Nên nghĩ gì…?

Như đại đa số ‘dân thường’, đến thời điểm này tôi chả biết nghĩ gì về những diễn biến ‘ta’ đã và đang thấy trên chính trường VN … một nước nhiều tiêm năng thế, một xã hội hết sức khao khát có được một trật tự xã hội đa nguyên hơn, minh bạch hơn, dân chủ hơn, ổn hoà, an toàn, văn minh, công bằng mà lại có một quá trình ‘chuẩn bị’ và ‘giới thiệu’ lãnh đạo hết sức khó hiểu, nếu không muốn nói kỳ lạ, thiếu tình thần dân chủ. Lập luận như thế có thể bị coi là sai lệch, nhưng tôi tin rằng góc nhìn này là không quá xa với dư luận trong nước….. sẵn sàng nghe ý kiến khác. 

Cái là tôi lo nhất, cái mà làm cho không ít người nghi ngờ về tương lai, là việc cứ theo cơ chế ‘thống trị bằng uỷ ban’ mà trong số người đó, chưa rõ ràng có một thâm nhìn đủ sáng suốt để đối phó với những thác thức trước mặt. Trong khi đó, có không ít người có tài, có tâm nhìn, có sáng suốt mà có vẻ chưa được nghe tới… (lưu ý: ở đây tôi không có ý nói đến cá nhân Nguyễn Tân Dũng).

Như bình thường tôi sẵn sàng nghe những ý kiến khác. Trái ngược, cũng được. Tranh luận công khai, đa nguyên, dân chủ sẽ thuận lợi cho tương lai. Vậy, ngoài việc cố gắng hiểu những gì đang tiếp diễn ở ĐHXII và chính trường Việt Nam nói chung, vẫn còn làm những việc khác, như khác đề tài về phúc lợi xã hội, giáo dục, v.v. Dù nhiều khi được báo chí trích dẫn về Biển Đông, cho biết, lý do tôi đề cập nhiều đến vấn đề đó không phải là vì muốn là ‘chuyên gia’ về vấn để biển (có gì phức tạp để phân tích?) mà vì thấy hành đọng của ‘nhà nước ấy,’ ‘đồng chí tốt ấy’ hiện này là quá đáng, phí lí, và Việt Nam còn thiếu những tiếng nói rõ ràng trên sân kháu quốc tế… bắt buộc phải nói cho rõ.

Thực ra, tôi đang hơi lo. Trong những tháng tới Bắc Kinh sẽ làm những gì? Họ sẽ thấy những sai lầm của họ và thay đổi hành vi? Phía Hà Nội sẽ làm gì? Là một thời điểm quan trọng cho Việt Nam. Chỉ hy vọng những người ở cấp trên ngừng đánh nhau vì muốn cầm quyền và dành nhiều thời gian hơn để nghe nhiều ý kiến khác. Chắc ta có thể lập một danh sách ngay lập tức. Vấn đề không phải là Việt Nam thiếu người có tài.

JL

Hành vi nguy cơ cao

Cách đây hơn 10 năm, tôi có tham gia một công trình nghiên cứu ở Hải Phòng và một số nơi khác về vấn đề ‘thay đổi hành vi.’ Cụ thể công trình nghiên cứu này đề cập một vấn đề quan trọng và khó: làm sao để có thể thay đổi hành vi của những bạn (tôi không ưa từ ‘đối tượng’) có hành vi làm nâng cao nguy cơ lấy nghiễm HIV. Lúc đó tôi đã chưa có nhiều khinh nghiệm trong lĩnh vực này và gần như không có kinh nghiệm trao đổi với những người nghiện ma tuý (ngoài trao đổi với một vài nhân vật thú vị ở những góc phố của Hà Nội), tôi đã khá ấn tượng khi có dịp nghe chuyện của một nhóm gồm khoảng tám người thanh niên đang nghiện ma tuý (tất cả đều là đã HIV+ rồi).

Gặp những người này tôi thấy quá là cảm động, đặc biệt khi biết những tác động xấu mà hành vi nghiện của họ đã gây ra đối với gia đình chính bản thân họ nữa. Gọi là thảm kịch có đúng không? Dù đã khá lâu, vẫn nhớ ngày tôi đã trao đổi và học hỏi với những người trẻ này, gặp họ, bắt tay họ, nghe những câu chuyện, và thấy những giọt lệ rơi của họ.

Buổi gặp gỡ đó luôn nhắc tôi phải thận trọng trong việc đánh giá phẩm chất của từng người và cũng luôn ghi nhớ hành vi của mỗi một cá nhân đều xẩy ra trong những hoàn cảnh xã hội phức tạp và riêng biệt tại một địa điểm, ở một thời đại. Cuối cùng, cũng phải lưu ý rằng nhiều khi, nếu một người đang có nguy cơ cao và, đồng thời, người đó đang bị ảnh hưởng một yếu tố khác quá nặng, dù là do ma tuý, tôn giáo, tư tưởng, hay chỉ là áp lực của những người xung quanh, thì thường rất khó để thay đổi hành vi của họ theo chiều hướng hạ, giảm hành vi nguy cơ.

