Hành vi nguy cơ cao

Cách đây hơn 10 năm, tôi có tham gia một công trình nghiên cứu ở Hải Phòng và một số nơi khác về vấn đề ‘thay đổi hành vi.’ Cụ thể công trình nghiên cứu này đề cập một vấn đề quan trọng và khó: làm sao để có thể thay đổi hành vi của những bạn (tôi không ưa từ ‘đối tượng’) có hành vi làm nâng cao nguy cơ lấy nghiễm HIV. Lúc đó tôi đã chưa có nhiều khinh nghiệm trong lĩnh vực này và gần như không có kinh nghiệm trao đổi với những người nghiện ma tuý (ngoài trao đổi với một vài nhân vật thú vị ở những góc phố của Hà Nội), tôi đã khá ấn tượng khi có dịp nghe chuyện của một nhóm gồm khoảng tám người thanh niên đang nghiện ma tuý (tất cả đều là đã HIV+ rồi).

Gặp những người này tôi thấy quá là cảm động, đặc biệt khi biết những tác động xấu mà hành vi nghiện của họ đã gây ra đối với gia đình chính bản thân họ nữa. Gọi là thảm kịch có đúng không? Dù đã khá lâu, vẫn nhớ ngày tôi đã trao đổi và học hỏi với những người trẻ này, gặp họ, bắt tay họ, nghe những câu chuyện, và thấy những giọt lệ rơi của họ.

Buổi gặp gỡ đó luôn nhắc tôi phải thận trọng trong việc đánh giá phẩm chất của từng người và cũng luôn ghi nhớ hành vi của mỗi một cá nhân đều xẩy ra trong những hoàn cảnh xã hội phức tạp và riêng biệt tại một địa điểm, ở một thời đại. Cuối cùng, cũng phải lưu ý rằng nhiều khi, nếu một người đang có nguy cơ cao và, đồng thời, người đó đang bị ảnh hưởng một yếu tố khác quá nặng, dù là do ma tuý, tôn giáo, tư tưởng, hay chỉ là áp lực của những người xung quanh, thì thường rất khó để thay đổi hành vi của họ theo chiều hướng hạ, giảm hành vi nguy cơ.

Vì sao tôi lại nghĩ đến vấn đề này vào lúc cụ thể này. Cũng chẳng biết nữa. Có lẽ vì tôi đang nghĩ về ‘nguy cơ xã hội’ nói chung và những hậu quả của nó khi một số người có hành vi nguy cơ cao mà có vẻ không thấy được toàn cảnh?

Nói cách khác, trong bất cứ xã hội nào hay quy mô nào, nếu là thành viên của một nhóm, lại được nuôi dưỡng và sinh sống trong môi trường nhóm đó thì người ta khó mà thấy được nguy cơ của chính mình và cả nhóm nữa. Vấn đề ‘hành vi nguy cơ’ và vấn đề ‘thay đổi hành vi nguy cơ cao’ tồn tại ở bất cứ xã hội nào. Làm cho mình nhớ đến phần đầu của một câu của M.L. King mà một bạn người Việt đã dịch mới gần đây: “không có gì nguy-hiểm hơn bằng cái dốt nhiệt tình…” (Chắc là hút thuốc lào cũng vậy!)

4 thoughts on “Hành vi nguy cơ cao

  1. Thú thiệt, tôi đọc bài của anh Jonathan nhiều nên tôi biết ý anh ấy nói gì. Còn tự nhiên đọc bài này thì chả ai hiểu gì hết, có lẽ anh nên nói rõ hơn để nhiều người cùng hiểu

  2. Anh JL hay lắm, đã từng tiếp xúc, thân thiện và quan tâm tới những người mắc bệnh nan y, truyền nhiễm. Hơn hai mươi năm trước, khi còn ở Việt Nam, đã có lần tôi đến thăm làng cùi ở Tuy Hoà. Vùng đất cát nóng cháy da muà hè, nơi các nữ tu Công Giáo sống trong làng với các bệnh nhân. hướng dẫn và chăm sóc cho họ. Giống như trong Thánh kinh, Chúa Giê-su đã chưã bệnh cho người mù, người cùi và bênh vực người đàn bà bị xã hội ném đá. Tôi thật sự bị chấn động tinh thần. Tôi khóc trên đường về và thật nhiều năm qua, tôi vẫn không quên cái ngày hôm đó. Khi đọc sách cuả Đức Dalai Lama, tôi mới hiểu vì sao các nữ tu có thể thanh thản sống trong một môi trường, với những công việc như vậy.

Comments are closed.