Hãy cho thế giới biết

Bành trướng Trung Quốc là một mối đe dọa trong suốt quá trình tồn tại của Việt Nam. Tuy không mới so với lịch sử của dân tộc Việt Nam, bản chất và phạm vi của mối đe dọa từ Trung Quốc hiện nay là thực sự kỳ lạ theo kinh nghiệm của người Việt Nam đang sống trên toàn thế giới hiện nay. Việt Nam và thế giới đã chịu đựng đủ với chủ nghĩa đế quốc. Cái mà cả Việt Nam lẫn thế giới cần hiện nay là tiêu chuẩn quốc tế về hành vi mà tất cả các quốc gia đều phải tuân thủ. Không có các chuẩn mực quốc tế, chúng ta thiếu cơ sở vững chắc để đảm bảo các quyền cơ bản như quyền con người trong phạm vi nội địa của mọi quốc gia hoặc là quyền tự do hàng hải giữa các quốc gia. Thiếu các chuẩn mực quốc tế, chúng ta phải đối mặt với sự hỗn loạn, bạo lực, và bấp bênh.

Thức tỉnh trước các nguy cơ

Khắp Việt Nam người dân đã sáng suốt thức tỉnh trước thực tế là Trung Quốc, hàng xóm vĩnh cửu của đất nước, hiện đang được lãnh đạo bởi một chính quyền tân đế quốc hướng về mở rộng lãnh thổ, đã công khai coi thường mở cho chuẩn mực quốc tế, và đang cố gắng để thôn tính một vùng lãnh thổ rộng lớn với một sự kiêu ngạo và tự mãn quá là kinh ngạc. Đối với giới lãnh đạo của Việt Nam, cách cư xử của Bắc Kinh có nghĩa là mối quan hệ giữa hai nước đang ở tình trạng khủng hoảng liên tục. Ngay cả những người lãnh đạo Việt Nam có quan niệm lãng mạng về tình đoàn kết với Trung Quốc cũng không thể bỏ qua những gì các “đồng chí tốt” phương Bắc đang làm.

Với việc Tập Cận Bình thể hiện xu hướng Phát-xít ở trong nước và chiến thuật ngày càng trắng trợn ở nước ngoài, với nền kinh tế bị mất hàng trăm tỷ vốn khả dụng, toàn thế giới tự hỏi, điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình là người thế nào, tại sao ông ta trở nên hung hăng thế, và có thể làm gì để khôi phục lại cảm giác an toàn cho khu vực đã rơi vào một cuộc chạy đua vũ tốn kém và không cần thiết vì những hành động của Bắc Kinh? Khi Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc và Việt Nam có chung định mệnh, chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng ông ta sai hoặc định mệnh này không liên quan gì đến ông ta.

Chúng ta không nên đánh giá quá cao sự phán xét tốt của lãnh đạo Trung Quốc. Chúng ta cũng không nên đánh giá quá cao khả năng người dân đại lục có tư duy phê phán độc lập về lãnh đạo đất nước và sự khôn ngoan trong hành vi của họ. Ngày nay, những khác biệt quan điểm dù nhẹ nhàng bao nhiêu đang bị tiêu diệt một cách có hệ thống để những kẻ “dân tộc chủ nghĩa” thổi bùng tâm lý về các cuộc chiến “khả thắng” như là phương tiện để áp đặt một trật tự bất hợp pháp trong khu vực. Tình hình chính trị ở bên trong Trung Quốc hiện nay đáng báo động và là một mối đe dọa cho sự ổn định trong khu vực.

Người ta có thể kỳ vọng rằng Bắc Kinh không quan tâm đến gây ra chiến tranh với Hà Nội. Có thể vậy, nhưng rõ ràng họ cố ý làm chủ bất hợp pháp vùng biển Đông của Việt Nam và áp đặt các quy tắc ngang ngược trên biển và trên không. Vấn đề mà Việt Nam, khu vực, và cả thế giới phải đối mặt không còn là đưa ra phản ứng mạnh mẽ mà là đưa ra như thế nào.

Đối phó với các nguy cơ

Trên thế giới, không một quốc gia nào có nhiều kinh nghiệm đối phó với Trung Quốc như Việt Nam. Tuy nhiên, Hà Nội có lẽ không thể đối phó với Bắc Kinh một mình. Hơn nữa, chính sách “làm bạn với tất cả các nước” của Hà Nội, một cách tiếp cận hợp lý trong thời bình, hiển nhiên không còn phù hợp với nhu cầu của đất nước hiện nay. Thông thường thì không một quốc gia nào sẵn sàng ra tay giúp Việt Nam trừ phi lợi ích của chính mình bị đe dọa, bị làm hại hoặc các giá trị mà đất nước và người dân của họ đang trân trọng bị coi thường. Một lẽ tự nhiên và tốt đẹp cho Việt Nam là gần gũi hơn với Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc, nhưng các nước này sẽ chỉ hỗ trợ khi bản thân Việt Nam được coi là một quốc gia xứng đáng được hỗ trợ khi Bắc Kinh hành động.

