HN14, ĐH12: Rồi sao đây?

Như nhiều người, tôi đang theo dõi những sự kiện chính trị ở Việt Nam gần như 24/24. Trong tuần vừa rồi tôi đã viết một bài bằng tiếng Anh về vấn đề nhân sự v.v. để cố gắng giải thích cho thế giới bên ngoài những gì đang tiếp diễn ở Việt Nam. Nhưng mới viết xong thì kịch bản lại diễn biến phức tạp hơn! Hiện nay tôi có rất nhiều câu hỏi muốn hỏi khi đang quan sát và nỗ lực để hiểu một cách tối đa những gì đang xảy ra.

Như mọi người thấy, hiện trạng đang hết sức phức tạp… hay ít nhất có vẻ như thế. Dù ta đã nghe được tên của bốn vị trí thì người khác khuyên rằng còn chưa xong. Chắc là trong buổi chiều hay tối nay, hoặc ngày mai, và trong những ngày tới tôi sẽ có nhiều điều mới để đề cập. Nhưng lúc này tôi chỉ muốn chia sẻ cảm giác hối tiếc cho Việt Nam.

Trong những năm gần đây đã có vô số người từ các ngành xã hội khác nhau và cả trong lẫn ngoài bộ máy khuyến khích ‘Đảng ta’ để ‘cho phép’ sự phát triển của một trật tự xã hội dân chủ hơn, đa nguyên hơn, minh bạch, có trách nghiệm giải trình cao hơn hiện nay. Tất nhiên một xã hội như thế chỉ có được qua một quá trình đa chiều. Ở bất cứ nước nào để chờ một trật tự dân chủ hơn chạy từ trên xuống dưới là vô vọng.

Trong khi đó, qua nhiều năm, tôi đã luôn luôn có những bạn ở Việt Nam giữ quan điểm khác… những bạn này bảo tôi dân chủ (theo kiểu Tây – ít khi nói đến Nam Hàn hay Đài Loan, Nhật Bản, v.v.) là quá hỗn loạn cho Việt Nam.

Đúng ra, có khi trong quá trình dân chủ có tính khá hỗn loạn và luôn luôn có nguy cơ những cơ chế dân chủ sẽ bị phá hoại do những ‘kẻ’ cơ hội, những ai không muốn theo luật chơi dân chủ, hay những kẻ/nhóm muốn mua cả hệ thống, như ở Mỹ.

Vậy, nếu những gì ta đang thấy ở Việt Nam không được gọi là hỗn loạn thì gọi là cái gì? Xin nhấn mạnh: gọi nó ‘hỗn loạn’ tôi không có ý nói xấu chế độ mà chỉ miêu tả những gì đang thực sự xảy ra. Chắc chắn tôi cũng không nghĩ rằng giải pháp là nên có một chế độ toàn trị.

Về nguyên tắc, dân chủ là một cơ chế để giải quyết những căng thẳng trong xã hội một cách ôn hoà theo những luật chơi và bảo vệ một cách triệt để các quyền chính trị xã hội của mọi công dân.

Từ lâu, những nước theo khuôn khổ Lenin luôn luôn theo giả định là cơ chế đảng là cơ chế duy nhất có thể mang lại dân chủ thực sự cho dân, và điều đó phải được áp dụng qua cơ chế ‘dân chủ tập trung.’

Vấn đề với ‘dân chủ tập trung’ là dù được hiểu là cơ chế để đẩy mạnh những nguyện vọng dân chủ của dân thì trong hầu hết các trường hợp trong lịch sử và trong đương đại nó thành một thứ dân chủ giả hiệu, trong khi đó dân thiếu những cơ chế để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, chưa nói đến những vấn đề cần thiết nữa như có tiếng nói v.v… Trong một khuôn khổ như thế các quyền chính trị của dân bị coi nhẹ, những người có quyền thì thường coi công dân như là trẻ con.

Xin phép hỏi liệu vào chính lúc này đất nước Việt Nam đang là nạn nhân của cơ chế “dân chủ tập trung” hay là vấn đề cơ chế đó chỉ đang có một số thách thức kỹ thuật mà thôi? Cái làm cho tôi lo lắng là làm sao thoát khỏi tình trạng bế tắt này.

Chẳng hạn, dù trong những ngày tới những gì tiếp diễn theo kịch bản của TBT thì sao? Rất khó có thể tin rằng những căng thẳng mà chúng ta thấy hôm nay sẽ biến mất. Đúng không? Vấn đề quyền lực là vấn đề cơ bản nhất của mọi hệ thống chính trị. Uy quyền (tức authority) trong tay của ai? Ai nó? Ai nên có? Ai sẽ có? Ai có quyền quyết định?

Tôi thực sự không biết Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ giải quyết những căng thẳng đang bùng nổ và tôi hy vọng cho một kết thúc tốt nhất. Song, tôi thấy tiếc rằng cái mà Việt Nam có vẻ cần nhất vào đúng thời điểm này – một cơ chế dân chủ – thì rất khó có thể sẽ xảy ra. Vậy, làm gì?

Tôi đã đọc và nghe ý kiến của không ít người và trong đó cũng đặc biệt quan tâm đến những ‘ý kiến của đảng viên’, nhất là những người cho rằng giải pháp tốt nhất cho Việt Nam là để BCHTWĐ đề cử và ứng cử ra những ai mà họ muốn. Dù có vẻ hấp dẫn, đó cũng là một phương án có vẻ là trái với Quyết Định của TBT Nguyễn Phú Trọng do chính ông ấy ký và khẳng định chỉ có duy nhất Ông mới có quyền giới thiệu những phương án mà thôi, và không ai khác được quyền đề cử cả. Mặt khác, nguyên tắc của Ông TBT có vẻ làm cho nhiều người khó chịu có khác gì nguyên tắc của Đảng đối với dân? Có thấy sự mỉa mai gì không?

