TPP: Thực tốt cho Việt Nam?

(C) Brent Lewin/Bloomberg (vi phạm TPP?

(C) Brent Lewin/Bloomberg (vi phạm TPP?)

I

Tin những đàm phán Hiệp Định TPP đã được kết thức thành công đã gây nhiều phản ứng khác nhau ở các nước thành viên, từ Mỹ cho đến Việt Nam. Ở Việt Nam và trong cộng đồng người Việt quốc tế, thông tin này đã được nhiều người chào đón như là tin rất tốt và hứa hẹn. Mặt khác, cũng có những người hoài nghi hơn. Thậm chí có những người thấy TPP sẽ không mang lại cái gì tốt cả cho Việt Nam.

Ở bên Mỹ, cũng thấy những ý kiến đa dạng. Ở một bên có những quan điểm ủng hộ, như của TT Obama, nhiều tập đoàn tư bản, và những người thường “ửng hộ thương mại” (“pro-trade”) khác. Ở bên không ủng hộ, có những nhà chính trị cánh tả như thượng viện sĩ Bà Elizabeth Warren, những nhóm lao động lớn (như AFL-CIO), cho đến những người thường hoài nghi về khái niệm “thương mại tự do” (free trade). Ở giữa tuần, Bà HR Clinton đã gây một tranh cãi lớn khi Bà xoay trực gần như 180 độ và tuyến bố là Bà không thể ủng hộ TPP hiện nay.

Từ trước đến nay tôi cũng đã có những ý kiến khác nhau đối với TPP. Là một người đã đọc khá nhiều về lịch sử kinh tế tôi thường hoài nghi về tư tưởng thương mại tự do (“free trade”) và hiểu khá rõ về những hạn chế và nguy cơ của các hiệp định loại này cũng như chủ nghĩa tư bản nói chung – nhất là cái gọi là ‘neo-liberalism’ chủ nghĩa mà giả định cơ chế thị trưởng là giải pháp cho mọi vấn đề. (Những người phê bình “neoliberalism” thưởng hiểu nó là một công trình chính trị do các giai cấp tư bản và các nhà nước tư bản chủ nghĩa đang tiến hành trong phạm vi thế giới, để làm sâu rộng hơn những quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa cũng như tăng sự phụ thuộc của mọi công dân vào hệ thống tư bản.

Vậy, có phải là ai mà ủng hộ Việt Nam và khẳng định TPP là (hoặc có thể là) tin mừng đều thuộc giới “pro-trade tuyệt đối” hay giới “neoliberal”? Rõ ràng là không. Xin nhớ ngày nay “bọn” pro-trade gồm có cả Tập Cận Bình, TBT NPT, TT “Anh Ba/ĐC X” cho đến Obama, Trump, Bush Con II v.v. Mặt khác phải nhận ra có người mà thấy thương mại nói chung có thể đóng góp nhiều vào quá trình phát triển đất nước nhưng lại thấy riêng hiệp định TPP này là không tốt. Đồng ý có yếu tố của TPP này nên làm cho chúng ta hoài nghi, lo lắng, và hiểu vì sao có người không thích nó. Phải nhận ra không phải là 100 phần trăm (thậm chí đại đa số những người) mà ửng hộ TPP là thấy TPP là một hiệp định hoàn hảo.

Đối với thường mại quốc tế tôi thường nghĩ như thế này: (1) thương mại có thể mang lại lợi ích kinh tế; (2) nhưng những quyền lợi đó phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể; (3) tư bản chủ nghĩa và cái gọi là “thị trường thế giới” là một hiện tượng chính trị nhằm mục đích tích luỹ vốn, làm giàu hơn giai cấp chủ tư bản; nhưng (4) có khi tư bản chủ nghĩa có thể được một nhà nước (dù dân chủ hay không) dùng để công nghiệp hoá, năng cao mức sống cho người dân v.v.

Trong phần dưới tôi sẽ bình luận một chút về một số nghi ngờ của cách đàm phán cũng như nội dung của TPP. Sau đó sẽ xem xét một số quan điểm ủng hộ và phê bình TPP so với Việt Nam. (Chắc là có một số phân tích cụ thể liên quan đến Việt Nam mà tôi chưa tham khảo.) Sau cùng tôi sẽ có vài bình luận kết thúc và giải thích vì sao tôi thấy TPP có thể là tốt và tại sao tôi cũng có thể sai.

