Việt Nam Cần Dũng Cảm Đối Với Trung Quốc

Screenshot 2016-03-29 21.16.15

Vietnam Needs Bold Responses to its China Dilemma
By Jonathan London (ianbui chuyển ngữ)

Xưa nay những cuộc bành trướng của Trung Quốc bao giờ cũng đe doạ đến sự sống còn của Việt Nam. Nhưng mối đe doạ gần đây nhất đã đi xa hơn mọi kinh nghiệm người Việt từng trải qua. Trong bối cảnh mới này, có thể nói người Việt đang bắt đầu có cái nhìn sáng suốt hơn. Giới lãnh đạo cũng như người thường dân đều đồng ý Bắc Kinh sẵn sàng làm bất cứ việc gì để xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, bất tuân quy luật quốc tế và chẳng coi chủ quyền của Việt Nam ra gì.

Giữa các cấp lãnh đạo, cách hành xử của Bắc Kinh đã đẩy quan hệ hai nước vào một tình trạng khủng hoảng thường xuyên và thâm sâu. Những nụ cười xã giao hay sự tôn kính giả vờ đã hết hiệu lực. Mặc dù người Việt ai cũng ngầm hiểu sự quan trọng của việc gìn giữ mối giao hảo với Bắc Kinh tốt nhất mà có thể, nhưng việc Bắc Kinh ngang nhiên chiếm đóng các vùng biển rộng lớn trong các khu vực quốc tế là điều không thể chấp nhận. Thậm chí những thành phần thân Bắc Kinh nhất mà còn muốn coi Bắc Kinh như là đồng chí yêu quý, cũng không chịu nổi việc này.

Dù người ta có thể hy vọng chuyến viếng thăm Việt Nam vừa rồi của tổng trưởng quốc phòng Thường Vạn Toàn có thể làm dịu bớt căng thẳng. Nhưng thật ra chuyến đi này theo chúng ta biết còn chưa đi đôi với bất cứ một hành vi cụ thể nào để trị tận gốc nguyên do của mâu thuẫn – đó chính là ý đồ giành chiếm biển đảo một cách phi pháp của Trung Quốc.

Việt Nam và cộng đồng quốc tế hẳn thắc mắc, không biết Bắc Kinh mưu toan những gì khi mà chủ tịch Tập Cận Bình một mặt thì cực kỳ chuyên chế trong chính sách đối nội, mặt khác hết sức vô liêm sỉ khi đối ngoại, mặc cho tiền vốn thất thoát trầm trọng. Mọi người đang cố gắng tìm giải pháp tránh một cuộc chạy đua võ trang tốn kém không cần thiết, và lấy lại thế quân bình ổn định cho khu vực. Câu hỏi đặt ra cho Việt Nam và các nước lân bang không phải là cần phản ứng mạnh mẽ hay không, mà phải mạnh mẽ như thế nào để đạt được mục đích mà không dẫn đến những tai hoạ khó lường.

Cùng Nhau Đối Phó Mối Đe Doạ Chung

Có thể nói không quốc gia nào có nhiều kinh nghiệm đối phó với bành trướng Trung Quốc bằng Việt Nam. Nhưng lần này thì Việt Nam không thể đơn thân độc mã đương đầu với sự bành trướng chủ nghĩa của ngày nay. Dẫu cho Hà Nội không muốn ra vẻ toa rập với các nước khác để kình chống Bắc Kinh, dù điều đó bình thường và dễ hiểu, nhưng cũng sẽ không đáng trách nếu Việt Nam tìm sự yểm trợ từ Mỹ, Nhật, Ấn, Hàn và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế. Và Việt Nam đang làm việc đó. Bởi vì Hà Nội biết rằng nếu không có sự hỗ trợ và cộng tác của cộng đồng thế giới thì nỗ lực bảo vệ chủ quyền của mình chắc chắn sẽ thất bại.

Thế nhưng, các quốc gia bạn sẽ không thật sự muốn giúp Việt Nam trừ phi Hà Nội chứng tỏ được rằng Việt Nam xứng đáng được giúp đỡ. Vì vậy, nhà cầm quyền cần phải điều tiết cách hành xử của mình trong khoảng thời gian ngắn, trung, và dài hạn   trên trường thế giới cũng như trong nước.

Như vậy Việt Nam phải thay đổi cách làm việc như thế nào? Nhiều tiếng nói trong nước đang kêu gọi nhà cầm quyền phải minh bạch, chủ động, và tự tin hơn trong ngoại giao. Họ cho rằng tình hình hiện nay đòi hỏi nhà nước phải phản ứng nhậm lẹ và quyết liệt. Họ muốn thấy Bộ Ngoại Giao đóng một vai trò tích cực hơn, đồng thời vạch ra những kế sách hữu hiệu để giao tiếp với các quốc gia trên thế giới và với người dân trong nước.

Kế sách thích hợp nhất cho Hà Nội trong quan hệ với Bắc Kinh hiện nay là tìm cách thuyết phục Bắc Kinh rằng Việt Nam sẽ hợp tác với Úc, Ấn, Nhật, Singapore, Indo, Mỹ và các nước khác để đảm bảo tự do hàng hải trong các vùng biển quốc tế như đã có từ xưa. Nếu Hà Nội chọn giải pháp này, họ cần tập ứng xử nhanh nhẹn hơn, và phải thay đổi ngôn ngữ ngoại giao sao cho sắc bén hơn. Các nhà lãnh đạo lớn tuổi cũng nên tạo điều kiện cho các thành phần trẻ trung năng nổ có cơ hội tham gia việc nước và đại diện Việt Nam trước thế giới.

Hà Nội nên tiếp tục xem những mâu thuẫn trong vùng biển Đông Nam Á như một cuộc tranh chấp quốc tế. Việt Nam nên cho phép quân đội các nước bạn ghé thăm các phi cảng và hải cảng của mình để họ có thể biểu dương quyền đi lại trên không phận và hải phận của khu vực. Tưởng cũng nên nói thêm, tiếng Việt gọi vùng này là Biển Đông, Phi gọi là Biển Tây, còn Trung Quốc thì gọi là Biển Nam. Cụm từ “South China Sea” chỉ là vết tích của thời thực dân.

Mặc dù Hà Nội không nên có những động thái kích động Bắc Kinh, nhưng họ cũng không nên e ngại làm những gì trong phạm vi chủ quyền của mình. Chẳng hạn như việc kiện TQ ra trước Toà Án Công Lý Quốc Tế hay Toà Án Hàng Hải Quốc Tế sẽ không phải là một hành động gây hấn, mà là việc chẳng đặng đừng vì cách hành xử phi pháp của Bắc Kinh đã không cho Việt Nam một lựa chọn nào khác.

Lộ Trình Dũng Cảm Cho Quốc Nội

Quan trọng nhất, và có lẽ cấp thiết hơn cả, giới lãnh đạo Việt Nam phải sẵn lòng và can đảm lắng nghe nguyện vọng của người dân. (Vì bài viết này là cho người đọc quốc tế, phải giải thích:) Những ai không rành về xã hội Việt Nam nên biết rằng hiện nay có rất nhiều người dân, trong và ngoài bộ máy nhà nước, xem việc cải cách nội bộ là điều kiện tiên quyết cho một chính sách đối ngoại hữu hiệu và chủ động.

Tại sao lại như vậy? Là bởi vì đa số người Việt đã nhận thức được rằng biện pháp tốt nhất để bảo vệ chủ quyền đất nước là gia nhập cộng đồng các nước dân chủ được thế giới kính nể. Khối người này quan niệm rằng chỉ khi nào Việt Nam biết tôn trọng chính công dân của họ bằng cách thực thi những nguyên tắc nhân quyền được quốc tế công nhận thì lúc đó Việt Nam mới được sự hỗ trợ tương xứng từ thế giới bên ngoài. Dù rằng những biến chuyển chính trị gần đây tại Việt Nam không cho phép chúng ta mấy lạc quan, ta cũng không nên bỏ qua hoặc đánh giá thấp một thành phần không nhỏ những người Việt trong và ngoài nước đang vẫn kiên trì cổ suý việc cải cách.

Một nước Việt Nam dân chủ hơn không những sẽ tăng cường hiệu quả của nền chính trị và các tổ chức xã hội, nó sẽ giúp Việt Nam củng cố quyền tự trị trước nguy cơ Trung Quốc, sẽ thu hút sự yểm trợ của quốc tế, và trên hết sẽ tạo được sự đoàn kết dân tộc trong tinh thần hoà giải, đồng thuận và tự quyết.

Jonathan London, Yogyakarta, Indonesia
(transl. by Ian Bui)

Để xem bản dịch nguyên của Ian Bui theo link Sau
https://www.facebook.com/nghia.bui.90/posts/1154927844549898

71 thoughts on “Việt Nam Cần Dũng Cảm Đối Với Trung Quốc

  1. dạo này gs tuyên truyền chống tàu gớm nhỉ,vn ko muốn thành bãi cỏ để hai con voi dẫm đạp lên đâu

    • Tuyên truyền? Không đồng ý, bạn ơi. Nhưng cũng hiểu ý bạn. Lo là ‘sitting on the fence’ quá nhiều khó thể hiệu quả …. Nhưng phải cẩn thận

      • Giáo sư xứng đáng là một Nhạc trưởng tài ba chỉ huy giàn nhạc phức tạp nhất khu vực Thái Bình Dương hiện nay để điều phối các nhạc công chơi đúng vai trò của mình để tấu lên bản Giao hưởng Hòa Bình -Thịnh Vượng tránh đi Chiến Tranh -Nghèo Đói .

      • tuyên truyền là gì?tôi nghĩ gs ko lạ với nó và nếu gs thừa nhận là đang tuyên truyền thì mới điều gây ngạc nhiên.người vn có hàng ngàn năm chống tàu,hơn 100 năm chống tây thế nên chuyện hô hào chúng tôi phải thế này ,phải thế kia là thừa thãi mang đầy động cơ chính trị thì đúng hơn.tất nhiên tôi nghĩ những bài nghiên cứu cẩn thận,tỉ mỉ là rất đáng hoan nghênh và tiếp thu

        • Tôi đang chia sẻ ý của riêng tôi, tuyên truyền hàm ý đang ‘propogandizing’ vì một đảng, moitj nhà nước, một tổ chức chính trị… Những quan điểm của tôi về biển đông phản ánh những quan điểm của tôi và cũng phản ánh những gì mong muốn cho Việt Nam… Bạn thấy nội dung quá khiêu khích? Đúng những bài trên trang chủ yếu là bình luận hơn là nghiên cứu … Song, sắp tới khối lượng bài nghiên cứu sẽ gia tăng

          • anh có thấy bbc tiếng việt,voa tiếng việt,rfa tiếng việt,rfi tiếng việt 360/365ngày lặp đi lặp lại điệp khúc vn vi phạm nhân quyền….như vậy theo anh ko phải tuyên truyền?anh có thấy điểm tương đồng của anh với họ ở đây ko?cá nhân tôi thì cho rằng tuyên truyền đơn giản chỉ là lặp đi lặp một thông điệp có chủ đích dù có nhân danh một tổ chức hoặc đảng phái hay ko.ở biển đông giờ ko chỉ là cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ mà còn là cuộc cạnh tranh địa chính trị,nơi nước nhỏ sẽ bị giã thành bã.thế nên với tôi mấy thông điệp hô hào là đều nằm trong âm mưu đó.nếu anh là người mỹ hay tq,anh có muốn đối thủ mình bị xa lầy ko?đông nam á này trong lịch sử nước nào có khả năng tạo ra sự xa lầy này nhất?dù anh trả lời ra sao thì cũng mong anh thấy rằng con người vẫn còn rất mọn rợ.

