TPP: Nên mừng bao nhiêu?

images356762_1a

Sau nhiều nỗ lực và không biết bao nhiều vòng đàm phán, Hiệp định thương mại TPP, là Hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử, gồm 40% của tổng GDP toàn cầu, cuối cùng đã được cả 12 nước thành viên đồng ý. Dù vẫn còn một số trở ngại trong Quốc hội Hoa Kỳ, v.v., dường như TPP đã được đàm phán thành công.

Việc này sẽ có những tác động đáng kể đối với sự phát triển của nền kinh tế Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Vậy, dân Việt Nam nên mừng về kết quả này? Hay mừng bao nhiêu %? Ở đây chỉ xin chia sẻ vài ấn tượng đơn giản, chưa sâu.

Thứ nhất, gần như tất cả những nhà quan sát đều đồng ý “Việt Nam” sẽ là một trong những “người” thắng – tức là sẽ là một “big winner,” chủ yếu vì TPP sẽ (1) mở rộng và nâng cao khả năng của các công ty sản xuất tại Việt Nam để tiếp cận những thị trường lớn trong khối, trong đó có Hoa Kỳ.

(2) Do đó, cũng sẽ khuyến kích FDI vào Việt Nam. Oh, nhiều tiền hơn hả? Thế thì tốt quá! Phải không? Cũng tốt chứ, nhưng tiền đó sẽ đi đâu, vào túi của ai? Các công ty (cả của Việt Nam lẫn ngoại quốc) sẽ ‘ăn’ bao nhiêu? Còn người dân? Những đồng tiền này sẽ tác động đến tài chính công cộng/ngân sách nhà nước như thế nào? Nhiều câu hỏi lắm. Chính vì thế nói “Việt Nam” sẽ có nhiều lợi ích là chưa được. Phải hỏi và nói cụ thể: Việt Nam là ai? Ai ở Việt Nam sẽ được quyền lợi .v.v…

Một điểm nữa (thứ 3) được đề cập và nêu ít hơn nhưng tôi thấy quan trọng hơn, liên quan đến khả năng của TPP để kích thích những bước phát triển trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam. Ở đây phải xin lỗi vì tiếng Việt của mình còn quá hạn chế để nói/viết đúng. Theo Hiệp định TPP (cũng như hiệp định EU đã được ký cách đây mấy tháng) để được miễn thuế v.v., những hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam phải gồm những “đầu vào” (inputs) từ trong nước (hay các nước thành viên của TPP khác).

Điều này có thể khuyến khích các nhà sản xuất tại Việt Nam đầu tư nhiều hơn trong nước, và đồng thời giảm sự hấp dẫn của mô hình nhập khẩu đầu vào từ Trung Quốc lắp ráp tại Việt Nam. Như nhiều người Việt Nam thấy, kinh tế “lắp ráp” chưa thực sự là một nền kinh thế công nghiệp đúng nghĩa.

Như vậy, TPP có thể khuyến khích các ngành công nghiệp ở Việt Nam có những bước đột phá đối với công nghệ, sáng tạo, v.v., đầu từ mạnh hơn vào việc nâng cấp công nghệ, nâng cao chất lượng v.v. Vậy, sao ở đầu bài tôi hàm ý chưa chắc nên mừng về TPP? Tất nhiên, việc TPP sẽ mở rộng những cơ hội cho Việt Nam cũng như gia tăng FDI vào Việt Nam là hai tác động hứa hẹn. Nhưng, cuối cùng, những lợi ích của TPP đối với người dân Việt Nam sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của các thể chế chính trị và kinh tế trong nước.

Với vị trí chiến lược và những lợi thế đó, chắc chắn nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục có tăng trưởng từ 5% trở lên. Nhưng câu hỏi đặt ra là không phải Việt Nam có thể có tăng trưởng kinh thế như thế nào mà là chất lượng của sự phát triển của Việt Nam sẽ ra sao? Nếu ở các nước tư bản có câu nói rằng chủ nghĩa tư bản là quá quan trọng để có thể chỉ để cho những nhà tư bản quản lý, thì có lẽ ở Việt Nam có thể nói kinh tế thị trường là quá quan trọng để có thể để mặc cho nó bị thống trị bằng một hệ thống thiếu minh bạch.

