Ai sẽ nghe điện thoại?

Gần đây, tôi đang trải qua một giải đoạn cảm thấy khó viết quá. Định viết một bài tổng hợp và dù đã nỗ lực đến cuối tuần qua, nhưng hiện nay vẫn chưa hài lòng. Cũng có một số ý tưởng ‘rất có tiềm năng’ thế nhưng cho đến nay những ý đó còn chưa chín muồi. Vì vậy, tôi sẽ hoãn bài ‘to’ đó và chỉ chia sẻ một ý tưởng nhỏ, đúng hơn là một cảm giác bất bình mà tôi cảm thấy trong những ngày sau khi ĐHXII kết thúc và Ông Đặc Phái Viên TQ sang ‘tham quan’

***

Các bạn có biết không, bên Âu Châu có một quan niệm liên quan đến một hiện tượng thường thấy đối với Tổ Chức EU. Cụ thể là nhiều khi EU luôn bị đánh giá là quá yếu về mặt chính sách ngoại giao. Đối với không ít người, đó chính là vì EU một ủy ban thiếu thống nhất, một tổ chức mà, trong đó, thẩm quyền ít khi rõ rằng. Vì thế EU rất khó có thể ra một quyết định tức thời, mà cứ phải chờ cho họ cãi nhau mãi, và cuối cùng gần như là không có một lập trường rõ ràng…, dẫn đến tình trạng là chẳng làm được gì hết.

Vậy, cách đây vài nàm, cựu Bộ Ngoại giao (và theo không ít người là một kẻ tội phạm chiến tranh) H. Kissenger đã từng phàn nàn về vấn đề này. Ông bảo, khi có vấn đề ngoại giao liên quan đến EU thì điện thoại cho ai? Không ai nghe điện thoại ngoài những quan chức quan liêu ở Bruxel….

Dù hiện trạng nền chính trị Việt Nam có lẽ không hoàn toàn giống với tình trạng trên của EU, và dù riêng về mặt tổ chức, tình hình chính trị ở Việt Nam đã thay đổi, tôi vẫn hơi lo một chút. Lo là vì, trong những tháng tới, với sự vắng mặt của Ngài 3X (dù thích hay không), ai sẽ nghe những cuộc điện thoại từ Nhà Trắng hay trụ sở của Ông Tập?

Ừ, biết, biết, ‘đừng lo, Việt Nam chúng tôi là thống nhất’… có chắc không? Và không chỉ đó, nếu chưa hoàn toàn thống nhất, thì ít nhất có khả năng để hành động một cách thống nhất, một cách nhanh chống, tính quyết định không?

Tôi biết mọi người có nhiều ý kiến tranh cãi về Ngài 3X. Tôi biết kể cả Ông ấy không có đủ quyền hay thâm quyền để tự quyết định về nhiều vấn để lớn (trong đó là “tự rút ra”). Nhưng, sau vài tháng tới, khi ‘’Quốc hội’’ phê duyệt 3 vị trí còn lại trong tứ trụ, và giả định có sự cố ở Biển Đông, hay có một “cơ hội vàng” thì ai trong bốn người hay ai trong 19 người đó sẽ nghe điện thoại ở Ba Đình? Hy vọng sẽ không giống như châu Âu, khi có vấn đề không có ai nghê điện thoại, bàn cãi chán, không làm gì, hay làm nhưng quá chậm, v.v.

Vì vậy để mang tính xây dựng một chút, vì đang trong thời gian chuyển tiếp, rất có thể chính quyền ở Việt Nam nên lấy cơ hội này để làm rõ nhất có thể những lập trường của mình (tôi không thích dùng từ‘’đường lối’’), để cho thế giới biết rõ với trường hợp A, B, C, Biển Đông, v.v. thì Việt Nam sẽ ra sao. Dề nghị đừng nói lơ mơ, chung chung. Phấn đấu nói rõ, cụ thể. Ít nhất nó sẽ giúp thế giới hiểu Việt Nam, giúp cộng đồng người Việt (và tôi) một chút yên tâm, và thậm chí giúp ai nghe điện thoại biết nói những gì. Trong thời điểm này phải có những thông điệp cực rõ, phải coi trọng truyền thông hơn bao giờ hết. Ok?

JL

8 thoughts on “Ai sẽ nghe điện thoại?

