Vì sao H. Clinton chống lại TPP?

Hôm nay ta thấy bà Hillary Clinton, hiện là ứng cử viên Tổng Thống hàng đầu của Đảng Dân Chủ, đã tuyên bố sẽ chống lại TPP. Đó không chỉ là một quyết định sẽ có tác động xấu đến số phận của TPP trong Hạ Viện và Thượng Viện của Quốc Hội Mỹ mà có khả năng (dù đến nay chưa lớn) để phá hoại cả Hiệp Định. Thế Bà Clinton làm gì đấy?

ClintonLà một người rất thông cảm với các giá trị xã hội dân chủ, tôi cũng như nhiều bạn khác thường nghi ngờ đối với những hiệp định thương mại lớn. Nhiều khi, những hiệp định này được thiết kế để mang lợi cho những tập đoàn, người giầu, người có quyền lực hơn là những người dân bình thường. Thế nhưng, trong trường hợp này tôi không đồng ý với Clinton. Chống lại bà ấy.

Quyết định này được bà Clinton đưa ra không phải vì bà đồng tình với những giá trị xã hội dân chủ. Chẳng qua, bà vờ vĩnh và muốn giành lợi thế trong tranh cử qua hành động làm bộ ủng hộ một số quan điểm sẽ giúp bà trên đường tới Nhà Trắng. Ai biết chút ít về “Nhà Clinton” thì đều biết họ không phải là những người ủng hộ người lao động ở Mỹ mà chủ yếu, họ ủng hộ những tập đoàn bỏ tiền vào túi của họ. Điều này quá rõ.

Vấn đề không phải là tôi không lo về một số yếu tố của TPP. Nếu bà Clinton thực sự chân thành đối với những vấn đề liên quan tới TPP thì tôi còn có thể chấp nhận hay ít nhất nghe kỹ. Tôi thừa nhận những hiệp định như NAFTA và TPP cũng có tác động phức tạp (tốt có, xấu có).  Tôi thừa nhận khi nghiên cứu lịch sử ta thấy nhiều khi những người ủng họ “thương mại tự do” (free trade) chủ yếu muốn tăng lợi thế của bọn tư bản trong phạm vi toàn cầu.

Tóm lại, lý do tôi thấy quyết định của Clinton là chán không phải chỉ vì tôi hoàn toàn không đồng ý với những lý luận của phái “chống lại TPP.” Không thể biết trước được liệu TPP sẽ tốt và không tốt như thế nào đối với cả dân thường Mỹ lẫn Việt Nam. Đồng thời muốn có người TT thật thà về trí tuệ.

Tôi thấy chán quyết định này của bà vì hai lý do. Một là tôi cho rằng TPP là một cơ hội tốt cho Việt Nam và chưa chắc là xấu đối với Mỹ hay các nước thanh viên. Hai là tôi thấy trong trường hợp này Bà rất có thể là giả dối. Sẵn sàng nghe ai cho rằng TPP là không tốt cho VN và không tốt cho Hoa Kỳ. Nhưng đến nay tôi muốn có cả TPP và một Tổng Thống chân thành, như Joe Biden.

JL

(Cho những bạn thất bài này chưa có một lập luận thuyết phục tôi sẵn sàng thừa nhận điều đó. Với bài này tôi đang chia sẻ những cảm giấ, không có ý giành một nobel prize về logic. Thông cảm nhá.)

Cảm ơn bạn NHL đã soạn bài, sửa sai.

40 thoughts on “Vì sao H. Clinton chống lại TPP?

  1. Có thể bà H. Clinton nghĩ: “Viet Nam was so far away, insignificant. We would never bother about it”?

    • Không phải đâu. Bản chất nước Mỹ là như thế. Đang đánh nhau, bỗng dưng Mỹ đi đàm phán với kẻ thù, rồi bỏ rơi đồng minh chết cay chết đắng. Ví dụ: Nam Việt Nam, Iraq, Afgan, Ukraine … nước Mỹ đều xử sự như vậy, đang chiến đấu, ông Mỹ bỗng dưng xem xét lại, rồi rút quân, bỏ mặc đồng minh cho kẻ thù bóp chết.