Như vậy, đối với TPP tôi thấy nếu cải cách thể chế theo hướng minh bạch bao nhiều, số người dân Việt Nam có lý do để mừng về Hiệp định TPP sẽ tăng bấy nhiêu. Tóm lại: TPP sẽ mang lại những cơ hội tốt cho Việt Nam. Nhưng những tác động của TPP tới sự phát triển của Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các thể chế chính trị, kinh tế ở Việt Nam trong những năm tới. Còn sớm là đúng.

JL

35 thoughts on “TPP: Nên mừng bao nhiêu?

  1. Tôi nghĩ, TPP không đơn giản đâu. Việt Nam không dễ hưởng lợi từ TPP. Đừng nghĩ vào TPP, rồi cứ nằm mà ăn, cứ ngồi chơi cũng giàu có. Không có đâu. Về cơ bản, nền kinh tế VN rất yếu kém, nền sản xuất què quặt, và nằm trong tay hoặc bị chi phối bởi các tập đoàn quốc tế lớn. Các tập đoàn quốc tế khống chế chuỗi sản xuất, do đó, việc họ đặt sản xuất ở đâu là chiến lược, tính toán của họ. Do đó, họ đặt sản xuất ở VN cái gì, thì VN có cái đấy. Chắc chắn là họ không bao giờ sản xuất nhiều và toàn bộ ở VN được, vì như vậy là bỏ tất trứng vào một giỏ – nguy hiểm. Họ chỉ có thể sản xuất ở VN vài thứ – chấm hết.

    Các DN nội địa của VN nhỏ, yếu kém về nhiều mặt, đặc biệt là công nghệ, tài chính và quản trị – cả 3 điểm quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nền sản xuất VN rời rạc, các doanh nghiệp VN rời rạc, không liên kết, nên chả có sản phẩm gì nổi trội và của riêng VN cả. Một đôi giầy sản xuất ở VN, nhưng phụ kiện chủ yếu từ Trung Quốc hoặc từ vài quốc gia khác. DO đó, VN hiện chưa chủ động được gì, kể cả trong lĩnh vực thế mạnh như may mặc (textile) và giầy da …

    Vì vậy, TPP không mang lại cho VN nhiều đâu. VN muốn mạnh, thì phải tự nỗ lực mạnh mẽ, tự tổ chức một nền sản xuất nội địa, tự các doanh nghiệp phải liên kết với nhau để xây dựng nền sản xuất nội địa, tạo sản phẩm và thương hiệu riêng … Thậm chí, nếu VN không cạnh tranh nổi, thì VN sẽ chết dần, chết mòn, các doanh nghiệp sẽ bị các hãng hùng mạnh nước ngoài đập chết hết … Khi đó, nền kinh tế VN sẽ là một nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc, một nền kinh tế chết không ngóc đầu lên được.

    Tôi chỉ hy vọng, vào TPP thì VN buộc phải cải cách – mà chính cải cách sẽ là động lực để VN phát triển, nhưng cũng gây nhiều khó khăn vì hàng hóa nước ngoài tràn vào thì doanh nghiệp VN cũng khó cạnh tranh. Có lẽ, sức ép cải cách là lợi ích lớn nhất với VN, còn VN khó có thể có những lợi ích khác.

    • Nếu không vào TPP, VN sẽ phải phụ thuộc vào TQ, cả kinh tế lẫn chính trị. Không ai quên “Con đường tơ lụa trên biển” mà Trung Cộng đang mời chào. Đi theo Trung Cộng là phải dâng Biển Đông cho chúng.
      TPP? Sau khi Khối CS cùng “Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV)” do Liên Sô cầm đầu tan rã, VN lấn này mới may mắn được tham gia vào một khối kinh tế mạnh. TPP là lối thoát cho kinh tế, và cũng là cửa thoát hiểm họa Trung Cộng. Biển Đông sẽ trở thành tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng hơn, Trung Cộng khó mà độc chiếm được. Không ai có thể nghĩ rằng cựu thù của CSVN là Mỹ nay lại trở thành vị cứu tinh.
      Cám ơn nước Mỹ. Đi với Mỹ là VN sẽ được đi đến Dân chủ!