          • Tôi thấy bài này không có ý khiêu khích gì cả, anh JL cứ việc làm những gì theo lương tâm cuả mình, với tâm vô ngã, vì đất nước và nhân dân Việt Nam. Nếu cổ vũ khích lệ hợp ý đảng được đảng ca ngợi chào đón cũng đừng lấy đó làm khoái chí sung sướng. Nếu một khi những phát ngôn cuả anh làm đảng bực tức, thì đó là việc cuả đảng. Bạn Dự này chỉ trích phê phán anh như vậy là còn ít đó. Trên cái mạng ảo này, nếu lời anh không vưà ý hoặc không đúng xu hướng cuả người khác thì họ sẽ chà đạp, thoá mạ anh một cách tàn tệ và bì ổi lắm. But who cares?

          • -Nhân Quyền -Cam Kết Cần Thực Hiện
            ” bbc tiếng việt,voa tiếng việt,rfa tiếng việt,rfi tiếng việt 360/365ngày lặp đi lặp lại điệp khúc vn vi phạm nhân quyền….”
            Đây chỉ là sự nhắc nhỡ của các đài phát thanh đại diện cho các Chính phủ :
            -BBC is “British Broadcasting Corporation- Vương quốc Anh.
            -VOA is Voice Of America -Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
            -RFI is Radio France International -Cộng Hoà Pháp.
            -RFA is Radio Free Asia -Đài Á Châu Tự Do. (- có khuynh hướng thông tin độc lập với chính phủ được nhiều thính giả Việt Nam quen
            thuộc. )
            Các Hãng truyền thông trên luôn luôn nhắc nhở Chính phủ Việt Nam phải thực hiện và tôn trọng những gì đã và sẽ ký kết với Tổ chức quốc tế và Chính phủ của các quốc gia là đối tác thương mại của Việt Nam.
            Trong đó có những điều khoản về tôn trọng Nhân quyền để tham gia hội nhập quốc tế ,phát triển kinh tế :
            -WTO -Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization).
            -Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu-
            Free trade agreement Vietnam and EU .
            -Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương -(Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement.)
            Khi Việt nam được ưu tiên, ưu đãi gia nhập trước và sẽ cam kết thực hiện, sửa đổi sau .Nhưng dường như Việt nam bị bệnh mau quên của mấy người già ! nên nhiều điều khoản về nhân quyền đã ký kết bị quên mất luôn nên mấy cái đài trên cứ phải tuyên truyền “…lặp đi lặp lại điệp khúc vn vi phạm …”
            Trong khi đó một quốc gia có lãnh thổ khoảng gấp đôi ,dân số gần bằng tương tự như Việt nam tại Âu châu là Thổ Nhĩ Kỳ muốn được kết nạp là thành viên chính thức của khối EU – Liên Hiệp Âu châu trước để nghe “tuyên truyền ” rồi sửa đổi sau mà vẫn chưa được chấp nhận bị từ chối thẳng thừng và vẫn kiên nhẫn chờ đợi !
            Cần biết thêm :
            Thổ Nhĩ Kỳ nộp đơn xin gia nhập EU từ năm 1999, (gần 17 năm, ) nhưng từ đó đến nay vẫn dậm chân tại chỗ vì hiện Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ đáp ứng được vài điều khoản trong 35 điều khoản mà EU đặt ra trong đó có những điều khoản về nhân quyền. Các thành viên chính thức, sáng lập như : Pháp, Hà Lan, Đức … đã tiếp tục ngăn cản việc mở vòng đàm phán mới giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ về việc nước này gia nhập Liên minh châu Âu.
            Vậy tạm gọi Thổ Nhĩ Kỳ mong nghe “tuyên truyền ” mà vẫn chưa được toại nguyện!

          • tôi nghĩ mớ lý thuyết xuông về mấy cái đài đó là ko cần thiết vì tôi ko nghĩ chính phủ anh bảo bbc là hãy nói”điếu cày bị cụt tay,hà vũ ,phong tần tuyệt thực 30 ngày vẫn béo tốt”.hay chính phủ mỹ bảo voa cho đăng bài tố cáo ông dũng là tay sai của tq….bạn nêu rất nhiều hiệp ước mà vn tham gia nhưng cũng giống như mấy cái đài kia ko bao giờ dám đăng đầy đủ nội dung của các hiệp ước đó.ví dụ người ta lúc nào cũng hô hào về hiệp ước tôn trọng quyền về dân sự và chính trị của liên hợp quốc nhưng ko bao giờ dám đăng nội dung ngay sau đó là “quyền bị giới hạn bởi luật pháp của quốc gia”

  2. Có biết Hồ chí Minh là tàu Hồ quang không? Có biết hộ̣i nghị Thành đô là gì không mà bàn tới bàn lui.

    • Nếu bạn biết vụ này, xin nói ra cho chúng tôi cùng… chiêm ngưỡng.

  3. Có một sai lầm nhỏ về ngữ pháp. Đó là về chủ ngữ (subjective) “Lãnh đạo Việt Nam cần dũng cảm….” chứ GS không thể, không nên và không có quyền… viết “Việt Nam cần…”.

    • Đúng. Nhưng, mặt khác, nếu có quan điểm rằng Việt Nam phải cải cách mới đối phó thì thác thức là ở quy mô cả dân… Nhận ko?

      • NỖI E NGẠI

        __Giáo sư có nhận thấy :
        Tới đây vấn đề lại tiếp tục hiện ra trong tâm lý người Việt đó là khát vọng Độc lập, tự chủ không muốn phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào ,
        Trong thời Bình, mối quan tâm chính phát triển kinh tế, thúc đẩy doanh nghiệp, cạnh tranh thương mại ,mục đích cuối cùng tạo ra lợi nhuận, tăng nguồn ngoại tệ thu nhập cho quốc gia ,tạo ổn định xã hội .Nên xu hướng ưu tiên hợp tác trong Hiệp Ước thương mại để cùng chia sẻ những lợi ích chung không bị bó buộc nhiều nghĩa vụ. Nhưng thực tế, trò chơi thương mại cũng không đơn giản chút nào, nếu những tay mơ lại vào cuộc sau thường nhận phần rủi ro lớn mà kết cục không chỉ bồi thường, mà còn dẫn tới phá sản hàng loạt, kinh tế lụn bại ,nợ quốc gia tăng cao , mất khả năngthanh toán, dẫn tới khủng hoảng vỡ nợ công. …Như trường hợp làm nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long dẫn tới trường hợp người Nông dân thành những con Nợ như hiện nay vì hạn Hán thiếu nước ngọt, ngập mặn do một thời gian dài thiếu quốc sách của một Chính phủ nhìn xa trong rộng để tiên đoán và có kế hoạch hiệu quả phòng ngừa giúp Nông dân giảm nguy cơ khốc liệt như hiện nay như :có kế hoạch điều phối cấp quốc gia xử dụng, bảo tồn nguồn nước giữa các tỉnh, xay dựng những đập ngăn nước mặn tối tân,bền vững.Thay đổi chiến lược dùng cây lúa làm an ninh lương thực quốc gia đúng thời điểm, trợ giúp kỹ thuật cho Nông dân khi trồng lúa phải biết xử dụng và bảo tồn nguồn nước ngọt, để còn dùng tiếp. …ngoài việc bất khả kháng như thay đổi khí hậu và các quốc gia đầu nguồn sông Cửu Long xây đập Thủy điện tràn lan. Nhưng Chính phủ dường như tê liệt vì tệ quan liêu, tham nhũng, nên chỉ biết việc chính thu thuế hầu như để mặc cho Nông dân phải tự xoay sở! Lúc đó những khát vọng dân chúng độc lập, tự chủ chỉ là thứ phù du. Trong một thực tế khắc nghiệt : cầm cố đất đai, nợ nần chồng chất.
        Liên minh quân sự thì lại là chuyện khác : lợi ích và nghĩa vụ.
        -lợi ích quốc gia được đảm bảo : toàn vẹn lãnh thổ, khi có nguy cơ bị Đại Hán xâm chiếm và đồng hoá bằng vũ lực.
        -Nghĩa vụ: góp công sức, đóng góp tiền bạc , sát cánh sống chết bên nhau cùng hỗ trợ trách nhiệm để chống kẻ kẻ thù chung. Chỉ có một trong những cam kết như vậy một liên minh mới có giá trị tồn tại lâu dài và được công nhận thông qua Chính phủ và được dân chúng chấp nhận và ủng hộ.
        Thế giới đã thay đổi hàng ngày,Một số người Việt vẫn có quan niệm liên minh quân sự với Đồng mình Hoa Kỳ theo cách những thập niên thời chiến tranh , nhận viện trợ toàn phần , phát triển kinh tế việc thứ yếu, và ám ảnh bởi những bóng Ma ( Như cựu cố vấn Henry Kissinger ) độc quyền lũng đoạn. …
        nên luôn luôn bị nỗi e sợ, lo ngại bao trùm trong tâm trí. Gã láng giềng khổng lồ xâm chiếm chỉ mong có thế! và đôi khi Gã thấy bất an bệnh ” Cuồng mẽo “.

      • cá nhân tôi cho rằng nếu gs thực sự muốn những điều tốt đẹp nhất đến với vn thì gs nên tìm cách bảo người tq bớt tham lam hơn mới đúng thay vì hô hào vn phải “dũng cảm”đối đầu với tq vì những mâu thuẫn hiện nay là do người tq gây ra chứ đâu phải vn.

          • Nhưng lại nói ‘tuyên truyền’ thì xin hỏi: khi nào và dưới những điều kiện theo bạn việc thể hiện ý kiến nên được hiểu tuyên truyền? Ở các nước có tự do ngôn luận thì chia sẻ và tranh luận, thậm chí cãi nhau là một công việc không chỉ là quá bình thường mà là cần thiết nếu mục tiêu là một cơ chế dân chủ, đúng ko bạn Dự?

          • gs ko tự nhận thấy gần đây anh luôn liên tục viết các bài hô hào vn chống tàu sao?như tôi đã hỏi gs nhưng ko nhận được câu trả lời về chuyện thế nào là tuyên truyền

          • Là người đang sống ơ khu đặc của TQ, lo cho dân TQ, lo về hoa bình trong khu vực tôi đang hết sức lo ngại về những xử hướng thực sự chuyên chế của Ông Tập. Việc tôi hãy viết bài về cụm vấn đề này phản ánh lương tâm của mình …

          • Đó ko phải là ý tốt mà đó là điều gs nên làm nếu như gs mong muốn điều tốt đẹp cho VN
            Mà hình như gs có điều kiện làm điều đó tốt hơn bất kì ai ở đây thì phải mà vì nghe đâu gs đang dạy ở Hồng Kong mà đúng ko?Thay vì bảo kẻ gây chiến nên dừng lại thì anh lại bảo nạn nhân của nó là hãy dũng cảm mà chống lại chúng như vậy e là đổ thêm dầu vào lửa

          • tôi cứ nghĩ tại sao gs ko dạy cho sv của mình rằng trước 1954 cả đất nước TQ bao gồm cả đại lục lẫn Đài loan chưa hề có 1 mống nào ở biển đông nhưng họ đã xâm lược nước khác để có được như ngày nay trong khi trước đó VN đã từng bao đời ở trên các đảo đó. Anh quan ngại về sự chuyên chế của họ Tập. Tôi tự hỏi rằng tại sao Đài loan vẫn một mực rằng 80%biển đông là của họ, dù anh ko bảo chính quyền Đài loan là độc tài? anh sống ở đó,tôi tự hỏi sao anh ko nghiên cứu xem có bao nhiêu người Hồng kong hay Đài loan tin rằng biển đông ko phải của họ và rằng họ nên về đúng vị trí của họ. Như vậy có phải thực sự rất hữu ích sao?