Nếu không có sự hỗ trợ quốc tế, chính sách hành động như là ’em trai’ Trung Quốc của Việt Nam vừa không hiệu quả vừa nguy hiểm. Vấn đề không phải là Trung Quốc không thể là bạn, anh hay chị của Việt Nam mà là không nước nào nên tôn trọng, thích ứng và để cho nước hàng xóm bắt nạt. Không tình bạn hay tình đồng minh nào có thể được xây dựng dựa trên bắt nạt. Bắt nạt khiến niềm tin chiến lược bị ném ra ngoài cửa sổ và không thể có lại niềm tin cho đến khi Bắc Kinh thay đổi thái độ.

Nhưng những gì Hà Nội và nhân dân Việt Nam có thể làm thực tế là gì? Trong khi người ta có thể hy vọng rằng Trung Quốc sẽ dân chủ hóa hoặc ít nhất là đảo ngược tiến trình đến một chế độ độc tài, niềm hy vọng đó có vẻ khá xa vời vì Tập dường như đang mong muốn đạt vị trí hoàng đế. Khả năng nhiều hơn là Việt Nam và người dân sẽ phải đối mặt với có thêm ít nhất là vài chục năm sống cùng với một chế độ độc tài bành trướng.

Không làm gì hoặc chỉ làm những việc nhỏ bên lề chắc chắn là một lựa chọn. Nhưng điều này đã được dùng và đã thất bại trong việc đưa ra bất kỳ ngăn chặn hiệu quả nào và thậm chí không làm chậm lại thói hung hăng của Trung Quốc trên biển – vì vậy, lựa chọn này ít nhất là không hiệu quả. Tiếp tục không làm gì thì sẽ phải tiếp tục đóng vai trò của một “em trai”, tiếp tục được hưởng sự bảo trợ và hối lộ ở những nơi có thể, tiếp tục mỉm cười trong khi bị coi thường, và tiếp tục quay mặt làm ngơ với biển Đông.

Khả năng đó tiếp tục diễn ra trong tương lai là có thật. Nhưng để nó diễn ra nghĩa là đặt dấu chấm hết cho sự độc lập của Việt Nam và rất có khả năng sẽ bùng phát tình trạng phản kháng chính quyền phổ biến trong giới tinh hoa như những gì đã thúc đẩy cuộc cách mạng chống thực dân của Việt Nam. Cần phải nhận ra rằng, mặc dù một số quyết định bí mật và dịnh giao dịch ngầm có thể hấp dẫn với một số người, nhưng có thể không lợi lộc hoặc quà cáp nào được chấp nhận. Bắc Kinh đã cho thấy ý định và mục đích là chiếm toàn bộ các đảo có thể chiếm và xử dụng chúng để kiểm soát toàn bộ biển Đông Nam Á.

Như vậy Hà Nội cần phải mạnh mẽ điều chỉnh lại các chiến lược đối phó ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mình. Điểm đầu tiên cần thực hiện ngay bây giờ là thời gian hành động. Trong khi lãnh đạo của Việt Nam đã bày tỏ niềm tự hào về kiểu lãnh đạo tập thể của mình, lãnh đạo đất nước cần phải đáp ứng nhanh chóng và tài tình để đối phó với các nguy cơ. Người ta hy vọng Bộ Chính trị và Trung ương tiếp thu ý kiến từ những người tài năng nhất của đất nước. Nhưng tôi e rằng điều này không xảy ra.

Những gì Việt Nam cần và những gì khu vực cần từ Việt Nam là đẩy mạnh ngoại giao hợp lý và cởi mở, kết hợp thiện chí với kiên quyết phản đối kẻ hàng xóm hung hăng bắt nạt, và hơn cả là sẵn sàng và dũng cảm để khai thác sức mạnh lớn nhất nhưng đang bị kìm nén: sự háo hức của người dân để tham gia cộng đồng các quốc gia dân chủ, chính danh và được quốc tế tôn trọng. Người dân Việt Nam không tìm kiếm một thỏa thuận ngầm với Bắc Kinh hay trở thành một nước chư hầu kiểu mới.

Tại sao cải tổ trong nước là chìa khóa thành công

Hy vọng duy nhất của Việt Nam để được tồn tại và phát triển, như một nước dân chủ bình thường là làm những gì mà ông Bùi Quang Vinh, vị Bộ trưởng bộ Kế Hoạch Đầu từ sắp mãn nhiệm được nể trọng rộng rãi nhưng được ghi nhận không đầy đủ, đã gợi ý: thúc đẩy cải cách chính trị cơ bản. Chỉ một Việt Nam tuân thủ các chuẩn mực quốc tế ở trong nước mới được hỗ trợ trên trường quốc tế. (Hãy hỏi người dân Hàn Quốc và Đài Loan xem họ có đồng ý không.) Nếu Việt Nam dân chủ hóa theo cách thức và tốc độ mà người dân quyết định thì có thể nâng cao chất lượng sinh hoạt chính trị trong nước, và đoàn kết nhân dân trong nước một cách chưa từng thấy.

Điều tốt lành là hàng triệu người Việt cùng đồng quan điểm này. Những người này bao gồm một số các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng, hàng chục Ủy viênTrung Ương, hàng chục ngàn đảng viên có chức vụ, và một lực lượng không đếm xuể người dân trong và ngoài nước. Nhưng mặc cho khát vọng thay đổi thì quan điểm lạc quan về khả năng thay đổi bị hạn chế bởi ý nghĩ và thực tế là lãnh đạo Đảng vẫn bám quá nhiệt tình vào các tư tưởng lạc hậu.