      • Này, nếu đảng CSVN không chịu cải cách chính trị, kinh tế để phát triển, thì đất nước này luôn phụ thuộc, không phụ thuộc vào Trung Quốc, thì sẽ phụ thuộc Mỹ, Nhật, hoặc phụ thuộc vào vài nước một lúc. Nếu không cải cách, tự vươn lên, thì đất nước này luôn là con điếm, luôn là kẻ ăn mày.

        Cộng sản VN không muốn cải cách, vì cải cách sẽ ảnh hưởng đến vị thế độc tài của cộng sản VN. Làm sao để không cải cách nhưng cũng không chết đói? Để không chết đói, không mang tiếng lệ thuộc Tàu, cộng sản vn đi làm điếm cho nhiều nước cùng lúc – làm điếm cho Mỹ, Nhật, Hàn, Đức, Anh … Cộng sản liên tục sang các nước đấy xin tiền, xin viện trợ, chào mời họ mang tiền vào đầu tư FDI. Cộng sản vn suốt ngày phỉnh nịnh các nước đấy để họ cho tiền, để họ giúp, để rồi cộng sản “có vị thế” và “ngẩn cao đầu”, hách dịch với đám dân đen Việt Nam, cái đám nô lệ buồi thâm, hĩm đen vì suốt ngày ngâm mình dưới ruộng và đánh dậm dưới sông. Thay vì giúp dân, giúp doanh nghiệp phát triển, thì cộng sản lại đi bóc lột dân, doanh nghiệp, biến dân thành nô lệ.

        Cộng sản không có dân tộc. Cộng sản không có lương tri. Cộng sản chỉ có chủ nghĩa Mác – Lê Nin.

      • Vũ Duy Hoàng – Bộ trưởng Công thương – hai nhiệm kỳ làm bộ trưởng không tổ chức được ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ. Vũ Duy Hoàng giúp nạn buôn lậu (chủ yếu từ Tàu), sản xuất hàng giả tăng trưởng ngoạn mục, và đập chết DN và sản xuất trong nước. Không còn việc gì làm, nên Hoàng đi đàm phán FTA với các nước để kết hợp du lịch miễn phí luôn. Hoàng và Bộ công thương tự hào vì đã đàm phán và ký kết hàng loạt FTA với nhiều nước. Quá tự hào, vì VN có nhiều FTA nhất thế giới. VN tự hào, tuy không chế tạo nổi cái ốc vít, nhưng có nhiều FTA nhất thế giới. Quá tự hào, đảng cộng sản, Vũ Duy Hoàng, nhiều FTA nhất thế giới, nhưng cái ốc vít không sản xuất được, còn nông nghiệp thì vẫn con trâu và cái cày. ÔI, tự hào, cộng sản vn, tự hào nhiều FTA.

        Buồn nôn với cái chế độ cộng sản vn và nền kinh tế cộng sản vn.

  2. tôi có nhiều đồng tình với anh về bài này,tôi xin đóng góp một số vấn đề thế này.cho đến nay còn hơn 40% dân sống bằng ngành nông nghiệp và phần lớn số này là hộ sản xuất nhỏ.ngành chăn nuôi vn được đánh là chết ko kịp ngáp đầu tiên.

  3. Tôi bổ sung thêm vài ý kiến nữa về TPP.

    Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu thêm vài bộ quần áo, vài đôi giầy, vài con cá sang Mỹ, Nhật, Canada … Mà đâu phải những cái bộ quần áo, đôi giầy đấy là của Việt Nam đâu. Khoảng trên 50% giá trị quần áo, giầy xuất khẩu là phụ kiện Trung Quốc. Như vậy, Việt Nam xuất khẩu hộ cho Trung Quốc đến hơn một nửa giá trị xuất khẩu rồi. Các mặt hàng điện tử xuất khẩu cũng mạnh, nhưng là của các hãng Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ … Việt Nam chỉ giúp họ lắp ráp để họ xuất khẩu, nên Việt Nam cũng không có nhiều, chỉ được vài đồng lương còm cho công nhân. Họ sản xuất thế nào, xuất khẩu đi đâu là việc của họ. Họ có xuất khẩu nữa hay không là việc của họ … Sản xuất công nghiệp thì rời rạc, như mèo mửa, nguyên liệu sản xuất thì không chủ động được …