      • Việt Nam phải cải cách thì OK vì đó là một quá trình tác động đến hay cần sự tham gia của toàn dân. Còn dũng cảm chỉ là thái độ của người quyết định hay lãnh đạo.
        P/s. Câu trả lời của GS dễ thương quá mà ở Việt Nam gọi là “vụng chèo khéo chống”!

  4. Anh Jonathan viết bài này vưà kêu gọi, nhưng cũng vưà khích lệ và cổ động đảng ta và nước Việt Nam chúng ta phải lên tiếng về biển đảo. Cho nên có bạn Gogg. đã gọi anh là “người Nhạc trưởng tài ba”. Bạn Dự thì, như mọi khi, chống Mỹ kinh niên nên cho rằng anh JL đang tuyên truyền xúi Việt Nam chống Tàu. Anh JL đừng có buồn phiền. Bạn Dự có quyền phát biểu, nhưng bạn ấy chẳng có quyền hạn gì, cũng chẳng được đảng ta cho làm đại diện ở đây, thậm chí dân cũng không bầu bạn ấy làm đại biểu để nó lên nguyện vọng cuả họ, phải không? Bạn Dự đã quên rằng anh JL cũng đã từng nhiều lần kêu gọi quan hệ hoà bình khu vực Biển Đông. Nhưng hoà bình và chủ quyền là hai vấn đề nhân quả. Muốn hoà bình trong cam chịu thua thiệt thì sẽ đánh mất chủ quyền; muốn giữ trọn vẹn chủ quyền thì sẽ tạo ra xung đột chiến tranh. Anh JL chỉ tiếc cho Việt Nam dưới sự lãnh đạo thiếu sáng suốt cuả đảng ta, nên không thể đạt được mục đích vưà không manh động chiến tranh có thể hưởng hoà bình mà vẫn giữ được chủ quyền Biển Đông. Tiếc thương thay tài hoa mà chi để như bông hoa lài cắm vào bãi cứt trâu, để nghe dư luận viên không biết cuả ông chủ nào cứ lớn giọng trách móc, phản bác.

    • Anh JL cũng không nên nóng vội làm gì, “deal” với đảng ta thì cần phải dài hơi, lì lợm và để cho đảng chạy theo xin xỏ năn nỉ chớ đừng có xởi lởi chào mời.

      Đảng ta không phải tầm thường đâu, đảng đã có thể lấy lòng được quần chúng để theo đảng giành lấy quyền lực về cho đảng, sau đó thì đảng bỏ rơi quần chúng chỉ giữ lấy búa liềm để xiểng dương quyền lực “nhất thống giang hồ muôn năm trường trị”. Đảng chiếm được tinh thần yêu nước trong sạch cuả sĩ phu, nhưng chẳng nghe lời họ cố vấn cũng chẳng trọng dụng họ để phát triển đất nước. Đảng thành công trong sự lợi dụng tính nhân hậu, độ lượng cuả văn nghệ sĩ, khoa học gia, thương gia để họ ủng hộ đảng vì nghĩ rằng như vậy cũng là ủng hộ đất nước.

      Nhưng đảng đã quyên mất một điều, trong toàn thể những con người nói trên đó không phải ai cũng mê say hư danh ngu ngốc, chẳng phải ai cũng tham lam tài lộc hay muốn lợi dụng sự tin dùng cuả đảng để đánh lại đảng. Có những con người thật sự vô vụ lợi, thật sự yêu nước thương dân, và sẵn sàng quên đi những sai lầm cuả đảng miễn sao đảng biết tự chuyển hoá, biết tự chắt lọc để tìm được người tài giỏi không phân biệt trong hay ngoài đảng lên lãnh đạo đất nước.

    • phê phán thì dễ lắm nhưng đã tự ngẫm lại mình chưa?như tôi đã nói với bọn cuồng mẽo thì dù mỹ có mang bom đạn đi sát hại bao người thì cũng vẫn là chính đáng vì chống khủng bố,chống độc tài….loại đó tôi ko chấp .loại đó chỉ là người biết nói tiếng việt chứ ko phải người vn.tôi nói gs tuyên truyền là có căn cứ

  5. Trung Cộng xâm lăng kinh tế
    Tuesday, March 29, 2016 6:27:59 PM
    Ngô Nhân Dụng

    Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Cộng lại qua Việt Nam, chuyến đi thứ ba của các quan chức trọng yếu Trung Cộng kể từ ngày Ðại Hội 12 của đảng Cộng Sản kết thúc. Tại sao ông Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan,常万全) không chờ đến khi Nguyễn Xuân Phúc lập chính phủ mới đầy đủ mà phải vội vã qua Hà Nội gặp Phùng Quang Thanh, một người sắp mãn nhiệm? Chuyến đi này có thể nhằm theo dõi, kiểm tra coi việc thay đổi guồng máy nhân sự đang diễn ra có đúng kế hoạch như Bắc Kinh đề xướng hay không.

    Thường Vạn Toàn qua Hà Nội sau khi hai tàu Hải Giám Trung Cộng tấn công tàu đánh cá Việt Nam ngoài khơi, trong vùng quần đảo Hoàng Sa, cướp hải sản và đánh các ngư phủ. Trong khi đó, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn hô hào hai bên phải cộng tác chặt chẽ!

    Mối đe dọa của Trung Cộng hiển nhiên trên mặt chính trị và quân sự. Cộng Sản Trung Hoa có cần phải đánh chiếm nước ta hay không? Họ thực sự không cần vì có thể đạt được những mục tiêu chiến lược bằng cách khác.

    Trong thời đại này sức mạnh các quốc gia phải dựa trên kinh tế. Chúng ta đã chứng kiến một guồng máy quân sự khổng lồ của Liên Xô, có lúc đóng quân trên một nửa Âu Châu, cuối cùng cũng bất lực khi hệ thống kinh tế quốc doanh tê liệt rồi sụp đổ. Cộng Sản Trung Hoa từ 30 năm qua chú trọng đến phát triển kinh tế hơn là quân sự. Trung Cộng có thể ảnh hưởng tới vận mệnh Việt Nam qua con đường kinh tế, dễ dàng và chắc chắn hơn.

    Trong năm 2015, thâm thủng mậu dịch cả nước đối với Trung Quốc lên tới hơn 32.3 tỷ đô la Mỹ, nhập 50 tỷ, xuất 17.7 tỷ đô. Số thiếu hụt tăng nhanh so với năm trước, năm 2013 là 23.7 tỷ, năm 2014 là 28.9 tỷ. Ðó chỉ là cán cân mậu dịch chính thức, chưa kể đến những gánh hàng buôn lậu qua một biên giới hầu như không ai kiểm soát vì các quan chức địa phương rất dễ được hối lộ và đã được “bôi trơn” từ lâu.

    Ngay cả khi chính quyền Việt Nam khoe xuất cảng qua Mỹ nhiều hơn, thì trong số hàng may dệt mà Việt Nam bán cho Mỹ, 80% đến 90% là vật liệu nhập cảng từ bên Tàu. Nghĩa là chỉ xuất cảng giúp cho Bắc Kinh, gánh vàng Mỹ đi đổ sông Ngô. Một giáo sư ở Hà Nội nói với đài RFA, công nhận: Kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc Trung Quốc đến những thứ nhỏ nhặt như cây kim, sợi chỉ. Trong 11 tháng đầu năm 2015, riêng số hàng rau, trái cây Việt Nam nhập cảng từ bên Tàu đã tăng hơn 21%, lên tới 165 triệu Mỹ kim. Ðó chỉ là con số chính thức, con số thật có thể gấp đôi hay gấp ba. Những thứ rau, trái đó có thể trồng được trong nước, nhưng các nhà vườn người Việt đã bị hàng Trung Quốc đè bẹp.

    Ðiều nguy hiểm cho đất nước là Cộng Sản Việt Nam vẫn mở cửa cho Trung Quốc tấn công trên những trận địa kinh tế mà người dân Việt bình thường không để ý tới, vì không nhìn thấy trước mắt.

    Một món hàng không ai nhìn thấy là điện từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam trong những sợi dây. Các tỉnh phía Bắc nước ta đang nhập cảng điện từ Trung Quốc, tới 6% tổng số điện tiêu thụ trên toàn quốc. Coi như một biên giới đã bỏ ngỏ cho điện chảy qua. Nếu nhà cung cấp bên Tàu cúp điện, vì “sự cố kỹ thuật” nào đó, thì hoạt động kinh tế ở mấy tỉnh phía Bắc sẽ ngưng trệ ngay. Có cảnh lệ thuộc ngoại bang nào đáng sợ như thế không?

    Mấy năm trước, ông Phùng Ðình Thức, chủ tịch PetroVietnam phải lên tiếng ta thán rằng công ty Ðiện Lực Việt Nam (EVN) không mua điện từ các nhà sản xuất trong nước mà lại đi mua điện Trung Quốc. Khu điện lực phía Bắc mua điện từ Vân Nam, mà giá điện mỗi năm lại tăng.

    Trước đây, ký giả Ben Bland đã viết trên nhật báo Financial Times một bài, “Nhu cầu điện sẽ khiến xung đột Bắc Kinh Hà Nội giảm bớt” (Electricity demands could limit Beijing-Hanoi rift). Nói trắng ra là, vì lệ thuộc về điện, Hà Nội sẽ không dám chống lại Bắc Kinh. Sau khi quan sát thị trường điện lực Ben Bland khẳng định: “Bắc Kinh ngày càng điều khiển kinh tế Việt Nam” (Beijing is increasingly driving Vietnam’s economy).

    Ben Bland cũng nhận xét Trung Quốc không quan tâm chuyện đầu tư. Trong năm 2010 họ chỉ bỏ vô 365 triệu Mỹ kim, bằng một phần trăm tổng số các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Không cần đầu tư nhiều, vì Trung Quốc có con đường khác để gây ảnh hưởng kinh tế, là đem tiền cho vay. Và họ cho vay dễ dàng hơn ngân hàng các nước khác, đặc biệt trong các công trình xây dựng nhà máy điện.

    Ai cũng biết một nước đang bắt đầu phát triển thì nhu cầu điện lực rất lớn. Các quốc gia mới lên đều phải vay tiền ngoại quốc, gọi thầu các công ty ngoại quốc tới xây dựng nhà máy phát điện trong nước mình. Người Việt Nam có thể đi vay các ngân hàng quốc tế, có thể gọi các công ty quốc tế tới đấu thầu trong việc xây cất. Tại sao chính quyền Việt Nam không mở các cuộc “đấu thầu” công khai để các ngân hàng quốc tế cạnh tranh với nhau trong việc đem tiền tới cho vay? Tại sao không mới các công ty quốc tế cạnh tranh đem máy móc, thiết bị tới xây dựng nhà máy điện, sử dụng các chuyên viên và công nhân Việt Nam? Tại sao chính quyền Cộng Sản Việt Nam lại chăm chỉ đi vay các ngân hàng Trung Quốc thay vì vay nước khác?

