Có khủng hoảng thông tin phải được coi trọng đúng mức

Như mọi người, tôi rất quan tâm đến thảm hoạ môi trường ở miền Trung. Tất nhiên đây là một sự kiện lớn, và tính chất quan trọng của vụ việc không chỉ dừng lại ở vấn đề môi trường.
 
Vì tôi không phải là chuyên gia về độc chất học và chỉ biết những gì đọc online nên tôi chưa đủ thoải mái để khẳng định điều gì. Nếu tôi không nhầm, những nguyên nhân cũng đã chưa được làm rõ. Việc mời những chuyên gia quốc tế vào là một bước hứa hẹn, nhưng tất nhiên, những kết quả khoa học phải được công bố công khai.
 
Bên cạnh thảm hoạ môi trường là những tác động kinh tế xã hội nhất định (mặc dù chưa biết mức độ đến đâu) đối với người dân của các cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp.
 
Cuối cùng, ý nghĩa chính trị của vụ việc cũng không kém phần quan trọng. Về các cuộc biểu tỉnh đã tiếp diễn ở Hà Nội, Sài Gòn và một số nơi khác tôi sẽ không đề cập trực tiếp ở đây.
 
Về cải cách, tôi trân trọng đề nghị khi có khủng hoảng, dù là chết cá hay tàu lạ, nhà nước Việt Nam phải phấn đấu chuyên nghiệp hơn, kịp thời hơn, cụ thể và minh bạch hơn trong việc làm rõ tình trạng của từng vấn đề, để người dân Việt Nam có thể trông đợi được từ phía nhà nước trong tương lai ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn ngay sau khi khủng hoảng nổ ra.
 
Nếu không, tôi rất e ngại khả năng đối phó với những thách thức của quá trình hiện đại hoá cũng như những thách thức đối với vấn đề chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam.
 
Ở các nước văn minh, các cơ quan chức năng coi trọng vấn đề thông tin hơn nhiều. (Dù phải thừa nhận ta đã thấy một thảm hoạ ở TP New Orleans dưới chế độ Bút con).
 
Hãy thực thi và coi trọng quyền của người dân để không ai còn phải thấy cảnh một bà mẹ bị đánh trước mặt của con mình nữa. Buồn thế!
 
Thực ra, cả tuần tôi đã viết mấy bài dài dài về vụ chết cá nhưng bỏ hết… vì chưa hài lòng.. hoặc là vì bất bình đến mức chả biết viết thế nào cho phải.
 
Vậy, cho đến hôm nay, tôi chỉ có thể viết thế mà thôi.
 
JL

16 thoughts on “Có khủng hoảng thông tin phải được coi trọng đúng mức

  1. MỘT ĐỀ TÀI CẦN THIẾT
    Giáo sư đưa ra một vấn đề rất thời sự và hữu ích cho vấn đề Thảm hoạ môi trường hiện nay tại Việt nam và nó có khả năng dẫn tới phản ứng dây chuyền tới toàn bộ vùng Biển Đông thuộc các nước có liên quan tới kinh tế Biển vì một nguồn nghi vấn là chất thải công nghiệp do nhà máy xả ra không bị phát hiện, truy tố, ngăn chặn, hủy bỏ, bồi thường bởi phán quyết của Tòa có thẩm quyền thì một nhà máy mới bước vào giai đoạn hoạt động đầu mà đã gây tác hại kinh hoàng như vậy nếu hoạt động này kéo dài cho hết hợp đồng 70 năm thì chắc Cá tại vùng biển xứ Mỹ cũng kéo lên bờ nằm phơi luôn! Hy vọng mọi giới sẽ có những ý kiến chuyên sâu về vấn đề mà Giáo sư nêu ra. Chắc nhờ viết nhiều bài về thân phận của con Cá mà Tiếng Việt của Giáo sư hoàn toàn rõ nghĩa mà không có lỗi chính tả nào.

    • “chắc Cá tại vùng biển xứ Mỹ cũng kéo lên bờ nằm phơi luôn!”?
      Bạn đùa dai? Mỹ đâu có ngu!

