Sẽ chọn mặt ai?

V/v “Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/4 thông báo đổi thiết kế tiền giấy của nước này nhằm giới thiệu nhiều hơn những nhân vật nữ như bà Harriet Tubman, người tranh đấu xóa bỏ chế độ nô lệ.” (Zing News):

Rất mừng chính phủ Hoa Kỳ đang thực hiện những thay đổi này. Hay lắm, đặc biệt ở thời điểm này. Thay đổi này tất nhiên là đầy ý nghĩa biểu tượng. Song, những thay đổi này sẽ có ý nghĩa hơn nếu đì cùng với những chính sách nhằm tạo nhiều cơ hội kinh tế hơn cho mọi người dân Mỹ và giảm sự ảnh hưởng của cái gọi là 1%.

Việc mặt của Martin Luther King sẽ ở mặt sao của tờ 5 đô với Abraham Lincoln là quá hay. Việc sẽ có mặt của H. Tubman thay vị Andrew Jackson (người đã thủ tiêu vô số người ‘da đỏ’ và đã chống lại phòng trào xóa nô lệ) quá là phù hợp. Trong một thời điểm mà nhiều người đang lo về nền chính trị của Mỹ thì những thay đổi này nhắc lại  chúng ta về những đặc điểm hứa hẹn nhất và hay nhất của Mỹ.

Trong những nhân vật khác sẽ có trên các tờ tiền $5 đô và $10 đô các có Eleanor Roosevelt, một người không chỉ là vợ của Tổng Thống Roosevelt mà là nhà dấu tranh, trí tuệ, và chính khác giỏi vì một nước Mỹ công bằng hơn cũng như hòa bình trên thế giới. Cuối cùng xin nêu trường hợp Cá sĩ Marion Anderson, một nữ ca sĩ nổi tiếng trên thế giới nhưng bị tự chối hát trong một số nhà hát trong chính nước mình.

Vậy, nếu các bạn phải chọn những nhân vặt nữ hay dân tộc cho các tờ tiền Việt Nam (từ xưa cho đến 1945) sẽ chọn những ai và vì sao? Cũng là một dịp để suy ngẫm về lịch sử của Việt Nam và dậy cho ông tây này một số điều về lịch sử xã hôi của Viêt Nam chưa từng biết.

JL

Để đọc thêm hai bài bằng tiếng Việt xem đây:

  1. http://lendongxuongdoai.info/dollarsandsense/?p=5400
  2. http://news.zing.vn/my-se-in-hinh-nhieu-phu-nu-tren-dong-dola-post643683.html
21women-9-articleLarge

Bà Eleanor Roosevelt

21women-6-popup

Bà Harriet Tubman, người anh hùng chống chế độ nỗ lễ

21CURRENCY-web3-articleLarge

Các Bà dã đầu tranh cho các quyền chính trị xã hội

21women-8-articleLarge

Martin Luther King

21women-7-articleLarge

Cá Sĩ Marion Anderson, nổi tiếng trên thế giới nhưng bị tự chối hát trong một số nhà hát trong chính nước mình.

 

7 thoughts on “Sẽ chọn mặt ai?

    • Ý LÀ nếu phải chọn những nhân vật (đặc biệt nữ hay dân tộc thiếu số) cho tờ tiền việt nam từ thời điểm trước 1945 sẽ là ai?

      • Thú thật là, lịch sử VN bị tuyên truyền quá, nên tôi chỉ chắc về những thứ mình cảm nhận được từ khi có Internet.
        Vậy nên, tôi không dám trả lời.
        Nói vui, ảnh của GS rất thích hợp cho đồng Dollar. Nó có vẻ tổng hợp của mọi sự uyên bác và gần gũi đời thường.

  1. Đồng ý với bạn Thặng.
    Nay tôi nghĩ rằng, “lịch sử” ta được/bị dạy bấy lâu nay chỉ là 1 thứ “nhào nặn”. Sự thật thế nào? Who knowns!

  2. Bà Đoàn Thị Điểm, Bà Hồ Xuân Hương hay những gương mặt đàn bà khác như bà Từ Dũ , bà Nam Phương Hoàng Hậu . Có khá nhiều khuôn mặt phụ nữ VN để chọn lựa !

  3. 1980’s, chúng tôi có dịp ngồi nhậu với thầy của mình, là GS Khảo cổ học Trần Quốc Vượng. Ông nói “có những bằng chứng Hai Bà Trưng trước khi ra trận đều uống rất nhiều rượu”. Đây là chi tiết thú vị, nhưng không thấy nói đến trong “lịch sử”…

  4. Ứng Cử Viên
    “….Vậy, nếu các bạn phải chọn những nhân vặt nữ hay dân tộc cho các tờ tiền Việt Nam (từ xưa cho đến 1945) …”

    Nguyên phi Ỷ Lan – Mẫu nghi thiên hạ, (1044-1117)tài sắc vẹn toàn.

    Ỷ Lan là vợ vua Lý Thánh Tông trong lịch sử Việt Nam
    Không chỉ giỏi đánh giặc, Bà là
    phụ nữ Việt Nam còn giỏi trị quốc. Đó là hình ảnh của Nguyên phi, Hoàng thái hậu Ỷ Lan (1044-1117) – một trong những danh nhân huyền thoại của dân tộc Việt Nam bởi có tài trị nước xuất chúng.

    Bà có rất nhiều đóng góp tích cực vào cơ nghiệp của nhà Lý.
    Ỷ Lan đã hai lần làm nhiếp chính. Năm Kỷ Dậu 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt mang quân đi đánh Chiêm Thành, trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan
    điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần quân Tống sang xâm lược (1075 và 1077), vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao lại chức Thái sư, cùng Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến.

    (Theo gia đình Việt nam)

Comments are closed.