Mất tiếng nói, mất dân chủ, ở nước nào cũng vậy

Dạo này càng thấy nền hậu dân chủ của Mỹ (tức American post-democracy) đang rơi vào khủng hoảng. Điều kiện hậu dân chủ ở Mỹ là không mới. Như đã khẳng định trước đây thì dân chủ của Mỹ là nền dân chủ tốt nhất mà tiền có thể mua được.

Song, tình trạng đang xấu đi một cách đáng lo. Nó được thể hiện rõ trong cuộc tranh cử cho chúc vụ Tổng Thống đang diễn ra hiện nay. Tranh cử này vừa vớ vẩn vừa buồn. Nó phản ánh quá nhiều vấn đề trong chính trường của Mỹ mà sẽ được đề đề cập ở đây. Ở một bên có một kẻ mị dân, một kẻ phân biệt chủng tộc chả biết cái gì. Ông này có nhiều quan điểm hết sức xấu và nguy hiểm cho cả Mỹ lẫn nhân loại. Ông Ted Cruz cũng vậy.

Ở bên kia có Bà Hillary R. Clinton (HRC), một người mà thế mạnh lớn nhất hiện này chắc chắn là bà không phải là D. Trump. Lý do tôi không nhiệt tình về Bà Clinton là vì bà ấy cùng với phái ‘dân chủ mới’ ở hết trong túi của những tập đoàn ngân hàng lớn. Cũng có những lý do khác, chẳng hạn như sự vô trách nghiệm khi đang làm chức Bộ Trưởng Ngoại Giao.

Sao mà trong một xã hội 300 triệu dân không thiếu người có tài mà ta lại chỉ có lựa chọn như này. Vì trên thực tế việc có lựa chọn này chỉ phản ảnh những điểm xấu nhất của điều kiện hậu dân chủ của Mỹ: sự ảnh hưởng quá đáng của tiền bạc. Nó không chỉ ăn cướp nền dân chủ của Mỹ mà hạ thấp liên tục chất lượng của sự đàm luận chính trị trong nước qua nhiều thập kỳ. Là nột người không hề ảo tưởng về những hạn chế của dân chủ của Mỹ, tôi thực sự đang lo về tương lai chính trị của đất nước mình.

Trong khi đó, ở Việt Nam, tranh cãi về quy trình đề cử cho Quốc Hội đang nêu rõ những câu hỏi lớn về ý nghĩa của dân chủ ở Việt Nam. Ở đây sẽ không bàn nhiều, mà chỉ xin chỉa sẻ một ý: Ai mà cho rằng việc tự đề cử là hành động chống đối thì không nên nói từ dân chủ nữa. Xem toàn cảnh tôi thấy càng sớm cả nước Việt Nam ôm lấy tình thành dân chủ đa nguyên (chọn khuôn khổ nào là việc của Việt Nam), càng sớm đất nước sẽ phát triển một cách mạnh, công bằng, và văn minh. Làm thế là cách duy nhất mà có thể bàn các vấn đề của đất nước một cách xây dựng, minh bạch, công khai.

Đừng ảo tưởng về dân chủ của Mỹ. Đừng ảo tưởng về dân chủ ở Việt Nam. Mỹ có những thể chế dân chủ nhưng nó hỏng. Việt Nam chưa có những thế chế dân chủ nhưng nói ‘dân chủ’ đã thành một thời trăng. Ở bất cứ nước nào, một cơ chế dân chủ đúng nghĩa yêu cầu người dân có tiếng nói. Mất cái đó, mất dân chủ luôn. Thế thôi.

