Sự tham gia chính trị ở Châu Á

pol part asia

Tuần trước tôi có sang Thụy Điển vài hôm để dự một hội thảo hàn lâm với chủ đề ‘Tham gia chính trị ở Châu Á,’ do Trường Đại Học Stockholm tổ chức. Hội thảo kéo dài hai ngày, có khoảng 60 người từ nhiều quốc gia khác nhau tham gia với khoảng 30 bài nghiên cứu được trình bày. Nhiều bài hay lắm.

Chủ đề của hội thảo này có thể được giải thích như sau: Tại Châu Á, các chế độ chính trị đang thay đổi, làm cho chúng ta phải nghĩ lại. Qua nhiều năm, các chế độ chính trị được so sánh trong một khuôn khổ đơn giản như ‘Dân chủ’ hay ‘Độc tài’. Tuy nhiên, ngày nay, một khuôn khổ so sánh như trên chưa chắc phản ánh đầy đủ những điều kiện ở các nước cũng như những gì công dân ở các nước đó đang trải qua.Tức, thực tế là phức tạp hơn.

Nói các quyền dân sự ở các nước độc tài/độc đảng là yếu là không sai. Thế nhưng, mức độ các quyền được tốn trọng qua các nước khác nhau cũng không đồng đều, thâm chí ngay cả ở các nước được xem là ‘dân chủ tự do (tức democratic liberal regimes).’ Ở các nước độc tài – liệu độc đảng hay đa đảng, như TQ, Việt Nam, Malay (độc tài có nghĩa là không có sự chính trị canh tranh thực sự) thì tham gia chính trị cũng có nhiều hình thức, trong đó có những phương diện chính thức và ngày càng nhiều phương diện phi chính thức.Ví dụ, qua mạng. Trong khi đó, ở các nước ‘dân chủ’ cũng có những “triệu chứng” của cái gọi là “hậu dân chủ” – tức là, dù có những thể chế dân chủ chính thức, nhưng những chế độ chính ‘dân chủ’ ngày càng bị các tầng lớp chóp bu đô hộ.

Dù vậy, quá trình nổi lên của những phương tiện tham gia chính trị mới như mạng xã hội, mạng lưới xuyên quốc gia, v.v. có một số tác động đáng kể, không cho phép chúng ta chia ra chính trị chính thức và phi chính thức nữa và bắt buộc ta nhìn kỹ hơn để phân tích bản chất của từng chết độ một.

Đúng là một nghịch lý: dù các chế độ độc tài vẫn yếu về các quyền con người và chính trị và dù các chế độ dân chủ có nhiều dấu ấn của bệnh “hậu dân chủ,” thế nhưng sự tham gia chính trị đang mở rộng và đa dạng hóa. Hiện tượng này là đáng chú ý, nhất là ở các nước như Việt Nam.

Những câu hỏi chính được đặt ra: Những tác động của các công nghệ mới là như thế nào? Những bất bình đẳng xã hội tác động như thế nào đến khả năng tham gia vào chính trị và có được tiếng nói chính trị vào những không gian chính trị khác nhau? Ai tạo ra và điều khiển các chính sách và điếu tiết không gian chính trị? Với sự đột biến của không gian chính trị, làm thế nào để chúng ta hiểu các phương thức tham gia và các đại diện chính trị qua các chế độ chính trị châu Á?

Trong bài tiếp theo tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề cụ thể được nêu ra và phân tích và chia sẻ chút về trình bài của tôi về Việt Nâm mà mang tên: “Sự phát triển và hạn chế của phạm vi công cộng ở Việt Nam” (“The development and Limits of Vietnam’s Public Sphere: Wonks, tree huggers, and zombies.”)

Còn tiếp….

JL

3 thoughts on “Sự tham gia chính trị ở Châu Á

  1. tôi cũng đồng ý với gs rằng chủ đề này rất thú vị.tôi thấy rằng có nhiều người vẫn tư duy thời chiến tranh lạnh rằng tế giới chỉ có một là dân chủ hay độc tài,ko tư bản thì cộng sản nhưng thực tế thì mọi thứ sinh động và phức tạp hơn nhiều.việc đưa ra các khái niệm dân chủ hay độc tài đã phải kèm theo(….) như thấy trên của gs là chính xác

