch sử. (Ở đây tôi phải nói có những học già trong và ngoài nước chuyên về vấn đề này và đã viết những bài phân tích hay hơn những gì tôi có thể viết được.) Còn tôi, tôi chỉ quan tâm vi thấy cách mà những dịp kỷ niệm này được “chào mừng” phản ánh rõ một số đặc điểm quan trọng của xã hội Việt Nam mà chúng ta ít khi đề ý đến trong đời sống hàng ngày.

Vì lịch sử xã hội Việt Nam khá phức tạp (lịch sử của nước nào cũng phức tạp nhưng lịch sử của Việt Nam có thể phức tạp hơn!), những ngày lễ lớn như ngày 30 tháng 4 tạo ra những cơ hội cho người dân Việt Nam để suy ngẫm về ý nghĩa đương đại của lịch sử mà họ chia sẻ cùng nhau. Như sự qua đời của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp vào mùa thu năm 2013, ngày 30 tháng 4 là một ngày cho toàn dân Việt Nam, khắp nơi, trong và ngoài nước, suy ngẫm về quá khứ. Và vì có xuất thân và kinh nghiệm khác nhau, cách hiểu về lịch sử rất khác nhau. Đó là điều tốt và nên được chấp nhận và hoan nghênh.

Người Việt Nam rất tự hào, có thể nói là quá tự hào. Thay vì giả định lịch sử của đất nước đã tiếp diễn một khác đen và trắng và cứ áp đặt “sự thật” của mình, đã đến lúc mọi người (cả những người mà cho đến nay vẫn chưa sẵn sàng) sẵn sàng chấp nhận lịch sử của đất nước đã chưa được đề cập một cách xứng đáng? Đọc những bài về ngày 30 tháng 4 tôi có những cảm giấc rất đáng tiếc. Tiếc vì như trước đây tôi vẫn chủ yếu thấy những quan điểm rất quen thuộc. Ai chưa sẵn sàng hòa giải, hòa hợp với ai, v.v. và v.v.

Trước đây vài tháng, khi đang uống bia với một người bạn tôi có ý là nên có một sáng kiến bắt đầu vài tháng trước ngày 30 tháng 4 để cho Việt Nam có một số bước đi mới trong hồ sơ hòa giải. Ý là nên có những cơ chế mới cho những người quan tâm có những cuộc thảo luận, những hội thảo, những cơ hội để cùng nhau tìm hiểu về quá khứ một cách mới mẻ, cởi mở, giải phóng. Những thảo luận này sẽ có sự tham gia của những người đủ thiện chí và sự khiêm tốn để nghe nhau và cùng nhau tìm hiểu sự phức tạp quá khứ.

Vì đã có bên thắng và bên thua rất dễ hiểu tại sao mỗi bên vẫn muốn nhớ chủ yếu đến “toàn tháng” và bên kia nhấn mạnh “toàn thua”. Nhưng chính việc nâng cao những thái độ đó đã và sẽ còn làm cho đất nước khó có thể khắc phục những vết thương và chấn thương mà đến nay vẫn đang hạn chế sự phát triển của đất nước.

Ở Mỹ có câu, “không bao giờ quá muộn” – tức “it’s never too late.” Không quá muộn để làm gì? Không quá muộn để “chào đón” ngày 30 tháng 4 một cách mới mẻ, một cách cởi mở hơn bao giờ hết. Cụ thể, muốn có những bước đột phá thì rõ rằng phải có một quá trình dân chủ trong công luận trong nước cũng như cách tiếp cận lịch sử. Ví dụ như, phải có những sáng kiến như nghiên cứu của các chị Thái Thị Ngọc Dư, Nguyễn Thị Nhận, Lê Hoàng Anh Thư (Trung tâm nghiên cứu Giới và xã hội – Đại học Hoa Sen) về Bà Mẹ Anh Hùng. Yếu tố trong nghiên cứu làm cho tôi suy nghĩ là, dù chưa biết nghiên cứu của họ đã đến đâu rồi, những nhà nghiên cứu này quan tâm đến những bà mẹ ở cả hai bên.

(Ở đây ghi nhận: Lịch sử truyền khẩu kiểu “thu công” là một cách rất rẻ tiền và cực hay… chỉ cần một máy ảnh để quay video mà làm ngay.)