Việt Nam phải lựa chọn tương lai chính trị của riêng mình. Giới phân tích hang đầu trong nước và bạn bè quốc tế hầu như nhất trí hoàn toàn rằng chìa khóa để mở tiềm năng kinh tế và xã hội của đất nước dựa trên tăng thêm chứ không phải là hạn chế dân chủ và đa nguyên. Nếu điều tiết hợp lý trên tinh thần cho và nhận, đa nguyên không phải là một mối đe dọa mà là sức mạnh. Đa nguyên không có nghĩa là biểu tình và bất ổn xã hội. Nó có nghĩa là cuộc tranh luận thực tế và mang tính xây dựng. Các cuộc biểu tình và bất ổn xã hội là kết quả của không đủ đa nguyên, của hạn chế quyền, và của tình trạng thiếu dân chủ hay dân chủ giả hiệu. Kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới là một cơ hội vàng cho Việt Nam đi những bước mạnh mẽ và dũng cảm theo hướng này. Nếu những bước đi mạnh mẽ và dũng cảm không được thực hiện thì cần duy trì và tăng cường “áp lực mang tính xây dựng” để tạo đà cho một cuộc đổi mới có ý nghĩa.

Người Việt trong và ngoài nước đang lo lắng và thường nổi giận với những gì họ xem là phản ứng không minh bạch và yếu của đất nước với những trò hề của Bắc Kinh. Đa số thấy rõ rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam và cụ thể là Bộ Ngoại Giao cần có cách tiếp cận cởi mở và nhanh nhẹn hơn trong việc giao tiếp trên trường quốc tế và với quảng đại công chúng. Điểm cuối này đặc biệt quan trọng vì cho cho thế giới thấy một nước Việt Nam thống nhất nhờ duy trì trật tự và đoàn kết và ủng hộ rộng rãi của nhân dân tới các vị lãnh đạo có khả năng giao tiếp rõ ràng. Đoàn kết trong nước có tầm quan trọng mang ý nghĩa sống còn, nhưng tình đoàn kết không thể có được qua các giao tiếp chậm chạp, rối rắm và thậm thụt.

Tất nhiên là khó tưởng tượng hoàn cảnh khó khăn hơn mà lãnh đạo Việt Nam phải đối mặt như ngày hôm nay. Tuy nhiên, bài học cơ bản trong chính trị là anh không nên hay ít nhất là không tỏ ra, là quay lưng lại với nhân dân mình đại diện mà kỳ vọng họ hết lòng ủng hộ anh. Có lẽ chính các phản hồi chậm chạp và thậm thụt của Hà Nội mà nhiều người Việt Nam nghi rằng Đảng đặt sự tồn tại hay độc quyền chính trị của mình trên tất cả các ưu tiên khác. Tôi không dám chắc là vậy.

Nhưng tôi đồng ý rằng Việt Nam cần có một cách tiếp cận thông minh và đa diện. Và Việt Nam cũng cần một cách tiếp cận về giao tiếp chuyên nghiệp hơn. Phải chấm dứt cách trả lời kiểu “lưỡi gỗ” trong các cuộc họp báo. Nhân dân Việt Nam và thế giới cần các thông tin kịp thời và có ý nghĩa chứ không phải các tin chung chung về “tàu lạ” hay lặp đi lặp lại một châm ngôn vô ích và nhàm chán “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi”. Chỉ đơn giản lặp lại các khẩu hiệu không phải là chiến lược hiệu quả.

Đường lối dũng cảm trên quốc tế

Lựa chọn dũng cảm nhất trong quan hệ của Hà Nội với Bắc Kinh là đưa ra thông điệp, qua các lời nói và hành động được cân nhắc kỹ, rằng họ có ý định hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Australia, Ấn Độ, Hàn Hàn Quốc (nếu nước này sẵn sàng) và các quốc gia khác trong việc đảm bảo rằng các vùng biển Đông Nam Á vẫn là vùng biển quốc tế như đã có bấy lâu nay và phải luôn được duy trì như vậy.

Khi chọn con đường này, chính sách ngoại giao và truyền thông của Hà Nội phải sắc nét và kịp thời hơn. Các nhà lãnh đạo cấp cao nhất phải nhường bước để các nhà lãnh đạo cấp thấp hơn và có uy tín quốc tế hơn có cơ hội phục vụ đất nước. Ví dụ, chúng ta hãy tự hỏi mình xem những người nào trong bộ chính trị của Việt Nam hiện nay có thể đại diện cho Việt Nam một cách tự tin, thành thạo, và hùng hồn trên một sân khấu quốc tế? Tôi chỉ thấy có một người như vậy và cha của ông ấy tên là Thạch. Để ông Phạm Bình Minh làm cái việc của mình hơn là níu ông ấy lại năm năm nữa và để những người trẻ tuổi và ăn nói hoạt bát hơn có cơ hội đưa Việt Nam có cái tiếng nói rõ ràng cần thiết trên trường quốc tế.