      Đấy là bản chất của Mỹ. TPP này rồi cũng thế thôi. Mỹ sẽ vứt bỏ TPP để đàm phán mậu dịch tự do với TQ thôi.

      Chán lắm.

      • Chưa FTA với Trung Quốc, mà thâm hụt mậu dịch (trade deficit) của Mỹ với TQ đã cực lớn rồi. Năm 2014, Mỹ thâm hụt mậu dịch với TQ 343 tỷ USD. 8 tháng năm 2015, Mỹ đã thâm hụt mậu dịch với TQ 237 tỷ USD.

        Nếu Mỹ có FTA với TQ, thì thâm hụt mậu dịch của Mỹ với TQ sẽ tăng thêm vài lần nữa, và Mỹ sẽ chết đuối trong thâm hụt mậu dịch với TQ.

  2. Báo chí và dư luận ở Đức đều chê trách bà H.Clinton với những lời mạnh mẽ, cho bà là kẻ “cơ hội chính trị”, “quay ngoắt 180°”, và là kẻ phát ngôn “dân túy”, nguyên nhân là muốn lấy điểm của cử tri. Đối thủ trong đảng của bà là bà ứng cử viên xhcn Bernie Sanders, đang rất các cử tri của đảng dân chủ tín nhiệm, trong khi chỉ số tín nhiệm của bà cứ tụt mãi.
    Vừa hôm thứ 2 sau khi Dự thảo TPP hoàn thành, bà vẫn còn ca ngợi, nay bà đổi chiến thuật: Chống!
    Bà chống TPP vì nguy cơ “công nhân Mỹ mất việc làm”, do “ở các nước châu Á có gian lận tiền tệ”, nhưng bà thưà biết từ khi còn làm Bộ trưởng ngoại giao, vấn đề đó đã được chính quyền thoả thuận là không đưa vào Hiệp định TPP. Ba lo vì các hãng dược phẩm chỉ vì lợi nhuận, không nghĩ đến người bệnh, thời hạn bảo hộ bản quyền của thuốc qúa dài, nhưng bà làm như không biết, CP của Obama đã giảm bảo hộ bản quyền thông thường ở Mỹ là 12 năm, nay với các nước là từ 5 đến 8 năm.
    Thời bà làm BT Ngoại giao, bà đã ủng hộ TPP hết lời. Hãng CNN đã thống kê đưỡc 45 lần bà đã phát biểu mạnh mẽ ủng hộ TPP.

    Hy vọng dư luận Mỹ… vì nhân dân VN, hãy giúp QH Mỹ => thông qua TPP.
    😀

    • Hy vọng Mỹ giúp, vì nhân dân VN? Hy vọng Nhật, Nga, Pháp, Đức … giúp thì họ giúp ngay. Đừng hy vọng gì Mỹ, vì hy vọng sẽ thành thất vọng ngay. Obama cố làm, một đống người khác ngáng, thì hy vọng cái gì? Kể cả đéo có gì mà ăn, thì cũng đừng nên đi xin Mỹ, đi xin người khác ấy cho thoải mái.

      Với Mỹ, thì chỉ có đổi chác, mua bán. Phải hiểu là như thế thì mới chơi được với Mỹ.

  3. Tôi có cảm giác chơi với Nhật Bản và Nga yên tâm hơn và ổn định hơn với Mỹ. Nước Mỹ là vậy, chả có gì ổn định mang tính lâu dài. Các phe phái, các nhóm lợi ích, các tập đoàn … lợi ích chồng chéo, đan xen, xung đột nhau, quá phức tạp. Bush đánh Afgan, đánh xong thì Obama được bầu làm Tổng thống. Rồi Obama thay đổi chính sách, rút quân Mỹ về nước, để cho chính quyền non trẻ của Afgan bơ vơ chiến đấu với Al Qaeda. Iraq cũng như vậy. Đến nỗi, bây giờ Iraq ủng hộ Nga tấn công để tiêu diệt IS. Ukraine cũng vậy, Mỹ làm loạn lên, rồi lại bỏ mặc Ukraine xoay xở một mình trong muôn vàn khó khăn.