    Ðiện nằm trong một chiến lược kinh tế của Trung Cộng. Họ tấn công ba mặt, tài chánh, kỹ thuật và nhân dụng, mặt nào họ cũng có lợi. Các công ty kỹ thuật Trung Quốc có thể “hiến giá” chấp nhận lấy giá rẻ hơn các công ty quốc tế khác. Vì trình độ kỹ thuật của họ thấp hơn, phẩm chất các máy móc của họ cũng thấp hơn. Và tất nhiên, lương các chuyên viên và nhân công của họ cũng thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế! Nhưng khi cho vay, họ cũng đòi được đưa máy móc, phẩm vật và lao động của họ vào Việt Nam.

    Sau những vụ vay tiền rồi vỡ nợ kiểu Vinashin, chính quyền Việt Nam rất khó vay tiền trên thị trường thế giới. Nhưng đó không phải là lý do chính. Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc sẵn sàng cho Việt Nam vay với lãi suất thấp hơn trên thị trường quốc tế. Ðổi lại, họ đặt thêm điều kiện khi cho vay để hưởng lợi trong việc khác. Một điều kiện là Cộng Sản Việt Nam phải cho các công ty Trung Quốc trúng thầu cung cấp thiết bị và xây dựng nhà máy.

    Các ngân hàng Trung Quốc khi cho vay đã yêu cầu Cộng Sản Việt Nam phải sửa đổi các điều kiện gọi thầu. Phải hạ tiêu chuẩn các máy móc thiết bị xuống một mức thấp hơn, để các nhà thầu Trung Quốc đủ điều kiện tham dự! Và Cộng Sản Việt Nam rất dễ tính trong việc này. Thế là khi xây dựng mỗi nhà máy điện, Trung Cộng sẽ xuất cảng các máy móc, các sản phẩm kỹ thuật thấp kém của họ. Khi so sánh hai nhà máy điện, một ở Na Dương sử dụng các kỹ thuật của Nhật Bản và các nước Tây phương, hai là ở Cao Ngạn dùng kỹ thuật Tàu, thiết bị Tàu, thì các chuyên gia đã thấy hiệu năng ở Cam Ngạn rất thấp so với Na Dương, và đã trục trặc nhiều lần.

    Chưa hết, Trung Cộng được dịp xuất cảng nhân lực dư thừa trong nước họ, đem lao động không chuyên môn sang Việt Nam làm việc. Báo Thanh Niên ở Sài Gòn đã có lần nhận thấy tại công trường nhà máy đạm thuộc dự án khí-điện-đạm Cà Mau có những công nhân Trung Quốc sang làm những “công việc thủ công” như “khiêng gạch, bẻ sắt” với tiền công mỗi ngày khoảng 100 nghìn đồng.

    Những ngân hàng và công ty kỹ thuật của Âu Châu, Ấn Ðộ hay Hàn Quốc, họ không có chính sách pha lẫn lợi ích kinh tế với mục tiêu chính trị, họ không thể cung cấp những “gói hàng” đủ mặt với giá thấp như vậy, tự nhiên bị gạt bỏ ra ngoài cuộc cạnh tranh! Các công ty Trung Quốc đang làm nhà máy điện khắp nước Việt Nam, từ Kontum, Quảng Ngãi, cho tới Sơn Tây. Trong cuộc gọi thầu làm nhà máy điện ở Cao Ngạn, chỉ có bốn công ty Trung Quốc tham dự; sau cùng công ty HPE của Trung Quốc đã trúng thầu! Công ty Sơn Ðông của Trung Quốc không cần tranh thầu với ai trong dự án nhà máy điện Cẩm Phả 2, vì cả guồng máy chính quyền được lệnh riêng của Nguyễn Tấn Dũng phải cho họ trúng thầu theo thủ tục đặc biệt, “vì lý do nhu cầu cấp bách!” Ông Nguyễn Tấn Dũng có được đồng nào khi ra lệnh như vậy, hay chỉ làm theo “chính sách lớn của đảng và nhà nước,” như ông giải thích về vụ Bô Xít?

    Nhưng trong các cuộc trao đổi ba mặt như vậy, thì Việt Nam bị thiệt hại những gì? Thiệt hại trước tiên là phải chấp nhận những sản phẩm kỹ thuật với phẩm chất thấp hơn. Thiệt hại thứ hai là phải chấp nhận cho công nhân nước khác vào làm việc trong nước mình trong lúc nạn thất nghiệp trong nước mình cũng rất cao. Thứ ba, nền kinh tế càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Cộng! Lệ thuộc kinh tế rất khó gỡ!

    Ðảng Cộng Sản sẵn sàng bán tất cả các thứ để bảo vệ độc quyền cai trị. Ông Thường Vạn Toàn có thể đến Hà Nội để khen ngợi Nguyễn Phú Trọng đã dàn cảnh thay đổi nhân sự thành công. Nhưng cũng để nhắc nhở họ phải trung thành tuyệt đối với Bắc Kinh. Ðể nhắc Trọng nhớ rằng: “Còn Trung Cộng che chở thì Việt Cộng còn tồn tại!” Sau đại hội vừa năm ngoái, Nguyễn Phú Trọng vẫn bảo các đảng viên: “Phải trung thành tuyệt đối với dân, với chế độ, với Ðảng, giữ cho được chế độ này, Ðảng này.” Không nói gì đến việc gìn giữ “Ðất nước này.”

  6. GS ơi, ngài đừng tranh cãi với loại chỉ muốn “fortune favours fools”!

  7. http://www.nytimes.com/newsgraphics/2013/10/27/south-china-sea/

    A Game of Shark And Minnow
    “You’ve got the wrong science-fiction movie,” one former highly placed U.S. official later told me, when I described what we saw at Subi, and what it might mean for the guys on Ayungin. “It’s not the Death Star. It’s actually the Borg from ‘Star Trek’: ‘You will be assimilated. Resistance is futile.’ ” The scholar Huang Jing put it another, more organic way. “The Chinese expand like a forest, very slowly,” he said. “But once they get there, they never leave.”

  8. – Tôi nghĩ Giáo sư dùng từ “Việt Nam” ở tựa bài là chính xác vì không chỉ có tập đoàn Ba Đình mà bàn dân thiên hạ cũng cần phải làm một cái gì đó, như nói cho thế giới biết hoặc có thái độ cương quyết hơn với hành động xâm lăng của Trung cộng.

    Từ đầu năm 2015 trở đi tới nay, khi các cuộc tàn sát giữa các băng nhóm trong băng đảng cộng sản diễn ra, thì ngoài dân đã lộ ra hàng loạt các tay diết mướn, chém thuê, chân gỗ, đặc tình, chim mồi, và các thứ đại loại, cũng tàn sát man rợ theo băng nhóm của chủ.

    Song song với những màn “gió tanh mưa máu” trong băng đảng với nhau và do băng đảng mang ra ngoài dân để khủng bố tinh thần nhằm cai trị bằng sự sợ hãi, còn có màn chống Mỹ, Pháp, Nhật mỗi năm vài lần. Sắp tới là ngày 30 tháng 4 – ngày cộng sản Ba Đình vi phạm hiệp định Paris, tràn vào miền Nam Việt Nam cướp bóc giết hiếp và chiếm đóng, cai trị. Các tay diết mướn, chân gỗ, chim môi, gian tế của băng đảng cộng sản cài vào trong dân đã bắt đầu rục rịch cho ra các bài viết điên cuồng tấn công miền Nam, tấn công các chính khác Việt Nam Cộng hòa đã quá vãng. Nhưng thâm độc hơn hết là tấn công vào thái độ và kế hoạch của Mỹ trước hành động Trung cộng xâm chiếm biển đảo Đông Nam Á làm của lành thổ riêng. Các tay này nói nhiều điều không tỏ thiện chí trước sự chung tay gìn giữ hải lộ và môi trường hải-không của chung Đông Nam Á và thế giới. Một trong những lý luận của các tay này kiểu như hãy để Việt Nam tự quyết định, mọi sự can thiệp của các nước khác đều không giải quyết được gì. Vấn đề của lý luận này là ở chỗ: không muốn Mỹ kết nối với Việt Nam; dù rằng các tay này cùng nói tới “các nước” – ý nói Trung cộng, nhưng, Mỹ vào hay không vào, Trung cộng đã can thiệp vào Việt Nam từ hồi 1919 rồi. Đối với dân Việt Nam, Mỹ vào chỉ có lợi trong hoàn cảnh này. Đối với băng đảng cộng sản: Mỹ vào làm chúng nó sợ mất đặc quyền đặc lợi cai trị, mất thế bù nhìn đổi đất nước lấy tiền Tàu.

    Vậy đó. Họ, những kẻ trong và ngoài vòng quyền lực thống trị xã hội Việt Nam đã không mảy may bận tâm gì tới thái độ và hành động cướp nước của Trung cộng, nói gì tới chung tay bảo vệ quyền lợi chung. Cho nên từ Việt Nam dùng trong nội dung bài này là cần và đủ.

    Nhưng chế độ bù nhìn thì lấy đâu ra dũng khí để mà có hành động dũng cảm nhỉ?

    qx

    • Xin phép anh JL cho nêu lên vài câu hỏi, nếu sai nhờ anh phản hồi để học hỏi nhé?
      Bạn QX nói nghe có lý lắm, nhưng anh JL là người Mỹ, lại là người Mỹ thuộc gia đình ủng hộ phong trào phản chiến thời chiến tranh với Việt Nam, dĩ nhiên anh JL có thiện cảm với đảng CS và đất nước Việt Nam sau hoà bình. Anh ta muốn đất nước Việt Nam ngả theo HoaKỳ để thoát khỏi sự thống trị cuả TQ. Nhưng quá khó, vì hai đảng CS cuả hai nước này đã liên kết chặt chẽ, họ chỉ muốn quan hệ kinh tế chứ không trở thành đồng minh quân sự với Mỹ. Cho nên anh JL nghĩ đến việc hợp tác kinh tế để giành ảnh hưởng ở Việt Nam? Bạn QX không ủng hộ điều này, vì cho rằng nó chỉ làm giàu thêm thế lực cuả hai đảng, chứ không có lợi ích gì cho nhân dân và tương lai dân chủ hoá cuả Việt Nam, phải không? Nhiều khi tôi tự hỏi, nhờ đâu mà Nam Hàn phát triển nhanh chóng, trong sự tự lực tự cường cuả họ chắc hẳn ngầm có sự ủng hộ đầu tư cuả nước ngoài. Điều mà các nhà đầu tư không đủ tin cậy để làm đối với Việt Nam, cho nên Trung Quốc mới có cơ hội chiếm lĩnh. Đây cũng là một điểm nhứt nhối mà đất nước và con người Việt Nam phải gánh chịu.

