Đảng công hòa Mỹ dở quá

Tôi rất đồng tình với một phân tích vừa mới đăng trong báo The Financial Times, bài báo nói về chất lượng quá kém của những người định ứng cử tổng thống Mỹ của Đảng Cộng Hòa. Trong hồ sơ ngoại giao, đó là những người rất thích “ăn to nói lớn” mà có vẻ chẳng hiểu gì về thế giới. Kính nghiệm của họ trong các vấn đề quốc tế gần đây cứ như là một số 0 to tướng. Họ chả hiểu gì về Đông Á cả.

FT

FT

Vì không ít người nhận thức mơ hồ rằng TT Obama đã bỏ qua sự quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao, nên họ cho ràng bầu cử 2016 ở Mỹ sẽ được quyết định do những chủ đề ngoại giao. Dù không hâm mộ Hillary (tuy ngày xưa bà từng là sinh viên của bố tôi), tôi nghĩ mình sẽ có cảm giác dễ chịu nếu bà ấy được ngồi trong Nhà Trắng.

Sao mà một nước Mỹ, có nhiều người tài giỏi (dù cũng có nhiều điều hơi bị linh tinh), lại không tìm được những người có tài để ứng cử vị trí Tổng thống? Có lẽ vì nền văn hóa chính trị của Mỹ đang bị thương mại hóa mạnh mẽ, đến mức trở thành sân chơi của những kẻ trong tay phải có trăm triệu đô trở lên. Người thường không chơi được.

JL

19 thoughts on “Đảng công hòa Mỹ dở quá

  1. “Sao mà một nước có nhiều người quá hay (dù cũng có nhiều điều vổ vấn) không tìm được những người có tài để ứng cử cả?” – JL.
    Một phần vì người có tài thì lại thích dùng tài cuả mình để làm chuyên gia, bình luận gia, không thích tham gia làm chính trị. Họ ngại bị lấm lem bởi các trò chơi cuả chính trường, không thích chịu tổn thương và bị xài xể bởi công luận nhiều khi dớ dẩn, độc ác. Làm chuyên gia, bình luận gia, cố vấn họ có thể mắng nhiếc thậm tệ – dù đó là Tổng Thống, tự do ngôn luận mà. Nếu nhận định hay viết lách cuả họ sai, next version tái bản sưả chưã, revised là xong. Làm TT, chính khách, họ phải chịu bị chửi nếu lỗi lầm, sai trái.

    “Vì văn hóa chính trị của Mỹ bị thương mại hóa đến mức rất khó cho ai trừ những người có hàng trăm triệu đô chơi.” – JL
    Điểu này đúng phần nào thôi. Anh Jonathan dám về California để làm ứng cử viên không? Các ứng cử viên người Việt ở đây đâu có ai giàu trăm triệu đâu? Họ đã làm Thượng Nghị Sĩ đấy. Dân thương và tin là được 🙂

    • họ có nghèo hay ko?trong vấn đề này cũng cần xem mức sống ở khu vực của họ nữa, thượng nghĩ sĩ tiểu bang cũng tương đương đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở vn.ko phải ai làm quan ở vn cũng giàu nếu bạn đi nhiều và thấy nhiều(hàm ý rằng mức sống của họ cũng chỉ tương đương hoặc khá hơn xung quanh). ở mỹ nếu bạn ko có tiền tranh cử(tôi đố bạn trúng cử),nếu bạn ko giàu thì tiền ở đâu đó là chuyện khác mà dường như tiền đó là từ doanh nhân.còn ở vn là nhất quen ,nhì tài ,ba tiền .

  2. Tôi rất đồng tình với một phân tích vừa mới đăng trong báo The Financial Times, bài báo nói về chất lượng quá kém của những người định ứng cử tổng thống Mỹ của Đảng Cộng Hòa. Trong hồ sơ ngoại giao, đó là những người rất thích “ăn to nói lớn” mà có vẻ chẳng hiểu gì về thế giới. Kính nghiệm của họ trong các vấn đề quốc tế gần đây cứ như là một số 0 to tướng. Họ chả hiểu gì về Đông Á cả. Rõ ràng là vậy!
    Vì không ít người nhận thức mơ hồ rằng TT Obama đã bỏ qua sự quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao, nên họ cho ràng bầu cử 2016 ở Mỹ sẽ được quyết định những chủ đề ngoại giao. Dù không hâm mộ Hillary (tuy ngày xưa bà từng là sinh viên của bố tôi), tôi nghĩ mình sẽ có cảm giác dễ chịu nếu bà ấy được ngồi trong Nhà Trắng.
    Sao mà một nước Mỹ, có nhiều người tài giỏi (dù cũng có nhiều điều hơi bị linh tinh), lại không tìm được những người có tài để ứng cử vị trí Tổng thống? Có lẽ vì nền văn hóa chính trị của Mỹ đang bị thương mại hóa mạnh mẽ, đến mức trở thành sân chơi của những kẻ trong tay phải có trăm triệu đô trở lên. Người nghèo đừng mơ chen chân vào.