    Cái vụ TPP này cũng vậy. Obama cố làm bằng được, nhưng ngay trong nội bộ Đảng Dân chủ, rất nhiều phe phái, nhóm lợi ích Mỹ không ủng hộ. Đảng Cộng hòa chắc chắn sẽ ngáng chết cái TPP của Obama luôn thôi. Cái kiểu này, nên nhiều nước có cảm giác Mỹ chỉ vì lợi ích của Mỹ, không kề vai sát cánh với đồng Minh, bạn bè để chiến đấu đến cùng. Ở Mỹ, ông này thế này, ông kia thế khác. Ông này đang làm, ông kia ngáng kịch liệt, nên nhiều việc nước Mỹ đang làm nhưng bỗng dưng bỏ giữa chừng. Tất cả vì nước Mỹ chỉ nghĩ đến lợi ích của Mỹ.

    Đọc nhiều tài liệu xuyên suốt từ cuộc chiến Việt Nam của Mỹ đến tận bây giờ, thật sự là tôi chả có kỳ vọng gì ở cái TPP, đồng thời tôi cũng rất ít kỳ vọng rằng cái TPP này sẽ hiện thực và nước Mỹ có thể dẫn dắt cái khối TPP thành công.

  4. Giải tán cái TPP đi. Quá thất vọng với nước Mỹ. Chính trị gia lão luyện, chính trị gia cao cấp mà phát biểu, làm ăn như thế, thì ai tin cái nước Mỹ??? Làm ăn như thế, nói năng như thế, thì có khác gì nện vào mặt đồng minh, bạn bè?

    Chán lắm. Đề nghị các ông cộng sản Việt Nam ném cái TPP đi. Thật sự là tôi cũng chả thích cái thứ đấy đâu.

    • Bác đề nghị như thế, các ông CSVN bỏ ngoài tai, họ không thèm nghe đâu.
      Chỉ mong bác đừng buồn. 😀

  5. Ai còn tin nước Mỹ nữa???

    Mất bao nhiêu năm đàm phán, giờ chống đối, bác bỏ cái rầm. Không muốn làm, thì phải bỏ ngay từ đầu, cho đỡ mất thời gian, tiền bạc.

    Như trò đùa. Như chuyện trẻ con.

  6. Nước Mỹ là khởi xướng, lôi kéo các nước đàm phán TPP, Nước Mỹ lãnh đạo khối TPP cơ mà? Nếu bà Hillary là chuyên gia, thì việc bà ấy phản đối TPP không sao, bình thường. Vì bà ấy là ứng cử viên Tổng thống, nên việc bà ấy phản đối là rất có vấn đề. Bà ấy có thể làm mọi cách, tấn công đối thủ để kiếm phiếu, nhưng việc bà ấy bán rẻ uy tín nước Mỹ, dội gáo nước lạnh vào đầu các đối tác TPP là rất không thể chấp nhận được. Các nước TPP nên hiểu thế nào về thông điệp lãnh đạo của nước Mỹ??? Nếu Hillary đắc cử Tổng thống, thì bà ấy sẽ xé ngay Hiệp định TPP.

    Vậy thì còn gì để mà nói về cái TPP ấy nữa?

  7. Donald Trump cũng phản đối TPP.

    Không thích, thì không nên làm từ đầu, cho đỡ mất công. Đàm phán, làm việc bao nhiêu năm, giờ xong rồi, lại nói thôi, phản đối. Thế là sao?

    Nước Mỹ là cái đống bầy nhầy. Họ thích thì làm, không thích lại thôi. Làm việc kiểu đấy thì chết.

    • nước mỹ văn minh hành xử theo kiểu tao to tao có quyền.hãy nhìn lại lịch sử sẽ thấy điều đó

      • Gây cấn, bất đồng trong biểu quyết là chuyện bình thường cuả chính trường Mỹ, đâu có như VN, Đảng bảo sao là làm vậy, cả một đất nước toàn dân phải im lặng phục tùng.