      Ở trong blog này, đôi khi chúng ta dẫn chứng một vài link nhắc lại chuyện cũ để chỉ ra sự bất nhất thiếu tinh thần đoàn kết với đồng minh trước đây cuả HoaKỳ đã dẫn đến thế bị động và thua thiệt ngày nay. Nhưng chuyện cũ đã qua, hy vọng HoaKỳ tự rút ra kinh nghiệm. Nếu HoaKỳ tiếp tục bỏ rơi những đồng minh cuả mình ở châu Á, thì quả thật rất tai hại. Cho dù không có chiến tranh xảy ra, thì thế thủ cũng phải giữ, đúng không? Một số người than phiền rằng vì Mỹ nhảy vào sau khi Pháp ra đi mà Việt Nam bị chiến tranh rồi bị CS chiếm. Họ quên rằng, vì có Mỹ nhảy vào VN nên CS Trung Quốc mới tạo thế đồng chí để cùng chống Mỹ. Chứ không có Mỹ, Việt Nam đã là Tây Tạng rồi. Họ e ngại cái gì chứ?

      • To QX:
        – “Nhưng thâm độc hơn hết là tấn công vào thái độ và kế hoạch của Mỹ trước hành động Trung cộng xâm chiếm biển đảo Đông Nam Á làm của lành thổ riêng. Các tay này nói nhiều điều không tỏ thiện chí trước sự chung tay gìn giữ hải lộ và môi trường hải-không của chung Đông Nam Á và thế giới.”
        — Nếu HoaKỳ kiên quyết cùng với các nước Đông Nam Á gìn giữ hải lộ và hải không, không cho TQ độc chiếm, thì tốt. TQ mềm rắn nắn buông. Nhờ có sự can thiệp này, Việt Nam cũng đỡ lo bị vây hãm trong vùng chữ U cuả Tàu. Nhưng sự tuần hành chỉ mang tính tượng trưng, thực tế khó có thể làm gì được TQ. Anh JL thấy nhức đầu rồi phải không? 🙂

        – “Một trong những lý luận của các tay này kiểu như hãy để Việt Nam tự quyết định, mọi sự can thiệp của các nước khác đều không giải quyết được gì. Vấn đề của lý luận này là ở chỗ: không muốn Mỹ kết nối với Việt Nam; dù rằng các tay này cùng nói tới “các nước” – ý nói Trung cộng, nhưng, Mỹ vào hay không vào, Trung cộng đã can thiệp vào Việt Nam từ hồi 1919 rồi.”
        — Tôi cũng nghĩ như vậy. Đã nhiều năm nay đọc blog và tin tức trên mạng, tôi cảm thấy “sự tự quyết” cuả người Việt Nam mình chỉ là một ảo vọng. Chúng ta đã bị phân hoá sâu sắc sau cuộc tương tàn. Những người trong đảng thì tranh chấp quyền lực, tài lộc. Kể cả hy vọng tự cải tổ hay đổi mới nào đó cuả đảng CSVN họ cũng không có khả năng “tự quyết” được. Họ cần sức ép, răn đe lẫn ủng hộ. Cho nên anh JL với một số blogger đang… rát cả cuống họng. Nếu họ không làm nên nổi điều này, cam lòng thả trôi ngày tháng chấp nhận sự thống trị cuả TQ để được hưởng tài lộc, thì đành vậy, cái gì đến sẽ đến. Sự hưng thịnh cuả một triêù đại, một đất nước đôi khi vì may rủi, nhưng có khi cũng nhờ được dẫn dắt bởi những tinh anh. Các chính khách lãnh đạo không được phép hành xử theo lẽ thường tình cuả những con người đời thường, không được phép sống trong cảm tính. Nữ hoàng Cleopatra đã vì tình mà mất nước.

        – “Đối với dân Việt Nam, Mỹ vào chỉ có lợi trong hoàn cảnh này. Đối với băng đảng cộng sản: Mỹ vào làm chúng nó sợ mất đặc quyền đặc lợi cai trị, mất thế bù nhìn đổi đất nước lấy tiền Tàu.”
        — Theo tôi nhận thấy, thì trong nội bộ đảng cũng có rất nhiều người đã nhận ra nguy cơ cuả đất nước và sự bế tắc cuả đảng. Họ thích ngả theo Mỹ, miễn sao họ được đối xử bình thường, nhưng họ không có quyền hạn khả năng thực hiện điều đó, nên đành chịu cho qua ngày tháng, đúng không anh JL, người có nhiều bạn ở Hà Nội? 😉

        • nói người khác ảo vọng mà ko tự nghĩ mình ảo vọng khi”hi vọng mỹ rút kinh nghiệm”,”nếu”……người ta đã rút ra rằng người vn quá cảm tính quả ko sai dù đó là anh nông dân chân đất hay ngài tiến sĩ phòng lạnh.nực cười thật đấy,mỹ ko ngu đâu mà bảo họ rút kinh nghiệm,họ chỉ bỏ chạy khi lợi ích bị tổn hại quá lớn,chạy đi là để bảo vệ lợi ích của họ,bỏ lại lại những đứa “con dơi”than vãn

        • @ Seagull:
          Xin trả lời bạn các điều trên thế này:
          – Chuyện biển Đông và môi trường hải – không ở biển Đông Nam Á: Nước Mỹ nói năm lần bảy lượt rồi, rằng thì là họ can thiệp vào vùng biển Đông Nam Á này để bảo vệ nguyên tắc luật pháp quốc tế về sự tự do đi lại trên biển và tự do bay ngang vùng trời trên vùng biển đó. Họ chống đối Trung cộng vì Trung cộng chà đạp lên nguyên tắc luật pháp nói trên, âm mưu thôn tính vùng biển chung của các nước Đông Nam Á để làm lãnh thổ riêng; và Trung cộng đã có những hành động cụ thể đe dọa tàu thuyền, tàu bay của Mỹ và các nước đi lại ở vùng biển và vùng trời này, cho nên Mỹ càng phải can dự vào nhiều hơn bằng những chuyến hải và không tuần.

          Về phía Việt Nam, sự can dự của Mỹ căn cứ vào việc bảo vệ các nguyên tắc luật pháp quốc tế ở vũng biển Đông của Việt Nam đã tạo cho Việt Nam một cơ hội rất lớn để cùng với Mỹ cùng chung tay bảo vệ nguyên tắc luật pháp quốc tế về sự tự do đi lại. Bên cạnh lợi thế này, Việc Nam còn có lợi thế dùng các nguyên tắc luật pháp quốc tế để bảo vệ biển đảo trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của mình theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế về biển.

          Việt Nam đã tận dụng điều đó chưa? Không, chưa bao giờ. Tập đoàn băng đảng cộng sản Ba Đình cũng như số lớn dân chúng không bao giờ biết tận dụng các lợi thế trên, họ ngược lại chỉ trích Mỹ, dè bỉu Mỹ rằng thì là Mỹ chỉ dùng vài chuyến tàu bay và tàu chiến lượn qua lượn lại rồi thôi, chơ có binh vực Việt Nam, chứ có đánh Tàu cho Việt Nam đâu.

          Anh bạn Seagull nghĩ thử kiểu lý luận biến chướng con vật của Ba Đình và một số dân chúng nghe có lọt lỗ tai không?

          Mỹ đã tạo ra THẾ. Việt Nam phải dựa vào THẾ mà tạo ra kết quả mình muốn chớ, tại sao lại chờ Mỹ đuổi Tàu cho mình? Mình là ông ngoại của Mỹ chắc.

          – Điều khác: những người đang trong guồng máy cộng sản mà có lòng gì đó như anh bạn Seagull bảo thì tôi không chắc có không. Nếu có thì họ nên treo cổ mà tự sát cả đi. Còn không thì nếu họ còn chút lòng phèo phổi gan ruột gì đó với giang sơn thì hãy bước ra khỏi cái băng đảng cộng sản hung đồ kia ngay đi, đừng có mà ở trỏng rồi nói tôi có lòng này nọ, nghe phát mệt.

          qx

          • “Treo cổ tự sát”? Bạn QX không ác quá đấy chứ?
            Đất nước thì như chiếc thuyền nan giữa biển. CSVN thì toàn trị độc quyền, vận nước lại nằm trong tay họ. Chúng ta chẳng thể làm được cái gì trong tình cảnh này, thôi thì đành trông đợi một cơ hội tốt lành cho đất nước. Trong đảng ấy có “người thế này thế khác” cũng là điều hay. Sóng ập một cái trở tay không kịp, chìm xuồng cả nước hay sao?

            Nếu đọc tin tức và theo dõi thời sự cuả thế giới mỗi ngày, sẽ nhận thấy hầu hết các nước trên thế giới đều nếu không”đứng dạng chân”, thì cũng “lật đật”, hoặc hư chiêu “lưỡng cực” mà.

          • Hehe… Nếu nhân loại mà “lãng mạn toàn tập” cả không có gìm gìm cấu xé lẫn nhau thì hay biết mấy anh JL nhỉ? Đến vưà khi người ta trông, đi mà làm người ta nhớ, như Nguyễn Nhật Ánh…

            “Như gió từ khơi xa
            đêm nay đột ngột uà vào bán đảo
            Em đến bên đời anh
            không một điềm báo trước
            Anh khô hạn bốn muà như sỏi đá
            khi gặp em tất cả bỗng đang vưà…

            Cảm ơn nhành hoa bên cưả sổ nhà em
            chiều nay vưà rụng xuống
            Trước khi chết đi đã kịp thổi vào tóc em
            một mùi hương khó lẫn…

            Ví dụ bỗng dưng anh không còn may mắn nưã
            Ví dụ ngày mai em đi xa
            Anh sẽ không còn được giữ mùi hương trong giấc ngủ
            để đêm đêm thao thức
            đợi em về”

            Hay như Lưu Quang Vũ…

            “Bở sông trắng hoa dương
            Chia tay buồn đứt ruột…”

  9. Theo yêu cầu của GS, Hải quân VN vừa bắt nhốt 1 tàu cá Trung Cộng xâm phạm lãnh hải VN.

  10. Trong khi ở Việt Nam một nhà báo phải đặt ra những câu hỏi sơ đẳng để hướng dẫn cử tri:
    http://www.phamdoantrang.com/2016/04/hoi-va-ap-ve-hoi-nghi-cu-tri-net-quai.html
    thì anh JL thì lại kêu gọi xa xôi, thay đổi đi, cải tổ đi, để được như thế này này…
    http://nghiencuuquocte.org/2013/06/01/11-xu-ly-cuoc-khung-hoang-chau-a-imf-va-han-quoc/#more-156

    Mấy cái gói lớn ấy đảng ta thích quá chừng, nhưng làm sao xơi nổi? Than ui…

      • Qua bài viết chúng ta có thể thấy người dân va` chính phủ Hàn quốc ý thức rất rõ phải làm gì với chương trình đầu tư. Bài viết trình bày sự chỉ trích, phản đối từ phiá Hàn quốc đối với những yêu cầu cuả IMF và chính phủ HoaKỳ, cũng như những biện hộ và giải thích mục đích win-win cuả phiá IMF-HoaKỳ, trong đó sự phát triển bền vững được đặt ra.