Có thể nói rằng cuộc khủng hoảng về lãnh đạo của Việt Nam vẫn chưa được giải quyết đầy đủ nhưng nói một cách lịch sự và mang tính xây dựng hơn, đó chính là thông điệp mà bài viết này muốn chuyển tải. Lãnh đạo không thể và không nên có nghĩa là loại bỏ sự lựa chọn và biến các thành viên trẻ của Bộ Chính trị thành các con Rô-bốt bảo thủ rồi mới thấy đủ an toàn để dùng họ.

Bất kể tuyên bố chủ quyền của Việt Nam hợp pháp đến đâu thì mục đích cũng không là đối đầu với Bắc Kinh mà là đạt kết quả tốt nhất có thể. Có vẻ như Hà Nội cần phải: tiếp tục coi các vấn đề của mình và các vấn đề của khu vực Đông Nam Á như là một vấn đề quốc tế; tiếp tục mở rộng hơn nữa khả năng và phương thức đa dạng mà Mỹ và các nước khác có thể có đến thăm thường xuyên và sử dụng các căn cứ quân sự của Việt Nam bằng đường hàng không và đường biển để cho hành động cản trở của Trung Quốc tới các quốc gia khác khi truy cập bằng đường hàng không hoặc đường biển đến Việt Nam sẽ được xem là bất hợp pháp; hạn chế đến mức có thể các hành động khiến Bắc Kinh xem là gây hấn nhưng đồng thời cũng không ngần ngại làm những gì nằm trong quyền chủ quyền của Việt Nam; tăng cường hỗ trợ quốc tế về quyền của Việt Nam và của các nước khác trong khu vực hàng hải Đông Nam Á; và đưa Bắc Kinh ra Tòa án Công lý Quốc tế, và Tòa án Quốc tế về Luật Biển – đây không phải là một hành động đối đầu mà bởi vì Bắc Kinh để Việt Nam không có lựa chọn nào khác. Hơn nữa, đây là sự lựa chọn đúng.

Chúng ta ghi nhận trong thời gian vừa rồi cũng đã có những dấu ấn mà bao hàm Hà Nội đang làm những bước cụ thể. Trong đó có việc tầu RSS Enđuảnce của Sing và nhật có đến thăm Cam Ranh, và việc Hai tư lệnh quân đội Mỹ vùng Thái Bình Dương thăm Việt Nam. (xem ảnh ở dưới bài)

Rõ ràng rằng Bắc Kinh hiểu những điểm yếu cả Việt Nam và đã luôn khai thác những điểm yếu này. Thế nhưng cái “đảng tiên phong” của Việt Nam lại luôn bám vào cái ảo ảnh về tình đoàn kết với Trung Quốc và đã, hoặc đúng hoặc sai, coi điều này có tầm quan trọng sống còn với sự tồn tại của mình. Nhưng họ đã nhượng bộ quá nhiều để nhận hỗ trợ từ Trung Quốc và ghi nhận từ Bắc Kinh. Bây giờ là thời điểm để thay đổi thói quen này. Chỉ khi thật sự độc lập và dân chủ hơn thì Việt nam mới có thể sống trong hòa bình.

Việt Nam cần giải bớt sự lệ thuộc kinh tế mà họ tự tạo ra vào Trung Quốc. Trong khi kinh tế Trung Quốc phát triển hơn Việt Nam, Việt Nam vẫn có thể cải thiện vị trí cạnh tranh của mình bằng cách phát triển có chất lượng cao hơn, dựa vào thành lập và duy trì các chuẩn mực cao hơn về an toàn, chất lượng và hiệu quả cho các máy móc thiết bị họ xuất nhập khẩu, như Hoa Kỳ đã làm với ngành công nghiệp Ô-tô chẳng hạn. Cải thiện tiêu chuẩn lao động sẽ hữu ích cho hình ảnh của Việt Nam. Việt Nam cũng phải phát triển giải pháp thay thế đáng tin cậy cho tình trạng phụ thuộc quá lớn hiện nay vào nguyên liệu từ Trung Quốc để làm hàng xuất khẩu của mình, và ở một mức nào đó nên loại bỏ những sản phẩm độc hại được nhập khẩu hợp pháp và bất hợp pháp, chẳng hạn như nguyên vật liệu cho nông nghiệp. Trong khi tương lai của thỏa thuận TPP không rõ ràng, chúng ta hy vọng rằng Tổng thống Hilary Clinton hay một đại diện của đảng Cộng hòa khác ông Đonald Trump cuối cùng sẽ thông qua nó và hiệp ước TPP tạo động cơ cho Việt Nam đi theo con đường tăng trưởng có chất lượng cao nêu trên.

Đường lối dũng cảm trong nước

Cách tốt nhất để Việt Nam có thể tăng cường vị thế của mình ở nước ngoài là thực hiện những cải cách ở trong nước. Trong khi kỳ họp Quốc hội sắp tới của Việt Nam dự kiến khẳng định các vị trí lãnh đạo mà ngài Tổng Bí thư đã chuẩn bị thì tốt hơn đây nên là một dịp để đất nước thức tỉnh và đối mặt với những thách thức, bởi vì Việt Nam không thể chờ năm năm nữa mà không tiến hành cải cách chính trị. Đảng và Quốc hội nói chung nên tránh bịt miệng những người bất đồng quan điểm và hạn chế có nhiều quan điểm mà nên khuyến khích bày tỏ ý kiến mang tính xây dựng trên tinh thần tranh luận dân chủ, thực thi nghĩa vụ công dân, và tình yêu với đất nước.

