Đừng (chỉ) lo về nhân sự

Bất chấp những suy đoán vô tận về việc ‘Đảng ta’ đã, đang, hay sắp chọn ai làm lãnh đạo cho những năm tới – câu trả lời đến phút 89 này vẫn là thật đơn giản: ‘chẳng biết.’ Dù nghe tin đồn về những ‘phương án,’ nền chính trị của Việt Nam vẫn là hộp đen.

Tất nhiên, người dân Việt Nam có nhiều lý do để quan tâm đến vấn đề nhân sự. Song, cũng nên lùi lại vài bước và thấy có những nhân tố khác trong chính trường Việt Nam mà không kém phần nào quan trọng. 

Chẳng hạn, về mặt kinh tế, Việt Nam hiện nay đang có những cơ hội lịch sử để thúc đẩy nền kinh tế. Nhiều chính khách bảo việc tham gia TPP và ký FTA với EU là một “bước ngoặt” cho Việt Nam. Nói thế là quá sớm. Để thực sự có một bước ngoặt phải cải cách thực sự. Rủi ro hàng đầu của đất nước vẫn là không cải cách. Liệu ‘dân ta’ trong và ngoài bộ máy có thành công trong việc đòi BTC cải cách thể chế kinh tế là câu hỏi không kém quan trọng chuyện nhân sự.

Chẳng hạn, về vấn đề nhân quyền, nhận thức về nhân quyền và quyết tâm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người đã lớn mạnh hơn nhiều trong lòng dân do những nỗ lực của nhiều người cả ngoài lẫn trong nhà nước. Dù còn quá ít, số người trong bộ máy nhà nước coi trọng vấn đề nhân quyền hiện nay là lớn hơn nhiều so với trước đây. Sự thành công của những nỗ lực để đòi BTC và cả bộ máy để chuyển sang cơ chế pháp quyền và coi trọng nhân quyền đúng mức là không kém quan trọng so với vấn đề nhân sự.

Nói Việt Nam cần một đội ngũ lãnh đạo can đảm và có năng lực hơn bao giờ hết là chính xác. Nhưng, tôi thấy dân Việt Nam cũng cần phải tự xem xét lại mình. Người Việt Nam phải thấy ‘chất lượng’ và hiệu quả của một nhà nước cũng phụ thuộc vào vai trò và sự tham gia của người dân. Ở khía cạnh này có một số xu hướng hứa hẹn.

Người dân Việt Nam đang đòi một trật tự xã hội dân chủ hơn, đa nguyên hơn, và minh bạch hơn. Văn hoá chính trị Việt Nam đang trở nên đa nguyên hơn. Không gian để bàn về chính trị xã hội một cách công khai đã mở rộng đáng kể, dù còn hạn chế. Quyết đinh không xây bức tường lửa ở Việt Nam là đáng mừng và dũng cảm. Quyết định của nhiều người chia sẻ chính kiến của họ bất chấp những rủi ro cũng tốt. (Dù còn những người yêu nước còn bị đàn áp.)

Tóm lại, có nhiều nhân tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam. Những vị trí cao nhất trong chính trường Việt Nam sẽ ảnh hưởng lớn. Nhưng không phải là nhân tố duy nhất sẽ quyết định tương lai của đất nước. Như vậy, xin đề nghị đừng lo về vấn đề “nhân sự” một cách quá đáng. Phương án hay hơn là lo những gì cần làm để có được một đất nước dân chủ, công bằng, văn minh.

JL
Stockholm, Thụy Điển

12 thoughts on “Đừng (chỉ) lo về nhân sự

  1. Phương án hay hơn là lo những gì cần làm để có được một đất nước dân chủ, công bằng, văn minh – như Thụy Điển.

  2. Lo về nhân sự là chính, vì con người quyết định tất cả.

    Nếu mấy ông công an, bộ đội, lý luận mác-lê lại lên làm lãnh đạo, thì đất nước này coi như chấm hết. Nếu một ông công an khát máu, độc tài, ngu về kinh tế lên lãnh đạo, thì đất nước sụp đổ, nhân dân lầm than.

    Nếu có mấy ông giỏi, kỹ trị, có đầu óc cải cách làm lãnh đạo, thì sẽ tốt.

  3. Mấu chốt là làm thế nào cho việc thay đổi đó,theo quan sát,thì người dân VN hiện quá thụ động,họ muốn thay đổi,nhưng họ lại không dám làm gì.
    Với tôi,điều đó chưa hẳn là đúng,vì trước cơn sóng thần,thì trời yên và biển lặng.