        Sau cùng là sự phục hồi cuả cú shock để dẫn đến hiện trạng cuả ngày nay, có phải Hàn quốc đang trở nên một đất nước có thể chế dân chủ và kinh tế phát triển tự lực tự cường rồi không?
        Câu hỏi này dành cho Giáo sư Jonathan London, xin chia sẻ với bạn đọc 🙂

      • Tôi thường đi chợ Hàn Quốc lắm, thật sự rộng lớn, khang trang kèm thêm các dịch vụ và foodcourt “ngon-nhiều-bổ-rẻ” nưã chứ Ah… tôi thích ăn kimchi và biết làm Vietnamese kim chi 🙂

        Nhiều khi tự hỏi, có phải khi con người ta quá giàu có, họ “mơ mộng”, họ “hoài hương”, hay “buồn viễn xứ khôn khuây” bằng cách đầu tư hào phóng để cho ai đó làm ăn tự quản lý lấy miễn sao tên thương hiệu ấy sẽ là tên một ngọn núi, một con sông, một cái đình cuả quê hương mình. Những người giàu có khóc hay không nhỉ, nước mắt cuả họ ra làm sao, có giống như tôi một người nghèo kiết xác? 🙁

        • Đừng buồn nhé, những người giàu có và thiện tâm…
          “Dưới bóng mát cuả Cuộc Đời, chúng ta như lũ trẻ đuà chơi…”
          Và Cây Đời Sống thì luôn xanh tươi.

    • Tôi mến nhà báo Đoan Trang. Chị xứng đáng là nữ kiệt, hơn hẳn nhiều mày râu. Good luck 🙂

  11. Blogger Lãng Lãnh Tụ này phê bình đảng ta cũng hay lắm chứ…
    http://langlanhtu.blogspot.com/2016/03/nhung-loi-noi-that-long.html

    Tôi đọc ở một trang văn chương, trích Simone Weil
    “We must prefer real hell to an imaginary paradise”
    (Phải chọn địa ngục thực, thay vì một thiên đường dởm).

    Anh JL và các bạn nghĩ xem, Việt Nam cuả chúng ta hiện nay là gì trong bốn trạng thái nói trên: địa ngục, thiên đường, thực, dởm? Và tại sao chúng ta bỏ đời sống vào trong chỉ mỗi có bốn cái rổ ấy? Các bạn viết comment cuả blog này im ắng quá, không giống mấy blog khác, anh JL sắp chán rồi phải không??

    • Dear anh Jonathan, dẫn link cuả một blogger nặc danh vào đây dù tôi không hề biết người đó là ai, ở đâu, chỉ mong đóng góp vào trang web này nhiều hướng và ý kiến khác nhau để cùng thảo luận và học hỏi. Ngoài ra, tôi thật lòng muốn anh JL có được một công trình nghiên cứu về Á Đông, nhất là Việt Nam một cách sâu sắc, thiết thực, chứ không chỉ trên những số liệu và thông tin đã bị định hướng mà thôi. Việt Nam đã trải qua mấy mươi năm trong tình trạng như vậy, nó cần những cái nhìn, cách tiếp cận và cách hành xử đúng đắn và hữu ích. Xin cảm ơn anh nhiều nhé.

    • Copy lại cho anh JL đọc giải… sầu. Trong một bài, Lãng Đại Ca bảo “Anh Lãng là doanh nhân”. Trong bài này Anh Lãng là quan chức cao cấp đi thị sát biên giới. Chắc vài bưã nưã Lãng Anh sẽ tự cho mình là CAM? 🙂
      Nhưng đọc Lãng thật là vui. Đọc anh JL quá nghiêm túc, ít nghịch ngợm, nên bạn đọc ngại không dám viết comment.

      Thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 năm 2015
      Lục tỉnh kinh lý ký
      Anh đi kinh lý 6 tỉnh biên giới để kiểm tra tình hình trong bối cảnh thời cuộc có xu hướng diễn biến phức tạp. Để tránh gây phiền phức cho các đơn vị địa phương, anh đi một mình và không báo trước. Hơn nữa, một vài bạn thân rất hợp tính anh như Sầm Đức Xương nay đã ngồi tù, chỉ vì tạo điều kiện cho các cháu học sinh cấp 2 Hà Giang kiếm thêm thu nhập giúp đỡ gia đình bằng vốn tự có, hay cựu chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô cũng vì quan hệ bạn bè thân thiết với Sầm Đức Xương, có phúc cùng hưởng, có thịt cùng chia mà nay đã lui về nghiên cứu lịch sử Đảng và chủ nghĩa Mác trong biệt thự riêng. Các đồng chí lãnh đạo mới lên thì đang bận rộn chạy dự án nặn tượng 1400 tỷ để thể hiện quyết tâm và tình cảm vô bờ bến của bà con Tây Bắc với Bác Hồ: Dẫu có thất học, dẫu có thiếu ăn nhưng bà con Tây Bắc quyết tâm dù mặc quần đùi cũng phải dựng tượng Bác. Các đồng chí địa phương bận rộn như vậy, để tránh anh em bày vẽ rình rang tốn kém đón tiếp, anh đi bí mật, và lần đầu tiên, tự lái trên các cung đường giáp biên giới.

      Anh từng nhiều lần đi công cán lục tỉnh phía Bắc. Nhưng toàn ngồi phưỡn bụng chờ đến nơi thì xuống bắt tay chào hỏi dự tiệc rồi về. do quan liêu nên anh mù đường. Để tránh nguy cơ lãnh tụ ngồi văn phòng nhiều, bụng bự nguy cơ sớm liệt dương mà lại xa rời quần chúng, lần này anh dành vài ngày, đi xuyên từ Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La rồi vòng về Hà Nội, nhằm kiểm tra thực địa lên kế hoạch phòng thủ trong trường hợp Trung Quốc tấn công.

      Mò lên Cao Bằng, anh lọ mọ dò theo cung đường 3B, ngoằn nghèo trên bản đồ. Do sinh lý khỏe nhưng địa lý yếu, tới 8h30 tối anh mới mò tới Yến Lạc. Đêm tối mịt mù, anh đành nghỉ lại với đồng bào địa phương, tiện thể thăm nom các gia đình có công với cách mạng. Sáng sớm hôm sau anh mò dậy lúc 5h30, tiếp tục đi theo đường đèo 3B, lên thăm chiến trường Thất Khê cũ. Qua Yến Lạc 8 km, thấy rõ vùng biên giới được lãnh đạo địa phương rất quan tâm chăm chút trên tinh thần cảnh giác cao độ với Trung Quốc. Đoạn đường đèo chắc phải 10 năm chưa được tu tạo, dốc khoảng 20 độ, cung đèo lầy đất. Anh Lãng liều mạng thóp bụng bia nghiến răng đạp chân ga, gần đến đỉnh đèo thì gặp hai vệt sống trâu sâu 40 cm lầy đất, đầu xe quay ngang và tí thì lật ngửa. Trong 15 phút kế tiếp, anh cài số lùi và để bốn bánh xe trượt trên đất lầy với nguy cơ không biết lúc nào tụt xuống vực. Dù bụng có nặng bia nhưng thần kinh anh vẫn còn cứng như thép nguội nên an toàn rút xuống chân đèo. Có đi thực tế mới thấy các đồng chí địa phương đã bố trí sẵn trận địa chờ Tầu. Riêng cái cung đèo này thì Khựa có đem tăng type 98 sang cũng nằm chết dí vì lầy đất. Ta bố trí một đại đội cũng đủ chặn được một quân đoàn bộ binh cơ giới hợp thành. Tuy bà con địa phương sinh hoạt kham khổ đói khát vì đường xá hiểm hóc nát bét như voi dày, nhưng trên tinh thần giàn trận đón lõng quân thù, anh tán thành việc xây tượng đài 1400 tỷ, còn đường xá nát bét bao năm bà con vẫn kiên cường chịu được, như vậy là rất tốt.

      Yên tâm với mặt trận Yến Lạc – Thất Khê, anh vòng đầu xe về quốc lộ 3, theo đèo gió rồi lên tới Cao Bằng. Đến đây thì các đồng chí địa phương nghe phong phanh lãnh tụ Lãng vi hành kinh lý nên cử một xe cảnh sát tới chạy dep đường. Được một lát,anh em bên Tỉnh đội nghe tin cũng cho một xe biển đỏ tới hộ tống. Thấy anh em bày vẽ phiền phức anh Lãng bỏ ngang không ghé Cao Bằng mà tạt ra Bản Giốc. Đồng bào chiến sỹ ở đây giữ thác rất tốt dù Tàu Khựa đã khợp mất một nửa phần thác đẹp nhất sau hiệp định phân giới. Anh vẫy bác chèo ghe lượn về phía bờ Tàu, ghé sát cột mốc của Khựa rồi hiên ngang đứng đái. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng quyết tâm đứng đái về mốc Khựa của anh là không gì có thể lay chuyển được.

      Một số hình ảnh trong chuyến kinh lý:
      – Đoạn đường đèo cách Yến Lạc 8km về phía Thất Khê. Tăng Tàu qua đây đảm bảo lộn cổ xuống vực.
      – Các đồng chí bên Công An tỉnh và anh em bên tỉnh đội nghe tin tới dẹp đường và hộ tống.

      • Anh JL, đọc Lãng tiếp nhé
        http://langlanhtu.blogspot.com/2008/08/bac-caucasus-va-mot-trat-tu-gioi-moi_12.html
        “Thế độc tôn khống chế mọi nguồn dầu và khí đốt Trung Á vốn người Nga chỉ có vào thời Xô Viết, cuối cùng đã lại được Saakavili ngờ nghệch dâng lên. Trái đắng này, nước Mỹ sẽ còn phải ngậm rất lâu, hàng chục tỷ USD chi cho hệ thống dẫn dầu xuyên qua Gruzia coi như đổ sông đổ biển trong tay một gã tay sai ngu nhất thời đại, mà tiếc thay, đó lại là gã tay sai do chính Mỹ đào tạo lên.”

        — Trích đoạn này để góp phần làm giàu kiến thức về blogging toàn cầu cho anh JL – Tổng thống Mỹ tương lai – đấy. 😉

        — Mặc dù tôi không thích mấy cặp mắt sắc lạnh cuả TT Putin, nhưng phải công nhận cái bộ tịch “người hùng” cuả ổng thật là xứng đáng để đưa vào cuốn tiểu thuyết.
        https://phamvuluaha.wordpress.com/2015/09/12/frozen-assets/

  12. Tôi rất biết ơn anh JL đã luôn quan tâm đến vấn đề Biển Đông và ủng hộ Việt Nam.
    Nhưng tôi cũng luôn theo dõi cách hành xử cuả Hoa Kỳ, nhất là Tổng thống Obama.
    Tôi đọc các bạn viết comment trong các blog, thấy người thì kỳ vọng vào sự can thiệp cứu hộ cuả HoaKỳ, người thì cho rằng HoaKỳ đã nhu nhược hoặc thông đồng với Trung Quốc, bỏ mặc lợi ích và sự an nguy cuả Việt Nam…
    Nếu Tổng thống quả thật chẳng những không giúp đỡ mà còn gây thiệt hại thêm cho đất nước Việt Nam thì tôi sẽ hận ông ta lắm.

  13. Anh Jonathan ơi, có thích ông Thủ Tướng mới cuả Việt Nam không đấy?
    Website cuả ông ấy có bài viết cuả Đất Việt về Cam Ranh.
    Anh nghĩ như thế nào về… chính sách quốc phòng 3 không-khôn-khéo của Việt Nam? 🙂

    http://nguyenxuanphuc.org/tau-chien-nhat-ban-cap-cang-cam-ranh-cam-giac-manh.html

    Tôi có cảm giác rằng ông Phúc sẽ năng động và biết quán xuyến công việc cuả chính phủ.

