Vài ghi chép ban đầu về chuyến đi của TT B. Obama sang Việt Nam

Trong một chuyến đi kéo dài ba ngày, Ngài TT B. Ôbama đã tác động mạnh và hết sức tích cực vào nền chính trị của Việt Nam bằng ba việc chính:

1. Trong quan hệ song phương Ông và các đối tác của Ông trong lãnh đạo chính trị của Việt Nam đã ký kết và đàm phán về mấy cốt lõi mà hai nhà nước chia sẻ cùng nhau, từ an ninh khu vực cho đến thương mại, giáo dục, môi trường v.v.

2. Qua các buổi phát biểu và thảo luận với người dân trong nước và hàng triệu người dân Việt Nam ở khắp nơi trong và ngoài nước, Ông có vạch ra và chia sẻ một tầm nhìn hết sức hấp dẫn và đầy hy vọng không chỉ đối với quan hệ giữa hai nước mà cả đối với tiềm năng phát triển của xã hội đất nước Việt Nam.

3. Phong cách và nội dung của những gì Ông đã làm và nói trong chuyến đi đã gây một ấn tượng hết sức mạnh và vô cùng tích cực với đại đa số người dân Việt Nam.

Vì thế, tôi dám khẳng định, đối với toàn thể đất nước Việt Nam, chuyến đi của Ông TT B. Ôbama đã rất có thể là chuyến đi quan trọng nhất của bất cứ chính khách nước ngoài nào trong lịch sử của Việt Nam từ xưa đến nay. (Có ý khác, sẵn sàng nghe.)

Trong vài ngày tới tôi sẽ phân tích kỹ hơn những điểm trên từng điểm một.

Xin cảm ơn một cách công khai Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện để cho tôi sang Việt Nam để dự sự kiện này. Xin cảm ơn các bạn ở Hà Nội và trên mạng đã chia sẻ một niềm vui đáng nhớ. Chúc mừng cả hai nhà nước, hai dân tộc về sự thành công của chuyến đi này và mọi thành công trong những nỗ lực để phát triển đất nước Việt Nam.

Jonathan

Vũ khí, Hoà Bình, Cam Ranh, Chu Lai

Hà Nội Dù khó để vui về vũ khí nhưng là một bước có lý. hy vọng cũng phản ánh một nhất trí cao để nâng cao các quyền ở Việt Nam. Có quan điểm nào thì không thể phủ nhuận là một bước đầy ý nghĩa trong quan hệ song phương. ngoài những chuyện vũ khí mong TQ giảm hành vi bành trướng và hãy cho các nước trong khu vực phát triển một cách hoà bình.

Ngoài ra, hôm qua trên FB tôi có hỏi liệu đã đến lúc mời Mỹ vào Cam Ranh, Chu Lai? Thì đã xin và được phép chia sẻ một ý kiến của người đọc đáng suy nghĩ từ Mỹ:

Sao lại không , điều này cả hai bên đang due với nhau trong ngày tới Thật tế nếu VN nghỉ xa hơn thì cả hai bên đêu có lợi.

Với các điều kiện như sau: Mỹ sẻ không sử dụng CR như là nơi đóng quân hay vi trí các vũ khí chiến lược , Không dùng Cam ranh như các cảng của Philipine . Nhưng thay vào đó chỉ đơn thuần như là các hậu cần chứa các nhiên liệu, sửa chừa tàu chiến, Các loại thức ăn và dụng cụ hổ trợ cho thiên tai và môt số đan đươc quan trọng khi cần thiết , Tất cả những thừ này không chỉ riêng cho cung câp tiếp tế cho Hạm đôi HQ Mỹ mà cũng có thể cung cấp cho VN INCASE

Lý do tai sao hai nước cần có cuộc due này:

1_ Vì chỉ là hậu cần tiếp tế cho thiên tai , sưả chừa tàu ( đã thỏa thuân mục này rồi) và một số các loại tiếp tế rất cần cho Mỹ và VN incase như thế Vn tránh không bị TQ và Nga phản đối

2- Vì nó là hậu cần , nơi chứa các thức ăn khô, các dụng cụ cứu trơ, các loại thiết bị và môt số đan dươc nên nó cũng sẻ đươc Mỵ cho phep VN sừ dụng tương lai nếu xảy ra chiến tranh tương lai với bất cứ QG nào. Incase Mỹ sẻ chuyễn cho VN rất nhanh và rât cần thiết .Trong đó bao gồm các thiết bị cho các loại, may bay lên thẳng , chiến xa M48, M113 , ma ngay cả Parts của chiến đâu cơ F16( Vn đang due mua ) các loại đạn đươc cho các loại trên. Kể cả các bộ phân tên lửa mà Mỹ săp bán cho VN.vvv