II

Trước khi chia sẻ những quan điểm ủng hộ và không ủng hộ về TPP nên nêu một số điểm mà làm cho tôi hoài nghi từ đầu. Có hai yếu tố lo nhất là (1) Tính bí mật của những vòng đàm phán; (2) những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và (3) những hạn chế TPP mang lại để cho phép các nước bảo hộ các ngành kinh tế.

Về nghi ngờ 1, tính bí mật, vấn đề là quá trình đàm phán HĐ TPP có thể được xem là trái với những nguyên tắc minh bạch dân chủ. Có lần tôi đã chia sẻ lo ngại của mình với một người làm nhiều năm trong một học viện ngoại giao của Hoa Kỳ. Bạn ấy giải thích những đàm phán về thương mại thường “phải như thế” vì nếu không rất khó có thể đàm phán được cái gì. Hành động đàm phán là một hành động chiến lược chứ. Không bao giờ có chuyện chia sẻ với mọi bên và cộng đồng tất cả thông tin… Dù tôi chưa hài lòng, đó cũng là một cách trả lời khá phổ biến. Vậy, chúng ta phải thừa nhận, việc làm cho các hiệp định thương mại minh bạch còn là một vấn đề mà thế giới đã chưa làm được mà nên đề cập.

Thứ hai, đối với vấn đề sở hữu trí tuệ, tôi không lo về Mickey Mouse là sở hữu của ai mà đặc biệt lo về các ngành như dược phẩm và, chẳng hạn, khả năng TPP sẽ làm cho một số loại thuốc men quá đắt đỏ. Theo tôi được biết, tranh cãi này đã được giải quyết một phần mà tôi và các nước thành viên khác đã có một thành công, qua việc giảm thời gian độc quyền sở hữu trí tuệ trong một số loại thuốc từ 8 xuống 5 năm. Rõ ràng (đặc biệt) nước Mỹ muốn lấy sở hữu trí tuệ làm cơ sở của quyền lực kinh tế trong thế kỷ 21. Cũng không nên bỏ qua “tác động số” mà TPP có thể có (chưa chắc là sẽ có) đối với tự do trên mạng. Chẳng hạn, theo tổ chức Electronic Frontier, qua việc mở rộng luật copyright, TPP có thể ảnh hưởng số đến những nỗ lực để nâng cao minh bạch, thổi còi (whistleblower)….

Thứ 3, ở Châu Á, các nước như Hàn Quốc, Đài Luân, thậm chí Trung Quốc đã nuôi được những ngành kinh tế trong nước qua việc áp dụng một số biện pháp mà TPP sẽ không cho phép Việt Nam sử dụng. Chẳng hạn họ cấp vốn ưu tiên hoặc đặc quyền, đặc lợi cho những công ty “chất lượng cao”…. hoặc có cách tiếp cận, sử dụng, và “reverse engineer” hay chép những công nghệ của nước ngoài (như TQ đã làm) để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. Với TPP khó có thể làm như thế, phải tìm cách mới hay chuẩn bị cho một tương lai mà, trong đó, “toàn thắng” của bọn đế quốc sau cùng sẽ hình thành ở Việt Nam.

III

Vậy, hãy xem xét một số quan điểm và phỏng đoán về những tác động tốt hay xấu của TPP đối với Việt Nam. Đối với những quan điểm mà phỏng đoán cho rằng TPP sẽ mang nhiều lợi ích cho Việt Nam, xin chia sẻ vài luận điểm đã được nêu ở ngoài Việt Nam.