  14. Bên Thắng Cuộc. Chương 11 – Huy Đức.

    “Đất nước Campuchia may mắn đã không rơi trở lại vào tay của Khmer Đỏ sau khi Việt Nam rút quân như trường hợp Afganistan rơi vào tay Taliban thời kỳ hậu Liên xô. Và cũng thực sự may mắn cho người dân Campuchia khi những người được Hà Nội đưa lên nắm quyền ở Phnom Penh, đặc biệt là Hun Sen, đã không nghe theo Hà Nội một cách mù quáng. Khi đứng trước thời cuộc mới, họ đã biết quyết định dựa trên quyền lợi của dân tộc mình.
    Ngay sau Hội nghị Thành Đô, ngày 5-9-1990, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Nguyễn Cơ Thạch và Lê Đức Anh, bay sang Phnom Penh thuyết phục Phnom Penh chấp nhận thỏa thuận Thành Đô, coi Trung Quốc là một đồng minh. Nhưng điều này chỉ làm cho Phnom Penh càng xa hơn với Hà Nội. Theo Đại sứ Ngô Điền: “Về công khai, bạn cố tránh tỏ ra bị lệ thuộc vào Việt nam. Trên cơ sở tính toán về lợi ích của mình, bạn tự quyết định lấy đối sách, không trao đổi trước với ta, hoặc quyết định trái với sự gợi ý của ta trên nhiều việc”.
    Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, muốn Phnom Penh chọn “giải pháp Đỏ” nhằm để “hai phái Khmer cộng sản” hợp tác với nhau. Nhưng, hơn ba năm sống dưới triều đại Pol Pot, các nhà lãnh đạo Campuchia đã mất đủ máu xương để biết sợ cái gọi là “cộng sản”. Năm tháng trước khi Việt Nam rút hết quân, ngày 30-4-1989, Phnom Penh quyết định đổi tên nước “Cộng hòa Nhân dân Campuchia” thành “Nhà nước Campuchia”.
    Ngày 18-10-1991, khi Việt Nam không còn can thiệp được vào các quyết định của Phnom Penh, Campuchia đã sửa đổi hiến pháp theo hướng từ bỏ chủ nghĩa xã hội: chấp nhận kinh tế thị trường tự do và hệ thống chính trị đa đảng. Tên nước, quốc kỳ, quốc ca, ngày quốc khánh thời Sihanouk được đưa ra dùng trở lại. Hai chữ “cách mạng” trong tên gọi Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, đảng mà Việt Nam giúp dựng lên, đã được bỏ đi.”

    Chỉ sau có 3 năm thôi mà nhân dân và các lãnh đạo cuả nhà nước Campuchia đã biết sợ cái gọi là “Cộng sản”. Công nhận họ “sensitive” thật. Còn Việt Nam, đã 70 năm rồi…?
    Hôm trước, đọc một bài bảo Tổng Bí Thư có thể tự ứng cử làm Thủ tướng trong nhiệm kỳ tới nếu ông ta muốn, tôi toát mồ hôi, muốn té xỉu.

  15. Whoa… It’s so excited ! Anh Jonathan chắc đang chuẩn bị viết một bài mới rồi đây?
    “Tháng 7 Quốc hội bầu lại Chủ tịch nước, Thủ tướng”

    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thang-7-quoc-hoi-bau-lai-chu-tich-nuoc-thu-tuong-3385434.html

    Blogger Bs. Hồ Hải có đặt câu hỏi: có phải TT Obama có ý định huỷ chuyến đi thăm Việt Nam tháng Năm này, để cho ông Thứ trưởng Ngoại Giao đi thăm và diễn thuyết ở Hà Nội?

    • Theo Bs. Hồ Hải TT Obama sẽ “dừng cương ngưạ Mỹ” ở Philipines, bỏ mặc kệ hai nhà sản tự ăn thua nhau.
      Cũng hay phải không anh JL? Miễn sao có Hoa Kỳ đóng quân gần gần đấy Biển Đông là dân Việt Nam đỡ lo, Trung Quốc sẽ bớt hung hăng.

  16. Ít nhất, GS cũng nên đăng 1 bài/ngày. Như vậy, mới có nhiều còm-viên. Chứ hiện nay chủ yếu chỉ có 2 đ/c “Dự” và “Seegull” tranh luận.

  17. http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160417-raul-castro-cuba-nen-can-trong-truoc-cac-y-do-cua-hoa-ky
    Ông Raul Castro nhắc lại, đảng Cộng Sản cam kết nhanh chóng thực thi các cải cách. Không nêu rõ đó là những cải cách nào nhưng ông Raul Castro bảo đảm là Cuba không theo hướng tư bản chủ nghĩa, mà sẽ lấy Trung Quốc và Việt Nam là mô hình để học tập

    🙂 Sounds like “Shakespeare in the bush”
    https://law.ubalt.edu/downloads/law_downloads/IRC_Shakespeare_in_the_Bush.pdf

  18. Chúng ta cùng đọc Anh Lãng nhé “Về việc chọn lựa danh sách ứng viên bầu cử.”

    Theo Lãng, lần bầu cử Quốc hội tháng 5 này là quan trọng hơn hết mọi thời sự hiện nay.
    Đúng, nó quan trọng đối với đảng, chứ nhân dân không có quyền bầu cử nên sự quan trọng đó không do họ làm nên. Và nếu đã gọi là sự phân công cuả đảng, bầu cử chỉ là hình thức để hợp thức hoá nhân sự, thì nó cũng không quan trọng gì nhiều lắm ngay cả với đảng, phải không? Cho nên, thay vì “leo cao” vào Quốc hội, những người tài giỏi nên tìm cách để có vai trò ở địa phương và các cơ sở kinh doanh trước đã.

    Theo Lãng, việc nhân dân tích cực bầu cử cho dù không được đáp ứng sẽ giúp đảng biết được ai thực sự là những người được dân tín nhiệm. Sự “giúp đỡ” cho survey này có đem đến lợi ích và sự ủng hộ nào đó dành cho các ứng cử viên ngoài sự đề cử cuả đảng không? Hay nó chỉ tổ làm phiền họ. Đảng đã nổi tiếng chống đối lập ngay cả là nhữn thành phần đối lập từ trong đảng, thì những người nói trên có khác chi là một cái gai phải nhổ? Thế đấy, một đảng phải cần dân chủ trong chính đảng cuả mình, thì mới tạo ra được một mặt bằng khác gọi là đối lập.

  19. Quyền lợi của DCSVN va DCS Tàu đã giao cấu với nhau thâm tình mấy chục năm nay , nên nói đến chống Tàu là chúng nó nhảy dựng lên như là đánh vào tình nhân của nó , Như thế việc thúc đẩy chúng nó hành động mạnh hơn để bảo vệ chủ quyền là điều không thế đối với chúng nó ! 
    Thứ đến là nhân quyền, bọn độc tài , đảng trị , công an trị có bao giờ ưa ai nói đến nhân quyền đâu !
    Mà tranh cãi cho phí lời , mất thời gian .
    Thật xin lỗi các ông tôi phải nói thẳng ra như thế .

  20. Việt Nam thiệt hại nặng vì các con đập đang giết chết sông Mekong.
    Hai chiếc tàu nằm trên mặt đất nứt nẻ vì hạn hán tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam, ngày 18/4/2016.
    Hai chiếc tàu nằm trên mặt đất nứt nẻ vì hạn hán tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam, ngày 18/4/2016.
    Trung Quốc tiếp tục xả thêm nước từ một con đập trên thượng nguồn sông Mekong để giúp xoa dịu hạn hán tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á ở hạ nguồn
    Video Việt Nam cảnh báo tác hại lớn từ các dự án đập ở hạ nguồn Mekong
    Hạn hán ở Đồng bằng: phải nghiên cứu kỹ ‘cuộc chiến’ về nước
    Hạn hán kìm tăng trưởng, VN thêm bị động trước láng giềng TQ
    18.04.2016
    Một báo cáo mới đây của chính phủ Việt Nam cho hay thiệt hại từ đầu năm đến nay về nông nghiệp do hạn hán và xâm nhập mặn lên đến 250 triệu đôla, gần 70% số đó là ở Đồng bằng sông Cửu Long.
    Hạn hán và xâm nhập mặn làm lĩnh vực nông nghiệp sụt giảm 2,69% trong quý 1 năm 2016 và tăng trưởng kinh tế chung chỉ đạt 5,56%, mức thấp nhất trong 2 năm qua. Chính phủ Việt Nam nói 240 nghìn hectare lúa đã bị hư hại.
    Nước mặn vào sâu tới 90 kilomet đã gây thiệt hại cho nhiều vùng trồng trọt ở ĐBSCL, là nơi sản xuất một nửa sản lượng gạo và 60% tôm cá của Việt Nam, nước xuất khẩu gạo nhiều thứ ba thế giới. Đây là mức xâm nhập mặn chưa từng thấy.
    Có phần chắc người dân ĐBSCL sẽ phải quen với tình trạng như vậy vì nguồn nước sông Mekong chảy qua Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đang bị các con đập chặn lại.

    Ông Dương Văn Nị, một giảng viên tại Đại học Cần Thơ, nói: “Các con đập đang giết chết sông Mekong. Thiếu đất màu là một cái chết không thể tránh khỏi”.
    Các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia đang xây hoặc có kế hoạch xây ít nhất 39 đập thủy điện trên dòng sông để đáp ứng nhu cầu phát triển của họ. Riêng ba nước Thái Lan, Campuchia và Lào dự kiến xây 11 đập mới có thể ảnh hưởng đến 82% lượng nước sông Mekong.
    Các nhóm môi trường đã tiến hành các chiến dịch vận động trong nhiều năm nhằm dừng việc xây đập song không đạt kết quả gì.
    Tổ chức Sông ngòi Quốc tế có trụ sở ở Mỹ nói Trung Quốc “có khả năng kiểm soát tuyệt đối” sông Mekong và “khu vực đang bị giữ làm con tin vì việc phát triển thủy điện”.
    Theo Channelnewsasia.com, Scmp.com
    http://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2016/04/1/1e/1ef2886e-ac78-4d1f-ac3a-cf7bb0cefd4f.mp4
    ………………………..
    “Không tích cực chống Tàu thì hãy im lặng rồi sẽ từ từ chết đói cho nó lành “

  21. Đọc Bloger Lãng…
    http://langlanhtu.blogspot.com/2016/04/can-nguyen-cua-van-nan-xa-hoi-viet-nam.html