        Tôi nghĩ, trong tương lai chắc TPP sẽ thành tựu. Dù nó không hoàn hảo – đời có cái gì hoàn hảo cả đâu – tôi cũng vẫn ủng hộ nó, với một điều kiện đảng CSVN phải thực sự cải cách để đảm bảo doanh nghiệp tư nhân có quyền lợi, người lao động được bảo vệ và họ phải “deal” làm sao để VN không chịu thiệt thòi.

        Tại sao tôi ủng hộ TPP? Nhờ có nó, tự do hàng hải hàng không trên Biển Đông được toàn khối TPP ủng hộ. Việt Nam là thành viên cũng được nhờ, từ đó tiến tới đòi lại chủ quyền biển đảo. Nhìn thấy Trung Quốc chiếm trọn Hoàng Sa, rồi xấn tới chiếm thêm Trường Sa, tôi uất lắm.

      • Ở đâu chả thế. Ở Việt Nam, ai to cũng mới có quyền. Ai nói xấu bác Tổng Trọng hoặc tứ trụ triều đình đều phải đi tù nghỉ mát dài hạn. Trung Quốc nói thẳng là Trung Quốc là nước lớn, nên Biển Đông, Biển Hoa Đông là của Trung Quốc.

        Nga nói thẳng, Crimea của Nga, rồi sang lấy luôn … Ông Việt Nam cũng vậy, ông Polpot hỗn láo, ông VN đem quân sang nện Cambodge rồi đuổi hắn đi khỏi Cambodge luôn. Nhỏ như VN mà còn thế nữa là. Những ông to, chả có ông nào không thế cả.

        • có một điều khác là ở vn hay xứ khác là họ ko 2 mang,kiểu tao ko tuân thủ luật rồi nhưng lại đòi người khác tuân thủ luật.tôi lấy ví dụ nhé nước mỹ trối bỏ kí hiệp ước về quyền trẻ em,luật biển quốc tế,giảm khí thải…nhưng lại đòi nước khác phải có nhân quyền(hình như ở mỹ họ ko coi trẻ con là người thì phải)…..

  8. Dear anh JL,

    Người sinh viên xinh đẹp ngày nào cuả Bố anh chắc sẽ không thành Tổng Thống Hoa Kỳ đâu, nên những gì chị phán hiện nay là không thành vấn đề. Đồng ý với anh, TPP không phải là chiếc đũa thần, nó đem lại lợi ích cho nhóm lợi ích này, kèm theo những bất công cho những nhóm người khác, và sự xung đột quyền lợi giữa các nước với nhau nữa, cho nên các người đàm phán phải còn họp thường xuyên và lâu dài, vô tận… Nhiều khi họ “làm giá” bằng cách đe nẹc, hay “em chã” đó mà 😉

    Riêng tôi thì không bao giờ thôi quan tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo cuả Việt Nam.
    http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-trung-quoc-lai-sap-lap-can-cu-o-lang-co-thua-thien-hue/2996493.html

  9. Tối qua tôi chơi trò tung đồng xu thì kết quả là Bà Hy Lan Duyên sẽ làm TT Hoa Kỳ sắp tới. Khánh quan thì GS nghĩ sao?

  10. Theo wsj, nhiều hãng Mỹ cũng không ủng hộ TPP. Xem ra, ở Mỹ, người không ủng hộ TPP nhiều hơn ủng hộ.

    Có lẽ vì thế, mà Bà H.C không ủng hộ TPP, gió chiều nào xoay chiều đấy, để giành thêm ủng hộ của cử tri.

    Ở Việt Nam thì Bộ Chính trị quyết thế nào, thì nó như thế. Ai nói khác, thì đi tù nghỉ mát. Chính quyền Obama còn lâu mới mạnh bằng Bộ Chính trị Việt Nam.

    • In return, TPP will help American to buy many things with cheaper price that reduces their living cost. They enjoy this most! The U.S. is able to sell technologies to TPP members too.
      Many American who love local, organic and high quality products still buy “Made in or Grown in U.S.” So it offers multiple options to the society.

