Để sống hòa bình với bắt nạt ở bên ao

Hãy tưởng tượng bạn có một người hàng xóm, mà sau nhiều thế kỷ tương đối hòa bình bắt đầu tham dự vào hành vi bắt nạt. Người hàng xóm này, thường cả kiêu ngạo lẫn không thể nói phải trái với ông ta, vừa giầu có vừa mang một cái gậy lớn, hãy kêu rằng cái ao dọc theo chiều dài đất của bạn và ở phía nam của lãnh thổ mình là tài sản không thể tranh cãi của mình và của nhà ông ta từ xửa từ xưa. Hàng xóm bắt nạt này cứ khư khư lời tuyên bố này là một thực tế lịch sử, dù có nhiều bằng chứng là ngược lại.

Tệ hơn nữa, để thực thi các yêu sách của mình ngoài luật, người bắt nạt này đã bắt đầu xây dựng các hòn đảo ở các góc khác nhau của ao mà ông ta đang đặt các loại vũ khí rồi gần đây đã nói về kế hoạch cho phép người dân của mình đến sống. Từ trước đến nay ông ta đã sử dụng bạo lực và các đe dọa dùng bạo lực và hiện nay đang đưa dân của nhà mình vào một trận nổi giận, rồi nói với họ với phần còn lại của ao làng là ra để có được chúng. Trong khi gia đình của bạn đã đánh bắt cá trong ao này suốt nhiều đời, hàng xóm bắt nạt ấy tiếp tục quấy rối bạn và thậm chí đánh chìm và phá hủy thuyền của nhà bạn và phá hoại tàu thuyền ngư cụ, của cải của bạn. Gần đây, mô hình phá hoại này ngày càng tăng.

May mắn thay bạn còn có mối quan hệ với hàng xóm khác. Một trong số họ, người sống gần đó và bạn thân thiện với họ cũng có khiếu nại rất giống với vấn đề của riêng bạn, và thậm chí đã phàn nàn với cấp chính quyền cao hơn. Than ôi, hàng xóm thân thiện này lại tương đối yếu và không rõ liệu các quyết định của cấp chính quyền cao hơn liệu sẽ có đủ quyền lực không, nếu như người hàng xóm bắt nạt bạn từ chối lắng nghe. Gần đây, động thái này chỉ tăng cường không đỡ. Bạn làm mọi nỗ lực để thể hiện sự phản đối của bạn về sự bắt nạt của ông hàng xóm một cách lịch sự. Đôi khi ông tỏ ra tủ tế gặp bạn, đôi khi lại từ chối gặp. Nhưng ông luôn vỗ vai kiểu bề trên và ngầm hỗ trợ kiểu hối lộ kết hợp với đe dọa. Một số thành viên trong gia đình có nói về sự trừng phạt của người anh, họ cười trong lo lắng và hy vọng về tình bạn. Những người khác thì suy tư.

Một người hàng xóm cực mạnh sống ở khá xa nhà bạn; cho đến nay ông này thậm chí có thể được coi là một người ngoài cuộc. Nhưng tầm tay của người ngoài cuộc này có thể với dài tới ao nhà bạn và xung quanh cáo ao làng ấy và thực sự ông hàng xóm ngoài cuộc ấy đã hỗ trợ các “cộng đồng tốt” của ‘an ninh ao’ qua nhiều thập kỷ, chủ yếu là giữ người bắt nạt tại vùng ao làng ấy. Hơn thế nữa, người ngoài cuộc này duy trì sự hiện diện đáng gờm của ông ta trong vùng ao, ông ta có một liên minh lâu đời với người láng giềng yếu hơn của bạn, và đã cam kết sẽ bỏ qua sự bắt nạt bắt nạt hàng xóm của bạn. Hơi trớ trêu thay, người ngoài xa này trong nhiều thập kỷ qua đã đầu tư mạnh mẽ vào các doanh nghiệp kinh doanh được kiểm soát bởi hàng xóm bắt nạt và hai người này đã phát triển một mối quan hệ kinh doanh ồ ạt có lợi nhuận, điều đó đã giúp hàng xóm bắt nạt tích lũy sự giàu có và ảnh hưởng chưa từng có. Ý định thực hiện điều ảnh hưởng này, người bắt nạt đã tự gọi mình là một con sư tử thức dậy.

Trong bối cảnh này, hàng xóm bắt nạt đã phát triển quen với việc bỏ qua các cảnh báo và khiếu nại của người khác trong làng và dùng hành vi phạm tội với họ cũng như lờ đi cả sự hiện diện của ông ngoài cuộc kia. Đắc thắng với ưu thế của mình, hàng xóm bắt nạt tiếp tục nỗ lực mới của mình và gửi kèm theo tới người xung quanh ao, tuyên bố ao là tài sản không thể tranh cãi của mình.