Là một người nước ngoài và là nhà phân tích, vai trò của tôi không phải là ủng hộ bên nào cả, chắc là bạn đọc cũng biết tôi đã gặp không ít khó khăn vì những đồng cảm của tôi đối với những người trong và ngoài bộ máy đang đòi một trật tự xã hội đa nguyên hơn, dân chủ hơn, và minh bạch hơn. Liệu ôm lấy những giá trị đó là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng hỗn loạn của hôm nay tại Việt Nam? Cũng là một phương án.

JL

 

6 thoughts on “HN14, ĐH12: Rồi sao đây?

  1. Chuyện đại hội là chuyện nội bộ của Đảng cộng sản việt nam. Ông khg biết thì đừng xía vao.

    • Nếu cái đảng CS VN là cái đảng thổ tả nào thì chẳng ai quan tâm. Điều khốn khổ là nó đang ngồi trên đầu trên cổ 90 triệu nhân dân Việt Nam, mà người dân hoàn toàn không có tiếng nói nào.

    • Đúng là đh là của đảng cs chết toi,dân đen miễn ý kiến,ví nếu có thì chúng cũng ném vào sọt rác kg thương tiếc,mà kg cứ gì dân đen,đàm đảng viên gần 3 triệu thường được gắn cho mỹ từ:đảng viên quần chúng cũng bị đối xử như vậy,không tin thì xem kết quả hội nghị tw 14 thì rõ

  2. Seagull on December 22, 2015 at 10:38 am said:
    “Nói Việt Nam cần một đội ngũ lãnh đạo can đảm và có năng lực hơn bao giờ hết là chính xác. Nhưng, tôi thấy dân Việt Nam cũng cần phải tự xem xét lại mình. Người Việt Nam phải thấy ‘chất lượng’ và hiệu quả của một nhà nước cũng phụ thuộc vào vai trò và sự tham gia của người dân. Ở khía cạnh này có một số xu hướng hứa hẹn.” – JL.

    Tôi xem trên Youtube, một chị dân biểu quốc hội Việt Nam than phiền rằng các dân biểu – dĩ nhiên là đảng viên – mà cũng không có quyền bầu Tổng Bí Thư. Nhưng chị ta nói thiếu một vế nưã, làm người Việt Nam còn không được quyền bầu người đại biểu quốc hội cuả nước mình.

    Tôi thấy kỳ đại hội này – cũng như những kỳ trước – thật ảm đạm, thật vô vọng. Nếu nó không tạo ra được một sự đổi mới hay bứt phá nào, thì những cái hiệp định TPP, FTA hau EU sẽ chỉ trở thành những nguy cơ hơn là cơ hội cho Việt Nam.

    Tuy nhiên, trong một sự chọn lưạ, do không còn một cách nào khác hơn, tôi nghĩ họ nên chọn ông Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí Thư cho kỳ tới. Tam trụ khác nên về hưu và đề bạt những người trẻ tuổi lên, như ông Nguyễn Thiện Nhân, Đức Đam, bà Kim Ngân, ông Bình Minh, etc. Tôi vốn trọng những củ “gừng càng già càng cay”, nhưng nếu không là gừng, lại không cay, thì tốt hơn là nên chọn những người trẻ đã được đào tạo, không quá hủ nút hay sáo mòn

    Reply ↓
    Seagull
    on December 22, 2015 at 1:29 pm said:
    Không những vậy, chức Thủ Tướng và Bộ Trưởng Quốc Phòng là rất quan trọng. Họ phải là những người thực sự tài giỏi, tinh anh và có sức khoẻ tốt. Tại sao cứ lẩn quẩn với chừng đó người, hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác? Suốt mấy mươi năm đảng CSVN cầm quyền, điều tất nhiên là những người tài năng trong xã hội VN – vì sự tiến thân cuả cá nhân mình – đã tham gia đảng CS – tại sao lại thiếu vắng người tài trong dàn lãnh đạo được chứ? Cái gì đã kìm hãm họ, biến họ thành những con ốc vít vô danh?
    Tôi thấy kinh sợ khi dân tộc mình – trước đầu sóng ngọn gió cuả thời cuộc – lại phải câm nín, cam chịu một hiện trạng u uất như thế này, anh JL ạ.

    Reply ↓

  3. Đồng ý với “nam on January 13, 2016 at 8:44 pm.”
    Quan tâm làm quái gì cái đảng tham nhũng đó!

  4. Tôi “search google”, thấy:

    – Bộ Chính trị gồm 16 thành viên, thì có 11 người miền Bắc, 4 miền Nam và 1 miền Trung.
    – Chính phủ gồm 26 thành viên, thì có 22 người miền Bắc, 2 miền Trung và 2 miền Nam.

    Với một tỉ lệ “cứng như kim cương” vậy, thì việc ông TBT Nguyễn Phú Trọng “lo” quá xa – rằng thì là chức TBT phải do người miền Bắc, có lý luận giữ – là rất bệnh hoạn và phản động. Bởi vì, cho dù một người miền Trung hay miền Nam mà giữ chức Tổng Bí Thư hay Thủ tướng đi nưã thì thật ra BCT hay CP vẫn được điều hành bởi một êkíp người miền Bắc, và chính êkíp này mới là những người thực sự điều hành.

Comments are closed.