  11. TPP sẽ giết chết Việt Nam, từ công nghiệp, nông nghiệp lẫn dịch vụ. Chết hết. Việt Nam có gì đâu mà cạnh tranh.

    Cộng sản huy vọng, TPP sẽ gia tăng đầu tư FDI. Đúng, FDI sẽ có gia tăng thêm, nhưng không như họ hy vọng đâu. FDI sẽ chỉ gia tăng trong các lĩnh vực sản xuất lặt vặt sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy dép, hoặc lắp ráp điện tử để xuất khẩu qua Mỹ và vài nước khác.

    Quan trọng nhất là nguyên liệu cơ bản, công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ, thì khó hy vọng họ đầu tư FDI ở Việt Nam. Nguyên liệu, công nghiệp chế tạo và phụ trợ là xương sống của nền kinh tế, muốn có, thì Việt Nam phải tự phát triển để mà có. Còn các hãng, thì họ sẽ điều tiết chuỗi cung ứng theo chiến lược của họ. Họ sản xuất ở TQ, Đài Loan, Thái Lan, Malay, Ấn Độ … mỗi nơi một ít …

    Tóm lại, Việt Nam phải nhìn vào Hàn Quốc mà học. Họ chủ động hoàn toàn được chuỗi sản xuất của họ nên họ thành công. Không nên hy vọng vào TPP và FDI quá nhiều mà thất vọng. Muốn thành công, thì Việt Nam phải tự phát triển được chuỗi sản xuất của riêng mình, thì mới chủ động được. Việt Nam không nên tham gia TPP. Hy vọng, Quốc hội sáng suốt, bác bỏ Hiệp định TPP thì Việt Nam mới có thể tự tìm cách vươn lên. Hiện nay, cộng sản đang ỷ lại vào TPP, với hy vọng là TPP sẽ làm cho Việt Nam giàu có. Đấy là tư tưởng của bọn ăn xin.

    • Cộng sản thất bại trong việc phát triển kinh tế, vì ngu dốt, tham nhũng, yếu kém, nên giờ cộng sản bấu víu vào các FTA, TPP với hy vọng rằng FTA và TPP sẽ giúp Việt Nam cất cánh. Đéo ai dâng cơm cho cộng sản ăn đâu. Làm vỡ mặt ra mới có cơm mà ăn, không thì đổ cứt vào mồm. Muốn có công nghiệp, phải tự tổ chức sản xuất lấy. Muốn có nông nghiệp, thì tự tổ chức sản xuất lấy. Đừng hy vọng các hãng nước ngoài vào đầu tư FDI để tổ chức nền sản xuất cho Việt Nam.

      Cộng sản Việt Nam dốt nát, tham nhũng, phá phách, nên tư tưởng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến ăn cắp, ăn xin, viện trợ. Yêu cầu cộng sản bỏ ngay TPP, vứt bớt FTA.

      • Ông Danh nói nhảm cái gì vậy, làm sao TPP lại “giết chết Việt Nam từ công nghiệp, nông nghiệp lẫn dịch vụ…”? Không lẽ nó “giết chết” hết New Zealand, Indonesia hay Singapore? Thể chế tồi, quản lý tệ, thì tự biết sưả đổi hoặc “tự biến đi” chứ vu khống TPP, nói xấu nguồn đầu tư nước ngoài là sao?

        Ông cũng phải biết Hàn Quốc có được “sự chủ động” cũng một phần nhờ vào đều tư cuả nước ngoài không?

        • Indonesia làm gì có trong TPP. Hàn Quốc bảo hộ thị trường nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khiếp lắm, không như cộng sản đâu. Ông nhầm đấy. Đang còn yếu, mà mở cửa quá nhiều, quá rộng, thì chết là chắc. Mở cửa là tất yếu, nhưng chỉ nên mở khi doanh nghiệp đã có thể chiến đấu được. Hàn Quốc mạnh vậy rồi, nhưng họ vẫn chưa gia nhập TPP, vì họ vẫn sợ bị Nhật Bản và Mỹ đập chết (Huyndai thì chưa thể chiến đấu được với Toyota, Ford …). Hàn Quốc khôn lắm, chỉ có cộng sản Việt Nam đã ngu lại còn tham nhũng nên mới gia nhập TPP.