3_ Nó rất quan trọng, Không một QG nào tấn công, xâm lăng VN nếu đối phương đụng đến Cam ranh thì Mỹ sẻ có cớ bảo vệ hậu cần này sẻ nhảy vào vòng chiến giúp VN chống trả lại. ( Đó là điêu TQ lo ngại và ra sức do thám và phản đối )

4)_ Một trong những điêu VN lo sơ nhất là khi xày ra chiến tranh với TQ , thì HQ/ TQ sẻ bao vây hải phận cắt lộ trình hải vận của các loại tàu xuất nhập cảng, chận đứng các tàu chiến VN, và chiếm luôn phần Hải đảo còn lại của VN. HQ Vn chưa thể đôi đầu với Hạm đội HQ TQ.

Nếu VN cho phép Mỹ đăt hậu cần tại Cam ranh thì coi như an toàn phía mặt biển. Mỹ sẻ khóa chăt Hạm đôi TQ . và với các phương tiện tình báo, các loại vệ tinh, các dàn radar mạnh nhất TG , các phi cơ dò tìm thám thính từ xa, Mỹ sẻ giúp HQ và không quân VN tìm kiếm và hướng dẩn tấn công các tàu ngầm , chiến hạm và bắn hạ các chiến đấu cơ của TQ một cách dể dàng, .

Và đi xa hơn nửa chỉ có F16 mà VN muốn mua của Mỹ mới có khả năng đủ nhiên liệu bay ra và bay về Hoàng Sa , Trường sa ,phòng thủ và tấn công các các đảo TQ tiến chiêm trái phép. ( tất cả các chiến đấu cơ của TQ và của Nga hiện tại không thể nào bay từ TQ ra các đảo này vì nó qua xa so với các phi trường ĐN và Cam Ranh) Hơn nửa loai Phi cơ F16 phiên bản cải tiến mới, là ác mộng cùa các Su 27, 30. 34 .

Với những lý lẻ an ninh QG nêu trện VN cần phải cho Mỹ đăt hậu cần tai Cam Ranh.
Đó là điều mà TT Phúc công du Nga an lòng PUTIN. Putin lo ngại nên cũng đăt điều kiên với VN muốn trở lai Cam Ranh . Nhưng chúng ta đưng quên vì hận thù MỸ , Putin bán rẻngười bạn lâu dài VN , khi ngoại trưởng Nga tuyên bố ủng hộ TQ tại biển Đông .
VN nên học bài học không nên tin ai tất cả ngay cà TQ , Nga hay Mỹ. Không có người bạn nào dài lâu, và không có kẻ thù nào lâu dài. Chỉ có quyền lợi QG là trên hết. Ai là kẻ đem lợi lại cho QG trong giai đoan hiện tại thì kẻ đó là bạn, những người bạn bất lợi và đụng chạm đên quyền lơi QG thì kẻ đó là kẻ thù

Cuốn sách: Lịch sử của Người Việt Nam, Kieth Taylor

FullSizeRender-5

Vài tuần trước tôi có mua cuốn sách Lịch sử của Người Việt Nam do Kieth Taylor, một giáo sư sử học nổi tiếng tại Đại Học Cornell.

Dù GS Taylor là một tác giả nổi tiếng tôi phải thừa nhận (xấu hổ một chút) là lần đầu tiên đọc bất cứ tác phẩm của Ông. Tôi có mấy bạn đã từng là nghiên cứu sinh của Ông Taylor, và theo tôi được biết cách đây vài năm Ông có viết một bài ngắn mà đã gây tranh cãi khi đề nghị những ý định ban đầu của Mỹ ở Việt Nam là o.k. Riêng về vấn đề đó tôi không bàn. Và hiện nay tôi chưa sẵn sàng đánh giá cuốn sách quan trọng này vì…. chưa đọc hết!

