Nên nghĩ gì…?

Như đại đa số ‘dân thường’, đến thời điểm này tôi chả biết nghĩ gì về những diễn biến ‘ta’ đã và đang thấy trên chính trường VN … một nước nhiều tiêm năng thế, một xã hội hết sức khao khát có được một trật tự xã hội đa nguyên hơn, minh bạch hơn, dân chủ hơn, ổn hoà, an toàn, văn minh, công bằng mà lại có một quá trình ‘chuẩn bị’ và ‘giới thiệu’ lãnh đạo hết sức khó hiểu, nếu không muốn nói kỳ lạ, thiếu tình thần dân chủ. Lập luận như thế có thể bị coi là sai lệch, nhưng tôi tin rằng góc nhìn này là không quá xa với dư luận trong nước….. sẵn sàng nghe ý kiến khác. 

Cái là tôi lo nhất, cái mà làm cho không ít người nghi ngờ về tương lai, là việc cứ theo cơ chế ‘thống trị bằng uỷ ban’ mà trong số người đó, chưa rõ ràng có một thâm nhìn đủ sáng suốt để đối phó với những thác thức trước mặt. Trong khi đó, có không ít người có tài, có tâm nhìn, có sáng suốt mà có vẻ chưa được nghe tới… (lưu ý: ở đây tôi không có ý nói đến cá nhân Nguyễn Tân Dũng).

Như bình thường tôi sẵn sàng nghe những ý kiến khác. Trái ngược, cũng được. Tranh luận công khai, đa nguyên, dân chủ sẽ thuận lợi cho tương lai. Vậy, ngoài việc cố gắng hiểu những gì đang tiếp diễn ở ĐHXII và chính trường Việt Nam nói chung, vẫn còn làm những việc khác, như khác đề tài về phúc lợi xã hội, giáo dục, v.v. Dù nhiều khi được báo chí trích dẫn về Biển Đông, cho biết, lý do tôi đề cập nhiều đến vấn đề đó không phải là vì muốn là ‘chuyên gia’ về vấn để biển (có gì phức tạp để phân tích?) mà vì thấy hành đọng của ‘nhà nước ấy,’ ‘đồng chí tốt ấy’ hiện này là quá đáng, phí lí, và Việt Nam còn thiếu những tiếng nói rõ ràng trên sân kháu quốc tế… bắt buộc phải nói cho rõ.

Thực ra, tôi đang hơi lo. Trong những tháng tới Bắc Kinh sẽ làm những gì? Họ sẽ thấy những sai lầm của họ và thay đổi hành vi? Phía Hà Nội sẽ làm gì? Là một thời điểm quan trọng cho Việt Nam. Chỉ hy vọng những người ở cấp trên ngừng đánh nhau vì muốn cầm quyền và dành nhiều thời gian hơn để nghe nhiều ý kiến khác. Chắc ta có thể lập một danh sách ngay lập tức. Vấn đề không phải là Việt Nam thiếu người có tài.

JL

20 thoughts on “Nên nghĩ gì…?

  1. Ngừng đánh nhau là cách tốt nhất để cùng phát triển, nhưng vì cái tôi của các lãnh đạo và các nhà quan sát thường quá lớn, nên chẳng mấy người chịu thua và lắng nghe cả. Có khi những người trong cuộc đã chịu “thua” rồi, nhưng thắng thua đôi khi là ước lệ, nhưng vì cái tôi bản ngã quá lớn, nên những người ngoài cuộc lại muốn xông vào để cho cuộc đánh nhau tiếp diễn. Tôi thấy ông Dũng chịu thua đẹp như vừa rồi hóa ra hay, vì ông ấy không bị đau đầu, và cái đau đầu chung ở vùng biển Đông này là ai cũng cho là mình đúng.

  2. Một Việt Nam không thiếu người tài nhưng nước Việt Nam không khá lên; không thiếu sự khao khát vươn lên nhưng không thể nào vươn lên,; xã hội Việt Nam đầy tiềm năng nhưng cứ ở tình trạng tiềm năng mãi; vân vân … có nghĩa là Việt Nam đang là một nước nô lệ. Mọi chuyện bầu bán, hội họp có vẻ tíu tít bận rộn đang diễn ra kia thực ra chỉ là smoke – những hoạt động vô thức của một chính quyền bù nhìn – mà chính họ nhiều khi cứ tưởng họ không làm nô lệ cho ai.