Tuy nhiên, hàng xóm bắt nạt, người sống ngay bên cạnh cửa nhà bạn là người có khả năng tàn phá gia đình của bạn, bạn lại có một số phụ thuộc kinh tế vào người này, ông ta chắc chắn sẽ có hành vi phạm tội nếu bạn không tham gia một liên minh với sức mạnh bên ngoài. Hơn nữa, nhiều lợi ích của bạn phù hợp với quyền lực nước ngoài, đó là dù sao trường hợp mà các thành viên trong khối riêng của bạn rất dễ bị ảnh hưởng của hàng xóm bắt nạt qua hối lộ và các hình thức khác nhau của sự lừa dối. Trong khi đó, sự tin tưởng của bạn với người ngoài cuộc có tiềm năng hữu ích lại ít hơn 100 phần trăm do cuộc chiến của bạn với anh ta vài thập kỷ trước, mà gia đình bị tử vong và thiệt hại nặng nề.

Cuối cùng, khả năng kháng cáo để được giúp đỡ và hỗ trợ tinh thần từ các nước láng giềng gần xa bị hạn chế không chỉ bởi ảnh hưởng của hàng xóm bắt nạt với họ mà còn do đối trọng tương đối thấp, trong đó bạn còn được nắm giữ ao không phải do hành vi ứng xứ của bạn trong ao, mà để nói với bạn rằng bạn đã chấp nhận đàn áp và trừng phạt nặng các thành viên trong gia đình của mình. Trong khi không ai thích một hàng xóm bắt nạt, thông cảm với bạn là hạn chế. Trong khi mọi người muốn tin tưởng bạn và bạn nên tham gia vào các thỏa thuận có thể thuyết phục hàng xóm bắt nạt để thay đổi cách của mình, có sự miễn cưỡng lẫn nhau. Bạn lo sợ hàng xóm bắt nạt và bạn sợ mất quyền kiểm soát của gia đình riêng của mình. Cũng không phải là bạn đặc biệt tốt trong nguyên tắc và mục tiêu giao tiếp của bạn. Điều này dẫn bạn bị hiểu lầm,và làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

Có lẽ bạn nên thử một cách tiếp cận khác. Bạn đã cầu xin hàng xóm bắt nạt mà không thành công, bây giờ bạn đã đủ thời gian để nhận ra rằng đây không phải chỉ là một vấn đề cá nhân, nó là một vấn đề của cộng đồng mà chỉ có thể được giải quyết bởi các cộng đồng rộng lớn hơn. Bạn thực hiện điều đó bằng cách thay đổi các quy tắc và cải thiện điều kiện trong hộ gia đình của bạn, bạn cũng có thể xây dựng lòng tin với các láng giềng của mình và muốn trở thành bạn với người bạn khác.

Bạn thông báo cho cộng đồng mà không làm mếch lòng hàng xóm bắt nạt rằng bạn sẽ mời các nước láng giềng cũng như người ngoài cuộc thân thiện đến thăm ngôi nhà của bạn và sử dụng các bến cảng của bạn một cách thường xuyên, như vậy bất kỳ hành động nào của hàng xóm bắt nạt để cản trở việc truy cập bởi bất kỳ phương tiện nào đến hộ gia đình bạn và nguồn nước nhà bạn sẽ được xem như là một cuộc tấn công vào các hộ gia đình khác. Trong khi đó, điều cũng nằm trong quyền lợi của bạn, là bạn phải đồng thời tránh các hành động mà hàng xóm bắt nạt sẽ coi là hành động chống lại họ. Điều khó khăn với hàng xóm bắt nạt là họ không thể quyết định ai có thể tới nhà của bạn. Xây dựng (giải pháp) trên hỗ trợ cộng đồng và một kết quả một cuộc họp gần đây mà tại đó hàng xóm bắt nạt làng đã không có mặt, bạn giải quyết với hàng xóm của bạn để xử lý các vấn đề liên quan với các quan tòa làng, thậm chí là hàng xóm bắt nạt đã tuyên bố sẽ không tuân theo kết quả của nó.

Trong khi duy trì quan hệ tốt nhất có thể với hàng xóm bắt nạt, bạn phải vượt qua cây gây và củ cà rốt của mình và giảm dần sự phụ thuộc kinh tế vào anh ta, không phải là việc dễ dàng, cho khuynh hướng tự quan tâm của một số người trong hộ gia đình của bạn. Cuối cùng, với sự đốc thúc dai dẳng của các thành viên trong gia đình bạn cần có một cuộc họp gia đình và công bố các quy định về hộ gia đình của bạn sẽ thay đổi có hiệu lực ngay lập tức và các thành viên trong gia đình của bạn sẽ sống dưới cùng một quy tắc, một quyết định mà quyết định này chiến thắng bạn ngay lập tức một cách tôn trọng trước toàn thể làng xóm và cho phép khả năng có một nền hòa bình lâu dài, trong đó hộ gia đình của bạn và tất cả các thành viên của nó là độc lập hơn và tự do hơn và có thể sống trong hạnh phúc và tự do mà không sợ hãi. Có lẽ vậy.

JL

Ghi chép: tôi không thích từ “kẻ” và vì thế luôn luôn dùng từ hàng xóm.

25 thoughts on “Để sống hòa bình với bắt nạt ở bên ao

  1. “Ao xưa bóng rủ trưa hè
    Nhái khua nước động bốn bề tịch liêu”
    – – Haiku Basho, Vĩnh Sính dịch.