Vì sao tôi lại nghĩ đến vấn đề này vào lúc cụ thể này. Cũng chẳng biết nữa. Có lẽ vì tôi đang nghĩ về ‘nguy cơ xã hội’ nói chung và những hậu quả của nó khi một số người có hành vi nguy cơ cao mà có vẻ không thấy được toàn cảnh?

Nói cách khác, trong bất cứ xã hội nào hay quy mô nào, nếu là thành viên của một nhóm, lại được nuôi dưỡng và sinh sống trong môi trường nhóm đó thì người ta khó mà thấy được nguy cơ của chính mình và cả nhóm nữa. Vấn đề ‘hành vi nguy cơ’ và vấn đề ‘thay đổi hành vi nguy cơ cao’ tồn tại ở bất cứ xã hội nào. Làm cho mình nhớ đến phần đầu của một câu của M.L. King mà một bạn người Việt đã dịch mới gần đây: “không có gì nguy-hiểm hơn bằng cái dốt nhiệt tình…” (Chắc là hút thuốc lào cũng vậy!)

Có nước nào?

Taiwan Presidential ElectionTaiwan Presidential Election

Ở Đài Loan một lãnh đạo mới được bầu một cách hoàn toàn dân chủ. Cả giỏi về lý luận lẫn thực tiễn, người này không chịu áp lực từ Bắc Kinh. Người này xuất phát từ một gia đình bình thường, và đã không dựa vào gia đình hay lý lịch chút nào. Và là phụ nữ. Đảng mà Bà ấy đang lãnh đạo, là Đảng Dân Tiến, là một đảng, một tổ chức mà đã xuất phát từ một phong trào vì dân chủ và đã không ngưng nỗ lực để chống lại các nhóm lợi ích. Đảng Dân Tiến đã thu hút ửng hộ của đại đa số dân và sẽ chiếm đa số ghế trong quốc hội. Vậy, xin hỏi, với một xã hội mà trước mặt của nhiều vấn đề, vẫn có đủ cảm dũng để đời một trật tự dân chủ, minh bạch, ổn hòa, an toàn, và quyết tâm bảo vệ chủ quyền bất chấp những dọa từ phía hoa lực, liệu hiện nay có nước nào đáng cho VN học hỏi hơn Đài Loan?  Còn tiếp….

JL

Những kết quả của HN14

Những kết quả được công bố sau HN14 vừa rồi đúng là thông tin chính thức dưới những ‘luật chơi’ mà TBT đã áp dụng. Tuy nhiên, theo tôi được biết, thì kết quả đó vẫn còn là vấn đề tranh luận và từ nay đến ĐH đảng 12 tới còn nhiều vấn đề quan trọng khác nữa. Cho nên, để khẳng định ‘kết quả trận đấu đã có,’ theo tôi là chưa hẳn. Nói thế chẳng có ngụ ý gì khác ngoài việc đánh giá tình hình qua các yếu tố khách quan mà tôi được biết. OK? Cũng như bạn Carl Thayer đã nhận định, cách đây đúng 10 năm, các đại biểu ĐH đảng lúc ấy đã yêu cầu tổ chức bỏ phiếu “thăm dò ý kiến”. Kết quả thăm dò ấy đã được chuyển cho BCHTW. Điều này và những yếu tố khác cho thấy, BCHTW vẫn còn vài trò của nó (bên cạnh “luật chơi” tranh cãi của TBT). Tóm lại, không nên vội đánh giá và kết luận về tình hình hiện nay, dù ủng hộ hay chả ủng hộ ai hết. Lưu ý: khẳng định nói trên cũng không có nghĩa rằng ‘kết quả vừa công bố’ là sai.

Thế thôi.

JL

HN14, ĐH12: Rồi sao đây?

Như nhiều người, tôi đang theo dõi những sự kiện chính trị ở Việt Nam gần như 24/24. Trong tuần vừa rồi tôi đã viết một bài bằng tiếng Anh về vấn đề nhân sự v.v. để cố gắng giải thích cho thế giới bên ngoài những gì đang tiếp diễn ở Việt Nam. Nhưng mới viết xong thì kịch bản lại diễn biến phức tạp hơn! Hiện nay tôi có rất nhiều câu hỏi muốn hỏi khi đang quan sát và nỗ lực để hiểu một cách tối đa những gì đang xảy ra.

Như mọi người thấy, hiện trạng đang hết sức phức tạp… hay ít nhất có vẻ như thế. Dù ta đã nghe được tên của bốn vị trí thì người khác khuyên rằng còn chưa xong. Chắc là trong buổi chiều hay tối nay, hoặc ngày mai, và trong những ngày tới tôi sẽ có nhiều điều mới để đề cập. Nhưng lúc này tôi chỉ muốn chia sẻ cảm giác hối tiếc cho Việt Nam.

