Vài nết về bài “Việt Nam sắp thay đổi?”

Current history Article

Vừa rồi ông Tây ngu dốt ảo tưởng chẳng biết cái gì này được (hay bị) một tập chí tên là Current History (tạm dịch Lịch sử hiện tại) mời viết bài với chủ đề “Việt Nam: 40 năm sau ngày 30/4/1975.” Dù tôi đã đồng ý viết từ đầu tháng 5, nhưng tôi đã không viết một từ nào cho đến những ngày cuối tháng 7 (Có lẽ vì chủ đề quá lớn hay là vì tôi có tâm trạng lười vào mùa hè hay cả hai?)

Vậy, tuần trước bài đã được xuất bản với tên (do tập chí chọn) “Is Vietnam on the Verge of Change?” (Việt Nam sắp thay đổi?, tiếp cận tại đây). Kết quả không khiến tôi bất ngờ là tôi không được hài lòng với những gì tôi viết cho lắm nhưng bình thường khi làm ẩu thì người ta sẽ đưa ra kết quả tệ như vậy đấy.

Rất tiếc, hiện nay tôi không có thời gian để dịch bài viết dài bảy trang này và cũng không có thời gian để chia sẻ những ý tưởng một cách chi tiết. Tôi chỉ xin nêu vài nét dưới đây:

– Nhìn một cách chung chung, việc thực hiện của Việt Nam dù ấn tượng về một số mặt NHƯNG đã chưa đạt được một kết quả hài lòng… Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 4-6 phần trăm một năm là chưa ổn so với tiềm năng của đất nước ở giải đoạn này …

– Việt Nam có thể và nên có tăng trưởng nhanh hơn nếu tiến hành những cải cách mà bao nhiêu chuyên gia trong và ngoài nước đã nêu;

– Dù TPP chưa hoàn tất, việc Việt Nam đang tham gia vào hiệp định này cũng như đang kết thúc những hiệp định thương mại khác nữa (đối với EU, chẳng hạn) dự báo rằng Việt Nam sẽ có những cơ hội tốt để mở rộng và phát triển kinh tế;

– Việc cả TPP lẫn Hiệp Định thương mại VN-EU có những yêu cầu đặc biệt về hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam thì đây nên được xem là cơ hội tốt để giúp Việt Nam tiến hành một quá trình “nâng cấp công nghiệp” (industrial upgrading);

– Về chính trị xã hội, quá trình quan trọng nhất theo tôi (hoặc chỉ là cái tôi thấy thú vị nhất?) là những thay đổi trong nền văn hóa chính trị của Việt Nam. Rõ ràng không nên phóng đại những thay đổi này nhưng cũng nên thấy ở Việt Nam ngày nay, những “công luận” lớn về chính trị đang hình thành. Điều đó rất đáng hoan nghênh;

– Xong, người dân  vẫn còn chờ “được hưởng” các quyền đã được hứa 70 năm…. Phải tìm cách để thực hiện các lời hứa đó, nên giải phóng ngành báo chí, cho phép nó đóng một vài trò tích cực hơn;

– Về chính trị cấp cao, đất nước đang chờ kết quả về nhân sự cho ĐH12…Dù không dám đoán trước kết quả, ĐH này sẽ mang lại một số thay đổi về thế hệ trong giới lãnh đạo. Việc có thế hệ chính trị mới chẳng đảm bảo sẽ mang lại tiến bộ nào (hãy xem Kim Jong Un). (Dù không viết trong bài này, tôi cũng nghi ngờ khi thấy một số trong lớp trẻ này có vẻ đang nỗ lực giành sự ủng hộ bằng cách xây đài tượng…)

– Về quan hệ quốc tế… rõ ràng đã có những thay đổi rất lớn. Dù chỉ nói là “quan hệ hợp tác toàn diện”, nhưng trên thực tế Mỹ đã trở thành một đối tác chiến lược của Việt Nam.

Cho các bạn biết tên của bài “Việt Nam sáp thay đổi” là do tập chí chọn. Như bình thường, cũng nhờ các bạn vui lòng nhớ rằng khi tôi viết bằng tiếng Anh thì thường tôi đang viết cho những người ít biết về Việt Nam.   Vậy, đây chỉ là việc chia sẻ những ý tưởng này của tôi cho đến toàn bài được dịch

JL

Cảm ơn bạn T đã soạn bài này…

6 thoughts on “Vài nết về bài “Việt Nam sắp thay đổi?”

  1. Cám ơn GS London.
    Cái tít của bài cũng chỉ là một câu hỏi, cho người VN hy vọng. Mong sẽ có thay đổi mong thay đổi – triệt để và hòa bình.

    (Cũng may trên thế giới còn có thể chế Kim Jong Un để người VN so sánh, coi đó là đường biên “đỏ” để canh chừng, cảnh báo nhà cầm quyền độc tài “vĩ đại” của mình).