    Khi người hàng xóm chuyên đi thu gom hết các hòn ngọc cốt lõi về cho riêng mình, vượt cả sang be bờ cuả láng giềng, cả làng lo lắng hoang mang kẻ la hét om sòm người thì câm như hến vì… rét. Người hàng xóm ấy không biết ngượng là gì, ở bất kỳ nơi đâu anh ta cũng ngọt xớt nói “nó là tài sản cuả cha ông tôi từ ngàn đời xưa mà…” miệng vưà phun cát, tay thì giăng lưới, tay thì đào sâu xuống các vị trí cốt lõi. Cả làng nổi nóng thở dài, đi kiện thì anh ta không hầu toà, còn giơ nắm đấm ra doạ.

    Ông Thần Ao hiện lên hỏi:
    “Ê cái anh câm như hến kia, sao anh run rét như vậy, trời đang nóng mà”.
    Anh câm tức thì hết câm:
    “Thưa Thần Ao, oan cho con, ngoài kia chúng bảo con hèn, mà con cũng hèn thiệt, nhưng có bị oan một chút ạ”
    Thần Ao quan tâm : “Tội nghiệp chưa, oan như thế nào?”
    “Thương hiệu cuả con vốn là ‘Độc lập trừ Tự do trừ Hạnh phúc’, nghiã là con vẫn còn muốn giữ Độc lập cơ mà”
    Thần quát: “Trừ sạch hai món ngon đó, thì anh sống như thế nào?”
    “Người hàng xóm cuả con to mạnh nên anh ta đi cướp các cốt lõi cuả thiên hạ, còn con, con cướp cuả anh em trong gia đình con, cũng đủ sống qua ngày ạ. Và chúng con vẫn chưa hoàn toàn mất độc lập. Chỉ mới bán hết một nưả, dạo này kinh tế quá khó khăn chắc Thần cũng biết rồi”
    Thần thở dài… dài… dài.

    • Thần thở dài….dài…dài…rồi chợt hỏi :”Vậy Anh muốn Ta phải làm gì?”
      “Dạ xin Thần thực thi Uy quyền, Công lý, xét xử Công bằng ,nghiêm
      minh, đúng phép tắc, luật lệ ban hành, phán xử cho Con để hoàn lại những gì của Con mà Người hàng xóm cướp mất. ” Anh Câm trả lời.
      “Chuyện nhỏ. ” Thần Ao trả lời và nói tiếp :
      “Để Ta xem xét, Anh cứ yên tâm, luật lệ, phép tắc, Ta đã ban hành và đã lưu trữ trong sổ sách, hàng ngàn năm cũng không thay đổi khi mang ra xét xử. Anh cứ mang ra Tòa, bên nào lấy, bên nào mất, bên nào nói sự thật có bằng chứng, bên nào miệng phun cát, tay thì giăng lưới. ..Muốn ôm hết. Tại Tòa dựa vào các bằng chứng, đối chiếu theo sổ sách Ta sẽ phân xử sau. Nhưng đó chỉ là chuyện tranh chấp này thôi. Chuyện gia đình riêng tư Ta không có xen vào,
      hừm. ..nghe thiên hạ xì xào, gia đình Anh cũng lục đục lắm hả? thế Anh có hứa với Ta trả lại cho người khác trong gia đình Anh những thứ gì đó…mà Anh mới thú nhận cướp của họ, thứ xa xỉ gì đó. .. Tự do.. Hạnh phúc. .”
      Anh Câm lại mắc bệnh câm trở lại, trầm ngâm suy nghĩ. .. suy nghĩ …. suy nghĩ …

  2. Chu choa, người hàng xóm bắt nạt ấy đã vươn tay đến tận bờ biển California xinh đẹp, mua đứt cái Hotel Del Coronado nổi tiếng rồi, 6.5 tỉ USD.
    Buồn cười quá, các Tổng Thống HoaKỳ sẽ bối rối cực kỳ nếu đến công cán ở Coronado. Tổng thống Hoa Kỳ lo sợ gián điệp Trung Hoa ngay chính trên đất cuả Mỹ.

    “Barack Obama ‘snubs Waldorf Astoria over China spying fears’
    Barack Obama breaks presidential tradition by choosing not to stay at Chinese-owned Waldorf Astoria in New York over fears hotel could be bugged, according to reports”
    http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/barackobama/11748046/Barack-Obama-snubs-Waldorf-Astoria-over-China-spying-fears.html

    It’s so funny… 🙂
    Anh JL thấy chưa, cho nên Việt Nam cuả tôi bị ức hiếp mà không dám làm gì được.
    Thay đổi lẹ lên đi để tự lực tự cường đi các ông ơi…

  3. hàng xóm xa kia chưa bao giờ muốn giải quyết dứt điểm chuyện ao nhà cả.vì làm thế anh ta chả lợi lộc gì.cho 2 thằng ngu đánh nhau vỡ đầu thì mới là lợi ích cao nhất của anh ta.điều này đã được lịch sử minh chứng và ngay nay vẫn vậy.

