Cuốn sách: Lịch sử của Người Việt Nam, Kieth Taylor

FullSizeRender-5

Vài tuần trước tôi có mua cuốn sách Lịch sử của Người Việt Nam do Kieth Taylor, một giáo sư sử học nổi tiếng tại Đại Học Cornell.

Dù GS Taylor là một tác giả nổi tiếng tôi phải thừa nhận (xấu hổ một chút) là lần đầu tiên đọc bất cứ tác phẩm của Ông. Tôi có mấy bạn đã từng là nghiên cứu sinh của Ông Taylor, và theo tôi được biết cách đây vài năm Ông có viết một bài ngắn mà đã gây tranh cãi khi đề nghị những ý định ban đầu của Mỹ ở Việt Nam là o.k. Riêng về vấn đề đó tôi không bàn. Và hiện nay tôi chưa sẵn sàng đánh giá cuốn sách quan trọng này vì…. chưa đọc hết!

Đến nay, mới đọc từ đầu cho đến thời Lý và từ 1954 đến nay (phần con lại sẽ đọc sau). Lê do đọc như thế là (1) có tới 300 trăng giữa hai phần đó và (2) muốn đọc những nhận xét của Ông về thời kỳ 1954 đến nay. Ở cuối bài Ông có hai ý nghĩ đáng thứ vị, tạm dịch

…[K]hẳng định bản sắc Việt Nam trước hẹn hò tiếp xúc với người Trung Quốc cổ đại, và thứ hai, chủ đề chủ đạo của cuộc nổi dậy chống lại sự áp bức của thực dân và chống ngoại xâm;

Ông thấy không một trong hai ý tưởng này có thể được duy trì bởi với bằng chứng hiện có về quá khứ. Ngoài đó, Ông có viết (và xin lỗi nếu cách dịch là chưa 100 chính xác):

Đồng thời, sự cám dỗ để kéo ra khỏi mô hình Trung Quốc vẫn còn sống giữa người Việt Nam, đặc biệt là người miền Nam. Tuy nhiên, tùy chọn cân bằng tiềm năng liên quan đến các nước láng giềng không Trung Quốc Châu Á và có thể là Mỹ gặp đầy bất ổn và hoài nghi. (Còn)dễ dàng hơn đối với hầu hết các nhà lãnh đạo Việt Nam tin tưởng vào Trung Quốc hơn là tin tưởng các nước láng giềng và các đồng minh không Trung Quốc vì họ biết và hiểu người Trung Quốc hơn nhiều so với họ biết và hiểu được người khác.

Và tranh cãi hơn cả và cũng có thể hơi tranh cãi hay thậm chí xúc phạm là những câu ở cuối cùng mà dưới nay chia sẻ sông sông bằng tiếng Việt (tạm dịch từ nguyên văn) và tiếng Anh (từ nguyên văn):

Một nét lâu dài của kinh nghiệm Việt Nam là phù hợp cơ bản mối quan hệ với Trung Quốc thực thi bởi các chính phủ theo mô hình những gì tồn tại ở Trung Quốc. Một khía cạnh của việc này là chính phủ có xu hướng giáo huấn giáo điều (?) và (xin lỗi không chính xác) thường kết nối một cách yếu đối với nguyện vọng của dân số chung. Từ thế kỷ thứ mười lăm, và tiếp tục đến thời điểm hiện tại, các chính phủ tại Hà Nội đã nỗ lực để thúc đẩy những lý tưởng và thực hành cụ thể bằng cách thực thi những thói quen vâng lời, cho dù là Nho sĩ tốt, chủ nghĩa xã hội tiên phong, hoặc nhà sản xuất yêu nước (của ngày nay). Mặc dù ý định cao cả, các ngầm của sự tham nhũng, bất công và áp bức vẫn còn. Tuy nhiên, có countercurrents tư tưởng chảy ở nơi khác hơn là Trung Quốc hay quá khứ và tiếp tục được làm mới bởi các cộng đồng người Việt. Mặc dù trực thuộc và khai thác bởi một chế độ độc tài, và mặc dù bị thương bởi một đồng minh vô tín trong năm 1975, những countercurrents tuy nhiên vẫn còn sống trong những giấc mơ của tương lai Việt.