    Nếu Việt Nam không là một nước nô lệ thì các phe phái càng tranh giành quyền lực sẽ càng thu dụng người tài, sự khao khát vươn lên không hề bị cản trở, mọi tiềm năng không hề bị bỏ lỡ.

    qx

  3. Ở trong một thể chế dưới sự lãnh đạo toàn trị cuả một đảng CS, thì làm sao có được một thủ tướng giỏi? Ông Võ Văn Kiệt chớm có ý đổi mới là đi luôn. Dù đã mở cưả ra vào với thế giới, dù có tiềm năng, song trong thực tế, thế giới rất e ngại đầu tư vào Việt Nam, một đất nước cuả luật rừng. Một miền duyên hải, rồi trung nguyên xinh đẹp, đâu có ai muốn vào mua bất động sản, nên TQ mới có cơ hội tràn sang. Độc địa quá mà. Và đau đớn thay, thế giới đang theo dõi sự chuyển động cuả nước Việt Nam. Nhưng nó cứ ì ra đó, tuyệt nhiên “Em chã…”

    Ông Dũng tự rút là tốt cho ông ấy và cho đất nước. Truy hồi tài sản ở hải ngoại cuả ông ấy ư? Nó có được đem về bồi bổ cho nhân dân không, có được dùng để góp phần sưả sang đất nước không? Và đâu chỉ mỗi mình ông ta có tài sản riêng, toàn đảng đều có cơ mà. Và miả mai sao, họ xem đó là cách để trở thành những nhà tư bản mới. Đảng hữu hoá tất cả. Làm sao có “XHCN” nào khi tài sản quốc gia lại chỉ là tài sản cuả một đảng chính trị, không minh bạch, công khai kiểm toán hay giải trình gì ráo? Thể chế ấy, thực chất là con đẻ cuả Trung Cộng, thì làm sao có thể sánh bằng với Đài Loan, một lưu vong ly khai “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”? Cho nên, phải nói rằng, nếu Việt Nam có một thể chế như vậy thì sẽ chẳng thể có một ông thủ tướng tốt; cho dù có một ông thủ tướng tốt, ông ta cũng khó mà làm tốt được việc cuả mình, vì trong tay ông là một guồng máy xơ cứng, dưới tay cuả ông là cả một bầy đàn vưà cúc cung vâng dạ vưà ngoan cố chống đối, thủ cựu, có thể lật nhào ông và bóp chết ông bất cứ lúc nào. Ông trở nên ngây ngấy lo sợ, tự vệ, luôn cố trườn lên nhưng lại bị kéo tụt xuống trở lại. Ông vưà phải chăm bón cho cái cổ máy khủng khiếp ấy, thương nó như thương thân mình, và căm thù nó mà không thể chống trả lại nó, phải không hỡi tất cả các đời thủ tướng cuả nước Việt Nam dưới thời CS?

    • Về vấn đề đàn áp quần chúng, trong hệ thống chính trị Việt Nam không có tam quyền phân lập, chỉ có sự độc hành theo chỉ đạo cuả đảng. Đảng muốn đàn áp, người thưà hành phải đàn áp, đảng muốn tung người ra dân chủ cuội, mị dân, người thưà hành phải là ngơ cho họ hoạt động. Ông thủ tướng chẳng khác chi một con rối.

  4. Tại sao tôi lại cứ phải viết comment hoài trong blog cuả Gs. JL vậy nhỉ. Chắc anh JL sẽ “question”, “Who are you? Why you talk too much? You are bothering me.”
    Tôi chính là tiếng nói cuả người dân Việt Nam. Tôi nói thay cho họ, tôi nói vì họ, cho họ, bởi họ sẽ chẳng bao giờ dám comment vào blog này, hay liên lạc với anh JL để rồi ra đi giống như người bạn trẻ tên Thanh cuả anh trước đây. Dù có ai trong họ ném đá tôi, thì tôi cũng vẫn thương mến họ.
    Tôi chưa bao giờ và không bao tham gia các tổ chức chính trị, thậm chí dân sự nào, để không phải mắc vào sự tranh đua, tị hiềm, sát phạt, mưu chước, chỉ biết chăm chút cho cái phe nhóm cuả mình. Nhưng tôi luôn theo dõi những phát kiến cuả họ, kỳ vọng và hoan nghênh họ. Tôi tôn trọng những người Cộng sản tài giỏi và có thiên lương.