Đến nay, mới đọc từ đầu cho đến thời Lý và từ 1954 đến nay (phần con lại sẽ đọc sau). Lê do đọc như thế là (1) có tới 300 trăng giữa hai phần đó và (2) muốn đọc những nhận xét của Ông về thời kỳ 1954 đến nay. Ở cuối bài Ông có hai ý nghĩ đáng thứ vị, tạm dịch

…[K]hẳng định bản sắc Việt Nam trước hẹn hò tiếp xúc với người Trung Quốc cổ đại, và thứ hai, chủ đề chủ đạo của cuộc nổi dậy chống lại sự áp bức của thực dân và chống ngoại xâm;

Ông thấy không một trong hai ý tưởng này có thể được duy trì bởi với bằng chứng hiện có về quá khứ. Ngoài đó, Ông có viết (và xin lỗi nếu cách dịch là chưa 100 chính xác):

Đồng thời, sự cám dỗ để kéo ra khỏi mô hình Trung Quốc vẫn còn sống giữa người Việt Nam, đặc biệt là người miền Nam. Tuy nhiên, tùy chọn cân bằng tiềm năng liên quan đến các nước láng giềng không Trung Quốc Châu Á và có thể là Mỹ gặp đầy bất ổn và hoài nghi. (Còn)dễ dàng hơn đối với hầu hết các nhà lãnh đạo Việt Nam tin tưởng vào Trung Quốc hơn là tin tưởng các nước láng giềng và các đồng minh không Trung Quốc vì họ biết và hiểu người Trung Quốc hơn nhiều so với họ biết và hiểu được người khác.

Và tranh cãi hơn cả và cũng có thể hơi tranh cãi hay thậm chí xúc phạm là những câu ở cuối cùng mà dưới nay chia sẻ sông sông bằng tiếng Việt (tạm dịch từ nguyên văn) và tiếng Anh (từ nguyên văn):

Một nét lâu dài của kinh nghiệm Việt Nam là phù hợp cơ bản mối quan hệ với Trung Quốc thực thi bởi các chính phủ theo mô hình những gì tồn tại ở Trung Quốc. Một khía cạnh của việc này là chính phủ có xu hướng giáo huấn giáo điều (?) và (xin lỗi không chính xác) thường kết nối một cách yếu đối với nguyện vọng của dân số chung. Từ thế kỷ thứ mười lăm, và tiếp tục đến thời điểm hiện tại, các chính phủ tại Hà Nội đã nỗ lực để thúc đẩy những lý tưởng và thực hành cụ thể bằng cách thực thi những thói quen vâng lời, cho dù là Nho sĩ tốt, chủ nghĩa xã hội tiên phong, hoặc nhà sản xuất yêu nước (của ngày nay). Mặc dù ý định cao cả, các ngầm của sự tham nhũng, bất công và áp bức vẫn còn. Tuy nhiên, có countercurrents tư tưởng chảy ở nơi khác hơn là Trung Quốc hay quá khứ và tiếp tục được làm mới bởi các cộng đồng người Việt. Mặc dù trực thuộc và khai thác bởi một chế độ độc tài, và mặc dù bị thương bởi một đồng minh vô tín trong năm 1975, những countercurrents tuy nhiên vẫn còn sống trong những giấc mơ của tương lai Việt.

An enduring feature of Vietnamese experience is the fundamentally compliant relationship with China enforced by governments modeled on what exists in China. An aspect of this is that government tends to be didactic with weak connections to popular aspirations. Since the fifteenth century, and continuing to the present time, governments in Hanoi have endeavored to promote particular ideals and practices by enforcing habits of obedience, whether to be good Confucians, vanguard socialists, or patriotic producers of wealth for the state. Despite lofty intentions, the undercurrent of corruption, injustice, and oppression remains. Nevertheless, there are countercurrents of thought that flow elsewhere than to China or to the past and that continue to be refreshed by the Vietnamese diaspora. Although subordinated and harnessed by an authoritarian regime, and although wounded by a faithless ally in 1975, these countercurrents nevertheless remain alive in dreams of Vietnamese futures.

Ghê thế!

Xin lỗi nếu có bạn nào thế là những ý trên là quá đáng. Tôi không có ý làm cho ai buồn. Nhưng cũng là một quan điểm thức vì và nên bàn.

Thực ra, cũng không nên trích vài câu ở cuối một cuốn sách hơn 700 trăng để lấy những ý đầy tranh cãi. Cuốn sách này là một công trình hết sức lớn. Mức độ chỉ tiết là hết sức ấn tượng. Hơi tiếc, vì tác giả đã viết cho người đọc quốc tế, cuốn sách không có dùng tiếng Việt và cũng không dùng scholarly referencing (hệ thống tham khảo học thuật), nhưng có một bài về tài liệu tham khảo trong phụ lực). 