    Việt Nam có sản xuất sữa, nhưng chủ yếu dùng tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, Việt Nam là xứ sở của trâu nước, không phải xứ sở của bò, nên 100% bò sữa phải nhập khẩu từ Úc và New Zealand. Thế là xong – lợi thế = 0. Nông nghiệp Việt Nam ư? Què quặt, yếu kém đến khủng khiếp, không cần đánh đã chết ngay rồi, vì: (1) Ruộng đất bị chia nhỏ cho mỗi hộ vài sào để trồng lúa kiểu lạch cạch, thu hoạch được bao nhiêu thì được, nên năng suất vô cùng kém và chi phí thì cực cao (2) Không thể công nghiệp hóa nông nghiệp vì đất bị chia nhỏ, không tích tụ thành đại nông trường, (3) Không thể áp dụng được khoa học kỹ thuật gì vào nông nghiệp, vì nông dân chỉ có vài sào ruộng để làm lạch cạch nên họ chả cần gì khoa học và kỹ thuật cho nó rắc rối, (4) Các viện nghiên cứu chả làm gì, hàng năm xin ngân sách nhà nước để tiêu pha, ăn chơi, đi nước ngoài, nên chỉ có thể dòm mấy cái đít gà, đít vịt, đít trâu, chứ chả nghiên cứu được gì. Chán, nói chung là quá chán, chán đến tận cổ…

    Như vậy thì mở cửa cái gì, TPP cái gì??? Tôi chả thấy Việt Nam có thể chiến đấu được gì trên cái sân chơi TPP đấy cả. Việt Nam yếu kém, lại còn đòi đi đánh nhau, thì đương nhiên phải bị đập chết sớm thôi.

    Nếu là lãnh đạo, tôi không gia nhập TPP, mà tôi sẽ: (1) cải cách kinh tế, (2) tổ chức bằng được nền sản xuất trong nước mạnh mẽ trước khi gia nhập các khối mậu dịch tự do như TPP – như Hàn Quốc hiện nay đang làm đúng như vậy.

    TPP là một sai lầm nghiêm trọng với Việt Nam. Thời gian sẽ trả lời.

    • nền nông nghiệp nông hộ nhỏ lẻ về bản chất là hệ quả tất yếu của nước nông nghiệp với dân số đông mà thôi.sẽ khó mà giải quyết được nếu ko chuyển họ sang công nghiệp và dịch vụ.ví dụ như nước băng la det chẳng hạn,tất nhiên muốn sx lớn trong trường hợp này thi phải cưỡng bức .tất nhiên sẽ ko có chính quyền nào dại dột làm chuyện đó trong thời đại ngày nay

    • Việt nam xuất khẩu gạo hạng 2,3 trên thế giới thì còn chê bai nông nghiệp cái chỗ nào , chỉ mới cày trâu được như thế ? công nghiệp hóa nông nghiệp thì Việt nam xuất khẩu gạo nuôi cả thế giới ? sao bi quan quá vậy ? hay Việt cộng che dấu thông tin nên không biết .

  4. Là đất nước nông nghiệp, nhân dân giỏi về nông nghiệp, nhưng nền nông nghiệp Việt Nam nó tệ hại nhất thế giới, vì những sai lầm nghiêm trọng trong chính sách đất đai. Đó là: (1) Không cho nhân dân sở hữu đất đai, (2) Chia nhỏ đất nông nghiệp cho mỗi gia đình một ít để canh tác lạch cạch, kiểu con trâu đi trước, cái cày đi sau. Hàng ngàn năm nay, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn như thế. Nền nông nghiệp VN thế kỷ 21 vẫn giống hàng ngàn năm trước, vẫn dùng cái cày và con trâu để kép cái cày để cày ruộng. Chán nản vô cùng tận. Không cải cách địa điền, thì nền nông nghiệp VN sẽ bốc hơi sau một thời gian rất ngắn TPP có hiệu lực.