  5. Cam-on ong JL, Ong noi’ khong sai, chung-toi nhin` lai. cac guong mat nay` cung chan’ ngan’ qua’ , u-am’ qua’…
    To-chuc Dai-hoi rum` beng, ngan-sach cua Dat-nuoc ton-phi’ ghe-gom’, nhung cuoi-cung` khong khac’ gi` mot tro` dua`, xem thuong` su hieu-biet’, nhat la` su quan-tam cua du-luan, ke ca quoc-te ! Van Ha`

  6. GS thân mến của tôi ơi, người tài ở VN thực tế luôn bị coi là “Thế lực thù địch”!

  7. Trong những đêm đông tàn ngày tận
    Trong những giờ rét buốt tim gan
    Trong những phút nhọc nhằn cừu hận
    Trong những ngày bế tắt miên man
    Trong giếng sâu của thời gian bất lực
    Trong dòng sông vẫn đục dối gian
    Trong khu rừng cành khô gỗ mục
    Trong vũng lầy lúc nhúc lầm than
    Trong bóng đêm giăng giăng tù ngục
    Trên bến bờ ô nhục trần gian
    Tôi vẫn chờ Xuân mới bước sang

    Hãy cho tôi trở lại những mùa Xuân
    Những mùa Xuân không cờ xí rềnh rang
    Những mùa Xuân không áo xiêm rực rỡ
    Những mùa Xuân với mai đào chớm nở
    Những mùa Xuân với hương sắc nguyên sơ
    Những mùa Xuân như đã tự bao giờ
    Những mùa Xuân của một thời truyện cổ
    Những mùa Xuân bình thường phải có
    Vì con người, từ vũ trụ hóa thân….

    Nguyễn Đăng Hưng
    Viết từ Sài Gòn trước thềm Tết Bính Thân
    26/1/2016

    • Bạn Dự, nice to hear from you again…. có lễ vấn đề chủ yếu là nhìn từ bên ngoài ĐH đã ít đề cấp đến những vấn đề cụ thể mà đã chủ yếu bàn vấn đề nhân sự. Nếu thây những trao đổi, chẳng hạn như Bùi Quang Vinh thì sẽ có một ấn tượng tích cực hơn?

      • Tôi đã nghe toàn bài tham luận ông Bùi Quang Vinh đọc.
        Ông ta nói đúng, thẳn thắn, chính xác, tích cực, vẫn còn trẻ, nhưng rồi ông Trong, bộ chính trị, trung ương, đại hội mới cũ, etc. vẫn cho ông về vườn. Vậy là đủ hiểu.

      • Anh JL, nghe nói bài diễn văn cuả ông Bùi Quang Vinh là những ý kiến cô đọng từ bản phúc trình do World Bank cố vấn chính phủ. Chấp nhận “nguy cơ cao” đứng trước đại hội đảng ta để đọc được một bài như vậy, ông ta quả là người có chí khí, đáng ngưỡng mộ. Ai cũng phải thấy rằng, bên cạnh việc kêu gọi tiến hành dân chủ hoá chính trị ở cấp cao, như anh JL thường đề cập, là cần thiết, song những hành động cấp bách kịp thời trong các hoạt động kinh tế đòi hỏi phải có những thay đổi cho phù hợp thì cũng quan trọng lắm chứ, đâu thể cứ trông đợi mãi trước một thực thể ù lì… “em chã”?
        World Bank giúp phúc trình, rồi sao? Một ông TBT, một ông TT hay một ông Bộ trường có giỏi đến mấy mà không có một teamwork thì cũng chẳng đi đến đâu. Việt Nam không những chỉ cần cố vấn trên giấy tờ, nó cần một êkíp được ủy nhiệm, xăng tay áo lên, làm hết tất cả các việc cuả một chính phủ, các anh em quan lại cứ ngồi yên đó lãnh lương đi. Lúc trước ông Alan Phan đã nói vui như vậy, nhưng không phải là không đúng sự thật.
        Các nước lớn muốn Việt Nam nằm trong vùng phủ sóng cuả mình thì phải giúp Việt Nam bằng con đường đó.