7 thoughts on “Mất tiếng nói, mất dân chủ, ở nước nào cũng vậy

  1. Tôi đồng ý về 1 định nghĩa hết sức đơn giản của ông JLondon,và tôi cũng kết luận:VN chưa có dân chủ,thế thôi.

  2. Xin đừng trách người dân, một phần hãy trách những người tài giỏi cuả nước Mỹ, họ không chịu làm chính trị, chỉ thích làm nhà bình luận, làm học giả, làm người cố vấn sau rèm, etc. Họ không ra ứng cử thì làm sao người dân có thể bầu chọn được người tài giỏi cơ chứ? Chính trường làm họ mắc cở hay sao vậy? Bộ nó giống sàn chứng khoán hay casino hay hí trường thôi sao? Chẳng lẽ họ thấy làm Tổng Thống thì cũng có khác chi dealer, actor, đã vậy lại chẳng được tôn trọng đúng lễ nghiã, bị chửi suốt? Họ đợi đến khi nước Mỹ suy đồi suy thoái rồi thì sẽ đổ thưà… đồng tiền hả? Không lẽ ở Nga, châu Âu, Trung Đông hay Trung Hoa thì đồng tiền không có sức mua còn hơn thế nưã hay sao, nhất là khi đồng tiền nằm gọn trong tay những kẻ toàn quyền, toàn trị?
    Cũng may nước Mỹ không áp đặt thể chế cuả mình lên các nước khác kể cả đồng minh và cũng chả thèm che giấu cái sự hài hước cuả chính trường nước mình, cho nên các bạn dư luận viên sẽ thích thú nhìn thấy anh JL đau khổ đấy. Đã biết “tương lai cuả đất nước mình” là đáng lo ngại, vậy mà anh lại qua bên châu Á này lo cho nền dân chủ cuả Việt Nam. Coi chừng nền dân chủ cuội với cộng hoà chuối nó kéo tuột anh trôi luôn đó nha.
    😉 Nói vui chút thôi chứ, đồng tiền mà may mắn được dùng bởi một người tốt thì nó cũng tốt đâu có sao. Cho nên người dân Mỹ cần có những người tốt và tài giỏi đi làm chính trị.

    • Nói dông dài thế, ý muốn nói là anh JL hãy quay trở về Hoa Kỳ và tham gia chính trường ngay từ khi trung niên. Mười năm sau trở thành Tổng thống Mỹ là còn đủ… xuân thì. 😉
      Sau này có tự diễn biến thay đổi lập trường chính kiến whatever thì cũng không sao. Mỗi người công dân Mỹ luôn có sự chuyển biến, kỳ này bầu cho đảng này, kỳ tới có thể lại bầu cho đảng khác, thực ra họ chọn người chứ không chọn đảng. Người Mỹ trong sâu xa yêu thích chủ nghiã anh hùng cá nhân, đơn sơ tin vào giá trị cuả con người đơn lẻ. Họ ghét những tên độc tài phát xít nhưng lại rơi vào một sự đối cực khác là anh hùng toàn thiện. Có lẽ nó khởi đi từ lối sống yêu chuộng riêng tư cách biệt, ít tụ nhóm cộng đồng.

      Nhìn thấy ông Trump, ông Sanders rồi bà Clinton khàn khô cả giọng, mỏi mệt sau những “đòn thù”, thiệt thấy quá thương tâm. Nhận tiền cuả tài phiệt cũng bị chửi. Tự bỏ tiền túi trang trải vận động cũng bị chửi. Truyền thông thì cật lực quảng bá, bình luận mà dân chúng thì chẳng mấy ai quan tâm nghiền ngẫm về chính trị, tuyển cử, rồi không chịu đi bỏ phiểu nưã, aizà.
      Trong khi ở các nước dưới ách độc tài toàn trị, người dân khao khát có được cái quyền công dân cơ bản là được đi “Lưạ người tài giỏi ta cho vào … hòm”. Tại sao kỳ lạ vậy?? Thế giới này thật không thể hiểu được.