  4. Có lần thấy GS nói trên trang của mình: có người hỏi về VN, ông đã trả lời rằng ông không biết gì cả. Câu nói ấy có lý của nó. Thật vậy, nếu JL biết về VN là “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Thì ông đã không viết bài này. Xã hội công dân, mọi người đều bình đẳng… đều chỉ là những sáo ngữ. Gia đình là tế bào của xã hội. Trong một gia đình VN không thể có bình đẳng (quyền công dân) thể hiện qua các đại từ nhân xưng vô cùng phức tạp cho những ai mà tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ và chỉ có ở VN. Mặc dù tiếng Việt còn có câu ca dao:
    “Thương anh, em để trong lòng
    Việc anh, em cứ phép công em làm”.
    Câu ca dao trên nếu không chỉ giới hạn ở thể hiện khát vọng, mong muốn (desires, wishes) thì cũng (nói theo cách hiện nay) chủ yếu là PR (public relation) giống như “quan điểm của chúng tôi là sai đến đâu xử đến đó, không bênh che, không có vùng tối…”. Nếu câu ca dao nói trên là đại diện cho cách hành xử của người Việt thì không có chuyện hai anh em Dương Chí Dũng (Vinashine) đều đi tù. Thực ra, đây là hậu quả lâu dài của một đất nước khép kin, tự cung tự cấp từ lâu đời. Hy vọng nó sẽ thay đổi khi VN hòa nhập mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa với công đồng thế giới.
    Nhận xét của của JL đúng nếu VN là một xã hội công dân, mọi người đầu tôn trọng pháp luật, tôn trọng các cam kết, tôn trọng và có trách nhiệm về lời nói của mình.

    • Nhiều khi vấn đề của tôi là phải viết một cách hứa hẹn một chút, xây dựng chút, Đồng thôi cố gắng không ảo tưởng quá. nếu chỉ biết viết thẳng thì trang này sẽ đepressing hơn nhiều.

      • Cám ơn GS đã trả lời. Tôi đã hiểu rõ hơn phương pháp tiếp cận (approches) của GS.

    • GS rất biết về Vietnam chứ. Và ông đang dùng cách riêng của mình để mong cải tạo nó. Ông kết hớp giữa phương thức của Don Kihote và Gandhi.

    • người ta chỉ bình đẳng trước pháp luật chứ tuyệt nhiên từ tây,ta tàu đều ko có bình đẳng từ ngoài đường đến trong nhà.đó là một thực tế!

  5. “Nói Việt Nam cần một đội ngũ lãnh đạo can đảm và có năng lực hơn bao giờ hết là chính xác. Nhưng, tôi thấy dân Việt Nam cũng cần phải tự xem xét lại mình. Người Việt Nam phải thấy ‘chất lượng’ và hiệu quả của một nhà nước cũng phụ thuộc vào vai trò và sự tham gia của người dân. Ở khía cạnh này có một số xu hướng hứa hẹn.” – JL.

    Tôi xem trên Youtube, một chị dân biểu quốc hội Việt Nam than phiền rằng các dân biểu – dĩ nhiên là đảng viên – mà cũng không có quyền bầu Tổng Bí Thư. Nhưng chị ta nói thiếu một vế nưã, làm người Việt Nam còn không được quyền bầu người đại biểu quốc hội cuả nước mình.

    Tôi thấy kỳ đại hội này – cũng như những kỳ trước – thật ảm đạm, thật vô vọng. Nếu nó không tạo ra được một sự đổi mới hay bứt phá nào, thì những cái hiệp định TPP, FTA hau EU sẽ chỉ trở thành những nguy cơ hơn là cơ hội cho Việt Nam.

    Tuy nhiên, trong một sự chọn lưạ, do không còn một cách nào khác hơn, tôi nghĩ họ nên chọn ông Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí Thư cho kỳ tới. Tam trụ khác nên về hưu và đề bạt những người trẻ tuổi lên, như ông Nguyễn Thiện Nhân, Đức Đam, bà Kim Ngân, ông Bình Minh, etc. Tôi vốn trọng những củ “gừng càng già càng cay”, nhưng nếu không là gừng, lại không cay, thì tốt hơn là nên chọn những người trẻ đã được đào tạo, không quá hủ nút hay sáo mòn.

      • Không những vậy, chức Thủ Tướng và Bộ Trưởng Quốc Phòng là rất quan trọng. Họ phải là những người thực sự tài giỏi, tinh anh và có sức khoẻ tốt. Tại sao cứ lẩn quẩn với chừng đó người, hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác? Suốt mấy mươi năm đảng CSVN cầm quyền, điều tất nhiên là những người tài năng trong xã hội VN – vì sự tiến thân cuả cá nhân mình – đã tham gia đảng CS – tại sao lại thiếu vắng người tài trong dàn lãnh đạo được chứ? Cái gì đã kìm hãm họ, biến họ thành những con ốc vít vô danh?
        Tôi thấy kinh sợ khi dân tộc mình – trước đầu sóng ngọn gió cuả thời cuộc – lại phải câm nín, cam chịu một hiện trạng u uất như thế này, anh JL ạ.

Comments are closed.