Chắc chắn cuốn sách này sẽ được thảo luận nhiều trong nhiều năm tói. Riêng tôi chắc là phải đọc nhiều lần để hiểu hết, chưa nói đến việc thâm khảo những tác phẩm có những kết thức khác.

Cuối cùng, cuốn sách và tác giả Kieth Taylor đã làm cho tôi lại thấy một điều tôi đã biết rồi nhưng thỉnh thoảng còn quên: Những hạn chế của mình đối với lịch sử của Việt Nam còn vô cùng lớn!

Trong một tương lai gần, có lễ chúng ta có thể bàn về cuốn sách này trên trang này hai một trang khác, nhưng phải hoãn lại vài tháng mới có được thời gian. Trước đó, mời bạn nào có dịp đọc và chưa đọc cuốn sách hãy góp ý.

Cuốn sách : Lịch sử của Người Việt Nam. (dịch thế có đúng ko?)
Tác giả: Kieth Taylor, Nxb Cambridge University Press (CUP). 713 tr.

JL

p.s. cũng xin chia sẻ bài phỏng vấn “Hà Văn Thùy – Trao Đổi Với Ts Trần Trọng Dương về tác phẩm của K. Taylor” tại đây:
https://khoahocnet.com/2015/08/10/ha-van-thuy-trao-doi-voi-ts-tran-trong-duong-ve-bai-keith-weller-taylor-hanh-trinh-cua-mot-su-gia/

 

Vài đề nghị xay dựng v/v chết cá, vu khống v.v.

  1. Vụ chết cá là thảm hoạ;
  2. Theo vài nhà chất độc học, xác định những nguyên nhân sẽ yêu cầu thời gian;
  3. Dù nguyên nhân còn chưa rõ, có mọi lý do để nghi ngờ về ô nhiễm công nghiệp;
  4. Dù đã có mấy cuộc họp, sự thực hiện của các cơ quan chức năng đã chậm trễ;
  5. Trong bối cảnh căng, cách thông tin cho dân đã thiếu chuyên nghiệp;
  6. Thiếu một phản ứng rõ ràng, người dân trong và ngoài nước càng bất bình;
  7. Tình trạng thiếu thông tin, thiếu phản ứng đầy đủ đã tạo ra những rủi ro nhất định;
  8. Bên cạnh vụ chết cá, một thảm họa PR, thông tin cũng đã xây ra;
  9. Đối phó với thảm hoạ, nhà nước có trách nhiệm thông tin cực rõ, cực nhanh;
  10. Tin chính xác, đầy đù, kịp thời bao nhiêu, bớt lo lắng, căng thẳng bấy nhiều;
  11. Đề nghị chính quyền của Việt Nam học ngành PR trong thời gian sớm nhất;
  12. Quay phim về vài cuộc hợp trên chương trình thời sự chưa đủ, thiếu thuyết phục;
  13. Có lãnh đạo chính phủ lên TV, có họp báo như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ là tốt nhất;
  14. Cần có một nên báo chí độc lập hơn, có trách nhiệm chuyên nghiệp, uy tín hơn;
  15. Nên tạo điều kiện cho nhà báo độc lập để hành động một cách chuyên nghiệp;
  16. Thiếu báo chí như trên, người dân càng dựa vào thông tin trên mạng xã hội;
  17. Trong thời kỳ thông tin, thông tin minh bạch mới là an toàn, dân chủ, văn minh;
  18. Đề nghị các cơ quan an ninh đừng trách, vu khống, chụp mũ, kêu ‘Việt Tân’ v.v.;
  19. Chẳng ai ủng hộ một Việt Nam dân chủ, văn minh, an toàn muốn hỗn luận xã hội;
  20. Chẳng ai ủng hộ một Việt Nam dân chủ, văn minh, an toàn muốn bom xăng v.v.;
  21. Dân trong và ngoài bộ máy, trong và ngoài nước đời đất nước sách, minh bạch;
  22. Đề nghị tất cả các bên thảo luận một cách văn minh, coi mở đề tìm giải pháp;
  23. Đề nghị mọi bên tôn trọng các quyền và trách nghiệm của cả dân lẫn nhà nước;
  24. Đề nghị tân TT, Chủ Tịch gặp dân từ các tỉnh liên quan và phong trào môi trường;
  25. Thảm họa chết cá vẫn nền được xem là một cơ hội để thống nhất thay vì chia rễ;

JL

Lời khuyên khôn của Obama có chỗ ở Việt Nam?