VN manu

TPP sẽ mang lợi ích cho Việt Nam

Trước hết xin nêu, trong phạm vi quốc tế một ý kiến rất phổ biến đối với các nhà kinh tế học chính là, trong 12 nước thành viên của HĐ TPP thì Việt Nam sẽ là nước có nhiều lợi nhất. Chẳng hạn, phân tích của Viện Kinh Tế Quốc Tế Peterson nêu một số yếu tố giải thích kết quả này:

  1. Sẽ cho phép thương mại lớn và lâu dài với Hoa Kỳ;
  2. Sẽ giảm những trở ngại đối với xuất khẩu (Những bảo vệ ở nước ngoài đối với hàng may mặc và giày dép hiện nay là còn cao, đó là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam);
  3. Vị trí cạnh tranh mạnh mẽ trong một số ngành sản xuất khác và việc lợi thế so sánh của Trung Quốc đang giảm dần;
  4. Các hiệu ứng quy mô mạnh mẽ trong nước – các cụm sản xuất sẽ phát triển nhanh

Theo Viện Peterson, trong năm yếu tố trên, ba yếu tố đầu tiên sẽ đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam và các điều khoản thương mại dưới TPP. Thu nhập cao hơn sẽ cho phép Việt Nam đầu tư nhiều hơn và tăng trưởng nhanh hơn. Như nhiều phân tích khác, viện Peterson cho rằng “Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc thực hiện một thỏa thuận mà yêu cầu kỷ luật nghiêm ngặt trong các lĩnh vực như lao động và (cách thống trị kinh tế) của chính phủ. … ”

Trong một phân tích khác, hãng Bloomberg cũng trình bày một số lý do tại sao “Việt Nam có thể là nước có nhiều lợi nhất”. Trong đó, bài báo nói lại vài con số của một số chuyên gia mà kết luận rằng riêng việc tham gia vào TPP sẽ mở rộng giá trị xuất khẩu 28 phần trăm trong 10 năm. Dù chưa phải là một con số lớn lắm (sẽ thêm vào khoảng 36 tỷ đô la Mỹ qua 10 năm), nhưng con số này nên được xem là trên những tăng trưởng hiện có. Chẳng hạn, thay vì GDP tăng 6 phần trăm hàng năm sẽ lên 7 phần trăm, v.v. Trong khi đó, chưa kể đến những lợi ích khác như FDI hay quy mô công nghiệp hoặc các tác động gián tiếp.

Bên cạnh những lập luận cụ thể và những con số cụ thể như trên cũng có một lập luận chung chung mà, dù có thể chưa thuyết phục tất cả mọi người ít nhất nên được nêu: Đó là việc Việt Nam tham gia vào TPP sẽ là cơ hội tốt cho đất nước để hội nhập sâu hơn vào những thể chế và những quá trình kinh tế chính trị quốc tế. Đó là một yêu tố vô giá mà, theo một số người trong và ngoài nước có thể cho Việt Nam phát triển nhanh hơn và đạt được một số thay đổi về thể chế mà từ lâu đã làm cho phát triển của đất nước đi quá chậm. Điểm cuối cùng này, dù được hiểu nhiều cách khác nhau, vẫn là một yếu tố không nên bỏ qua vì ở Việt Nam có rất nhiều người trong và ngoài bộ máy muốn tăng tốc độ và độ sâu của các quá trình quốc tế hoá, hiện đại hoá, v.v. Về tác động của TPP đối với những thách thức xã hội như quyền con người, quyền lao động thì chắc là khó để đánh giá trước được, nhưng riêng điều này tôi sẽ đề hôm khác.

TPP sẽ chả mang lại lợi ích gì đáng kể cho Việt Nam cả

Tất nhiên, có không ít người hoài nghi hơn về TPP và tác động của nó đối với Việt Nam, từ chính trị xã hội, cho đến kinh tế. Ở đây, có lẽ nên phân biệt giữa ba loại quan điểm. Thứ nhất, chúng ta có thể tưởng tượng một quan điểm mà cho rằng TPP sẽ phá hoại nền độc lập kinh tế của Việt Nam; sẽ làm cho Việt Nam khó có thể vượt qua những trở ngại của nền kinh tế thế giới. Nhưng phải đồng ý rằng, quan điểm này chủ yếu là còn trong phạm vi giả thuyết. Vì đến nay chả thấy ai trong hay ngoài Việt Nam lý luận một cách thuyết phục rằng TPP là một đe doạ như thế.

