Tình thần đầu năm

Trong những ngày qua tôi ngày càng có cảm giấc như là muốn đón năm mới với một tình thần tươi. Nói giã từ với năm vừa rồi và tất cả những căng thẳng mà đã phồng lên trong giải đoạn cuối năm.

Nếu có gì tiếc hiện nay đối với ‘dư luận’ trong mạng vừa rồi thì có lễ là nhiều bài phân tích — không phải chỉ là những bài của riêng tôi mà nhiều người khác nữa — thì thường có mang tính buồn, nếu không muốn nói bi quan hay thất vọng.

Chẳng có lúc nào nên tự kiểm duyệt mình. Song, viết những bài về những vấn để khó giải quyết, mang tính hệ thống thì dần thấy mình bị rơi vào một chỗ đen tối. Có lễ chính trị là như vậy.

Ví dụ, lấy trường hợp của Ngài TT Nguyễn Tấn Dũng. Đã có lúc, đặc biệt là cách đây máy tháng, tôi thấy ông ấy thực sự là có tiêm năng thành một ‘lực lượng’ mạnh chính trường Việt Nam, dù đã biết đén những mặt phức tạp của ông. Ở đây không muốn lại phân tích những vấn đề liên quan đến ông, từ việc trong 10 năm đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã mất đà nghiêm trọng và sau đó lấy lại cho đến phỏng cách duy nhất và có phần nào hấp dẫn của ông trên chính trường quốc tế. Ý là muốn nói là việc phân tích mãi di sản của ông hay những gì mà đã tiếp diễn ở ĐH Đảng liên quan đến ông, QĐ/244 v.v. thì làm cho tôi quá là mệt về tâm lý.

Có lễ sự mệt mỏi đó chính là cái mà tôi muốn thoát khỏi.  Bước vào năm mới những vấn đề ấy vẫn còn đấy. Dù sao, thật muốn bước vào một giải đoạn mới. Chắc là những ý tưởng này chắc là không rõ ràng nhưng không cần viết thêm. Chỉ muốn chia sẻ vài suy nghĩ trong một buổi sáng thứ bẩy.

JL

8 thoughts on “Tình thần đầu năm

  1. Nếu anh đã trót vướng vào VN hiện nay, mệt mỏi, chán nản là đương nhiên. Cho nên, đừng buồn…
    Vì anh vẫn là người Mỹ…

  2. Ôi thật là tội cho anh JL, đã bị “chấn thương tâm lý” vì chính trị Việt Nam. 😉
    Thôi giải lao đi, chúc mừng một năm mới an lành và hạnh phúc đến với gia đình anh nhé. Chúc anh một cái Tết Hồng Kông bên hông Công-gô thật vui vẻ, chắc anh sẽ không đi thưởng ngoạn thi pháp ở Hà Nội hay đạp xe xuyên các tỉnh thành Việt Nam như ông đại sứ chứ?

    Vụ bầu cử đã để lại nhiều chứng tích cuả việc phân biệt Bắc Nam, các blogger đã viết. tôi đã đọc và cảm thấy xót xa. Đó là một trong những lý do tôi đã tỏ ra “bênh vực” ông Nguyễn Tấn Dũng. Tôi biết có thể ông vẫn còn chút quyền lực hậu trường và con các con cuả ông vẫn còn tham gia chính trường. Tôi muốn ông ta và những người miền Nam khác phải lấy dân tộc và tiền đồ cuả đất nước làm trọng. Đừng bao giờ mắc vào mưu sâu cuả Trung Cộng hay cuả bất kỳ ai. Tôi rất nhất quán về tinh thần dân tộc, tôi thầm mơ về một ngày dân tộc tôi sẽ thực sự hoà giải hoà hợp, chống lại sự bành trướng, đô hộ cuả Trung Quốc. Tôi cũng nói để anh JL hiểu, tôi không phải là một người kỳ thị dân tộc hay chủng tộc. Tôi có những người bạn thân người Hán, tôi thân mến họ. Tôi có những người bà con người Việt gốc Hoa, tôi thương họ. Nhưng tôi không ưa thích cách hành xử cuả đảng CS Trung Quốc, đó là hai việc hoàn toàn khác nhau không thể nhập nhằn, và tôi không muốn nhìn thấy trong đời mình một ngày nào đó quê hương cuả tôi sẽ biến thành một Tây Tạng thứ hai.

    • For the pain of forgiveness…
      Tích xưa
      Jorge Luis Borges

      Cain và Abel lại gặp nhau sau cái chết của Abel. Họ đi trong sa mạc, và họ trông thấy nhau từ xa, vì cả hai người đều rất cao. Hai anh em ngồi xuống đất, nhóm lửa và ăn. Họ ngồi im lặng, như những người kiệt lực làm khi trời bắt đầu chạng vạng đến lúc sẩm tối. Trên bầu trời, một vì sao lấp lánh, mặc dù nó vẫn chưa được đặt tên. Trong ánh lửa, Cain thấy trán Abel thủng vết một hòn đá, anh làm rớt miếng bánh định đưa vào miệng, và xin người em mình tha thứ.
      “Là anh đã giết em hay em đã giết anh?” Abel trả lời. “Em không nhớ gì nữa; chúng ta lại cùng nhau ở đây, như là trước kia.”
      “Giờ anh biết là em đã tha thứ cho anh thật rồi,” Cain nói, “bởi vì quên đi là tha thứ. Anh cũng sẽ cố gắng quên đi.”
      “Vâng”, Abel trả lời chậm rãi. “Tội lỗi sẽ kéo dài mãi nếu còn ăn năn.”

      (Đông A dịch từ bản dịch tiếng Anh của Andrew Hurley)

  3. Anh JL này, tôi cảm thấy vui mừng vì có một giáo sư Mỹ biết nói và viết tiếng Việt ở trình độ hàn lâm, mặc dù sai chính tả chút không sao 😉
    Anh cố gắng lên nhé, nghiên cứu về Việt Nam thêm nưã, sâu sắc hơn nưã nhé. Cố gắng làm sao để Hoa-Mỹ giao lưu nhưng đừng có làm sứt mẻ Việt Nam cuả tôi nhé, nhớ giúp HoaKỳ hiểu biết thật sâu sắc về Việt Nam và giúp dân tộc tôi với nhé.

    Hihi tôi nghèo quá không có chi để tặng anh, nhưng biết đâu sau này ở Việt Nam sẽ có tên Viện Nghiên Cứu Chính Trị Jonathan London 🙂
    Tôi rất thích Kyo York hát Hạ Trắng, Chèo xuồng quàng khăn Nam Bộ, hát “Hà Nội Niềm Tin và Hy Vọng thì “quá bậy” rồi, nhưng không sao, vì anh ta là nghệ sĩ mà. Nhưng tôi thấy ông Đại sứ ở Hà Nội cứ lằn nhằn với mấy vụ thư pháp, áo dài, đạp xe này nọ tôi chưa thích mấy. Ông ta phải vào Sài Gòn làm sao giải quyết dẹp cái bia căm thù Mỹ đi. Thật ra thì chỉ có mấy tên ngu mới còn hô hào “chống Mỹ kíu nước”. Còn nghiã trang Biên Hoà cũng phải được nhà nước Việt Nam xây cất đàng hoàng mới có ý nghiã chứ để người Việt Hải Ngoại thực hiện thì nói làm gì.

Comments are closed.