Có khi những sự khác biệt về quan điểm làm cho ta mù và không thấy những gì ta chia sẻ cùng nhâu, những điều ta đều sẵn sàng chấp nhận. Chẳng hạn, có ai bác bỏ khẳng đình rằng đại đa số người dân Việt Nam đều muốn sống trong một trật tự xã hội dân chủ hơn, đa nguyên hơn, minh bạch hơn, an toàn hơn, và văn minh nói chúng

Tuần trước, khi TTg Hoa Kỳ B. Obama đến một Trường Đại Học ở bên Mỹ, Ông có nói đến xu hướng của các mạng xã hội để gây phân cực hóa xã hội, một phần vì chúng ta có xu hướng để chỉ nghe hoặc ‘like’ (thích) những quan điểm giống quan điểm của chính mình. Vì thế ta thường phủ nhuận hay bác bỏ ngay tất cả mọi quan điểm khác.

Về hiện tượng này TTg Obama đã cảnh báo, không nên cứ làm như thế. Nếu muốn sống trong một xã hội dân chủ phải nghe kỹ những ý kiến của chính những người khác quan điểm. Tôi cũng buồn khi thấy ở bên Mỹ, chính vấn đề này đang hạ thấp chất lượng của nền dân chủ một cách hết sức nghiêm trọng cho đến mức cực kỳ đáng báo động.

Tôi biết cụm vấn đề này có thể có một số đặc trung khác ở Việt Nam, chẳng hạn vì những hạn chế đối với du luận, thông tin v.v. Thế nhưng, trong bối cảnh của ngày nay, với vụ chết cá cho đến vấn đề biển đông hay những thảo luận xoay quanh luật biểu tỉnh, cũng xin cánh báo người dân Việt Nam không nên cứ xem việc có những chính kiến khác nhau một vấn đề nữa.

Thay vi đó, xin đề nghị càng sớm Việt Nam có thể “thoải mái” với một du luận đa nguyên và càng sớm Việt Nam có thể tìm cách để phát triển những cơ chế mà, qua đó, từng dân đều có đủ cơ hội và quyền để bây tỏ quan điểm của họ một cách ổn hòa, thì càng sớm Việt Nam sẽ vượt qua những thách thức đang trước mặt. Và nếu không làm thì Việt Nam sẽ bị sa lây vào tình tràng của ngày nay. Và nếu không các thế hệ sao sẽ “thâm sự, dân chủ đến thế là cùng.”

Trong thời đại thông tin này, mọi nước đều phải có những thể chế và những không gian để bàn, thảo luận, và thậm chí cãi nhâu (tốt nhất là một cách văn minh) để cùng nhau đề cập những vấn đề cốt lỗi một cách kịp thời và công khai. Tôi không thế “phương án” càng ngày càng chuyên chế của Trung Quốc là phu hợp với Việt Nam.

Trong những ngày gần đây tôi đã nhận được một số bình luận và câu hỏi, đặc biệt sau tôi đã chia sẻ những quan ngại của tôi về cuộc bâu cử vừa rồi ở Philippines. Trong một post trên FB tôi đã khẳng định rằng “dân chủ” như Philippines cũng không được vì từ trước đến nay nền chính trị của quốc gia đó đã bị mấy gia đình kiểm soát, và cộng với một số yếu tố khác, đã gây ra những vấn đề như tham nhũng, bạo động chính trị, và sự thất vọng trong dân chúng.

Ngay sao đó, có mấy bạn (các loại) cho hay kết quả bâu cử ở Philippine xác nhận rằng các điều kiện để có một Việt Nam dan chủ hơn còn “chưa chín” …. Đề làm như Obama đề nghị tôi cũng xin đề cập bình luận của một bạn mà có vẻ tôi khá là khác về quan điểm. Khi bạn này cho rằng “Chế độ gì cũng được đánh giá qua kết quả là cuộc sống người dân” thì tôi cũng đồng ý, ta nên đánh giá sự thực hiện của mọi quốc giá như thế.

Song, khi bạn ấy hỏi tôi “đã đọc qua textbook (sách khoa) nào về development economics (sự phát triển học) chưa mà cứ bập bẹ về những gì mình không nắm rõ. Quan hệ giữa democracy (dân chủ) và growth (tăng trường kinh tế) có gì chắc chắn không? Ngược lại sự bất ổn ngắn hạn đi sau bạo động và cách mạng có dập tắt triển vọng phát triển dài hạn hay không?”