  12. YÊU CẦU CỘNG SẢN VIỆT NAM VỨT BỎ TPP, VỨT BỎ BỚT CÁC FTA, VÌ TPP VÀ FTA SẼ BIẾN NHÂN DÂN VIỆT NAM THÀNH ĐÁM NÔ LỆ, LÀM THUÊ CHO CÁC HÃNG NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC VỚI LƯƠNG RẺ MẠT.

    YÊU CẦU CỘNG SẢN VIỆT NAM CẢI CÁCH KINH TẾ, TỔ CHỨC NỀN SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ĐỂ TRÁNH LỆ THUỘC VÀO NƯỚC NGOÀI, LỆ THUỘC VÀO FDI VÀ GIẢI PHÓNG NHÂN DÂN KHỎI KIẾP NÔ LỆ CHO TẬP ĐOÀN CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CÁC HÃNG NƯỚC NGOÀI.

    • nếu anh ko phải công dân vn thì anh ko có quyền”yêu cầu”đâu.ko nên ảo tưởng như bố mỹ đòi”yêu cầu” vn ko cho nga tiếp nhiên liệu

    • Không có WTO, FTA thì cho các ông trở về thời kỳ bao cấp , có chịu không ? có lẽ thời kì bao cấp các ông còn con nít chạy nhông ngoài đường nên không biết ? có được như ngày nay là nhờ giao dịch mở của với nước ngoài đấy , giỏi thì học hỏi làm chủ làm thầy , ngu dốt thì làm tớ làm thuê , cố gắng lên !

      • Dear Linh, WTO khác, FTA khác, TPP khác. Nhiều FTA quá thì không hay đâu. Đang còn yếu kém, mà mở cửa quá nhanh, thì sẽ bị tiêu diệt hết, đặc biệt là các doanh nghiệp. Đất nước mà không có doanh nghiệp, thì chỉ là một đất nước trống rỗng.

        Mạnh hay không là do chính mình, chứ không phải nhờ các FTA đâu. Mình làm tốt, quản lý kinh tế tốt, tổ chức được nền sản xuất, thì mình mạnh. Cái này không phụ thuộc vào các FTA. Các hãng nước ngoài chỉ đầu tư để |KIẾM LỢI NHUẬN, chứ họ không tổ chức nền sản xuất cho Việt Nam đâu.

        • Công nghiệp yếu kém , đất ruộng không đủ ,Thất nghiệp tràn lan , nếu không có nước ngoài đầu tư để có việc làm dù giá công rẻ mạt , sao giải quyết được công ăn việc làm để ôn đỉnh xã hội !? cơ bản trước đã , giỏi thi học hỏi và tổ chức, đó phải là định hướng chiến lược của nhà nước lãnh đạo ? nếu không có đầu tư nước ngoài ,rõ ràng là tự cấm vận, nghèo đã không có vốn , việc làm , lại đóng cửa chặt lại rồi ăn khoai lang , khoai mì trừ cơm ?

  13. Chuyện bà Clinton chống lại TPP không phải là chuyện lớn , một khi VN muốn thoát Trung thì Mĩ cũng phải lo thoát nợ với Tàu cộng  , thêm vào những yếu tố quân sự , thế TPP đã ra đời , Người Mỹ phải hết sức vận dụng TPP như là một đòn bẩy kinh tế đối ngoại để giải quyết hoặc sẽ không chìm sâu vào sự thâm hụt buôn bán với Tàu cộng nữa mà cũng sẽ ngăn chặn sự bành trướng kinh tế quân sự của nó.

  14. Chúng ta đây cũng chia làm 2: Ủng hộ và Không ủng hộ VN gia nhập TPP.
    Hãy để bà H.Clinton có quyền nói ra quan điểm của bà ấy chứ? Không lẽ xông vào bắt bà ta? Bình tĩnh đi nào… Nghe nói bà này rất hăng hái trong vụ diệt bin Laden. Rất cương quyết.