      • “…Những rủi ro về môi trường chưa được xem xét

        Dự án Formosa có nhà máy luyện gang thép với công nghệ lạc hậu, nên phải dùng than mỡ để luyện coke cho lò cao. Nhu cầu than mỡ hàng năm phải nhập khẩu là 3,623 triệu tấn để luyện ra 2,52 triệu tấn coke (xem tr.24, Thuyết minh tổng hợp). Ngoài ra, hàng năm Formosa phải sử dụng khoảng 0,642 triệu tấn dolomit; 1,442 triệu tấn đá vôi, và 1,296 triệu tấn than cám.
        Quy trình luyện coke thải ra rất nhiều độc tố vì than mỡ dùng để luyện coke thường có chứa các chất rất độc hại và nguy hiểm, như: sulphure (≈ 0,3%) chlorine (≈0,03%), phosphorous (≈0,001%); và arsenic (≈0,004%).
        Như vậy, Chỉ riêng 3 loại chất cực độc (là chlorine, phosphorous, và arsenic) chứa trong than mỡ đã khoảng 0,035%. Với lượng tiêu dùng 3,623 triệu tấn/năm, chỉ riêng khâu luyện coke sẽ thải ra môi trường dưới mọi hình thức ít nhất 1.268 tấn/năm chất cực độc nói trên.
        Đáng lưu ý, những loại than dùng để luyện coke đã được Formosa nhập về VN đều là những loại than rẻ tiền. Thay vì nhập khẩu than mỡ, Formosa đã nhập khẩu than bitum vào VN để luyện coke. Cụ thể, năm 2014, Formosa đã nhập khẩu 960.466 tấn than bitum từ Indonesia với giá bình quân gần 84 U$/tấn và năm 2015, Formosa đã nhập khẩu 87.923 tấn than bitum từ Canada để luyện coke với giá bình quân 82 U$/tấn. Các thành phần độc tố nói trên trong các loại than bitum rẻ tiền này chắc chắn còn cao hơn nhiều so với trong than mỡ đắt tiền (khoảng 200 U$/tấn).
        Nhà máy luyện coke của Formosa theo thiết kế có công suất 2,86 triệu tấn/năm. Như vậy, cũng theo thiết kế, lượng khí lò coke (COG) hàng năm lên tới 1,4 tỷ Nm3 (trong điều kiện bình thường) và thải ra khoảng 1,1 triệu tấn xỉ/năm. Ngoài than luyện coke, nhà máy này còn phải sử dụng 1.906 tấn dầu rửa/năm.
        Điều đáng lo ngại là trong Báo cáo đầu tư, Formosa đã cố tình không đưa ra các đặc tính kỹ thuật cũng như các thành phần hóa học của các loại nguyên liệu đầu vào được đưa vào sử dụng trong dự án (trong đó có các thành phần độc tố trong than luyện coke và dầu rửa).
        Vấn đề bảo vệ môi trường không được đề cập trong Báo cáo đầu tư…
        ….Việc quản lý môi trường bị buông lỏng

        Như chúng ta đã biết, Formosa là một dự án thuộc lĩnh vực luyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất nhiệt điện tự dùng). Công nghệ của nhà máy thuộc loại lạc hậu (phải sử dụng coke để luyện gang). Quy trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục. Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được thải ra liên tục. Chỉ riêng chất thải lỏng được phê duyệt thải ra môi trường tới hàng chục nghìn m3/ngày.
        Thế nhưng, việc quan trắc, giám sát từ phía các cơ quan của nhà nước lại chỉ thực hiện theo chu kỳ. Đặc biệt, việc xử lý các chất cực độc phát sinh từ công nghệ luyện coke-gang-thép đã không được kiểm soát khách quan và liên tục. Đây là một kẽ hở lớn mà chủ đầu tư có thể lợi dụng để chỉ cần trong vòng vài phút có thể thải hết ra biển hàng tấn chất cực độc như Chlorine, Phosphorous, Arsenic.
        Để làm sáng tỏ vấn đề này, cơ quan chức năng cần công bố toàn văn ĐTM và những tài liệu liên quan đến việc phê duyệt ĐTM của dự án.
        Câu hỏi, liệu hàng tấn chất cực độc nêu trên có dẫn đến cá chết hàng loạt hay không? chúng tôi xin nhường lời cho các nhà khoa học hóa sinh./.
        Hà Nội, ngày 01/5/2016
        N.T.S.

        Tác giả gửi (Bauxite Việt Nam)
        TƯ LIỆU
        6/05/2016Trang Đầu » Lên Tiếng, Môi Trường
        Những bất cập trong triển khai dự án FORMOSA Hà Tĩnh
        TS Nguyễn Thành Sơn
        Chuyên gia tư vấn độc lập
        Trong Lời mở đầu bài viết của TS Tô Văn Trường đăng ngày 3-5-2016”