Người Việt Nam phải quyết định loại hình chính trị họ muốn. Nhưng vẻ rõ ràng rằng chính trị ở Việt Nam không nên tiếp tục giấu diếm công chúng, duy trì các thủ tục cứng nhắc và phi dân chủ, hay lặp đi lặp lại những khẩu hiệu được cắt gọt và “đúng đắn” đến mức thành vô nghĩa. Nền chính trị Việt Nam và cũng không nên chỉ là bịt miệng bất đồng chính kiến và hạn chế ý kiến đa chiều.

Ngược lại, Việt Nam cần phải tìm cách để cho phép và khuyến khích mọi người tài trong chính phủ và xã hội dân sự thể hiện ý kiến của họ, bao gồm nhiều người thông minh và tài giỏi đang liên tục bị buộc tội vô căn cứ rằng có quan hệ với với các “thế lực thù địch”. Việt Nam phải đối mặt với sự lựa chọn quan trọng về các vấn đề quan trọng và cần có một cuộc tranh luận sôi nổi và cởi mở. Hạn chế thảo luận/tranh luận và bày tỏ quan điểm trái chiều là vô cùng tai hại và làm cho các báo cáo về tình hình dân chủ trở nên khá lắm là lố bịch.

Hạn chế tranh luận không chỉ giới hạn tốc độ và phạm vi cuộc cải cách trong nước rất cần thiết, nó cũng tạo bất mãn trên diện rộng trong nhân dân Việt Nam và khiến họ hạ nhãn quan về các nhà lãnh đạo chính trị. Trong những thời gian này, Việt Nam cần có xã hội mà công dân được trao quyền, tự do báo chí, và một nền chính trị đó dân chủ hơn và đa nguyên hơn. Làm một số điều cụ thể để đề cập vấn đề này và tôi du đoán toàn thế giới sẽ có những phản ứng hết sức tích cực. Hãy làm thử xem.

Tất nhiên là có rất nhiều điều cần phải được thực hiện về mặt quân sự, ngoại giao, và trên mặt trận ngoại giao là truyền đạt một thông điệp rõ ràng đến thế giới với. Nhưng chúng tôi dự kiến rằng ​​trong cuộc bầu cử Quốc hội mới chúng ta không bỏ qua tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin giữa nhân dân Việt Nam về hệ thống chính trị. Về việc Quốc Hội mãn nhiệm sắp bầu một chính phú mới thì có lễ không cần đề cập tại đây. Thay vì đó, tôi chỉ xin đề nghị một chính thể dân chủ thực sự văn minh người dân phải có tiếng nói và đại biểu phải được bầu một cách dân chủ, minh bạch, công khai. Trong khi đó, quá trình bầu và những hành động của Quốc hội phải chứng tỏ sự khoan dung và tôn trọng các quan điểm chính trị khác nhau. Tranh luận mang tính xây dựng với các ý kiến trái chiều là cực kỳ quan trọng và tốt đẹp hơn nhiều so với bất kỳ sự đồng thuận giả hiệu nào mang danh nghĩa kỷ luật và lòng trung thành với cách thống trị lỗi thời.

Mọi người dân cũng như mọi quốc gia đều có quyền để sống dưới những điều kiện hoa bình và trong một thế giới mà trong đó chủ quyền của mọi người và mọi quốc gia đều được tôn trọng và bảo vệ. Vì thế, xin đề nghị trong thời gian tới người dân Việt Nam và quốc gia Việt Nam hãy cho thế giới biết qua những hành động cụ thể thế nào và tại sao Việt Nam đang phấn đấu để nâng cao những quyền dân chủ trong nước và thế nào và tại sao Việt Nam xứng đáng được quốc tế hỗ trợ tại thời điểm quan trọng này trong lịch sử của đất nước. Tôi thấy đó chính là phẩm chất của ước mơ người dân Việt Nam.

JL

Cảm ơn bạn Sơn Nghiêm.

RSS Endurance

RSS Endurance 2 Thăm Việt Nam

RSS Endurance 2 Thăm Việt Nam

17 thoughts on “Hãy cho thế giới biết

  1. Đại hội đảng là việc cuả đảng. Việc Quốc hội là việc cuả Quốc hội. Việt Nam cần một Quốc hội thực sự và đúng nghĩa. Hãy trả Quốc hội lại cho người dân. Tôi đọc bác Bùi Tín và ông Nguyễn Đăng Quang, thì thấy chẳng khác gì đảng đang đảo chính Quốc hội và Chính phủ:
    http://www.boxitvn.net/bai/41551

    Hãy ngăn cản và chấm dứt ngay sự thao túng toàn trị và thô lỗ này.