Thứ hai, có những quan điểm mà cho rằng, dù TPP có thể là một cơ hội tốt, thế nhưng, những đặc trưng và điều kiện trong nước, trong các ngành kinh tế sẽ không cho phép Việt Nam có được nhiều lợi ích. Những người mà có quan điểm này nêu một số yếu điểm trong các ngành kinh tế cũng như những hạn chế của nền kinh tế nói chung như thiếu nguồn nguyên liệu, v.v.

Ở đây xin chia sẻ bình luận của một bạn tộc danh tên Danh trên trang blog tôi:

TPP sẽ giết chết Việt Nam, từ công nghiệp, nông nghiệp lẫn dịch vụ. Chết hết. Việt Nam có gì đâu mà cạnh tranh. …. Huy vọng, TPP sẽ gia tăng đầu tư FDI. Đúng, FDI sẽ có gia tăng thêm, nhưng không như họ hy vọng đâu. FDI sẽ chỉ gia tăng trong các lĩnh vực sản xuất lặt vặt sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy dép, hoặc lắp ráp điện tử để xuất khẩu qua Mỹ và vài nước khác.

Quan trọng nhất là nguyên liệu cơ bản, công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ, thì khó hy vọng họ đầu tư FDI ở Việt Nam. Nguyên liệu, công nghiệp chế tạo và phụ trợ là xương sống của nền kinh tế, muốn có, thì Việt Nam phải tự phát triển để mà có. Còn các hãng, thì họ sẽ điều tiết chuỗi cung ứng theo chiến lược của họ. Họ sản xuất ở TQ, Đài Loan, Thái Lan, Malay, Ấn Độ … mỗi nơi một ít …

Tóm lại, Việt Nam phải nhìn vào Hàn Quốc mà học. Họ chủ động hoàn toàn được chuỗi sản xuất của họ nên họ thành công. Không nên hy vọng vào TPP và FDI quá nhiều mà thất vọng. Muốn thành công, thì Việt Nam phải tự phát triển được chuỗi sản xuất của riêng mình, thì mới chủ động được. Việt Nam không nên tham gia TPP. Hy vọng, Quốc hội sáng suốt, bác bỏ Hiệp định TPP thì Việt Nam mới có thể tự tìm cách vươn lên. Hiện nay, cộng sản đang ỷ lại vào TPP, với hy vọng là TPP sẽ làm cho Việt Nam giàu có. Đấy là tư tưởng của bọn ăn xin.

Cuối cùng có những quan điểm mà cho rằng TPP sẽ chẳng có lợi gì cho dân Việt Nam và thậm chí sẽ là một công cụ để cho phép chính trị độc tài ở Việt Nam sống muôn năm. Ví dụ, có một bạn trên Facebook mà như bao nhiêu người khác muốn Việt Nam thay đổi về thể chế chính trị. Bạn này thấy TPP là không tốt cho Việt Nam. Thấy việc gia nhập vào TPP là một bước mưu lược (tactical) và bước nguy cơ thấp cho một đảng mà đã không theo “hầu hết mọi hiệp ước thế giới khác” mà sẽ mang lại nhiều quyền lợi cho đảng (trước) và nhà nước (sau) với mục tiêu giữ quyền là trên hết. Nếu TPP đe doạ vị thế thống trị tuyệt đối của đảng thì sẽ bị bỏ ngay. Mặt khác, tham gia TPP có thể cố gắng ‘xin viện trợ, hỗ trợ kinh tế, và là một cơ hội nữa cho đảng để nói đến một thành tích lớn v.v. Thêm vào đó là quan điểm hoài nghi về khả năng của Đảng và Nhà Nước để tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thuộc các loại sở hữu để có được sức cạnh tranh.

Tôi không bác bỏ những quan điểm này. Nhưng không nên giả định những người mà thấy TPP có thể mang lợi cho Việt Nam là những người mà không muốn cải cách hay không nhận ra những nguy cơ của hiệp định

IV

Tranh luận về TPP có giá trị chứ, nhưng đến nay có vẻ là TPP là con đường chính quyền của Việt Nam cùng với chính quyền của 11 nước khác đã chọn Chúng ta sẽ và nên tranh luận về TPP them. Nếu có hai điều rõ thì đó là hiệp định này là không đơn giản và việc đánh giá trước những tác động của nó tại Việt Nam là đầy phức tạp. Là một người thường hoài nghi về các hiệp định thương mại như TPP, tôi vẫn có ấn tượng tham gia vào hiệp định sẽ mang lợi cho Việt Nam. Nhưng tôi cũng không loại trừ khả năng tôi có thể sai.