  2. Tạp chí Current History họ đổi tên bài viết chắc là vì bài này có tính cách nghiên cứu, bao quát được nhiều khía cạnh xã hội và chính trị Việt Nam (trong giai đoạn này). Qua các khía cạnh, sự dịch chuyển của xã hội và đời sống chính trị của Việt Nam được nêu ra, tờ Tạp chí chỉ còn có thể kết luận qua tựa bài đại khái là “nó” đang thay đổi.

    Giới quan sát hoàn cầu vẫn thường lầm tưởng như thế khi họ quan sát xã hội và đời sống chính trị mấy xứ cộng sản như Tàu, Việt, Bắc Hàn, Cuba, và các nhóm cộng sản nổi loạn tại Ấn, Bangladesh, Nepal, Columbia, Phi, etc. Thường thì những điều diễn ra trong xã hội, nhà nước và cả những phát ngôn của đám cán bộ cộng sản các xứ này luôn tạo ra những mập mờ hơi thiên về hy vọng tốt đẹp. Nhưng không. Bọn họ có hành vi và bản tánh như loại dã thú mà ta hay nuôi làm thú nuôi trong nhà vậy: nó bất thình lình tấn công bất kỳ ai vào bất cứ lúc nào, dù mới đó nó còn đang tỏ ra rất thân thiện và vô hại, thậm chí thuần tính nhân nghĩa nữa cơ.

    Current History có lẽ cũng đã biết nhưng cứ nói động viên cho “nó” với “tinh thần lạc quan”. Current History dư biết vì 70 năm rồi với biết bao nhiêu giai đoạn tương tự như giai đoạn bây giờ với rất nhiều cơ hội để “nó” thay đổi tốt đẹp hơn.

    Nhưng đã không.

    Mà thôi, dù hy vọng còn hơn chán nản, tôi cảm ơn ông London đã cùng trăn trở với vận mệnh của nước tôi đang dưới thời cộng sản hoành hành.

    Ít ra thì bọn trẻ con nghành xã hội – chính trị học cũng học được ở bài này cách tiếp cận vấn đề, cách tạo nên một khung nghiên cứu từ nhiều khía cạnh để tự nó dẫn đến một kết luận một cách bài bản. Không như bài diễn văn hồi 2/9 của Trương Tấn Sang, lan man và vô kỷ luật, bạ đâu nói đó một cách không nghiên cứu gì cả, đặc biệt là phần tẩy nói về người Việt cõi ngoài, đại khái là hãy mang tiền về Việt Nam, đừng mặc cảm (thua trận) nữa.

    Nếu Trương Tấn Sang có học, có giáo dục tức có phương cách nghiên cứu, tiếp cận và nhận ra vấn đề xã hội – chính trị (người Việt cõi ngoài và sự liên quờn với cõi trong), thì, tẩy hẳn đã không nói bậy bạ về sự mặc cảm mặc kiết gì đó rồi. Người Việt cõi ngoài không có thời gian và thói dở hơi để mặc cảm đâu, họ biết họ có phẩm chất hơn đám cán bộ vô học đã cưỡng chiếm miền Nam bằng sự hung bạo bất chấp luật pháp quốc tế. Họ không hòa hợp với cộng sản vì nó không chủ trương cùng chung sống theo trật tự luật pháp và nề nếp văn minh loài người.

    qx

    • Theo tôi TT Sang là người giỏi lối nói ẩn dụ,thậm chí là toán học,vì trước đây,ông ta đã gọi 3 Dũng là đồng chí X,tôi tin GS Ngô Bảo Châu cũng không giải nổi bài toán này.

      • hehe… trong lúc chúng nó cho là chúng nó chính danh, chính thống, thì một trong chúng nó lại nói ẩn dụ – một lối nói chẳng mang tính chính danh chút nào.

        Ah, về toán học … đúng đúng đúng, X là ẩn số, là toán mother nó rồi còn gì khà khà … hay! Ông giáo sư toán Bảo Châu làm sao mà giải được thứ toán của bọn đỉnh cao trí tuệ này được chớ, dĩ nhiên là không rồi.

        hehe…

        qx

  3. Dear anh Jonathan,
    Chắc anh đã đọc bài diễn văn cuả ông Tập tại Seattles rồi phải không ạ? Anh nghĩ gì về nó?

    Thật là tức cười, khi ông ta cuối cùng đã lộ rõ tham vọng bành trướng xâm lược biển đảo cuả Việt Nam. Các đảo cuả Trường Sa và Hoàng Sa mà là cuả Trung Quốc từ ngàn xưa? Lời tuyên bố này đã phủi sạch những cái gọi “chung sống hoà bình”, giải quyết song phương”, “tôn trọng chủ quyền cuả láng giềng”, etc. Tôi kính mong HoaKỳ và quốc tế phải can thiệp vào vấn đề này. Chấp nhận chủ quyền cuả TQ lên các hòn đảo này là chấp nhận mất vùng biển xung quanh nó và vùng trời ở trên nó. Không lâu la gì TQ sẽ tuyên bố độc quyền hàng hải hàng không hình chữ U. Ngư dân cuả Việt Nam sẽ không còn nguồn sống nữa, cưả ngõ cuả đất nước sẽ đóng sập!

Comments are closed.