  2. Dân chủ-tự do là mục tiêu mà loài nguoi theo đuổi,cho đến nay nó chưa hoàn thiện mà còn tiếp tục được tìm kiếm
    Dân chủ không có định lượng,nhưng người ta cảm nhận được ở Mỹ,Pháp,Anh,Thuỵ Điển…người dan ở do huong được bầu không khí dân chủ hơn ở Trung Quốc,Việt Nam.Chỉ nhung kẻ khiếm thị dân chủ moi không thấy điều này

  3. Trích từ tập BÀI THƠ MỘT VẦN / ONE-RHYME POEMS,
    thơ Bùi Chát, bản dịch Anh ngữ của Lê Đình Nhất-Lang.
    Giấy Vụn xuất bản lần thứ nhứt tại Sài Gòn, photocopy khổ 13 x 20.5 cm.
    In xong & tặng giang hồ quý III/2009]

    Bài thơ một vần

    Màu đỏ
    Như loài cỏ

    Ngỡ là chuyện nhỏ
    Nên không ai dọn bỏ

    Chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng biết làm
    thế nào!? Đành bỏ ngỏ…!!!

    *

    Cộng sản là cái quái gì cóc cần biết, nhưng chắc chắn…

    Sau cộng sản là sự sống chồng sự sống
    Sau cộng sản là ngày dài vô tư không
    ngã rẽ
    Sau cộng sản là ngẩng cao đầu
    Sau cộng sản đi không trở lại
    Sau cộng sản có người buồn bã không
    định hướng
    Sau cộng sản là định mệnh
    Sau cộng sản tạm thời chưa ai rõ
    Sau cộng sản là cộng trừ nhân chia nhiều
    cấp độ
    Sau cộng sản là em yêu tôi đâu cần chứng
    Sau cộng sản là nhà xuất bản Giấy vụn
    quang vinh mười lăm năm
    Sau cộng sản là niềm tin ơi chào mi
    Sau cộng sản ánh sáng cởi mở

    Khi đó chúng ta thoải mái làm người

    *

    Ai?

    Tôi gặp gỡ những người cộng sản
    Những người anh em của chúng tôi
    Những người làm chúng tôi mất đi kí ức
    Mất đi tiếng nói bản thân
    Mất đi những cái thuộc về giá trị
    Chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều
    Nỗi sợ

    Tôi trò chuyện với những người cộng sản
    Những người anh em
    Những người muốn chăn dắt chúng tôi
    Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp
    Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn

    Những người cộng sản
    Anh em chúng tôi

    Chưa bao giờ thấy họ tự hỏi
    Trong ngôi nhà đen đủi này
    Ai muốn thừa kế di sản của họ?

    *

    Hiện thực xã hội chủ nghĩa

    Anh chị em hãy nhớ
    Chúng ta có mặt nơi đây không phải để khóc
    Không phải để cân nhắc
    Im lặng
    Rồi quay đầu
    Chúng ta ở đây để sống
    Để thể hiện bổn tánh chúng ta

    Đâu nhất thiết phải quan tâm
    Nhắc nhở lời đe dọa
    Bởi, với chúng ta
    Sợ hãi – không bao giờ là mục đích

    *

    Khó thấy

    Sự phát triển của nghệ thuật
    Có thể kết liễu một chế độ độc tài

    Bao nhiêu người đã nói
    Những điều tương tự vậy

    Các nghệ sĩ nhậu ở vỉa hè
    Kể về tính nước đôi

    Cây kim giấu kín trong bọc vải
    Lâu ngày cũng thành thơ

    Chúng ta
    Những cư dân không được đón chào

    Gió chiều nào
    Ta tào lao chiều ấy

    *

    Cho anh em dân chủ

    Thất bại
    Bà ngoại
    Thành công

    *

    Không thể khác

    Những người anh em
    Đã phản bội chúng tôi
    Đã ném chúng tôi vào ngục
    Đã nhuộm đỏ màu da chúng tôi
    Đã hi sinh mạng sống chúng tôi
    Cho những giấc mơ ngột hứng của họ

    Những người anh em
    Vẫn lừa lọc chúng tôi
    Vẫn tước đoạt ánh sáng, giọng nói chúng tôi
    Vẫn doạ dẫm chúng tôi
    Bằng súng và thực phẩm

    Ngoài sức tưởng tượng của họ
    Chúng tôi
    Dưới bầu trời đen thẳm
    Từng ngày từng ngày
    Không lúc nào ngơi nghỉ
    Việc nghĩ đến họ

    Cầu
    Nguyện

Comments are closed.