  3. Thay vì dùng chữ dân chủ tôi dùng chữ tự do dân chủ TD-DC vì theo tôi thì dân chủ là một hình thức tự do được chọn lựa của một tập thể

    Tôi sinh ra ở Vietnam nhưng là công dân Úc hơn 30 năm. Cũng giống như Mỹ, Úc đang trong thời kỳ hậu TD-DC -. Mấy ngày nay tôi rất thất vọng khi nhìn thấy báo chí Úc đang dùng quyền TD-DC để bàn về việc một ông cựu thủ tướng vỗ đít cô chief of staff của ông và câu chuyện này còn được khéo léo cung cấp cho báo chí qua ông thủ tướng hiện tại. Tôi tự hỏi tai sao người ta có thể dùng bừa bãi cái TD-DC mà hàng triệu người trên thế giới phải đổ máu để bảo vệ (tôi dùng chữ bảo vệ vì con người sinh ra với tự do)Tối hôm qua tôi còn bực mình hơn vì trong bữa ăn tối, bà vợ của tôi bàn luận gần 20 phút một cách hăng hái và thích thú về câu chuyện “vỗ đít “ .

    Sau đó khi nhìn thấy vợ tôi ngủ ngon lành thì tôi hiểu hơn và nghĩ rằng,nhờ vào câu chuyện đó, đã có rất nhiêu người dân bình thường trên thế giới có dược ít phút vui vẻ ,thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi.

    GS và nhiều đọc giả có thể không đồng ý với cách người ta lạm dụng TD-DC như tại Úc hay Mỹ hiện nay. Tôi nghĩ khác

    Theo tôi TD-DC không phải là một phương tiện mà là cứu cánh. Tất cả những chuyện có vẻ như tầm thường vô vị đó chính là sự biểu lộ của nó. Tôi xin đưa ra một thí dụ khác để giải thích rõ ràng hơn. Khi tôi còn là một sinh viên y khoa, có lần ông thầy ngoại khoa giảng dậy như thế này về bệnh nhân mổ ruột là “Không có có một âm thanh nào nghe êm tai hơn là tiếng đánh hơi (passing wind) của bệnh nhân sau khi mổ vì nó chứng tỏ là ruột bắt đầu hoạt động lại”. Chuyện “vỗ đít” có cùng một ý nghĩa. Nó là sự biểu lộ không được êm tai lắm của TD-DC

    Rất nhiều người dân Mỹ đang ủng hộ ông Trump và như một ký giả CNN viết “để biểu lộ sự tức giận và bất mãn với Washington và nền chính trị của Mỹ ở hiện tại”. Hãy giả thử là ông Trump sẽ thắng và dẫn đưa nước Mỹ vào con đưởng nguy hiểm. Vậy chúng ta có nên xé bỏ nền TD-DC đó để thay bằng TD-DC kiểu khác?( cứ giả thử là GS và tôi có thể làm được) thí dụ như dân chủ tập trung kiểu XHCN? Hỏi tức là trả lời

    Tôi chợt nhớ tới văn hào Mỹ John Steinbeck trong tác phẩm “Phía Đông vườn Địa Đàng”. Trong đó tác giả bàn luận về chữ Do Thái Timshel hay là Thou-mayest có nghĩa là tự-do hay quyền được chọn lựa. Theo tôi Chúa không tạo ra kẻ sát nhân là Cain vì Xấu/Tốt là sản phẩm của con người nhưng Chúa đã tặng cho con người một điều rất quý giá ngay từ lúc sinh ra là quyền Tự do để chọn lựa giữa Xấu và Tốt. Vì thế nó cần phải được bảo vệ để chúng ta vẫn còn là con người

    Nếu dân Mỹ chọn ông Trump hay bất kỳ chính trị gia nào đưa nước Mỹ tới suy thoái thì đó là một chọn lựa sai lầm nhưng không phải vì TD-DC Mỹ “hỏng rồi”. Đó sự thể hiện rằng Mỹ đã bảo vệ TD-DC của họ với tất cả mọi giá

  4. Hiện tượng Trump-ism làm cho nhiều nguời (Mỹ) phải ngạc nhiên và . . . nghĩ ngợi, nhất là giới xã hội học. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thì hiện tuợng này có thể hiểu được. Theo thiển ý của tôi, có ít nhất ba yếu tố đóng góp vào hiện tượng Trump-ism.