An enduring feature of Vietnamese experience is the fundamentally compliant relationship with China enforced by governments modeled on what exists in China. An aspect of this is that government tends to be didactic with weak connections to popular aspirations. Since the fifteenth century, and continuing to the present time, governments in Hanoi have endeavored to promote particular ideals and practices by enforcing habits of obedience, whether to be good Confucians, vanguard socialists, or patriotic producers of wealth for the state. Despite lofty intentions, the undercurrent of corruption, injustice, and oppression remains. Nevertheless, there are countercurrents of thought that flow elsewhere than to China or to the past and that continue to be refreshed by the Vietnamese diaspora. Although subordinated and harnessed by an authoritarian regime, and although wounded by a faithless ally in 1975, these countercurrents nevertheless remain alive in dreams of Vietnamese futures.

Ghê thế!

Xin lỗi nếu có bạn nào thế là những ý trên là quá đáng. Tôi không có ý làm cho ai buồn. Nhưng cũng là một quan điểm thức vì và nên bàn.

Thực ra, cũng không nên trích vài câu ở cuối một cuốn sách hơn 700 trăng để lấy những ý đầy tranh cãi. Cuốn sách này là một công trình hết sức lớn. Mức độ chỉ tiết là hết sức ấn tượng. Hơi tiếc, vì tác giả đã viết cho người đọc quốc tế, cuốn sách không có dùng tiếng Việt và cũng không dùng scholarly referencing (hệ thống tham khảo học thuật), nhưng có một bài về tài liệu tham khảo trong phụ lực). 

Chắc chắn cuốn sách này sẽ được thảo luận nhiều trong nhiều năm tói. Riêng tôi chắc là phải đọc nhiều lần để hiểu hết, chưa nói đến việc thâm khảo những tác phẩm có những kết thức khác.

Cuối cùng, cuốn sách và tác giả Kieth Taylor đã làm cho tôi lại thấy một điều tôi đã biết rồi nhưng thỉnh thoảng còn quên: Những hạn chế của mình đối với lịch sử của Việt Nam còn vô cùng lớn!

Trong một tương lai gần, có lễ chúng ta có thể bàn về cuốn sách này trên trang này hai một trang khác, nhưng phải hoãn lại vài tháng mới có được thời gian. Trước đó, mời bạn nào có dịp đọc và chưa đọc cuốn sách hãy góp ý.

Cuốn sách : Lịch sử của Người Việt Nam. (dịch thế có đúng ko?)
Tác giả: Kieth Taylor, Nxb Cambridge University Press (CUP). 713 tr.

JL

p.s. cũng xin chia sẻ bài phỏng vấn “Hà Văn Thùy – Trao Đổi Với Ts Trần Trọng Dương về tác phẩm của K. Taylor” tại đây:
https://khoahocnet.com/2015/08/10/ha-van-thuy-trao-doi-voi-ts-tran-trong-duong-ve-bai-keith-weller-taylor-hanh-trinh-cua-mot-su-gia/

 

7 thoughts on “Cuốn sách: Lịch sử của Người Việt Nam, Kieth Taylor

  1. “Đồng thời, sự cám dỗ để kéo ra khỏi mô hình Trung Quốc vẫn còn sống giữa người Việt Nam, đặc biệt là người miền Nam. Tuy nhiên, tùy chọn cân bằng tiềm năng liên quan đến các nước láng giềng không Trung Quốc Châu Á và có thể là Mỹ gặp đầy bất ổn và hoài nghi. (Còn) là dễ dàng hơn đối với hầu hết các nhà lãnh đạo Việt Nam tin tưởng vào Trung Quốc hơn là tin tưởng các nước láng giềng và các đồng minh không Trung Quốc vì họ biết và hiểu người Trung Quốc hơn nhiều so với họ biết và hiểu được người khác.”