  2. Nói ngắn gọn, nếu không có sức mạnh cuả đồng tiền hay cuả quân sự áp đảo vào chính trường Việt Nam, thì mọi lý luận, kêu đòi đều vô khả thi. Cũng chẳng có kết quả gì khi cứ kêu gọi cái quốc hội vô hồn hiện nay chọn lựa ông Bình Minh hay một ông nào đó, vì đảng trưởng đã giành quyền quyết định. Mọi thứ rồi sẽ vẫn y như cũ, bởi đảng ta vẫn là thế lực chính trị độc nhất. Nhân dân Việt Nam bất lực, những nước lớn muốn có ảnh hưởng cuả mình ở Việt Nam thì phải hỗ trợ cho nhân dân Việt Nam để họ có thể dành lại quyền chính trị cuả mình.

    Đảng ta đã “cầm nhầm” – lời cuả bác Bùi Tín – đồng tiền cuả “người đồng chí 4 tốt” rồi thì họ phải bị thao túng, cách nào khác? Sự thuỷ chung với đồng chí “bắt nạt bên ao” cuả đảng là nỗi khổ, nỗi lo cuả nhân dân. Chỉ có một cách là họ tự rút lui khỏi sân khấu chính trị thì sẽ chẳng còn sự tiếp diễn. Nhật bản cũng có đảng CS vậy, nhưng đảng ấy có làm phiền dân tộc Nhật như đảng ta không? Tôi nghĩ, Nam Hàn thì bận lo chống phương Bắc hạt nhân, hãy để cho Nhật cố vấn đảng ta làm sao để trở thành một đảng chính trị hợp pháp nhưng biết thu mình lại, kể cả khi cần thiết thì hãy biến đi.

    • Nam Hàn, Nhật Bản vẫn có quan hệ và làm ăn với Trung Quốc mà vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền của mình đó, đâu có sao. Sự mụ mị, tham lam, thèm khát tài lộc, sự bất tài, thiểu năng cuả đảng mới chính là nguồn gốc sâu xa cuả mọi vấn đề. Cho nên, anh JL nói đúng. Việc Biển Đông thì để nhờ quốc tế giúp đỡ can thiệp, ở trong nước là phải TẨY CHAY việc đảng toàn trị thao túng chính trường và kinh tế cuả đất nước.
      HÃY TRẢ QUỐC HỘI LẠI CHO NHÂN DÂN VÀ CÁC ĐẠI BIỂU CUẢ NHÂN DÂN.

  3. Ước rất mong rất cần được đọc bài viết “Hãy cho thế giới biết” vào ngày 23 tháng 3 nâm 1975 tuyệt vọng chờ đợi sự giúp đỡ cũa hạm đội 7 US NAVY , nhưng câu trã lời là sự im lặng lạnh lùng cũa WASHINGTON , thế là một cuộc chia ly tháo chạy tán loạn chết chóc cũa VNCH Ngày hôm nay 23 tháng 3 năm 2016 , đọc bài viết “Hãy cho thế giới biết” nhớ tới tâm trạng cũa mình sống trong tháng 3 tháng 4 năm 1975 , không biết tôi nên cười hay nên khóc sau khi đọc bài viết này ./

  4. Mà anh JL ơi, anh có thể cho thế giới biết được không,
    rằng nếu tân Tổng thống cuả HoaKỳ sẽ không là Clinton, cũng không là Trump,
    và nếu như vì lý do nào đó mà quốc hội Hoa kỳ không muốn tham gia TPP thì sẽ ra sao nhỉ? Hehee… thật gây cấn làm sao.
    Có lẽ đấy cũng là lý do khiến đảng ta đang… “em chã” trong… “ngắn hạn” đấy 😉
    Cứ như con lật đật, đung đưa qua lại suốt, khiến người ta phát ngấy lên.

    • Tôi tinh rằng một tổng thống Clinton sẽ phe duyệt vì “bọn” Clinton yêu Thương Mại và yêu $$$.

      • Chúng ta thì thầm mong TPP cùng những qui định cuả nó sẽ giúp cho Việt Nam cải tiến thể chế, cho doanh nghiệp tư nhân được cơ hội phát triển và người lao động được hưởng những quyền lợi căn bản. Nhưng ông Alan Phan năm ngoái nói một câu xanh rời: “TPP – kẻ cướp bà già gặp nhau” ;-(
        Mà còn chưa biết ai có móng tay nhọn hơn ai. Riêng đảng ta làm ra vẻ “em chã” để buộc Mỹ xí xóa cho mấy điều khoản về nhân quyền, tự do ngôn luận hay luật doanh nghiệp, lao động, etc. Nhưng trong thâm tâm đảng ta rất hào hứng, sẵn sàng. Đó là cơ hội để đảng lên đường phát triển doanh nghiệp nhà nước, dùng quota cuả Việt Nam để xuất và nhập hàng cho đồng chí 4 Tốt .
        Tóm lại trong cuộc luân vũ cuả các đại gia xanh và đỏ, xin chúc phúc cho những dân tộc thành viên.