    Truớc hết là việc tái cấu trúc kinh tế (Mỹ) từ thập kỷ 1970s đưa đến việc gia tăng khoảng cách xã hội với hậu quả là một thành phần dân chúng có trình độ học vấn và kỹ năng kỹ thuật thấp bị bỏ rơi về mọi mặt trong đà phát triển của xã hội. Giới xã hội học đã nói và viết rất nhiều về điều này.

    Thứ hai là ảnh huởng của sự phát triển về truyền thông đại chúng (mass media) và internet đến suy nghĩ và nhận thức của quần chúng. Qua việc làm (dạy môn xã hội học ở một tiểu bang miền nam nuớc Mỹ), tôi nhận thấy so với 20 năm truớc đây, nhận thức của sinh viên đối với các lý tuởng dân chủ, nhân quyền và tự do trong những năm gần đây kém hẳn đi; sinh viên cũng ít đọc sách, ít suy nghĩ, khả năng đọc viết và tập trung cũng kém hơn. Mặc dù chưa có nghiên cứu có hệ thống để tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tuợng tiêu cực trong giáo dục kể trên, nhiều nguời cho rằng sự ra đời và việc xử dụng đại trà các phuơng tiện thông tin điện tử làm sao lãng việc học tập của học sinh và sinh viên. Nghe nói Tom Cook không cho con ông ta xử dụng chính những sản phẩm do . . . ông ta sản xuất.

    Thứ ba là chính sách cưng rắn với tội phạm (get tough on crime) được chính quyền Reagan phát động từ giữa thập kỷ 1980s. Chính sách này đuợc giới truyền thông hỗ trợ với những tin tức phóng đại và giật gân về tội phạm và các phim truyện nhiều tập quảng bá cho “trật tự xã hội” (thí dụ Law and Order), đồng thời làm gia tăng sự sợ hãi tội phạm trong dân chúng. Các chính trị gia lại lợi dụng sự sợ hãi tội phạm trong dân chúng để phục vụ cho mục tiêu chính trị, đua nhau chứng tỏ với quần chúng là họ rất cứng rắn với tội phạm.

    Tổng hợp cả ba yếu tố trên đây là một thành phần dân chúng yếu kém về kinh tế, thiếu suy nghĩ sâu sắc về dân chủ và tự do, và luôn luôn sợ hãi tội pham. Phát ngôn và cử chỉ của Trump đã đáp ứng đuợc uớc muốn của nhóm cử tri này.

  5. Anh JL cứ quan tâm về dân chủ cuả Việt Nam, làm Quốc hội nóng máy lên rồi đấy.
    “Chủ tịch Quốc hội: Không bám sát cuộc sống nhân dân thì ‘tắt điện’…”
    🙂
    Mỗi ngày lướt qua báo internet cuả Việt Nam là tôi phải bật cười ít nhất một lần.
    Rồi bay sang các blog thích chơi chữ lại cười thêm ít nhất một lần nữa.
    Dân tộc tôi thật dễ thương, buồn cười quá, phải không anh JL?

    “Dân như điện còn mình là ắc quy, có nạp điện thì ắc quy chạy được. Nhiều anh (đại biểu Quốc hội – PV) đọc hộ người khác, nói linh tinh là không có ắc quy rồi, là mất điện rồi, đúng không?”, Chủ tịch Quốc hội ví von.
    Ông chủ tịch QH chẳng lẽ không biết, ông cũng đang “đọc hộ”… những người khác?

  6. 99.99% bà HC sẽ là TT Hoa Kỳ. GS hãy nhắc nhở bà ta về sự Dân chủ…

Comments are closed.