Nghĩ đến ngành lịch sử ở Việt Nam trong tương lai sẽ thế nào? Nếu những bình luận đáng tiếc về quá khứ như đã nêu ở đầu bài có tác động kích thịch nhiều người Việt Nam có thiện chí hợp tác và tìm hiểu cùng nhau một cách cởi mở và đoàn kết thì chúng ta sẽ có lý do để lạc quan về Ngày tưởng nhớ 30 tháng 4.

Tôi không phải là người Việt Nam. Tôi là người Mỹ mà đã tròn 5 tuổi hồi ấy (1975). Có nhiều điều về quá khứ tôi không thế nào hiểu được. Song, sau nhiều năm tìm hiểu về xã hội Việt Nam tôi thấy ngày 30 tháng 4 không nên được xem là ngày toàn thắng hay là ngày toàn thua, mà là một ngày đáng nhớ trong lịch sử của một xã hội tự hào, một xã hội mà 40 năm sau đã lên đường phát triển mà vẫn đang tìm cách để hiểu ý nghĩa đầy đủ của từ giải phóng.

JL

Share Button

Than bẩn

Than là bẩn. Hy vọng Việt Nam sẽ sớm ngừng xây những nhà mấy điện than và đồng thời nỗ lực đề tìm giải pháp tốt nhất cho những công đồng bị ảnh hưởng. Không chuyên về vấn đề này nhưng biết sống với ô nghiễm là không được.Chưa có đủ thông tin nhưng nếu dân đp đã nêu vấn đề nhiều lần qua nhiều tháng và chưa có thay đổi gì thì tất nhiên phải hỏi, các ngành chức năng đã và đang làm những gì để chủ động, tìm giải pháp. Nếu cấp cao cần thiệp vào những đình công tìm giải pháp, thì cũng có thể có vai trò trong việc đề cập những vấn đề như ở Bình Thuận. Trên thực tế, có nhà mấy đó rồi, thì vấn đề là làm gì. Đang chờ xem trách nghiệm xã hội của công ty EVN đến đâu rồi. Muốn minh bạch, trách nghiệm giải trình thì để là một cơ hội tốt để làm.

JL

Share Button

Vì quyền lợi của ai?

Gần đây tôi có đọc hai bài báo thứ vị về chính trị xã hội Việt Nam hiện nay. Dù hai bài này đề cập những vấn đề khác nhau, khi để cả hai bên cạnh nhau làm cho tôi nghĩ đến một số cụm từ được dùng thường xuyên ở Việt Nam đương đại. Đó chính là những cụm từ “lợi ích” và “nhóm lợi ích.”

Bài thứ nhất có tiêu đề “Hình sự hóa “lợi ích nhóm”: Bất khả thi.” Là bài phỏng PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM. Bài được đăng trên báo Người Lao Động. Trong bài “lợi ích” và “lợi ích nhóm” được hiểu là những hiện tượng liên quan đến suy thoái đạo đức, tham nhũng, v.v. Như nhà báo “Cát Tường” (người thực hiện phỏng vấn) nêu ở đầu bài: “Những hành vi “tự chuyển hóa”, “suy thoái đạo đức lối sống” hay “lợi ích nhóm”… vừa được đề xuất hình sự hóa khi góp ý cho dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi). Đề xuất này khiến dư luận ngạc nhiên vì “lạ”. Lạ vì “hình sự hóa” một thái độ ích kỷ là khó. Thay vì đó phải để ý đến việc ngăn chặn những hành vi vi phạm mà có thể xuất phát từ những thái độ và hành ích kỷ đó. PGS.TS. Ngọc Điện cho rằng:

Để ngăn chặn, hạn chế sự hoành hành của các nhóm lợi ích, điều quan trọng là phải đẩy mạnh dân chủ hóa và minh bạch hóa việc hoạch định và thực hiện chính sách, luật pháp để nhóm lợi ích không có điều kiện, cơ hội lũng đoạn.

Bài thứ hai được đăng lại trên tờ báo Việt Nam Thời Báo và mang tên “Tương quan nội bộ thay đổi lớn trước Hội nghị 11 về nhân sự khóa tới” từ blog Cầu Nhật Tân. Trong bài phân tích chính trị này, tác giả dùng cụm từ “lợi ích” một cách khác, để nói đến một “phe” chính trị. Cụ thể, tác giả đang cố gắng vận dụng ngôn ngữ để phân biệt sự khác nhau giữ “phe lợi ích” và “phe Đảng trị.”