Khi tôi nghe những người mà khẳng định TPP sẽ không mang lại lợi gì cả cho xã hội Việt Nam, tôi quan tâm chứ. Nhưng cũng có lúc làm cho tôi nhớ đến những ai mà, vì muốn thay đổi ở Việt Nam kết luận rằng tốt nhất là không nên làm cái gì mà có thể giúp (thậm chí vô tình) duy trù chế độ trong nước.

Tôi tin rằng đại đa số người mà ủng hộ công bằng xã hội, nhân quyền, và một trật tự xã hội kinh tế công lý ở Việt Nam nên có khả năng để thảo luận về vấn đề TPP một cách xây dựng. Tôi không bao giờ phủ nhận những lời phê bình của các bạn mà loạn báo về nguy cơ của TPP. Đồng ý nếu không cải cách mà cứ bơm tiền FDI vào họp đen thì chả giải quyết vấn đề gì. Nhưng, trong trường hơp này, trong thời điểm này, tôi thấy việc tham gia TPP là tốt hơn không tham gia. Chúng ta không thể nào biết trước được. Vì thế xin đề nghị những người quân tâm đến tương lai của Việt Nam, thay vì cãi nhau về TPP, hãy bắt tay, động viên đoàn kết để đẩy mạnh những gì mà sẽ giúp Việt Nam sớm thành một nước thịnh vượng hơn và dân chủ hơn cho mọi người dân.

JL

 Cảm ơn bạn ND đã soạn, sửa lỗi

Vì sao H. Clinton chống lại TPP?

Hôm nay ta thấy bà Hillary Clinton, hiện là ứng cử viên Tổng Thống hàng đầu của Đảng Dân Chủ, đã tuyên bố sẽ chống lại TPP. Đó không chỉ là một quyết định sẽ có tác động xấu đến số phận của TPP trong Hạ Viện và Thượng Viện của Quốc Hội Mỹ mà có khả năng (dù đến nay chưa lớn) để phá hoại cả Hiệp Định. Thế Bà Clinton làm gì đấy?

ClintonLà một người rất thông cảm với các giá trị xã hội dân chủ, tôi cũng như nhiều bạn khác thường nghi ngờ đối với những hiệp định thương mại lớn. Nhiều khi, những hiệp định này được thiết kế để mang lợi cho những tập đoàn, người giầu, người có quyền lực hơn là những người dân bình thường. Thế nhưng, trong trường hợp này tôi không đồng ý với Clinton. Chống lại bà ấy.

Quyết định này được bà Clinton đưa ra không phải vì bà đồng tình với những giá trị xã hội dân chủ. Chẳng qua, bà vờ vĩnh và muốn giành lợi thế trong tranh cử qua hành động làm bộ ủng hộ một số quan điểm sẽ giúp bà trên đường tới Nhà Trắng. Ai biết chút ít về “Nhà Clinton” thì đều biết họ không phải là những người ủng hộ người lao động ở Mỹ mà chủ yếu, họ ủng hộ những tập đoàn bỏ tiền vào túi của họ. Điều này quá rõ.

Vấn đề không phải là tôi không lo về một số yếu tố của TPP. Nếu bà Clinton thực sự chân thành đối với những vấn đề liên quan tới TPP thì tôi còn có thể chấp nhận hay ít nhất nghe kỹ. Tôi thừa nhận những hiệp định như NAFTA và TPP cũng có tác động phức tạp (tốt có, xấu có).  Tôi thừa nhận khi nghiên cứu lịch sử ta thấy nhiều khi những người ủng họ “thương mại tự do” (free trade) chủ yếu muốn tăng lợi thế của bọn tư bản trong phạm vi toàn cầu.

Tóm lại, lý do tôi thấy quyết định của Clinton là chán không phải chỉ vì tôi hoàn toàn không đồng ý với những lý luận của phái “chống lại TPP.” Không thể biết trước được liệu TPP sẽ tốt và không tốt như thế nào đối với cả dân thường Mỹ lẫn Việt Nam. Đồng thời muốn có người TT thật thà về trí tuệ.