        • Khi đảng ta thông đồng với đồng chí 4 Tốt và các đại gia Mỹ có doanh nghiệp ở TQ, thì cả 3 đều có lợi.
          Nhân dân Việt Nam với nhân dân và chính phủ Hoa kỳ có lợi không? Không.
          Nhưng, HoàKỳ là “trùm” canh-me, theo dõi lâu năm rồi mới “hốt liền, hốt hết” – rất nóng nhưng điềm đạm, không sốt sắng nông nổi như đ/c Nguyễn Bá Thanh 🙂 Rồi thì khi đó Việt Nam sẽ ôm show chịu phạt một mình, nặng lắm nhe, và người sẽ chịu gánh nợ chẳng phải là đảng ta, mà lại là người dân Việt.
          Trong tận cùng vô vọng cuả hôm nay, xin dành một chút hy vọng cho những người trẻ tuổi được đào tạo tốt lãnh lấy trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước. Bất luận bạn là đảng viên hay không đảng viên, xin hãy nhớ lời người xưa “Quan nhất thời Dân vạn đợi”. Hãy học theo gương cuả Đài Loan, Nam Hàn. Đừng noi theo Kim Chính Ân.

  5. Nguyên nhân và hậu quả của tham nhũng như thế nào thì ai cũng biết, ai cũng nói dù có người này nói hay hơn người khác đôi chút. Tương tự như vậy, cải cách chính trị hay cải cách thể chế; phát huy dân chủ; tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế; phấn đấu để giữ gìn “không có gì quý hơn độc lập và tự do” cả kinh tế lẫn chính trị… thì các nhà lãnh đạo Việt Nam còn nói hay hơn… bài viết này của JL.
    Nhưng nói và làm rất khác nhau. Tham nhũng vẫn tràn lan và các việc khác cũng thế. Việt Nam không những không thay đổi về các khía cạnh đề cập trên đây theo hướng tích cực mà còn có phần tồi tệ hơn. Giống như một kẻ nghiện nặng, biết rất rõ, nói rất hay về tác hại của thứ mình nghiện nhưng càng ngày càng nghiện nặng hơn.

  6. ‘Phiên tòa Ba Sàm: Làm nhục công dân bằng sự ngu dốt’ – Đoan Trang.
    http://www.phamdoantrang.com/2016/03/phien-toa-ba-sam-lam-nhuc-cong-dan-bang.html

    ‘Vụ án Anh Ba Sàm: Viet Blogger Draws Five Years in Jail — Theo Brown, vụ án này có hai điều đáng để ý: (1) Nó là dấu hiệu cho thấy, về mặt đàn áp đối kháng, thời kỳ “hậu Nguyễn Tấn Dũng” sẽ không khác gì với thời kỳ trước (2) Nó cung cấp một lý do để quốc hội các nước chống lại TPP.’ – Viet Studies

    Nói đúng hơn, nó cung cấp một lý do để quốc hội các nước yêu cầu nhà nước Việt Nam phải tôn trọng dân quyền, tôn trọng qui định cuả TPP thì mới được chấp nhận vào TPP. Còn nếu như họ có chống TPP thì phần lớn lý do là vì lợi ích cuả họ chưa được thoả mãn như họ mong muốn mà thôi.

    • Các dân biểu hay các nhà đấu tranh cuả HoaKỳ, châu Âu, etc. phải lên tiếng yêu cầu trả tự do cho Anh Ba Sàm.
      Chưa hết, phải yêu cầu nhà nước Việt Nam để cho anh ta được sinh sống, làm việc, viết blog bình thường không được khủng bố hay đầy đọa anh ta, càng không được trục xuất anh ta.
      Được như vậy, để anh ta có thể trở thành một bằng chứng sống về quyền công dân ở Việt Nam là có thực chứ không phải là một món trao đổi giưã hai giới chính trị rồi sau đó tương lai cuả anh ta sẽ chỉ là một con số không.
      Được như vậy, để anh ta có thể thực hiện ước mơ đấu tranh cuả mình và trở thành người đại biểu cuả nhân dân.

  7. giao sư có hay biết chuyện người mỹ tuyên truyền ầm ĩ là thực thi quyền tự do hàng hải,hàng không ở biển đông bằng cách cho tàu đi vào vùng 12 hải lý đảo nhân tạo của tq trong trạng thái tàu thuyền với vũ khí bị kín,máy bay thì ko có vũ khí ko?và nó có nghĩa là gì?

    • Sẽ trả lời sớm nhất – đang ở Indonesia… Tiếc nhất là đến nay mẽo ko phê duyệt UNCLOS… Mấy chục năm vẫn chưa làm …Nếu làm thế sẽ đơn giản hơn nhiều…

      • cá nhân tôi thì nghĩ nếu có chuyện giống như mô tả của tôi thì mẽo đã truyền đi thông điệp với tàu là tao tôn trọng chủ quyền của mày,mày cho tao tự do đi lại ko gây hại nhé.ai cũng biết rõ đảo nhân tạo chỉ có vùng biển xung quanh cách chỉ 500m(ai vào mà ko được phép có quyền bắn vỡ sọ)ngoài khu vực đó người ta đi lại ko gây hại mà đúng ko?đi hại ko gây hại là tàu có vũ khí thì phải ở trạng thái nghỉ phải ko nào,chứ còn tàu tuyền đi lại ở vùng biển ko có chủ quyền của ai thì ta hồ mà bắn

      • “Innocent passage”-Cuộc tuần tra Hoà Bình hoặc đi ngang ngây thơ.