  1. Nếu bà Victoria Nuland mà phải làm việc với tứ đổ tường, à, tứ trụ gì đó của băng đảng cộng sản tại Việt Nam, thì bà ấy cũng phải tức giận mà hét vào mặt chúng như bà ta đã từng làm với nhóm Liên hiệp Châu Âu hồi hè 2014 nhân sự cố Nga xâm lăng Ukraine.

    qx

  2. Ông Tổng Trọng ngồi ở Ba Đình không chờ cuộc điện thoại nào của một ai, ngoại trừ .. cuộc gọi của của ông Chủ xỉ Tập Cận Bình từ Trung Nam Hải.
    Ông Tập chỉ bảo điều gì, ông Trọng đều nghe.
    Duy chỉ có một điều duy nhất mà ông Trọng sợ, là khi phải nghe ông Tập nói lặp lại câu của TBT đảng CSLX Gorbachev nói với TBT đảng CS của CHDC Đức Honecker hồi tháng 10/1989: “Kẻ nào đến chậm, kẻ đó sẽ bị cuộc sống trừng phạt!”.
    Nghe xong, trước khi bỏ chạy, chắc ông Tổng cũng kịp văng vào máy: “F… you, comrade Xi!” 🙂

  3. “… một cảm giác bất bình mà tôi cảm thấy trong những ngày sau khi ĐHXII kết thúc và Ông Đặc Phái Viên TQ sang ‘tham quan’”
    Đã viết được câu này rồi mà Gs. JL lại còn viết một bài “to” ở EastAsiaForum vưà “happy farewell…”, vưà “hoan hỉ chúc mừng…”

    http://www.eastasiaforum.org/2016/02/04/where-to-from-here-for-vietnam/?utm_campaign=shareaholic&utm_medium=twitter&utm_source=socialnetwork

    Người “xén lông cừu” cho đảng – mượn từ cuả Bs.Hồ Hải – đã hoàn thành nhiệm vụ tư hữu hoá tài sản quốc gia về cho toàn đảng, đưa đảng tiến lên giai cấp tư bản đỏ. Họ làm bộ chửi ruả ông ta đấy thôi, họ biết ơn ông ta.

    Tôi là dân đen, lọ mọ đi đọc cọp cũng sáng được ra nhiều điều. Tại sao người ta cứ question “ông nào thân Tàu, ông nào không thân Tàu?” Có ông nào không thân Tàu? Trung Quốc đâu có ngu để không “cột” tất cả các ông, từ chức TBT đến TT, khi mà hễ túng kẹt là các ông lại lên đường đi Bắc Kinh chứ? Nhưng tôi đóan, tùy theo tình hình quan hệ với HoaKỳ, nếu thấy gây cấn họ sẽ đưa ông Trọng lên, nếu thấy mát mẻ họ để ông Dũng tiếp tục nắm, ông mà quản lý tồi thì họ cũng càng có lợi. Cho nên, dù “nản” cả hai ông, “nản” luôn cả đảng CS, tôi vẫn ủng hộ ông Trọng đi thăm HoaKỳ. Dù các ông có quá đáng phiền, song các ông đang nắm vận mệnh dân tộc VN trong tay, chỉ còn chút hy vọng để các ông thoát khỏi chính các ông. chứ tuyệt vọng rồi thả trôi luôn, chắc mất nước quá. Còn nếu các ông ngoan cố không chịu thay đổi thì điều gì tới sẽ tới…

    Anh có đi công tác về Hà Nội, gặp các “nhà Dân Chủ” hay TBT, nhớ hát bài “The Wind of Change” cuả Scorpions nhe.

    • Không nói về chức Thủ tướng, chỉ nói về chức TBT thôi, tôi đã nghĩ rằng ông Dũng sẽ làm tốt hơn ông Trọng, ít ra là trong vài thay đổi có lợi cho Việt Nam. Ông Trọng quá giáo điều, rị mọ lý luận Marxist. Ông ta còn sẽ dìm Việt Nam vào sự trì trệ thêm bao lâu nưã?

  4. Văn hóa làm việc ở VN là, cứ có vấn đề gì là phải họp đủ thành phần để bàn bạc, bàn bạc chán xong lại ngâm đấy xem thế nào đã rồi mới quyết định. Quyết định là quyết định tập thể. Do đó, làm việc ở VN đừng hy vọng nó nhanh, và đừng hy vọng có ai đó chịu trách nhiệm cá nhân.

    Về vấn đề quan điểm quốc tế, thì cũng không nên hy vọng là họ sẽ rõ ràng, vì lập lờ, chung chung là nguyên tắc làm việc của quan chức VN rồi. Họ cứ chỉ đạo chung chung, nói chung chung vậy, còn ai hiểu thế nào thì hiểu, và cấp dưới thì tự hiểu mà làm, nếu không hiểu thì tại ông không hiểu chứ không phải tại họ.

    Thế nên VN mới nghèo, khó phát triển, vì chả có ai chịu trách nhiệm cá nhân và chỉ đạo công việc và quan điểm về các vấn đề thì cứ chung chung. Anh JL cố gắng hiểu văn hóa VN tí. Anh cũng đừng thắc mắc vì sao VN không chịu phát triển vì cứ chung chung như thế và vô trách nhiệm như thế thì làm sao phát triển được.

Comments are closed.