    • Hiện tại 2/3 số giày xuất đi khắp thế giới của các hãng Adidas, Nice, Puma là “Made in Vietnam”. Nếu theo bác Trần Minh, các phụ kiện, nguyên liệu phần lớn có nguồn gốc từ TQ, thì VN sẽ nhập nguyên liệu từ 12 nước trong khối TPP, nó rẻ hơn vì không bị đánh thuế, và vì lợi nhuận các hãng trên lại có thể đầu tư vào VN để s/x phụ kiện ngay tại VN.
      Về nông nghiệp, nếu làm cá thể, năng xuất lao động không cao. Ở các nước phát triển khác người ta vẫn có Nông trang, HTX. Nhưng dù sao năng xuất nông nghiệp của VN hiện tại không phải là thấp.
      Hiện tại, Công đoàn của Mỹ không mạnh, bị đảng Cộng hòa đang làm mất uy tín, mất ảnh hưởng tới công nhân. Có thể Hiệp định TPP sẽ làm nhiều công nhân Mỹ mất việc làm, sẽ làm nâng cao vị thế của công đoàn, buộc chính quyền Mỹ, trong tương lai là đảng Dân chủ hay Cộng hòa lạnh đạo, đều phải ép VN nâng lương cho người lao động và cho họ có công đoàn độc lập.
      (Bài viết của GS. J. London về Hiệp định TPP đã đề cập rất đày đủ về mọi khía cạnh đối với VN. Cám ơn GS.).

      • Nhập khẩu nguyên liệu dệt may từ các nước TPP không rẻ hơn nhập từ TQ đâu, nhập của TQ rẻ hơn rất nhiều và khối lượng rất lớn. Hơn nữa, không có nước nào trong TPP mạnh về sản xuất phụ kiện dệt may, nên sẽ không đủ hoặc không có phụ kiện để bán cho VN đâu. Nền nông nghiệp VN là nền nông nghiệp chết trôi, chết đói, khỏi bàn cãi nữa. Nông nghiệp gì mà vẫn dùng trâu cày ruộng thì làm sao có năng suất, chất lượng.

        • May ngu lam chang biet deo gi ma cu binh luan loan ca nen. Viet Nam da vao TPP thi can gi phai lam nong nghiep nua. Viet Nam chua bao gio la nuoc co uu the ve nong nghiep.

          • Mày ngu hơn cả nó. Không làm nông nghiệp thì làm gì? Làm công nghiệp ư? Cái ốc vít tốt còn không làm được, thì làm công nghiệp gì?

            Cửa cuối cùng là công nghiệp tình dục nhỉ? Cho chị em chổng mông lên cho chúng nó thụi để kiếm ngoại tệ mạnh, như Thailand nhỉ?

    • ông chỉ đổ lỗi hô hào mà ko nhìn vào thực tế,việc chia nhỏ ruộng ít nhất cũng là một giải pháp cứu cánh trong việc ổn định xã hội khi mà lực lượng lao động nông nghiệp lớn trên 1 diện tích bé xíu ,hãy nhìn vào thực tế trước đây và thậm chí đến bây giờ 40% lực lượng lao động nông nghiệp với 1 diện tích bé xíu.một đứa trẻ cũng biết rằng nếu 30% số này chuyển sang ngành khác thì tự nhiên diện tích canh tác sẽ lớn hơn.vậy giải pháp khi thi nhất hiện nay là gì,là liên kết nông hộ.muốn liên kết thì phải thay đổi nhận thức và tập quán

      • Trung, lam thue may ro chua. Mot nong dan lam thue trong nha may luong thang 3-5 trieu tuong duong lam 1ha trong lua. May co biet neu nganh chan nuoi VN bi chet thi thang nao chet kg? Do la may thang dai gia Thai Lan dang chiem 40 thi phan chan nuoi Viet Nam.

        • có 17 tr hộ chăn nuôi đấy ở đó mà húp,công nghiệp có hút hết được số lao động đâu mà kêu

          • Nguoi chan nuoi truc tiep kg dc gi nhieu. Nhin so lieu ma noi thi khong ra dau. Phai lam truc tiep moi biet. Thu nhap thuc te do cac cong ty thuc an va thuong lai, nha phan phoi.