  2. Trao đổi với BBC hôm 08/5/2016 từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Viết Khuyến, chuyên gia địa vật lý biển, từng có 17 năm làm việc trong quân đội Việt Nam, nói:
    “Tôi nghĩ còn một lý do nữa, không loại trừ, đấy là lý do phía đối phương cố tình tác động lên các yếu tố về môi trường của Việt Nam, gồm phần đất liền, phần nước và cả phần khí quyển, có yếu tố cố tình, gây ra những thiệt hại to lớn, có tác động lớn lên phát triển kinh tế, các chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
    “Thí dụ như kinh tế biển chẳng hạn, một trong những chiến lược lớn, hay phát triển vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, đấy là những mục tiêu kinh tế rất lớn mà nó đã cố tình tác động để cho những mục tiêu đó không đạt được.
    “Thì cái đấy tôi nghĩ thuộc về cái gọi là chiến tranh địa vật lý, phải thêm một yếu tố thứ ba nữa,” Tiến sỹ Lê Viết Khuyến đề xuất bổ sung một khả năng nguyên nhân thứ ba, sau hai nguyên nhân mà nhà chức trách Việt Nam đặt giả thuyết là ‘thủy triều đỏ’ và ‘tác động của con người’ (được hiểu là từ hoạt động sản xuất, công nghiệp hay sinh hoạt).

  3. nghe nói “ở những nước văn minh”người ta ko ăn thịt nên ko giết con vật làm thịt hở giáo sư?

  4. Của đáng tội, Giáo sư cứ ép họ hoài. Họ nào có bưng bít thông tin gì đâu, ngay cả họ cũng phải chờ thông tin từ Bắc Kinh kia mà, thân phận chế độ bù nhìn khổ như thế là cùng.

    qx

  5. Nhiều giả thiết về nguyên nhân gây ra vụ cá chết này quá, nên thật sự hoang mang không biết nó là cái gì, nhưng ô nhiễm do các chất thải độc hại từ các khu công nghiệp là có phần rồi. Chỉ không biết có nên tiếp tục tiêu thụ hải sản trong khi chờ đợi các nhà ngâm cứu tìm ra nguyên nhân. Thật là thương cho người dân quê hương tôi, họ sẽ sống bằng cái gì khi thủy sản, lúa gạo không những chỉ là thức ăn mà còn là nguồn thu nhập chính cuả họ. Khó tưởng tượng được một con sông hùng vĩ như Mekong lại cạn dòng ở hạ lưu, một miền duyên hải dồi dào thuỷ sản bên Biển Đông lại có ngày bị trở thành nghiã địa… Ông Trời có mắt không, có lòng thương những con người cơ cực bán lưng cho trời, ghìm mặt xuống đất để mưu sinh không?

    Tôi nói thật là không thích chữ “nhân quyền” lắm. Tôi thích những từ có ý nghiã cụ thể đơn giản hơn, như “quyền cuả công dân”, “quyền tự do ngôn luận”, “quyền tự do tín ngưỡng”…

  6. Bắt được “quả tang” anh JL không thích “Shakespeare… and the Bush” đó nhe 🙂
    Tội cho ông But Em nhìn trẻ trung, khoẻ mạnh, sáng láng thế mà rơi sớm quá.
    “My spouse’s hero” thắng vòng sơ bộ rồi, không biết businessman có trở thành Tổng Thống không nhỉ?

  7. Anh JL có nghĩ rằng TT Obama sẽ được mời phát biểu tại quốc hội ở Hà Nội như ông Tập đã từng trước đây không nhỉ?

  8. Tôi rất lấy làm ngờ vực như thể là tổ tiên DcsVN đã bán hết đất và biển rồi nên chính quyền bây giờ họ rất ái ngại phải có thái độ bày tỏ mạnh mẽ hơn cũng như che dấu bưng bít thông tin , đàn áp biểu tình về những vấn để vi phạm quá nhạy cảm nầy .

  9. hỏi một câu trân thành mong giáo sư trả lời thật lòng.người mỹ luôn tự cho mình là lãnh đạo tế giới,luôn tự hào rằng nước tự dân chủ nhất tế giới nhưng giờ lại có nhóm người mỹ suốt ngày cầu xin putin hay tập hãy mang lại tự do dân chủ cho người dân mỹ thì sao?

    • Cảm ơn bạn. Anh mà bào nước Mỹ là nước dân chủ nhất thế giới là có vấn đề. Ai là “xin putin hay tập hãy mang lại tự do dân chủ cho người dân mỹ” thì khổng chỉ là điên.

      • GS không tuyển được DLV nào “khôn” hơn “Dự” 1 chút à? Hay Format của chu81ng là vậy?

    • Kết thúc cuộc phỏng vấn Gs. Nguyễn Tiến Hưng có ca ngợi dân tộc Do Thái, để Việt Nam có thể học theo mà đoàn kết dân tộc.

Comments are closed.