Tôi thấy chán quyết định này của bà vì hai lý do. Một là tôi cho rằng TPP là một cơ hội tốt cho Việt Nam và chưa chắc là xấu đối với Mỹ hay các nước thanh viên. Hai là tôi thấy trong trường hợp này Bà rất có thể là giả dối. Sẵn sàng nghe ai cho rằng TPP là không tốt cho VN và không tốt cho Hoa Kỳ. Nhưng đến nay tôi muốn có cả TPP và một Tổng Thống chân thành, như Joe Biden.

JL

(Cho những bạn thất bài này chưa có một lập luận thuyết phục tôi sẵn sàng thừa nhận điều đó. Với bài này tôi đang chia sẻ những cảm giấ, không có ý giành một nobel prize về logic. Thông cảm nhá.)

Cảm ơn bạn NHL đã soạn bài, sửa sai.

TPP: Nên mừng bao nhiêu?

images356762_1a

Sau nhiều nỗ lực và không biết bao nhiều vòng đàm phán, Hiệp định thương mại TPP, là Hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử, gồm 40% của tổng GDP toàn cầu, cuối cùng đã được cả 12 nước thành viên đồng ý. Dù vẫn còn một số trở ngại trong Quốc hội Hoa Kỳ, v.v., dường như TPP đã được đàm phán thành công.

Việc này sẽ có những tác động đáng kể đối với sự phát triển của nền kinh tế Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Vậy, dân Việt Nam nên mừng về kết quả này? Hay mừng bao nhiêu %? Ở đây chỉ xin chia sẻ vài ấn tượng đơn giản, chưa sâu.

Thứ nhất, gần như tất cả những nhà quan sát đều đồng ý “Việt Nam” sẽ là một trong những “người” thắng – tức là sẽ là một “big winner,” chủ yếu vì TPP sẽ (1) mở rộng và nâng cao khả năng của các công ty sản xuất tại Việt Nam để tiếp cận những thị trường lớn trong khối, trong đó có Hoa Kỳ.

(2) Do đó, cũng sẽ khuyến kích FDI vào Việt Nam. Oh, nhiều tiền hơn hả? Thế thì tốt quá! Phải không? Cũng tốt chứ, nhưng tiền đó sẽ đi đâu, vào túi của ai? Các công ty (cả của Việt Nam lẫn ngoại quốc) sẽ ‘ăn’ bao nhiêu? Còn người dân? Những đồng tiền này sẽ tác động đến tài chính công cộng/ngân sách nhà nước như thế nào? Nhiều câu hỏi lắm. Chính vì thế nói “Việt Nam” sẽ có nhiều lợi ích là chưa được. Phải hỏi và nói cụ thể: Việt Nam là ai? Ai ở Việt Nam sẽ được quyền lợi .v.v…

Một điểm nữa (thứ 3) được đề cập và nêu ít hơn nhưng tôi thấy quan trọng hơn, liên quan đến khả năng của TPP để kích thích những bước phát triển trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam. Ở đây phải xin lỗi vì tiếng Việt của mình còn quá hạn chế để nói/viết đúng. Theo Hiệp định TPP (cũng như hiệp định EU đã được ký cách đây mấy tháng) để được miễn thuế v.v., những hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam phải gồm những “đầu vào” (inputs) từ trong nước (hay các nước thành viên của TPP khác).

Điều này có thể khuyến khích các nhà sản xuất tại Việt Nam đầu tư nhiều hơn trong nước, và đồng thời giảm sự hấp dẫn của mô hình nhập khẩu đầu vào từ Trung Quốc lắp ráp tại Việt Nam. Như nhiều người Việt Nam thấy, kinh tế “lắp ráp” chưa thực sự là một nền kinh thế công nghiệp đúng nghĩa.