    • Hàng xóm xa kia cũng chỉ là kẻ trong cuộc, tham dự, nhân chứng. .
      Chứ không phải là Quan tòa. Nên Hắn ta cũng không có thẩm quyền để “giải quyết dứt điểm chuyện ao nhà “cả .Trong quá khứ Hắn ta cũng từng can dự vào với nhiều cái “tưởng “tốt lành .Nhưng không ngờ cái Ao này linh thiêng lắm ,lành ít dữ nhiều, toàn những Siêu nhân đeo những vòng kim cô Siêu hệ (tư tưởng ) nằm phục ở trong Ao. Nên cuối cùng Hắn ta cũng phải thối lui tiền mất tật mang! .Cũng may Hắn ta cũng có chút tài bán buôn, lại có nhiều hàng “Nóng “( hàng cao cấp, đặc biệt ) nên thiên hạ phải xếp hàng để mua , mặc dù cũng bị cạnh tranh dữ dội lắm. Nhưng khách hàng cũng phải có tư cách mới được giao hàng ! Chứ không hẳn vì “lợi ích cao nhất ” mà hắn giao bừa. Hơn nữa bây giờ Hắn ta cũng khôn ra nhiều Ao của thiên hạ, Thiên hạ lo mà giữ .Phần Hắn ta chỉ duy trì An ninh , luật pháp nếu như hắn ta cảm thấy đó là lợi ích quốc gia! Điều “minh chứng? này có gì là bất thường? .

      • vậy mà có đứa nó lại đòi kì vọng hàng xóm xa xử thằng hàng xóm gần.thế mới là vấn đề!mà hàng xóm xa ấy cũng chẳng vì”đảm bảo an ninh,pháp luật đâu”nhá,nếu mà vì cái đó thì hàng xóm gần ko thể bành chướng rồi.

        • Vậy tóm lại :”đòi kì vọng” cũng là một dạng “tưởng ” của kẻ yếu. Nguyên nhân xuất phát từ Gã hàng xóm gần ,nhà giàu mới nổi, bụng háu ăn để nuôi thân phát phì .Gã tham lam ,ỷ vào trọng lượng to xác mà xâm chiếm đất đai láng giềng làm lơ luật pháp, những luật lệ hiển nhiên là cái Ao đã có chủ. Vậy để làm cho Gã phải dè chừng và bảo vệ những gì của Bạn và làm cho Gã không bành trướng thêm thì những việc Bạn cần làm là :
          -Tham gia vào một liên minh để khi lâm chiến có một lực lượng tập hợp ủng hộ Bạn, đứng đằng sau ,để khi Gã hụt hơi một thành viên mạnh hơn Gã tới đo ván Gã!
          -Mang sự việc ra Tòa để lấy phán quyết phải, trái , hiện tại chưa làm gì được, để thế hệ sau có cơ sở pháp lý tính tiếp. Chứ không mọi chuyện để lâu đều biến thành bùn!
          -Giả điên giả tỉnh, vì những Gã nhà giàu mới nổi có tí của ăn của để thường phải sợ những người chẳng có gì để mất!
          Nói vui thôi! Chuyện này đau đầu lắm!

          • liên minh quân sự là thứ dưa bở của thằng to hô dụ thằng nhỏ chứ thực tế đã chứng minh nó chả mấy ích gì từ thế kỷ 20 mà mới đây nhất là bãi cạn scabrought

          • Liên minh quân sự đã bị hiểu lầm khi dẫn chứng bãi cạn Scarborough
            “Bài học Philippines: Mất bãi cạn vì tin Trung Quốc “- Thế giới – Zing.vn
            news.zing.vn › Thế giới

            “Nguyên thủ hai nuớc Mỹ -Philippines đã ký văn bản mới này vào năm 2014 nhân chuyến công du của Tổng thống Obama tại Manila.
            Hai nước liên đới với nhau qua hiệp ước quốc phòng đầu tiên năm 1951 và một thỏa thuận về « lực lượng viếng thăm » ký vào năm 1998. Văn kiện thứ nhất buộc Hoa Kỳ phải cứu Philippines trong trường hợp đồng minh bị ngoại xâm.”

            (http://m.vi.rfi.fr/chau-a/20160112-toa-an-toi-cao-philippines-chap-thuan-my-phi-tang-cuong-quoc-phong)

          • ông nói dài dòng tùm lum nhưng rốt cuộc thì hiệp ước đồng minh đã vứt vào sọt rác

          • Không cần liên minh nhưng mọi nước có những giá trị chia sẻ lẫn nhâu trước một hàm xóm bắt nạt thì kết hợp cùng nhau là đương nhiên, đúng ko bạn Dự ?

          • vâng ,tôi đồng ý với giáo sư.người ta có thể hợp tác trong các lĩnh vực chia sẻ lợi ích chung chứ ko phải bó buộc trong cái gọi là đồng minh bởi vì lợi ích thì chả bao giờ đảm bảo còn nghĩa vụ thì buộc phải theo.còn dẫn chứng thì vô kể,mà chính bản thân người việt đã từng trải nghiệm chứ ko phải nước nào khác xa xôi.thế nên tôi mới nói bọn hô hào”đồng minh”là bọn cuồng mẽo

        • nếu bạn thuộc diện cuồng mẽo thì dù thế nào mẽo vẫn luôn đúng thì tôi ko ý kiến. chỉ biết rằng bãi cạn vốn thuộc phil và ko có bất kì tranh cãi nào ở đây nhưng nay đã về tay tq,giờ đang chuẩn bị thành đảo nổi to lớn.mỹ đồng minh chỉ biết quan ngại sâu sắc.một nước có vùng lãnh thổ bị nước khác xâm chiếm mà ko gọi là xâm lược thì đúng đô la vô giá