    Căn nguyên của vấn nạn xã hội Việt Nam.
    Trong mấy ngày qua, có nhiều sự kiện gây nhức nhối, khiến xã hội choáng váng.
    Thoạt tiên là sự việc một sỹ quan công an dùng một thế võ hiểm quật mạnh một người dân đập đầu và gáy xuống đất. Nạn nhân chấn thương sọ não. Có nhiều cuộc tranh cãi đã diễn ra. Đứng trên giác độ của mình, tôi thấy người bán hàng rong đó thật may mắn. Nếu ai đó luyện nhu đạo đều hiểu rằng đòn gạt chân và quật ngã đối phương nện gáy và đầu xuống đất là một đòn gây sát thương rất cao và bị cấm trong thi đấu. Ở đây là nền đường cứng, người bán hàng rong đã gặp may khi không giập vùng chẩm hoặc thuỳ não, những thứ có thể khiến anh ta phải làm bạn với xe lăn suốt đời. Điều may mắn thứ hai, là một người dân nào đó đã ghi lại được clip về toàn bộ sự vụ, nó ghi lại toàn cảnh vụ việc và thấy rằng phản ứng duy nhất của nạn nhân trước viên công an chỉ là một động tác giật tay giằng co. Tiếp sau đó thì mọi việc rất nhanh, nạn nhân bị quật mạnh ngửa đầu xuống nền đường cứng với một thế võ nhà nghề. Nếu không có cái clip này, tôi hầu như có thể tin chắc ngày hôm nay đã có quyết định khởi tố nạn nhân vì tội chống người thi hành công vụ. Thủ phạm biến thành nạn nhân và nạn nhân đổi vai thành thủ phạm. Chính sự tỉnh táo của những người quay clip đã khiến anh bán hàng rong không lâm vào cảnh tù đày. Đến ngày hôm nay, hành vi duy nhất của chính quyền với viên cảnh sát chỉ là đình chỉ công tác. Thậm chí việc giám định thương tích nạn nhân để làm căn cứ khởi tố cho tội lạm quyền cũng chưa hề được thực hiện. Điều gì đã thôi thúc viên công an cao to giỏi võ, có sự hỗ trợ của một dân phòng, khi chế áp một lỗi vi phạm hành chính của một người bán hàng rong thấp bé không hề có hành vi phản kháng nào mang tính bạo lực lại dùng tới một đòn đánh sát thương cao đến vậy? Anh ta hoàn toàn có thể bẻ quặt tay khống chế nạn nhân, chưa tính tới sự giúp sức của viên dân phòng. Câu trả lời duy nhất chỉ có thể là sự lạm dụng quyền lực đã ăn vào máu của lực lượng hành pháp. Họ hoàn toàn hiền lành trước những tên cướp chuyên nghiệp hoành hành đến mức gây ám ảnh ở mọi con phố Sài Gòn, họ cũng bó tay (vô tình hay cố ý) với những kẻ buôn lậu hoành hành công khai khắp các cung đường, họ cũng bất lực trước dòng công nhân và thương nhân Trung Quốc tràn ngập khắp Việt Nam một cách trái phép, làm mọi thứ, mua lậu mọi thứ và thu thập thông tin về mọi thứ, thậm chí cả việc mua đất xây nhà sát sân bay quân sự. Nhưng họ rất dũng mãnh và thiện chiến khi đối phó với những người dân Việt nghèo chỉ biết cặm cụi kiếm sống hàng ngày. Đâu là căn nguyên???
    Một sự kiện khác, một người bán phở bị truy tố hình sự vì tội kinh doanh trái phép. Ít ngày nữa phiên toà sơ thẩm sẽ diễn ra. Hồ sơ vụ án được phơi bày khiến những người đang muốn làm điều gì đó để kinh doanh choáng váng. Quán phở của ông chủ quán mở được năm ngày, ông ta bị lập biên bản vì không đăng ký kinh doanh. Phát hoảng, ông ta dừng kinh doanh để làm thủ tục và được cấp phép ngay sau 5 ngày. Tưởng được yên thân, nhưng ông ta lại bị kiểm tra tiếp bởi hai viên công an huyện, và bị phạt 17 tr vì hành vi thiếu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước không đủ sạch. Chưa nói đến việc hai viên công an có chuyên môn và phương tiện phù hợp để giám định chất lượng nguồn nước hay không và việc lấy mẫu giám định có đúng quy trình không (niêm phong, xét nghiệm …). Nhưng điều gây choáng váng là sau quyết định xử phạt hành chính 17 tr đồng cho các lỗi vẫn chưa thể kiểm chứng trên, người chủ quán phở gánh tiếp một quyết định khởi tố vì tội kinh doanh trái phép với những căn cứ pháp lý hết sức mù mờ, khi bản thân ông ta đã có giấy phép kinh doanh. Khi sự việc được soi xét dưới nhiều chiều, người ta nhận ra cái lỗi lớn nhất của quán phở tội nghiệp kia hình như là do đã mở quá gần cái cantin kinh doanh cùng mặt hàng của đồn công an gần đó.
    Năm 2013 có 61.000 doanh nghiệp phá sản (1).
    Năm 2014 có 67.800 doanh nghiệp phá sản (2).
    Năm 2015 có 81.000 doanh nghiệp phá sản (3)
    Chỉ nhìn vào số liệu 3 năm gần nhất thôi, cũng cho thấy các doanh nghiệp nhỏ lẻ của Việt Nam bị tàn sát thế nào trong thời gian qua. Tất cả các doanh nghiệp phá sản đó hầu hết do người Việt Nam làm chủ. Một đất nước mà lực lượng tư bản dân tộc què cụt, đồng nghĩa với cả nước đi làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài – Họ sẽ mang lợi nhuận về chính quốc làm giàu cho đất nước họ, đương nhiên. Và giờ đây, chỉ với một chuyện mở một quán phở thôi đã dẫn tới việc bị hình sự hoá với những căn cứ pháp lý mù mờ, còn ai dám làm kinh doanh để mưu sinh, chứ chưa nói đến làm giàu cho cá nhân và cho đất nước??? Căn nguyên của việc này do đâu?
    Không khó để trả lời. Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay là một hệ thống lỗi. Nó không do người dân bầu ra, mà tồn tại dựa trên sự sắp xếp và thống trị của Đảng Cộng Sản. Đảng cho các công bộc của nó quyền lực, đương nhiên những thành phần trong hệ thống ấy sẽ không đặt mục đích phụng sự nhân dân mà chỉ phụng sự Đảng. Để đàn áp người dân, Đảng trao cho các thành phần của nó quyền lực độc tài. Quyền lực không được kiểm soát khiến bộ máy tha hoá rất nhanh. Nạn tham nhũng giờ đây không chỉ bào mòn quốc lực và tiêu biến mọi cơ hội phát triển quốc gia, sự lạm quyền giờ đây đã tiến thêm một bước cao quá mọi giới hạn chịu đựng: Những kẻ đại diện quyền lực nhà nước giờ trực tiếp biến thành tội phạm. Không có gì ngạc nhiên khi sự oan khuất của người dân tăng nhanh theo cấp số mũ theo thời gian.
    Bất cứ người dân thường nào giờ đây cũng dễ dàng trở thành nạn nhân. Ông Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù 10 năm vì tội giết người. Ông Huỳnh Văn Nén ngồi tù 17 năm với cùng tội danh. Khi được giải oan, họ và gia đình đều đã thân tàn ma dại. Nhưng dù sao họ vẫn còn gặp may là đã sống được đến lúc được giải oan. Còn những người bị bắt tạm giam và chỉ sau một vài ngày gia đình được báo lên nhận xác thì không có cơ hội nào cả.
    Đất nước yếu hèn, và hệ thống cai trị thì lo đối phó người dân để duy trì quyền lực hơn là đối phó hoạ xâm lăng. Không có gì ngạc nhiên khi chiến hạm và máy bay Trung Quốc giờ đây áp sát đến thế trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Chiến đấu cơ và tên lửa phòng không TQ giờ đã trực chiến tại Hoàng Sa. Chúng cũng sẽ nhanh chóng hiện diện ở Trường Sa trong vài tháng tới, đặt toàn bộ Việt Nam trong tầm oanh kích. Tàu cá Trung Quốc thì giờ đã vào cách bờ biển Việt Nam chỉ trên dưới 13 hải lý…
    Người Philipin đã kiện và có đến 90% khả năng họ sẽ nhận được phán quyết vô hiệu hoá đường lưỡi bò của Trung Quốc trong hải phận của họ. Philipin cũng đón Mỹ quay trở lại với 7 căn cứ trên lãnh thổ, hai quốc gia này cũng đồng thời đang lên kế hoạch tuần tra chung. Philipin và Nhật Bản cũng công bố công khai việc xúc tiến đàm phán ký hiệp ước an ninh song phương.
    Trong khi đó, Việt Nam thì đang đàm phán để tiếp tục thắt chặt quan hệ chiến lược quốc phòng với quân đội Trung Quốc. Thật là một cách bảo vệ quốc gia nếu không phải của một bọn thần kinh thì cũng là của quân đốn mạt.
    Hệ thống chính trị này không phụng sự người dân. Nó chỉ quan tâm tới thu thuế, bán tài nguyên và vay nợ những khoản khổng lồ và phung phí cho đến những đồng cuối cùng. Quyền lợi quốc gia và phúc lợi xã hội là những điều xa xỉ. Và việc để hệ thống ấy tồn tại, lỗi không phải của ai khác mà của chính những người dân Việt Nam. Hãy tự hỏi mình, mỗi người đã từng sẵn sàng làm gì dù là hợp pháp để khiến hệ thống chính trị lỗi này đối mặt với áp lực phải thay đổi? Hay điều duy nhất các bạn từng làm chỉ là than vãn trước bất cập xã hội để rồi chẳng làm gì cả, buông xuôi tay mặc nó diễn ra mỗi ngày, năm này qua năm khác?
    Sự thờ ơ với chính trị ấy đã khiến nhiều thế hệ phải trả giá, chúng ta đang trả giá. Nhưng không lẽ con cháu chúng ta vẫn phải sống một cuộc sống giống vậy? Thậm chí chúng có thể phải chịu một cuộc sống tồi tệ hơn nhiều, vì Đảng đã vay nợ và phung phí đến đồng vốn cuối cùng rồi, ngân sách thâm thủng triền miên rồi, thuế phí đã đến mức bóp nặn khiến người dân kiệt quệ còn doanh nghiệp Việt thì đã bị tàn sát hàng loạt. Rất có thể đi ăn mày sẽ là tương lai của con cháu chúng ta, và biển đảo rồi đây cũng sẽ chẳng còn thuộc về người Việt Nam nữa.
    Cuộc bầu cử quốc hội lần này là một màn hài kịch bi đát do ĐCS độc diễn. Nhưng hãy thôi quay lưng với thời cuộc. Hãy đọc kỹ bài viết đính kèm link dưới đây, suy nghĩ về nó và hãy hành động. Người Việt Nam đã phó mặc đất nước cho một lũ bất lương đã quá lâu rồi: https://www.facebook.com/Langlanhtu/posts/10204711080176939
    Tài liệu tham khảo:
    (1) 61.000 doanh nghiệp phá sản năm 2013: http://dantri.com.vn/…/gan-61-nghin-doanh-nghiep-phai-chet-…
    (2) 67.800 doanh nghiệp phá sản năm 2014: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/…/hon-678-nghin-doanh-nghi…
    (3) 81.000 doanh nghiệp phá sản năm 2015: http://cafebiz.vn/…/gan-81-000-doanh-nghiep-chet-trong-nam-…
    Mở cửa hàng phở bị truy tố hình sự: http://thanhnien.vn/…/ban-pho-cham-dang-ky-kinh-doanh-chu-q…

    • “Cuộc bầu cử quốc hội lần này là một màn hài kịch bi đát do ĐCS độc diễn. Nhưng hãy thôi quay lưng với thời cuộc. Hãy đọc kỹ bài viết đính kèm link dưới đây, suy nghĩ về nó và hãy hành động…” – Lãng.
      http://langlanhtu.blogspot.com/2016/04/ve-viec-chon-lua-danh-sach-ung-vien-bau.html

      Biết đâu, “quay lưng với thời cuộc” chắc cũng là một thái độ ghẻ lạnh, một cách thức đấu tranh với sinh tồn như một giấc ngủ đông, có thế thì đảng mới biết “chạy theo nhân dân” chứ nhỉ? 🙂

Comments are closed.