Trong những năm gần đây đã có vô số người từ các ngành xã hội khác nhau và cả trong lẫn ngoài bộ máy khuyến khích ‘Đảng ta’ để ‘cho phép’ sự phát triển của một trật tự xã hội dân chủ hơn, đa nguyên hơn, minh bạch, có trách nghiệm giải trình cao hơn hiện nay. Tất nhiên một xã hội như thế chỉ có được qua một quá trình đa chiều. Ở bất cứ nước nào để chờ một trật tự dân chủ hơn chạy từ trên xuống dưới là vô vọng.

Trong khi đó, qua nhiều năm, tôi đã luôn luôn có những bạn ở Việt Nam giữ quan điểm khác… những bạn này bảo tôi dân chủ (theo kiểu Tây – ít khi nói đến Nam Hàn hay Đài Loan, Nhật Bản, v.v.) là quá hỗn loạn cho Việt Nam.

Đúng ra, có khi trong quá trình dân chủ có tính khá hỗn loạn và luôn luôn có nguy cơ những cơ chế dân chủ sẽ bị phá hoại do những ‘kẻ’ cơ hội, những ai không muốn theo luật chơi dân chủ, hay những kẻ/nhóm muốn mua cả hệ thống, như ở Mỹ.

Vậy, nếu những gì ta đang thấy ở Việt Nam không được gọi là hỗn loạn thì gọi là cái gì? Xin nhấn mạnh: gọi nó ‘hỗn loạn’ tôi không có ý nói xấu chế độ mà chỉ miêu tả những gì đang thực sự xảy ra. Chắc chắn tôi cũng không nghĩ rằng giải pháp là nên có một chế độ toàn trị.

Về nguyên tắc, dân chủ là một cơ chế để giải quyết những căng thẳng trong xã hội một cách ôn hoà theo những luật chơi và bảo vệ một cách triệt để các quyền chính trị xã hội của mọi công dân.

Từ lâu, những nước theo khuôn khổ Lenin luôn luôn theo giả định là cơ chế đảng là cơ chế duy nhất có thể mang lại dân chủ thực sự cho dân, và điều đó phải được áp dụng qua cơ chế ‘dân chủ tập trung.’

Vấn đề với ‘dân chủ tập trung’ là dù được hiểu là cơ chế để đẩy mạnh những nguyện vọng dân chủ của dân thì trong hầu hết các trường hợp trong lịch sử và trong đương đại nó thành một thứ dân chủ giả hiệu, trong khi đó dân thiếu những cơ chế để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, chưa nói đến những vấn đề cần thiết nữa như có tiếng nói v.v… Trong một khuôn khổ như thế các quyền chính trị của dân bị coi nhẹ, những người có quyền thì thường coi công dân như là trẻ con.

Xin phép hỏi liệu vào chính lúc này đất nước Việt Nam đang là nạn nhân của cơ chế “dân chủ tập trung” hay là vấn đề cơ chế đó chỉ đang có một số thách thức kỹ thuật mà thôi? Cái làm cho tôi lo lắng là làm sao thoát khỏi tình trạng bế tắt này.

Chẳng hạn, dù trong những ngày tới những gì tiếp diễn theo kịch bản của TBT thì sao? Rất khó có thể tin rằng những căng thẳng mà chúng ta thấy hôm nay sẽ biến mất. Đúng không? Vấn đề quyền lực là vấn đề cơ bản nhất của mọi hệ thống chính trị. Uy quyền (tức authority) trong tay của ai? Ai nó? Ai nên có? Ai sẽ có? Ai có quyền quyết định?

Tôi thực sự không biết Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ giải quyết những căng thẳng đang bùng nổ và tôi hy vọng cho một kết thúc tốt nhất. Song, tôi thấy tiếc rằng cái mà Việt Nam có vẻ cần nhất vào đúng thời điểm này – một cơ chế dân chủ – thì rất khó có thể sẽ xảy ra. Vậy, làm gì?

Tôi đã đọc và nghe ý kiến của không ít người và trong đó cũng đặc biệt quan tâm đến những ‘ý kiến của đảng viên’, nhất là những người cho rằng giải pháp tốt nhất cho Việt Nam là để BCHTWĐ đề cử và ứng cử ra những ai mà họ muốn. Dù có vẻ hấp dẫn, đó cũng là một phương án có vẻ là trái với Quyết Định của TBT Nguyễn Phú Trọng do chính ông ấy ký và khẳng định chỉ có duy nhất Ông mới có quyền giới thiệu những phương án mà thôi, và không ai khác được quyền đề cử cả. Mặt khác, nguyên tắc của Ông TBT có vẻ làm cho nhiều người khó chịu có khác gì nguyên tắc của Đảng đối với dân? Có thấy sự mỉa mai gì không?

Là một người nước ngoài và là nhà phân tích, vai trò của tôi không phải là ủng hộ bên nào cả, chắc là bạn đọc cũng biết tôi đã gặp không ít khó khăn vì những đồng cảm của tôi đối với những người trong và ngoài bộ máy đang đòi một trật tự xã hội đa nguyên hơn, dân chủ hơn, và minh bạch hơn. Liệu ôm lấy những giá trị đó là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng hỗn loạn của hôm nay tại Việt Nam? Cũng là một phương án.

JL