          • Một Đồng Minh Thực Sự

            “Nếu bạn thuộc diện cuồng..” câu này thực sự là có vấn đề ,một là Ông này theo trường phái nấp sau lưng người khác và ca tụng
            Hòa bình khi Bác Tập Cẩn Bình ra lệnh cho Hải quân Trung Quốc đi chiếm Bãi cạn Scarborough do lính giữ đảo mất cảnh giác, cả tin vào Ông Bạn Vàng. ( Theo News.
            zing.vn một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất của Việt
            Nam)lỗi hoàn toàn do chính quân đội của Philippines gây ra .Hiệp ước quốc phòng Mỹ -Philippines cũng được dẫn chứng nguyên văn từ Cơ quan truyền thông Pháp quốc. (http://m.vi.rfi.fr/)Một trong những Hãng truyền thông uy tín nhất Âu châu dẫn giải. Vậy mà chữ “Cuồng “vẫn gán ghép cho người khác. Vậy chắc Ông này chỉ có coi tin của Tân Hoa Xã mới là “bình thường “.
            Cần phải biết thêm,giữa Mỹ và Philippines đã ký một hiệp ước Quốc phòng từ lâu 1951Hiệp ước này đối với quốc gia như
            Philippines- (gồm vô số đảo, )
            được coi như lá bùa hộ mệnh quốc gia trước Trung Quốc -kẻ hung hăng xâm lấn lãnh hải .Tuy nhiên do Philippines tham nhũng, như một căn bệnh trầm kha làm ngân khố trống rỗng không có đủ ngân quỹ để chi tiêu cho quốc phòng. Thêm thói ỷ lại vào đồng minh và sự mất cảnh giác của binh lính và sự cả tin của Chính phủ Philippines vào Ông bạn Vàng Trung Quốc nên Bãi cạn Scarborough đã lọt vào tay của giặc Tàu sau một thời gian dài âm mưu rình rập .Trong trường hợp này Hiệp ước Quốc phòng Mỹ -Philippines như một lá chắn để Philippines khỏi mất thêm hoặc toàn bộ như đã từng xảy ra với Tây Tạng khi Quân đội Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng năm 1950, (Tây Tạng rộng gấp nhiều lần diện tích của Philippines) chỉ không lâu sau khi Mao Trạch Đông chiến thắng phe Quốc dân đảng trong cuộc nội chiến 1949. Đó chính là cốt lõi của Hiệp ước.
            Chứ không phải đồng minh trong Hiệp Ước là một dạng Vú em để đi đòi lại những phần lãnh hải đã bị mất do sự yếu kém, ỷ lại, mất cảnh giác, cả tin…do chính Philippines gây ra . Ngay cả trường hợp tệ hại này được một đồng minh bày tỏ “quan ngại sâu sắc” thì Philippines còn đòi hỏi gì thêm nữa? Trừ trường hợp Hải quân của
            Philippines mở một trận hải chiến sống còn để giành lại. Trong kịch bản này Hiệp ước vẫn giữ nguyên vẹn giá trị khi tại Washington, ngày 12/1/2016.Bộ trưởng Ngoại giao Phillipines Albert Del Rosario và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc họp giữa Mỹ và phái đoàn Philippines trong phòng Benjamin Franklin tại Bộ Ngoại giao, Washington,
            Những quan chức hàng đầu củaMỹ tái khẳng định cam kết an ninh
            “vững như thép” của Washington đối với Manila,như vậy mọi người có thể nhận thấy rằng khi Philippines muốn quyết đấu , Trung Quốc muốn mang đại quân ra thì phải chọc thủng vòng đai thép của Hiệp ước này .Ngoài ra Hiệp ước này còn mang lại hiệu quả tác dụng về mặt tinh thần ,tâm lý cho binh lính Philippines khi phải tham chiến với đối thủ mạnh hơn,tàn bạo hơn gấp nhiều lần rằng đổi phương không thể thắng.
            Trong trường hợp hiện nay tại Biển Đông, Quân đội Trung Quốc đang khẩn trương tiến hành các hoạt động quân sự hoá các quần đảo bằng những kỹ thuật tối tân nhất có trong tay nhằm mục đích kiểm soát khu vực này trên biển cũng như trên không bằng mọi giá kể cả dùng vũ lực quân sự mà nhiều người còn mơ màng về vai trò liên minh của đồng minh có thực lực và giới chức có thẩm quyền trong Bộ Quốc phòng còn đưa ra sách lược ” Ba không một có “thì đúng là làm cho Bác Tập mừng to!
            thêm nữa còn lôi ra những từ ngữ của “phe ta” :
            ” mẽo, “thành phần thế này thế nọ,”.thế lực thù địch ” thế lực phản động ” vô tình hay cố ý làm xao lãng sự quan tâm dân chúng đối với hiểm hoạ xâm chiếm và đồng hoá của Ông bạn láng giềng khổng lồ kế bên đang mơ ” con hoang ”
            về trong tay , ” Đại cục “!