Dù thế bài cũng rất thú vị, tôi bất bình một chút với một số hàm ý của bài. Nếu một “phe lợi ích” thực sự tồn tại, thì điều đó có nhgĩa là “phe Đảng trị” là không có “nhóm lợi ích”? Theo tôi được biết, trong chính trị, ở bất cứ nước nào cũng tồn tại những “lợi ích” và nhóm lợi ích từ mọi phía, thậm chí trong những hệ thống chính trị đạo đức nhất hay những chế độ cực quyền như chế độ của Stalin, chẳng hạn.

Là một người nghiên cứu về Việt Nam tôi cũng biết đã có rất nhiều bài về lợi ích nhóm. (Chỉ tìm Goolge thấy khoảng 480,000 trang cho riêng từ “lợi ích nhóm.”). Hơn nữa, tôi thấy cả hai bài này đều có những giá trị.

Cả hai bài đều phản ánh một số thực tế khách quan về xã hội Việt Nam ngày nay: Hiện nay, hai khái niệm “lợi ích” và “lợi ích nhóm” thực sự đang thu hút sự chú ý của nhiều người; phần lớn người ta cho rằng “chính trị lợi ích” và “lợi ích nhóm” đang ảnh hưởng xấu đến cả chính trị lẫn đời sống hàng ngày của đất nước; và nhiều người cho rằng Việt Nam muốn phát triển mạnh hơn nữa phải giảm sự ảnh hưởng của hiện tượng “lợi ích nhóm” v.v.. Tôi cũng không phủ định những quan điểm này.

Song, tôi thấy Việt Nam đang mắc phải một số vấn đề về khái nhiệm, đặc biệt khi lộn xộn khái niệm “lợi ích” với khái niệm “quyền lợi”. Cụ thể chúng ta nên để ý hoặc đề ý hơn nữa sự khác biệt giữa hai khái niệm “lợi ích” và “quyền lợi”.

Ở bên ngoài Việt Nam, những từ “lợi ích” và “lợi ích nhóm” (nếu được dịch là “interest” hay là “interest groups”) cũng được hiểu và dùng gần như ở Việt Nam: Cả hai được dùng để chỉ những nỗ lực của một số thành phần trong xã hội mà thường nỗ lực để tối đa hóa những lợi và đặc lợi của họ, và như vậy hàm ý những thái độ và hành vi tiêu cực. Song, không phải là tất cả “lợi” đều là bất chính đáng.

Đã đến lúc Việt Nam nên suy nghĩ về vấn đề “lợi ích” trong một bối cảnh rộng hơn để chúng ta có thể nhận thức rõ ràng hơn về khái niệm “quyền lợi” và khái niệm “nhóm lợi ích”. Nếu khái niệm “quyền lợi” được cho là chính đáng thì đâu là biên giới? Tất nhiên, ở đây “quyền lợi” không có nghĩa là ai cũng đống ý, chẳng hạn, về cái dì là trong quyền lợi khách quan của người dân, v.v. Chúng ta vẫn có thể tranh cãi chứ. Nhưng vẫn thế có một sự khác biệt. Có phải “lợi ích nhóm” là khi “quyền lợi” của dân chúng được hy sinh để cho một số nhóm tối đá hóa lợi của họ?

Trên thực tế, biên giới này nhiều khi là khó xác định. Ở bất cứ xã hội nào, trong bất cứ khuôn khổ chính trị, kinh tế nào cũng có sự cạnh tranh giữa những “quyền lợi” hay những “quyền lợi nhóm” khác nhau. Trong đó, cũng có những “lực lượng” tìm “lợi ích” riêng của họ. Là biên giới giữa quyền lợi công và quyền lợi tư, phải? Ở Mỹ vấn đề này ghê lắm nhưng vẫn còn một số cơ chế mà giúp hạn chế hiện tượng này.

Một trong những câu hỏi đáng nhớ nhất của Karl Marx “nhà nước thống trị vì quyền lợi của ai?” Trong bất cứ nền chính trị nào dù ở Trung Quốc, Mỹ hay Braxil đều có những quyền lợi cạnh tranh nhau. Ở đó, cũng có những “lợi ích nhóm”. Vấn đề là “lợi ích nhóm” ảnh hưởng đến quyền lợi công như thế nào?