        Đã tìm ra được tin tức được đồn thổi từ thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi ra lệnh cho Tàu the USS Curtis Wilbur, (DDG 54)( transited in innocent passage )tuần tra
        vào vùng 12 hải lý các đaỏ nhân tạo Trung Quốc. và được dân mạng rút ra kết luận :
        Nghĩa là, Mỹ công nhận chủ quyền TQ ở các đảo nhân tạo!
        kèm theo sau:

        Thứ Tư, ngày 02 tháng 12 năm 2015
        Biển Đông: Mỹ Lạnh Cẳng?

        Báo mạng Breaking Defense có bài viết tựa đề “US Steadily Retreating In South China Sea Dispute” của tác giả Dean Cheng.

        Nghe tên biết là gốc Hoa rồi, nhưng anh Cheng này là chuyên gia Mỹ nghiên cứu về quân sự Trung Quốc và về chương trình không gian Trung Quốc — làm việc ở tổ chức bảo thủ Hoa Kỳ có tên là Heritage Foundation.

        Thứ Tư, ngày 02 tháng 12 năm 2015
        Biển Đông: Mỹ Lạnh Cẳng?

        Báo mạng Breaking Defense có bài viết tựa đề “US Steadily Retreating In South China Sea Dispute” của tác giả Dean Cheng.

        Nghe tên biết là gốc Hoa rồi, nhưng anh Cheng này là chuyên gia Mỹ nghiên cứu về quân sự Trung Quốc và về chương trình không gian Trung Quốc — làm việc ở tổ chức chức bảo thủ Hoa Kỳ có tên là Heritage Foundation.

        Cheng viết rằng, Obama đang lạnh cẳng ở Biển Đông, khi nhìn các diễn tiến gần đây. Và thấy rõ, như thế, Mỹ đã công nhận chủ quyền TQ trên các đảo nhân tạo.

        Điển hình là tàu chiến Mỹ USS Lassen khi chiêng trống ầm ĩ đi tuần lại không vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của TQ kiểu hiên ngang, mà thực hiện kiểu “đi ngang ngây thơ” (quốc tế goị là: “innocent passage” — tức kiểu đi taà vào vùng lãnh hải nước khác). Lúc đó, tàu chiến Mỹ này tắt các sóng radar, và cho các trực thăng nằm ụ trên boong tàu khi vào vùng 12 hải lý các đaỏ nhân tạo TQ.

        Nghĩa là, Mỹ công nhận chủ quyền TQ ở các đảo nhân tạo.

        Nguyên văn được trích :
        (AIR, CONGRESS, SEA, STRATEGY & POLICY
        US ‘Steadily Retreating’ In South China Sea Dispute
        By DEAN CHENG
        on November 29, 2015 at 3:37 PM
        USS Lassen China Freedom of Navigation
        USS Lassen
        ….Unfortunately, if several recent reports are to be believed, these American ship transits are demonstrating not strength, but weakness.

        As it turns out, the USS Lassen reportedly did not engage in a FONOPS to demonstrate that the islands China has built exert no right to territorial waters reaching out 12 nautical miles. Instead, the U.S. ship reportedly conducted “innocent passage,” turning off its radars and grounding its helicopters as it transited within 12 nautical miles of the islands. Undertaking “innocent passage” is done only in another nation’s territorial waters.

        In short, the United States, by its actions, may have actually recognized China’s claims. If the reports are correct,…)
        By Dean Cheng.

        2-Thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi ra lệnh cho Tàu the USS Curtis Wilbur, (DDG 54):
        “U.S. Secretary of Defense Ashton Carter’s office released this complete statement on Saturday’s freedom of navigation operation:

        I can confirm the Department of Defense conducted a freedom of navigation operation in the South China Sea on Jan 30 (Jan 29 EST), specifically in the vicinity of Triton Island in the Paracel Islands, to challenge excessive maritime claims of parties that claim the Paracel Islands.

        This operation challenged attempts by the three claimants, China, Taiwan and Vietnam, to restrict navigation rights and freedoms around the features they claim by policies that require prior permission or notification of transit within territorial seas. The excessive claims regarding Triton Island are inconsistent with international law as reflected in the Law of the Sea Convention.

        During the operation, the USS Curtis Wilbur, (DDG 54) transited in innocent passage within 12 nautical miles of Triton Island.

        This operation was about challenging excessive maritime claims that restrict the rights and freedoms of the United States and other, not about territorial claims to land features. The United States takes no position on competing sovereignty claims between the parties to naturally-formed land features in the South China Sea. The United State does take a strong position on protecting the rights, freedoms, and lawful uses of the sea and airspace guaranteed to all countries, and that all maritime claims must comply with international law.

        No claimants were notified prior to the transit, which is consistent with our normal process and international law.

        This operation demonstrates, as President Obama and Secretary Carter have stated, the United States will fly, sail and operate anywhere international law allows. That is true in the South China Sea, as in other places around the globe.

        Since 1979, the U.S. Freedom of Navigation program has demonstrated non-acquiescence to excessive maritime claims by coastal states all around the world. The program includes both consultations and representation by U.S. diplomats and operational activities by U.S. military forces.”
        By U.S. Secretary of Defense Ashton Carter

        Giáo sư không cần mất thời gian vì trong ban nhạc đôi khi có những nhạc công thích đàn “Cò” thổi kèn đám ma !

Comments are closed.