  3. Anh Joe không biết đấy thôi. Ở Việt Nam, không giàu thì không làm chính trị được đâu. Sinh viên mới tốt nghiệp, muốn xin vào những “chỗ ngon” ở các cơ quan công quyền, có khi phải đút lót gần tỷ bạc (vài chục ngàn USD). Chạy vài cái chức vụ làng nhàng, thì cũng phải chi nhiều tỷ (vài trăm ngàn USD). Còn để chạy những chức vụ to (để vơ vét được nhiều) thì phải chi hàng chục tỷ (hàng triệu USD). Còn những chức vụ cao thì chắc chắn tốn kém hơn nhiều.

    Khác nhau giữa Mỹ và Việt Nam là: Ở Mỹ thì phải tranh cử công khai, tự do để dân bầu. Còn ở Việt Nam thì cứ đi vơ vét, kiếm nhiều tiền, rồi đút lót cho quan trên là lên chức.

    • Bạn chưa nói mục đích của giấc mơ “được làm quan” của người VN, vậy xin bổ sung thêm cho hoàn chỉnh ý của bạn:
      – Ở VN, khi đã mất tiền để được làm quan rồi, thì phải tìm cách lẩy lại vốn, kiếm thật nhiều tiền $… Cách đơn giản nhất của tấng lớp lãnh đạo là phải “làm chính trị”, nghĩa là phải lừa bịp nhân dân, phải dựa vào nước láng giềng vĩ đại, vì cứ “4 tốt” với Trung Quốc là có nhiều TIỀN.!
      Và phải có trái tim của loài thú dữ, không cần biết Nhân dân đói khổ, đất nước tan hoang, môi trường bị tàn phá… như việc khai thác Bauxit ở Tây Nguyên.

    • xin bạn cho tôi biết 200 nước thì có bao nhiều nước quan chức nghèo vậy?nước mỹ tham nhũm trên bàn còn ở vn tham nhũm gầm bàn là câu ví von có vẻ hay ho hơn cả. tôi thì nghĩ một người lên chức ko chỉ cần có tiền bạn ạ…_

  4. Việt Nam vừa triệu hồi Đại sứ Canada phản đối luật S-219 “hành trình tới tự do”. Cái luật này hoàn toàn đúng, chả có gì là sai cả. Canada là nước đang giúp Việt Nam rất nhiều, nhưng cộng sản đớp ngay, chỉ vì cái đạo luật đúng đắn đấy. Trong khi Tàu khựa cướp đảo, lấn biển thì cộng sản im như thóc, không há mồm nói được một câu.

    Cộng sản Việt Nam cắn tay người cho mình, giúp mình, nhưng lại đi rửa đít cho cái thằng cướp lãnh thổ của mình.

    • Tất cả mọi sắc dân tị nạn ờ Canada từ châu Âu – Á – Phi – Nam Mỹ đều muốn làm sự kiện này, với mục đích
      – vinh danh tinh thần nhân đạo, cứu khổ cuả Chính phủ Canada
      – làm đẹp lịch sử đa văn hoá, đa sắc tộc cuả nước Canada
      – ghi nhớ vào lịch sử cuả mỗi cộng đồng

      Chính phủ Canada đâu có khuyến khích hay gầy dựng phong trào vũ trang nhằm lật đổ ai đâu, sao các ông lãnh đạo VN cứ làm phiền vô phép tắc? Khích động, thêm thắt những điều tưởng tượng gây chia rẻ hận thù làm gì, chỉ có lợi cho TQ. Chúng ta là đồng bào, tuy đối lập nhưng phải biết đoàn kết dân tộc. Hỏi anh Jonathan hay đọc bài cuả ông Ngô Nhân Dụng trên Việt Báo về hệ thống chính trị Do Thái thì biết. Người Do Thái quay về thành lập nhà nước pháp trị dân chủ đa nguyên, cả hơn chục đảng, đâu có đảng nào giết đảng khác.

        • Nếu anh Jonathan không ngại cho tôi đoán nhé? Có phải anh Jonathan ủng hộ “Socialism”, thích dân chủ nhưng theo phương pháp xây dựng hoà bình, tránh gây chiến tranh, đúng không nhỉ?
          Anh không thích ông Netenyahu hả, sao vậy. Tôi nói là thích cách người Do Thái sinh hoạt chính trị thôi. Còn ông Netenyahu, tôi không có ý kiến. Tôi thấy ông ta có vẻ sáng láng, handsome, nhưng lạnh tanh, ánh mắt và nét cười rất giống ông Putin. 🙂

      • người Việt thì muốn mình thành kẻ khác nhưng bản thân mình thì lại ko giống như người ta.cuối cùng ta ko thành ta mà tây thì cũng chả ra gì. đó là một sai lầm lịch sử còn tiếp diễn đến tận ngày nay.