  5. VN giờ phải chấp nhận tham dự vòng đua Formula 1 rồi đấy. Không thay đổi là chết tươi!
    Tôi nghĩ Thượng Đế đã can thiệp một cách tích cực cho dân Việt.

  6. Quan trọng là có làm được cái gì không thôi. Vào TPP là Việt Nam cất cánh, giàu có sao? Không có đâu. Chả ai cho cái gì đâu mà vào TPP là thịnh vượng. Lo mà làm, lo mà tổ chức phát triển công nghiệp phụ trợ để thúc đẩy sản xuất các mặt hàng ô-tô, điện tử, dệt may … thì mới khá lên được. Chả có gì hào hứng với cái TPP đấy cả đâu. Chính phủ lo mà cải cách kinh tế, giúp doanh nghiệp, nhân dân làm giàu, thì mới khá được. TPP chỉ là cái môi trường, cái sân chơi thôi. Các tập đoàn nước ngoài có đầu tư ở Việt Nam, thì họ cũng làm theo chiến lược của họ, khi chán hoặc không cần thiết thì họ lại rút đi thôi. Nhân công ở Việt Nam giá rẻ, họ tràn vào để sản xuất cho rẻ để kiếm lợi nhuận. Mà họ cũng chỉ sản xuất vài thứ vớ vẫn ở Việt Nam thôi, ví dụ: Toyota chỉ sản xuất cái khung và mua vài con ốc vớ vẩn ở Việt Nam, còn những thứ khác thì mua ở Thái, Trung Quốc, máy móc thì nhập từ Nhật sang … Thế thôi. Khi chán thì Toyota rút đi. Toyota đã dọa rút khỏi VN nhiều lần rồi đấy, vì họ có sản xuất gì ở VN đâu…

    Đừng mong đợi gì ở cái TPP cả – hãy lo mà làm cho chính mình đi. Nếu tự mình không làm được gì thì chết, thì làm thuê, lao động khổ sai, làm nô lệ.

  7. Mừng bao nhiêu ư?

    Không có gì để mừng cả. Chỉ nỗi lo chồng chất.

    Những nỗi lo chồng chất, bao gồm: (1) Quan chức thì ngu dốt, không có trình độ quản lý, tham nhũng, sách nhiễu doanh nghiệp, nhân dân để kiếm tiền làm giàu. (2) Nền sản xuất công nghiệp nội địa gần = zero, rời rạc, bạc nhược. (3) Nông nghiệp = con trâu + cái cày + anh nông dân cầm cái cày và ngắm đít trâu. (3) Buôn lậu, hàng giả = tăng trưởng mạnh trên hai con số. (4) Doanh nghiệp = nhỏ + yếu kém mọi mặt. (5) Tri thức, trình độ của nhân dân và người lao động = thấp nhất thế giới.

    -> TPP = cơn bão mạnh (Cơn bão TPP) quét sạch nền kinh tế Việt Nam, như cơn bão Katrina tàn phá sạch Bang New Orleans của Mỹ năm 2005.

    Hết ý kiến.

    • “Cơn bão sẽ quét sạch nền kinh tế VN” … không lẽ không có nghĩa là đảng độc tài CS sẽ chết? Chúng sẽ chết vì:
      “Cơn bão quyét sạch nền kinh tế VN”, sẽ làm cho “giai cấp vô sản không còn gì để mất, ngoài xiềng xích nô lệ”(K.Marx), họ sẽ vùng lên … như cơn bão, quét sạch bọn tư bản đỏ cầm quyền!

      Tôi rất thích câu ông Bộ trưởng QP Mỹ Ash Carter mới phát biểu, khi liên hệ TPP với những cằng thẳng ở khu vực biển Đông Á do TQ gây ra: “Có được TPP còn quan trọng hơn là việc gửi tàu sân bay tới khu vực đó”!

      • Anh Carter chả hiểu gì TQ. TQ lươn lẹo, lật lọng, lắm trò bẩn lắm. Anh Carter mà không ém sẵn Hạm đội 7, vài cái tàu sân bay ở Hoa Đông và Biển Đông, khi TQ bất ngờ đánh úp để chiếm 2 vùng biển này, thì anh Carter không còn mặt mũi nào mà họp báo nữa đâu.