Dù quan điểm trên là không mới thì tôi không bác bỏ. Từ trước đến nay, những người mà cho rằng một nền chính trị dân chủ là chưa phù hợp với các điều kiện ở Việt Nam thường nêu hai lý do. Hoặc là dân trí còn quá thấp, hoặc là sự bất ổn và sự hỗn luận xã hội mà dân chủ sẽ mang lại sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tê.

Tất nhiên tôi không thấy vấn đề đối với dân chủ ở Việt Nam là “dân trí còn quá thấp.” Và chắc chắn tôi không giả định một nền chính trị dân chủ chắc chắn sẽ bất ổn và hỗn loạn.

Thay nhưng, thay vi bác bỏ ngay hai quan điểm ấy, xin hỏi, làm gì và làm thế nào để nâng cao dân trí và làm gì và làm thế nào để dần dần nâng cao mức dân chủ đa nguyên trong xã hội mà đồng tời vẫn có được một trật tự ổn hòa, văn minh và an toàn? Nếu trả lời “chú giáo sư hãy lo về nước của chính mình đi” thì cũng hiểu. Nhưng tôi quan tâm đến cả hai đất nước.

Nếu nói quá trình phát triển một nền chính trị dân chủ hơn và đa nguyên hơn sẽ có nhiều thách thức thì tất nhiên tôi sẽ đồng ý. Nhưng cũng xin đề nghị thay vi thật vọng trước những thách thức đó hoặc bi quan đến mức mà sẵn sàng bỏ hết các quyền còn người được ghi trên Hiến Pháp và cứ coi người dân thường như là trẻ con thì hãy suy ngẫm về lời lời khuyên khôn của bạn TTg Obama và tự hỏi mình bằng cách nào để một đất nước càng đa nguyên càng tiến lên. Cú ảo tưởng, cứ lạc quan thế…

JL

Có khủng hoảng thông tin phải được coi trọng đúng mức

Như mọi người, tôi rất quan tâm đến thảm hoạ môi trường ở miền Trung. Tất nhiên đây là một sự kiện lớn, và tính chất quan trọng của vụ việc không chỉ dừng lại ở vấn đề môi trường.
 
Vì tôi không phải là chuyên gia về độc chất học và chỉ biết những gì đọc online nên tôi chưa đủ thoải mái để khẳng định điều gì. Nếu tôi không nhầm, những nguyên nhân cũng đã chưa được làm rõ. Việc mời những chuyên gia quốc tế vào là một bước hứa hẹn, nhưng tất nhiên, những kết quả khoa học phải được công bố công khai.
 
Bên cạnh thảm hoạ môi trường là những tác động kinh tế xã hội nhất định (mặc dù chưa biết mức độ đến đâu) đối với người dân của các cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp.
 
Cuối cùng, ý nghĩa chính trị của vụ việc cũng không kém phần quan trọng. Về các cuộc biểu tỉnh đã tiếp diễn ở Hà Nội, Sài Gòn và một số nơi khác tôi sẽ không đề cập trực tiếp ở đây.
 
Về cải cách, tôi trân trọng đề nghị khi có khủng hoảng, dù là chết cá hay tàu lạ, nhà nước Việt Nam phải phấn đấu chuyên nghiệp hơn, kịp thời hơn, cụ thể và minh bạch hơn trong việc làm rõ tình trạng của từng vấn đề, để người dân Việt Nam có thể trông đợi được từ phía nhà nước trong tương lai ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn ngay sau khi khủng hoảng nổ ra.
 
Nếu không, tôi rất e ngại khả năng đối phó với những thách thức của quá trình hiện đại hoá cũng như những thách thức đối với vấn đề chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam.
 
Ở các nước văn minh, các cơ quan chức năng coi trọng vấn đề thông tin hơn nhiều. (Dù phải thừa nhận ta đã thấy một thảm hoạ ở TP New Orleans dưới chế độ Bút con).
 
Hãy thực thi và coi trọng quyền của người dân để không ai còn phải thấy cảnh một bà mẹ bị đánh trước mặt của con mình nữa. Buồn thế!
 
Thực ra, cả tuần tôi đã viết mấy bài dài dài về vụ chết cá nhưng bỏ hết… vì chưa hài lòng.. hoặc là vì bất bình đến mức chả biết viết thế nào cho phải.
 
Vậy, cho đến hôm nay, tôi chỉ có thể viết thế mà thôi.
 
JL