    • Theo tôi thì bắt, nhốt tù luôn Hillary luôn đi. Nếu bà ta không thích TPP, thì bà ta nên phản đối từ đầu, để khỏi mất công đàm phán. Nghe nói, trước đấy bà ấy ủng hộ TPP, nhưng giờ bỗng dưng phản đối. Làm ăn như thế thì không được. Bà ấy nghĩ Chính quyền Obama không có tính toán, không nghĩ đến nước Mỹ khi thành lập TPP sao? Theo tôi, không nên hiểu TPP đơn giản chỉ là khu vực mậu dịch tự do (free trade area) mà nên hiểu TPP là một cộng đồng kinh tế đặc biệt, có mối liên hệ chặt chẽ, có sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, ủng hộ nhau về mặt chính trị, quân sự, ngoại giao … TPP nên như thế. Còn nếu TPP chỉ là một Free Trade Zone, thì đem vứt TPP ngay đi, vì nó chả có ý nghĩa gì, chả hơn gì một FTA.

      Bà ấy chọc ngoáy chính quyền Obama, như kiểu Chính quyền Obama là vô dụng. Bà ấy nên để các chuyên gia, doanh nghiệp, người dân bình luận về TPP thì hay hơn, vì bà ấy bình luận thì sẽ rất nặng nề và gây tổn hại uy tín quốc tế của Mỹ vì bà ấy là ứng viên Tổng thống.

      Nếu ở VN, thì bà ấy bị tóm cổ đi tù là chắc.

    • Cái kiểu như ở Mỹ, ở Việt Nam gọi là lắm thầy thành thối đám. Ông nào cũng hay, ông nào cũng ghê gớm, thành ra, chả làm được việc gì cả. Một ông làm, nhưng mấy ông chọc ngoáy, ngáng cản, nên công việc nó chán, hay bị bở chừng.

      Như ở Việt Nam cũng hay, chơi là chơi luôn, không nên nói nhiều quá. Cứ nói nhiều quá, tranh cãi nhiều quá, rồi cuối cùng chả làm được cái đéo gì hết.

  15. Ủng hộ hay không ủng hộ, tiếng nói của người dân VN ở trong nước hay ngoài nước đều không được nhà cầm quyền quan tâm.
    Có điều, tôi tin là vào TPP là một cố gắng của “nhà cầm quyền ĐỘC TÀI ở VN, họ đang tự đào mồ chôn mình” (nói theo kiểu của K. Marx, chỉ bỏ danh từ “CN Tư bản” đi).
    Rất cương quyết.

  16. Có nhiều bạn nói về dân chủ, tam quyền dân lập. Nói dễ, làm khó. Các nước khác khi giao tiếp với Mỹ phải hiểu rằng, với Mỹ, tổng thống đề nghị, nhưng quốc hội quyết định. Theo luật, TT thương lượng một hiệp định, nhưng lại không có quyền ký hiệp định này thành luật khi quốc hội chưa thông qua. Nói cách khác, TT là kẻ làm việc cho dân, ông ta ra ngoài thương lượng. Xong, ông mang cái hợp đồng ấy về nhà cho ổng chủ (QH) của ông quyết định.

    Còn việc bà Clinton phản đối thì cũng không phải là điều lạ. Bà đang cần sự ủng hộ của các nghiệp đoàn lao động. Những tổ chức này, như một lẽ tự nhiên, luôn luôn chống lại các hiệp định tự do thương mại. Và, QH Mỹ vẫn cứ thông qua các đạo luật thương mại.

    Riêng TPP tốt hay xấu cho VN thì nhìn qua WTO mình cũng đoán được. Và, cuối cùng, vài bạn hy vọng nhà nước VN sẽ cải tổ một số điều (công đoàn độc lập, ví dụ) thì cũng xin nói là VN cũng đã là thành viên của tổ chức nhân quyền LHQ, hoặc là thành viên của quy ước không tra tấn. Có bao nhiêu điều VN làm theo, hoặc lờ bỏ, thì các bạn cũng đã biết.

  17. Đối với một vấn đề 50/50 chỉ tốn công tranh luận.
    Để thới gian giải quyết.
    Riêng với GS JL, ai làm Tổng thống Mỹ sắp tới thì GS vẫn luôn được tôn trọng về nhân quyền – chúng tôi thật sự ganh tỵ với GS đấy.

Comments are closed.