        • Rất đồng ý với Thành. Anh Carter ngây thơ và tưởng bở quá. Các anh Mỹ chỉ có kiến thức khoa học kỹ thuật nhưng kém về chính trị, lịch sử và chiến lược.

          Phải biết dùng sức mạnh răn đe để kiến tạo hoà bình, chứ không phải chập cheng lanh hoanh chẳng biết làm gì, hay làm gì cũng sai và dở dang.

  8. Gia nhập TPP, có thể tất cả các ngành và công ty Việt Nam chết hết vì không cạnh tranh được vì yếu kém. Tuy vậy, Việt Nam vẫn có vài lợi thế sau đây mà Mỹ và Nhật cũng không cạnh tranh nổi:

    1. Xuất khẩu chủ nghĩa cộng sản và tham nhũng, vì đảng csvn vẫn rất ngon;
    2. Chế tạo và xuất khẩu tượng đài bác Hồ, vì tượng đài bác Hồ là sản phẩm tốt, rất nhiều, và 100% made in Vietnam.

    Việt Nam cũng có một số lợi thế, chứ không phải không đâu.

  9. Theo cách nào đó, TPP sẽ làm VN phải thay đổi. Tức là, TPP sẽ thay đổi VN? “Thay đổi”, chứ không phải bánh vẽ “Đổi mới”.
    Tốt quá! Các bạn đừng bi quan.

  10. Trở thành một Bang của Mỹ còn hơn trở thành một tỉnh nghèo của Trung Quốc.

    Người Việt ngu dốt, kém, không quản lý, không phát triển được đất nước, thì để người Mỹ chỉ đạo, giúp quản lý, phát triển đất nước cũng tốt. Như thế còn tốt hơn là không có gì. Nếu cứ để đảng csvn quản lý đất nước, thì đất nước này sẽ mãi mãi là một bãi rác thối khắm hoặc sẽ thành một tỉnh nghèo của Trung Quốc.

    • May ngu lam, TPP la Viet Nam va My chu dong den voi nhau, nhat la sau khi Tong bi thu di tham My va My thua nhan Dang cong san Viet Nam.

      • Mày nên lịch sự với người ta. TPP là Mỹ rủ rê Việt Nam tham gia. Hồi 2010 khi Việt Nam là Chủ tịch Asean, Việt Nam đã mời Mỹ (Bà Hillary là Ngoại trưởng) tham dự hội nghị thượng đỉnh Asean với tư cách đối tác đối thoại. Hồi đấy, Mỹ còn đang rất bận với Iraq, Afgan … ở Trung Đông, nên quên khuấy đi mất Châu Á. Việt Nam chính là nước kéo Mỹ quay lại Châu Á để cân bằng với Trung Quốc, vì khi đấy Trung Quốc đang một mình làm đại ca, làm mưa làm gió, chèn ép các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Cũng từ khi đấy, Mỹ phát hiện ra rằng, mình đã bỏ trống Châu Á, để Trung Quốc làm mưa làm gió. Do đó, cái chiến lược “Pivot to Asia” của Mỹ ra đời từ đấy. Việt Nam kéo Mỹ quay lại Châu Á, nên Mỹ kéo Việt Nam vào TPP.

        Từ đó đến nay, Mỹ và Việt Nam thành một cặp. Nhưng Mỹ vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng Việt Nam, vì Việt Nam vẫn là cộng sản, nên Mỹ chưa chịu bỏ cấm vận hoàn toàn vũ khí sát thương với Việt Nam. Quan hệ Mỹ-Việt tốt nhưng chưa đẹp.