  4. Tôi đọc bài viết cuả bác Bùi Tín trên VOA
    ‘Đừng có chờ đợi thái độ chống Trung Quốc từ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam’
    21.03.2016

    Tôi luôn theo dõi kỹ tình hình chính trị trong nước để nhận biết tình hình đúng như nó có, tránh khỏi những lầm lẫn. Hiện có một luồng nhận thức, một mong ước rằng cuối cùng thì lãnh đạo Cộng sản Việt Nam sẽ tỉnh ngộ, nhận ra không có con đường nào khác là cải cách chính trị mạnh dạn theo hướng thực hiện dân chủ, nhân quyền, đồng thời về đối ngoại từ bỏ sự ràng buộc quá sâu và phụ thuộc mãi vào Bắc Kinh, nghĩ rằng họ là láng giềng hùng mạnh có thể nuốt chửng ta bất cứ lúc nào. Đi cùng con đường thoát Trung là thực hiện liên minh toàn diện với các nước cường quốc dân chủ như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Indeonesia, Ấn Độ, Liên Âu…

    Trong nước, có quan điểm cho rằng lãnh đạo có hai nhóm: nhóm thân Trung Quốc là cánh Nguyễn Phú Trọng và nhóm thân Hoa Kỳ là cánh Nguyễn Tấn Dũng. Nhóm ông Dũng đã bị nhóm ông Trọng loại bỏ bằng nhiều thủ đoạn phi pháp và vi hiến, nhưng vẫn còn ảnh hưởng nhất định nào đó cho đến khi bàn giao quyền lực giữa “Tứ trụ” cũ và “Tứ trụ” mới. Phe ông Trọng đang thừa thắng đẩy nhanh cuộc bàn giao ở thượng đỉnh quyền lực, lo rằng trong vài tháng trước mắt tình hình có thể sẽ giằng co nguy hiểm. Do đó Bộ Chính trị mới muốn ép Quốc hội sắp hết nhiệm kỳ phải sắp xếp xong “tứ trụ” mới trong phiên họp cuối 23/3 này, bàn giao trước thời hạn hiến định các chức vụ cao nhất, dù cho Quốc hội mới chưa được bầu.

    Quyết định này mang tính cách Nguyễn Phú Trọng, một nhà lãnh đạo kém tài nhưng do tình thế đưa đẩy được nhận chức vụ cao nhất. Ông tiêu biểu cho một con người hãnh tiến, hiểu biết thấp, nhưng khi được cầm cờ thì ngỡ rằng mình có tài nhất nước. Vậy mà có người vẫn nuôi hy vọng là dù giáo điều đến đâu, phe của ông Trọng cũng phải vỡ lẽ ra là bọn bành trướng Trung Quốc đang ngang nhiên được đằng chân lân đằng đầu, phía Việt Nam càng quỵ lụy thì chúng càng lấn tới, để phe ông Trọng tỉnh ngộ, có ý định “thoát Trung”, thoát cái tư thế phụ thuộc và tìm một liên minh mới mẻ hợp lòng dân chúng. Các công dân yêu nước vẫn còn hy vọng ở sự đổi hướng, từ ngã hẳn về phía Trung Quốc trong 26 năm qua, sang ngả hẳn sang phía các nước dân chủ đáng tin cậy, nhất là khi Hoa Kỳ đã tỏ ý rất rõ là “Hoa Kỳ đang rất cần Việt Nam cũng ngang bằng Việt Nam cần Hoa Kỳ”.

    Đã có nhiều chỉ dấu để hy vọng, như Việt Nam đang mua sắm nhiều vũ khí sát thương hiện đại, diễn tập hải chiến với hải quân Nhật Bản, mở rộng cảng Cam Ranh cho các tàu chiến Hoa Kỳ và Nhật Bản, phối hợp giữa hải quân Philippines và hải quân Việt Nam, nhận viện trợ quân sự của Hoa kỳ để tăng cường phòng vệ bờ biển. Chỉ dấu rõ nhất là Hiệp ước TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích và lợi thế cho Việt Nam về xuất nhập khẩu, đầu tư quy mô lớn, bảo hộ lao động. Rồi ông Trương Tấn Sang thắp hương viếng nghĩa trang liệt sỹ vùng biên giới, và người phát ngôn Bộ Ngọai giao phản đối Trung Quốc mạnh mẽ hơn, và chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama tháng 5 này với ý muốn hơi khác thường là được nói chuyện với dân chúng Việt Nam ngay tại Quảng trường Ba Đình trước Dinh Chủ tịch Nước để nhấn mạnh nền độc lập toàn vẹn của Việt Nam, chứ không nói chuyện trước Quốc hội như Tập Cận Bình.