  5. Với Việt Nam, người của Đảng Cộng hòa hay Dân chủ đắc cử Thổng thống Mỹ đều ổn cả, vì hiện nay cả hai đảng đều ủng hộ và thúc đẩy Mỹ quan hệ tốt với Việt Nam. Lịch sử nước Mỹ chứng minh, Đảng Cộng hòa thường hiếu chiến hơn Đảng Dân chủ. Các Tổng thống của Đảng Cộng hòa khởi động chiến tranh khắp nơi, thì các Tổng thống của Đảng Dân chủ lại phải đi dọn dẹp, vỗ về, xoa dịu, hàn gắn lại các mối quan hệ … Chiến tranh Iraq và Afganistan đều do Tổng thống Bush của Đảng Cộng hòa phát động. Hai cuộc chiến này tiêu tốn nước Mỹ vài ngàn tỷ USD. Năm 2008, cuộc khủng hoảng sub-prime tấn công nền kinh tế Mỹ, khởi đầu là sụp đổ của Lehman Brothers, tiếp theo là Citigroup, AIG, Fannie Mae, Freddi Mac sau đó là GM và nhiều hãng hùng mạnh của nước Mỹ phá sản, khủng hoảng hoặc gặp khó khăn. 2 cuộc chiến ngàn tỷ $ + cuộc khủng hoảng sub-prime khiến nước Mỹ hùng mạnh lao đao, khốn khổ. Phải nói, năm 2008 là năm khó khăn nhất của nước Mỹ. 2008 cũng là năm Tổng thống Obama của Đảng Dân chủ đắc cử. Ông tiếp nhận một nước Mỹ nợ đầm đìa, khủng hoảng nặng từ tay Tổng thống Bush – thật khổ cho Obama. Vê đối nội: Obama phải dọn dẹp nền kinh tế, bơm hơn 7 ngàn tỷ $ để cứu hàng loạt “ông lớn” (các hãng lớn) của Mỹ để tránh sụp đổ, rồi ông liên tục đưa ra các gói kích thích kinh tế … để vực dậy nền kinh tế Mỹ. Về đối ngoại: Obama phải đi dọn mấy cái đống lộn xộn Iraq, Afgan, rút quân Mỹ ra khỏi những cái đống bầy nhầy, hàn gắn lại quan hệ với các nước, cắt giảm bớt chi tiêu để tiết kiệm cho người dân Mỹ …

    Tôi thấy các Tổng thống dân chủ làm giàu nước Mỹ, còn các Tổng thống cộng hòa thì đi đốt tiền nước Mỹ vào các cuộc chiến. Cá nhân tôi thích các Tổng thống dân chủ hơn cộng hòa. Nhiều người Việt Nam giống tôi, thích các Tổng thống dân chủ hơn cộng hòa, và rất quí mến bà Hillary Clinton. Người Việt yêu mến bà Hillary Clinton không chỉ vì bà là ứng cử viên Đảng Cộng hòa, mà bà còn là phu nhân của Tổng thống Bill Clinton, người rất được người Việt yêu mến vì ông đã dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam và bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt.

    • chiến tranh là một phần của nước mỹ.có lẽ ko có nhiều vị tổng thống mỹ mà ko dính líu đến chiến tranh. loài người vẫn còn mọn rợ lắm vì cái chết của người này là sức mạnh của kẻ khác!

  6. Anh Jonathan có vẻ là người ủng hộ Đảng Cộng hòa, nên không thích bà Hillary Clinton. Đảng Cộng hòa thường tiếp cận vấn đề rất mạnh mẽ, ví dụ: Iran không nghe lời Mỹ dạy bảo, thì đem bom đi nện ngay. Người Do thái không thích TT Obama, vì họ cho rằng Obama yếu đuối. Netanyahu phi thẳng sang Mỹ, chỉ trích Obama kịch liệt tại Quốc hội Mỹ về việc Obama đàm phán với Iran về vấn đề hạt nhân, mà không thèm qua gặp Obama. Netanyahu và người Do thái rất rắn, nên rất hợp với Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, tôi lại rất thích người Do thái.

    Anh Jonathan gốc Do thái, nên không thích bà Hillary phải không?

  7. người Việt nam hiểu về chính trị mỹ còn rất ít ,kể cả những người đã sống trên đất mỹ 40 năm qua cũng giống như người mỹ hiểu về vn vậy.chính vì thế mà đã có rất nhiều ảo tưởng trong lịch sử mà cho đến nay vẫn còn dư âm(ví dụ chuyện TTP mà tôi thấy nhiều người vẫn sử dụng từ “giúp” trong cụm từ mỹ giúp vn trong khi thực tế phải nên là “hợp tác”). tôi cho rằng đây cũng là đề tài anh nên viết

Comments are closed.