        • Nhiều người trong nước đã than phiền rằng họ không thể truy cập được những blog ở hải ngoại, trong đó có Dainamax, trước đó có cả Viet-Studies hay eThongluan. Kể cả blog này, tôi đồ rằng chỉ có một số người quen biết anh JL mới vào được thôi, phải không?

  8. Điều không may mắn lại đến,cho dù trước đó,thế cờ đang nghiêng về 3X(không phải người dân yêu thích gì khuôn mặt Đơn Hùng Tín này,mà vì họ chọn cái tệ ít trong số những cái thật thậm tệ).Ông trời tiêp tục thử thách con dân Việt,màn dêm vẫn tiếp tục bao phủ,sau đại bội thành công tốt đẹp, con đường đi tìm ánh bình minh vẫn còn mờ mịt..

  9. VN gia nhập TPP do Mỹ lãnh đạo … VN ủng hộ Mỹ tự do đi lại vô hại trên Biển Đông … VN toàn ủng hộ Mỹ rồi còn gì.

    Về Biển Đông, tôi nghĩ VN có chiến lược và kế sách riêng, Mỹ nên ton trọng và ủng hộ lập trường của VN vì VN cũng ủng hộ Mỹ. Làm thế, thì Trung Quốc mới khó chịu, không biết đâu mà lần …

    • Không những TC, mà cả thế giới cũng “không biết đâu mà lần” đối với VNcs…
      VN, vẻ đẹp tiềm ẩn? Cứ “Ẩn” mãi?…

      • DCSVN đi bằng đầu gối , bò dưới gầm bàn mai phục , làm sao mà lần ra được . Xúi dục ngu dân bám biển , còn đảng bám ghế bám bờ .

  10. Với Trung Quốc, thì cần chơi kiểu “thập diện mai phục”, đa dạng, Mỹ chơi một kiểu, Nhật Bản chơi một kiểu, VN chơi một kiểu, Ấn Độ chơi một kiểu, Philippines chơi một kiểu … Thì TQ nó điên đầu và nó thua thôi.

  11. Mấy ngày nay rồi, chừ tôi mới đọc thêm các tin về tàu khu trục cuả HoaKỳ lại tuần tra Biển Đông, vào Hoàng Sa. So với lần trước thì lần này tàu tuần tra cuả HoaKỳ đã đi sâu thêm một chút vào vùng biển đã bị TQ chiếm làm cốt lỏi, chặn giữa Trường Sa và Hải Nam. Nhích thêm một chút và nghe ngóng tứ phương… TT Obama hiền thật, nhưng cái rề rề cuả ổng nói lên được điều gì để chúng ta suy nghĩ không? Không lẽ anh JL chẳng có chút suy nghĩ gì cả? Hay không muốn chia sẻ với các bạn đọc?

    Tuần tra vài lần trong một năm thì cũng đâu ngăn chận được TQ xúc tiến xây đảo, quân sự hoá khu vực biển đảo này. Vào thẳng đảo Ba Bình đậu đó luôn cho tiện, sẵn đó lựa hòn đảo nào gần gần Việt Nam mà TQ hiện đang chiếm đóng cập bến luôn. Như vậy sẽ tuần tra ngày ba nữa toàn khu vực, vì tàu bè thế giới qua lại hàng ngày, đâu đợi ngày định kỳ tuần tra. Chứ cứ long rong phơ phất như ma thế thì giải quyết được gì? Kéo Nhật Bản và các đồng minh vào tuần tra và lập giùm toà phân xử chủ quyền cho các nước trong khu vực, để họ khỏi thấp thỏm lo âu hoài, khổ quá.

    Tôi còn đọc thấy vài links đề cập đến việc Nga muốn quay trở lại Biển Đông. Thật không hiểu được. Xin làm ơn đừng tái dựng cái lịch sử cuả tiền thân cuả Liên bang Xô viết nưã. Khổ đủ rồi.

Comments are closed.