    Tôi cũng chia sẻ niềm hy vọng đó vì tin rằng dù sao ông Trọng và Bộ Chính trị mới cũng là người Việt Nam, có lương tri, có lòng yêu nước, thương dân ở mức nào đó, có trí khôn, có tinh thần vô tư nhất định…

    Nhưng tôi bỗng băn khoăn lo lắng gần như vỡ mộng và cụt hứng khi tình cờ đọc được một bài báo dài tiếng Pháp trên tạp chí có uy tín trong giới nghiên cứu Âu Mỹ, tạp chí Địa lý – Chính trị Herodote. Cây bút chủ lực của tạp chí là TS-Viện sỹ Benoit de Tréglodé, một chuyên gia uyên thâm về châu Á, nhất là Đông Nam Á. Ông từng sống ba năm ở VN khi còn Trường Viễn Đông Bác cổ (École Francaise d’ Extrême Orient). Hiện ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á hiện đại (Institut de Recherche de l’Asie du Sud-d’Est contemporain). Ông đã viết nhiều sách về Việt Nam, như : “Anh hùng và Cách mạng ở VN”, “Chủ nghĩa CS ở VN từ 1919 đến 1991”, “Sự hình thành một Nhà nước- đảng trị”.

    Trên số báo 175 (tháng 6/2015), ông có bài viết dài: “Viet Nam, le Parti, l’Armée et le Peuple: maintenir l’emprise politique à l’heure de l’ouverture” (Việt Nam, Đảng, Quân đội và Nhân dân: Duy trì sự chi phối chính trị trong giờ mở cửa” ), khi Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang được chuẩn bị.

    Sau đây tôi chỉ xin giới thiệu một ý chính trong phần kết luận rất tinh tế của Benoit de Tréglodé. Đó là nhận định của tác giả về mối quan hệ giữa hai đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ĐCSVN hiện nay. Ông chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan Tình báo Hoa Nam của TQ và với Tổng cục II của Nhà nước VN. Ông cho rằng mối quan hệ này ràng buộc hai nước một cách chặt chẽ đến mức nguy hiểm, và theo nhiều giới quen biết, đảng CS Trung quốc đã bỏ ra 15 tỷ đôla để vận động, mua chuộc giới lãnh đạo CSVN. Ông cho rằng “những lời trách móc TQ bằng miệng có vẻ gay cấn của chính quyền VN thật ra chỉ để gây hỏa mù”, và ông kết luận chắc nịch: “Đừng có chờ đợi thái độ chống TQ đến từ giới cầm quyền VN hiện nay!”. Theo ông, “Không có điều gì xảy ra ở VN mà không có dấu ấn chính trị của Trung Quốc và không chịu ảnh hưởng của đảng CSTQ”. Tất cả các việc khác chỉ là những động tác giả. Ông cũng cho rằng Việt Nam là một nhà nước cảnh sát, Bộ Công an có 6 Tổng cục lớn, riêng Tổng cục Cảnh Sát có 1,2 triệu người, với A 42 là cơ quan chuyên giám sát giới truyền thông, duy trì thái độ Bắc thuộc.

    Benoit de Tréglodé viết: “Các nhà lãnh đạo VN hiểu rằng 4 vị trí cao nhất – Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước, Bộ trưởng Quốc phòng cần có sự thỏa thuận của ĐCSTQ”. Ông nói rõ thêm: “TQ phải trả giá cao trong chuyện vận động hành lang này. Một số nhà quan sát cho rằng TQ đã chi 15 tỷ đôla theo các hình thức: đầu tư, dự án hợp tác, viện trợ và tiền đưa thẳng cho các nhà lãnh đạo”. Tác giả khẳng định: “Mỗi nhà lãnh đạo VN muốn ở vị trí quyền lực cần có hai điều then chốt: quan hệ tốt với Trung Quốc và có tiền để đút lót trong cơ chế”.

    Về nạn tham nhũng, Benoit de Tréglodé nhận xét: “Ở VN cũng như ở TQ, các chức quyền trong bộ máy Nhà nước, kể cả trong quân đội và trong khu vực kinh tế, đều mua bằng tiền, coi đó là chất keo gắn bó họ với nhau”.
    Tác giả nói rõ thêm: “Qua hai khóa cầm quyền, ông Thủ tướng đã luôn luôn cần gây ảnh hưởng để có được đa số trong Quốc hội, theo một số nhà quan sát, cái giá trả cho mỗi đại biểu (trong số 498 đại biểu) là chừng 100.000 đôla”. Để mua mỗi ủy viên TƯ đảng (175 ủy viên) phải trả cao hơn. Còn mỗi ủy viên trong Bộ Chính trị (16 ủy viên) ước chừng lên đến 1 triệu đôla.

    Tôi còn nhớ đúng 2 năm trước, Trung tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên Hiệu trưởng Trường kỹ thuật quân sự và Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương đã nhận định: “Chúng ta phải có hẳn một cuộc liên minh mới. Trung quốc lòng tham vô độ, không khéo ta sẽ từng bước trở thành bộ phận của Trung quốc. Vì nói phải ngả theo TQ để được yên là chủ nghĩa đầu hàng, chủ nghĩa thất bại. Ngả theo TQ thực chất là bán nước! (trả lời phỏng vấn trên mạng Dân làm báo, 5/2013).

    Để xem phiên họp cuối của Quốc hội 23/3 tới và phiên đầu của Quốc hội mới có ra tuyên bố gì về TQ hay không, có dám lên án mạnh tương xứng với hành động ngang ngược lấn tới của chúng, và có dám ngỏ ý định đưa vấn đề biển Đông ra Tòa án quốc tế, như Philippines đã làm từ 2 năm rồi, hay không. Một Quốc hội bán nước, một Bộ Chính trị bán nước, một chính phủ bán nước lấy 15 tỷ đôla thì có còn giá trị chính đáng, chính danh gì trước nhân dân ta và trước công luận thế giới?