Các nhà nước ở những nước như Na Uy, Thuỵ Điển v.v. Nếu nhìn từ góc độ phúc lợi xã hội thì những nước này bảo vệ quyền lợi của dân lao động hơn ở Mỹ. Lý do là những đảng xã hội dân chủ, dù không còn mạnh như trước, đã khá thành công và những xã hội này cũng có chế độ pháp quyền rất mạnh. Chẳng có ai trên luật pháp và sự ảnh hưởng của những nhóm đặc lợi đã được hạn chế, rất khác so với Mỹ, chưa cần nói gì về Nga của Putin.

Vậy, tôi hoàn toàn đồng ý với PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện khi ông nói “phải đẩy mạnh dân chủ hóa và minh bạch hóa v.v…” Tôi thấy, trong một xã hội dân chủ (ở đây tôi không nói về Mỹ đâu) cũng nên xác định rõ ở đâu là “quyền lợi” và ở đâu là “lợi ích”. Mặt khác, tôi không nghĩ là chúng ta nên giả định nền chính trị của Việt Nam bao gồm một “phe lợi ích” và “một phe đảng trị” vì trong xã hội và ngay trong bộ máy (của bất cứ nước nào trong đó có Việt Nam) đều có những quyền lợi, nhóm quyền lợi, và nhóm lợi ích các loại.

Ở Việt Nam ngày nay, có nhiều người với những quan điểm khác nhau muốn một Việt Nam dân chủ, minh bạch, văn minh. Vậy, tôi cũng thế. Nhưng tôi cho rằng muốn có một Việt Nam như vậy người dân phải có thông tin đây đủ, phải có điều kiện để nói, viết và thảo luận một cách công khai về những “quyền lợi”, “quyền lợi nhóm” và “nhóm lợi ích đang cạnh tranh trong xã hội, kể cả trong “nội bộ” của bộ máy nhà nước, đặc biệt nếu người ta chấp nhận câu “Đóng thuế là quyền lợi của dân.”

Minh bạch, báo chí có độ độc lập cao không chỉ là việc bình thường ở các nước dân chủ văn minh (như Hàn Quốc, Đài Loan, v.v.) mà còn là cần thiết (nếu chưa đủ) nếu   muốn hướng tới một trật tự xã hội thật dân chủ. Do đó, việc hướng tới một xã hội dân chủ không chỉ yêu cầu việc nói về “dân chủ hóa và minh bạch hóa” mà yêu cầu một tinh thần cởi mở và đa nguyên.

Vấn đề cốt lõi của một nền chính trị là nhà nước thống trị vì quyền lợi của ai. Chúng ta nên hiểu chính trị của Việt Nam bao gồm nhiều quyền lợi khác nhau và trong đó có không ít “lợi ích nhóm”. “Phe đảng trị” (nếu là đúng từ chưa rõ) có thể được xem là một “nhóm quyền lợi” nhưng trong đó chắc cũng có những “nhóm lợi ích.” Trong khi đó, những ai thường được giả định đang nằm trong “phe lợi ích” cũng nên được hiểu một cách tương tự, mà không chỉ đại diện cho những “nhóm lợi ích”. Tôi không chắc từ ‘phe’ là đúng hay không nhưng hãy tìm một cách gán khách quan hơn, liệu là “kinh doanh nhà nước” hay là “nhóm thông điệp đầu năm 2014”. Cũng có những “yếu tố khác” trong nền chính trị của Việt Nam trong và ngoài bộ máy chính quyền.

Tôi không có ý “gây chia rẽ” mà chỉ miêu tả những gì tôi thấy. Về tinh thần, tôi cũng ủng hộ một nền chính trị dựa vào một “đồng thuận xã hội” dân chủ. Tôi cũng ủng hộ đạo đức trong chính trị ở mọi nơi trên thế giới. Xin đề nghị chúng ta chấp nhận việc ở nước nào cũng có những quyền lợi nhất định mang tính cạnh tranh. Đó là thực tế khách quan. Những quyền lợi đó luôn cạnh tranh nhau để quyết định xu hướng và tương lai của mỗi nước, quyết định nhà nước sẽ phục vụ quyền lợi của ai. Có một công luận và báo chí độc lập hơn thì nâng cao tính dân chủ của đất nước và khi đó đề cập đến vấn đề lợi ích nhóm mới là khả thi.

JL

 

Share Button