  11. Mỹ và Việt Nam bây giờ cùng trong khối TPP rồi, quan hệ khăng khít. Đề nghị Mỹ ém sẵn Hạm đội 7 ở Biển Đông và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khi cần. Tình hình bầu cử trong Đảng CSVN có vẻ rất phức tạp. Các phe phái, cá nhân đấu đá nhau giành quyền lực rất quyết liệt, nên họ không còn để ý gì đến đất nước và Biển Đông nữa. Khả năng xảy ra lộn xộn ở Việt Nam do đấu đá chính trị là có thể xảy ra. Vì vậy, nếu Việt Nam có biến, thì Hạm đội 7 Mỹ nhảy vào kiểm soát tình hình Việt Nam và giữ hộ Biển Đông cho Việt Nam, nếu không thì Trung Quốc có thể luộc mất Biển Đông và đổ bộ quân đội vào khống chế Việt Nam.

    Cộng sản Việt Nam hiện nay quá bận chiến đấu để giành quyền, giành tiền, nên đất nước và Biển Đông đang bị bỏ trống.

    • Ông Tập lại sắp sang Việt Nam rù quyến và đe dọa nưã rồi.
      Đừng có mà giương cờ 6 sao lên nữa nhe.
      TPP ký chưa ráo mực. Tổng Bí Thư Trọng vưà mới hoan hỉ ở Nhà Trắng.
      Quốc tế đang theo dõi ứng xử cuả các ông, lịch sử cũng đang ghi lại, đừng có rớt vào bẫy, rồi không thể kiện tụng về chủ quyền sau này đó.
      Đã đến lúc các ông phải và cần thay đổi, để thoát khỏi sự kìm kẹp mà các ông đã quá hiểu và nhận biết mà không bao giờ dám nói ra.

  12. Các bạn chớ bi quan , trong khi các quan CS đã tính toán cả rồi, nghĩ lại xem trước hồi đổi mới là thời bao cấp = dân nghèo lõ đít , tài sản may ra có được cái xe đạp , cái đài , cái đồng hồ đeo tay , đến bây giờ đổi mới mở cửa sau cấm vận đã có thêm xe gắn mày có việc làm , không giàu có phát triển như Hàn , nhưng đã có thêm chứ “chẳng có gì để mất” , đến TPP cũng vậy thôi , be bét cũng có thêm được việc làm , xuất khẩu được giảm thuế quan , hãy nhìn gần lại thì cũng có được thêm con cá miếng thịt trong bữa cơm lao động nghèo , nhìn xa thì phải cải cách thế nào để bằng người . Dẫu sao đi nữa TPP phải là một cơ hội lớn cho VN hội nhập vào sự tiến bộ của thế giới và VN phải cố gắng học hỏi nhiều hơn cho sự cạnh tranh và tiến bộ .

  13. YÊU CẦU CỘNG SẢN VIỆT NAM VỨT BỎ TPP, VỨT BỚT FTA. TPP VÀ FTA KHIẾN VIỆT NAM LỆ THUỘC VÀO NƯỚC NGOÀI, LỆ THUỘC VÀO FDI, BIẾN NHÂN DÂN THÀNH NÔ LỆ CHO CÁC HÃNG.

    YÊU CẦU CỘNG SẢN VIỆT NAM CẢI CÁCH KINH TẾ, TỔ CHỨC NỀN SẢN XUẤT TRONG NƯỚC, ĐỂ ĐẤT NƯỚC VÀ NHÂN DÂN KHÔNG PHẢI ĐI LÀM NÔ LỆ CHO AI CẢ, KHÔNG PHẢI LÀM NÔ LỆ CHO FDI.

  14. “(2) Do đó, cũng sẽ khuyến kích FDI vào Việt Nam. Oh, nhiều tiền hơn hả? Thế thì tốt quá! Phải không? Cũng tốt chứ, nhưng tiền đó sẽ đi đâu, vào túi của ai? Các công ty (cả của Việt Nam lẫn ngoại quốc) sẽ ‘ăn’ bao nhiêu? Còn người dân? Những đồng tiền này sẽ tác động đến tài chính công cộng/ngân sách nhà nước như thế nào? Nhiều câu hỏi lắm. Chính vì thế nói “Việt Nam” sẽ có nhiều lợi ích là chưa được. Phải hỏi và nói cụ thể: Việt Nam là ai? Ai ở Việt Nam sẽ được quyền lợi .v.v…” – JL.

    We talked about money – investment; some thought of corruption! 😉 LOL.

Comments are closed.