Như vậy, TPP có thể khuyến khích các ngành công nghiệp ở Việt Nam có những bước đột phá đối với công nghệ, sáng tạo, v.v., đầu từ mạnh hơn vào việc nâng cấp công nghệ, nâng cao chất lượng v.v. Vậy, sao ở đầu bài tôi hàm ý chưa chắc nên mừng về TPP? Tất nhiên, việc TPP sẽ mở rộng những cơ hội cho Việt Nam cũng như gia tăng FDI vào Việt Nam là hai tác động hứa hẹn. Nhưng, cuối cùng, những lợi ích của TPP đối với người dân Việt Nam sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của các thể chế chính trị và kinh tế trong nước.

Với vị trí chiến lược và những lợi thế đó, chắc chắn nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục có tăng trưởng từ 5% trở lên. Nhưng câu hỏi đặt ra là không phải Việt Nam có thể có tăng trưởng kinh thế như thế nào mà là chất lượng của sự phát triển của Việt Nam sẽ ra sao? Nếu ở các nước tư bản có câu nói rằng chủ nghĩa tư bản là quá quan trọng để có thể chỉ để cho những nhà tư bản quản lý, thì có lẽ ở Việt Nam có thể nói kinh tế thị trường là quá quan trọng để có thể để mặc cho nó bị thống trị bằng một hệ thống thiếu minh bạch.

Như vậy, đối với TPP tôi thấy nếu cải cách thể chế theo hướng minh bạch bao nhiều, số người dân Việt Nam có lý do để mừng về Hiệp định TPP sẽ tăng bấy nhiêu. Tóm lại: TPP sẽ mang lại những cơ hội tốt cho Việt Nam. Nhưng những tác động của TPP tới sự phát triển của Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các thể chế chính trị, kinh tế ở Việt Nam trong những năm tới. Còn sớm là đúng.

JL

Liệu trong tương lai….

Liệu trong một tương lai gần nền chính trị của đất nước Việt Nam sẽ phát triển một cách coi mở hơn? Liệu trong một tương lai gần người dân Việt Nam cũng như các nhà quan sát như tôi sẽ có dịp để nghe các nhân vật chính trị “hàng đầu” tranh luận công khai về những vấn đề cột yếu của đất nước? Liệu trong một tương lai gần người dân Việt Nam sẽ không cần phỏng đoán liên tục về những gì đang hoặc “rất có thể” đang xây ra trong nội bộ của nhà nước mà chỉ đọc báo, lên mạng, xem vô tuyến như ở Nhật, Hàn Quốc, Đài luân, chẳng hạn?

Vài tuần tước có một học viện nhờ tôi viết một bài mới về tình hình chính trị trong giải đoạn này. Nhưng phải nói, tôi chẳng có gì để viết. Viết gì? Viết về người bị cáo làm gián điệp? Thôi. Không muốn.

Như thường lệ tôi sẵn sàng thừa nhận sự hiểu biết của mình về chính trị ở Việt Nam còn hạn chế lắm. Nhưng có bao nhiều người giỏi hơn mình, biết nhiều hơn mình mà cũng chẳng có gì để viết. Bên cạnh đó chắc có những ít người mà biết mà không dám hay không được phép. Có ai nghĩ một “quá trình chọn nhân sự đống kín” còn thực sự phù hợp vào thời điểm này?

Tôi hỏi thế vì thấy cả nước, thậm chí cả đảng đang chịu hậu quả của một cơ chế chọn nhân sự đầy vấn đề nếu không muốn nói lỗi thời và thiếu dân chủ.

Nếu Việt Nam thực sự đang hoàn thiện những cải cách về thế chế thì đề nghị đừng bỏ qua vài vấn đề trung tâm nhất như cơ chế chọn lãnh đạo, cơ chế chọn đại biểu của dân v.v. Nếu cứ làm theo mô hình đống kín này làm sao có được một Việt Nam dân chủ, văn minh?

Biết còn nhiều ý kiến khác nhau về sự phát triển chính trị của Việt Nam. Tôi không giả định tôi biết con đường nào là phù hợp nhất. Tất nhiên, tôi vẫn còn những quan điểm của mình và không ngại để chia sẻ nó. Mọi nước có những vấn đề riêng của nó là đúng. Chỉ thấy chẳng có một lý do tốt nào mà đến tận 2015 thành lớp thống trị Việt Nam vẫn “chọn nhân sự” theo mô hình bí mật.

Việt Nam có thể làm tốt hơn chứ. Cố lên.

JL