    Dù sao, tôi vẫn mong nhận định của học giả hàng đầu về “VN học” Benoit de Tréglodé trên đây sẽ có thể sai. Chỉ trong vài tháng nữa mọi sự sẽ sáng tỏ. Hãy quan sát kỹ và chuẩn bị đáp án thích hợp cho bài toán chính trị nóng bỏng của đất nước.

    • Đây chắc cũng là lý do mà nhiều người nhìn sâu hiểu rộng đã cho rằng phải thay đổi chính trị trước, kinh tế theo sau, và kiểm soát tài sản quốc gia. Hiện nay đảng ta đang lũng đoạn hoàn toàn nền kinh tế Việt Nam, nếu tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước để phù hợp với TPP đi nưã thì cuả công sẽ bay thẳng vào túi riêng cuả các đảng viên và anh em quan lại, và nợ quốc tế thì dân phải trả cho đến mấy thế hệ cũng không dứt.

    • Bằng chứng của ông hàng đầu là như thế nào, lấy từ đâu?

    • Còn nhớ sau khi Trung cộng tấn công VN năm 1979, Hà Nội đã cho xuất bản cuốn sách “ Sự thật về quan hệ VN- Trung Quốc 30 năm qua” (do NXB Sự thật phát hành). Cuốn sách cho thấy Hà Nội không bất ngờ về thái độ của Trung cộng trong sự kiện 17/2/1979 và thông qua nhiều sự kiện khác cho thấy Trung cộng đã có không ít hành vi “ bất hảo” đối với Hà Nội. Như vậy không nên cho rằng Hà Nội không hiểu Trung cộng muốn gì? Không hiểu VN trong chiến lược toàn cầu của Trung cộng ra sao! Ngược lại cũng đừng nghĩ rằng Hoa kỳ luôn luôn thủy chung với người bạn đời Hà Nội khi họ có nhu cầu tìm kiểm một “bạn tình” mới.

  5. Tôi có cảm tưởng rằng, trên bình diện toàn cầu HoaKỳ vẫn duy trì quan hệ với Trung Quốc và ngầm muốn Trung Quốc đứng về phiá mình, dù trên thực tế điều này khó đạt được như mong đợi. Bên cạnh đó, trên bình diện khu vực Đông Á, HoaKỳ lại cũng muốn cạnh tranh với Trung Quốc để có quan hệ sâu hơn với các nước nhỏ Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Đây là một bài toán hóc búa mà một người như anh JL – yêu chuộng hoà bình nhưng là một thứ hoà bình trong công bằng thịnh vượng chung – cần nên suy gẫm cho kỹ. Và nếu anh có một giải pháp tốt đẹp, anh sẽ có công góp phần khai phóng con người và xã hội cuả một miền địa cầu đã và đang trải qua một thời kỳ khổ ải chưa kịp hồi phục.

    Á Đông không chỉ có toàn các tật xấu, như “giữ mặt mũi”, “cố thủ cay cú” hay “trây lì thủ cựu”. Chỉ có những ai có thiện tâm và lý tưởng khai sáng, sẽ hiểu rằng họ là những con người đáng mến, đầy lòng biết ơn và không màng chấp nhận thiệt thòi với người tri kỷ. Học thuyết và thể chế Cộng sản có thể làm suy bại xã hội con người, nhưng con người không bao giờ bị đánh gục, nhờ thiên bẩm sinh linh. Nữ Thủ tướng cuả Đức là một ví dụ.

  6. Nói tóm lại, đã đến lúc Việt Nam cần một sự thay đổi lớn trong thể chế chính trị, không chỉ để phát triển đất nước, chấm dứt nạn tham nhũng, mà còn vì sự an nguy cuả dân tộc và cuả chính họ. Nếu đảng không làm nổi điều này thì hãy lùi mình đi để cho những người khác làm.

  7. Có người cho rằng VN chỉ có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì nhất thiết phải đi với phương Tây điều này có đúng hay không?
    Thực tế cho thấy không phải như vậy. Hơn nữa về mặt chính trị có một số nguyên lý dễ hiểu là: Thứ nhất, ưu tiên số một, nhất là về chính trị, quân sự luôn là lợi ích quốc gia, sau đó mới đến các lợi ích của bè bạn đồng minh…không ai hy sinh quyền lợi của dân tộc mình vì đồng minh…xin đừng bao giời quên điều này. Văn kiện Đại hội XII của Đảng cộng sản VN vừa qua cũng một lần nữa tái khẳng định điều này- “Đặt quyền lợi của Quốc gia Dân tộc lên trên hết!”
    Thứ hai, quan hệ quốc tế bao giờ cũng có hai chiều, dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên cái lợi của bên này không trái với cái lợi của bên kia mà trên có sở các thế mạnh của mỗi bên bổ trợ cho nhau.
    Và thứ ba, trong thời đại toàn cầu hóa, các quốc gia cần có sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Tôi cho rằng đó là một sức mạnh “ mềm” mà các quốc gia không kể lớn- nhỏ, mạnh -yếu đều không được xem nhẹ.

Comments are closed.