    Nền chính trị, thể chế, tổ chức cuả hai đảng y chang nhau, Hà Nội như một bản photocopy cuả Bắc Kinh, như một đứa con đeo bám cuả Bắc Kinh, thì tức nhiên là họ “hiểu” Bắc Kinh nhiều hơn hiểu những người khác rồi. Nó cứ thế vận vào tinh thần cuả họ như một thứ quán tính, gây cho họ một ảo tưởng hay một hy vọng thổn thức rằng họ sẽ được che chở, bảo vệ trước bất kỳ sóng gió nào, dưới bóng che cuả người đàn anh vĩ đại. Tại sao họ không có thể rằng, vẫn “hiểu” Bắc Kinh mà không bị lệ thuộc vào cái sự hiểu đó. Cũng có nghiã là họ không đủ khả năng để hiểu những người hay những gì khác với họ, để từ đó tìm kiếm một con đường phát triển cho dân tộc, một khả năng mà một người lãnh đạo có bản lãnh và tài năng không thể thiếu.

    • “Ghê thế!”
      Ý anh Jonathan là gì đấy? Có phải về “the Vietnamese diaspora” không?
      Theo tôi thì tác giả có lý và có ý tốt đấy. Sau cuộc tương tàn, đã xuất hiện khắp năm châu nhiều người Việt lưu vong và di dân rất tài giỏi thuộc nhiều lưá tuổi, nghề nghiệp. Nếu một ngày đất nước đổi mới, có pháp trị và sự bình đẳng, tôi ước mong họ sẽ quay về góp phần xây dựng quê hương. Có cái gì ngăn cản sự hoà giải, hoà hợp dân tộc khi nó chính là sức mạnh?

      • Hay anh thấy “Ghê thế!” là bởi vì… “Although subordinated and harnessed by an authoritarian regime, and although wounded by a faithless ally in 1975, these countercurrents nevertheless remain alive in dreams of Vietnamese futures.”???

        Con người không mấy ai là không chịu sự tổn thương ở nơi này hay ở nơi kia, bởi thế lực này hơi bởi thế lực khác, huống hồ gì là con người Việt Nam, trong một thế kỷ đã lãnh chịu sự can thiệp, tranh giành lợi thế không ngưng trên dải đất nhỏ bé này, Trung Quốc-Nga-Pháp-Nhật-Hoa Kỳ? Nhưng chúng ta cũng rất dễ thêm một lần nữa trở thành bị lợi dụng, thành nạn nhân cuả những kẻ chuyên đi đổ tội, ngụy biện, đánh tráo sự kiện để làm lợi cho xu hướng cuả họ. Chúng ta cũng rất dễ thêm một lần nưã dày vò chính sự tổn thương đó, hoặc tự gây thêm bi thương cho chính mình bởi ám ảnh bị phản bội, bị đánh bại. Người Miền Nam bị bỏ rơi vào tháng 4 năm 1975. Người Miền Bắc bị một cái tát kinh hoàng vào năm 1979. Không “Một Câu Chuyện cuả Người Việt Nam” nào không làm tôi rơi lệ khi đọc về nó, bởi vì tôi biết tìm hiểu và hiểu được những đồng baò có số phận và tư duy khác với mình. Chúng ta không thể cải sưả số phận cuả mình trong quá khứ, nhưng chúng ta có thể sưả đổi tư duy để nó trở nên mới mẻ và thêm sức sống, sáng tạo cho tương lai.

        — Đây là Đài Tiếng Nói Việt Nam, phát thanh từ “Còm Viên” cuả Blogger Xin Lỗi Ông…. 🙂

  2. Thú thật với Giáo sư là tôi đọc xong mà không hiểu gì mấy. Tôi ước đoán 99,99% người dân Việt Nam nếu có đọc cũng không hiểu đâu. Quyển sách này quá hàn lâm – bác học với một thứ văn phong rất Tây, nó khó hiểu như “Bổ đề Cơ bản” của GS Ngô Bảo Châu (có lẽ được ứng dụng ở thế kỉ 22, 23 gì đấy?).

    Tôi rất mong Giáo sư giúp đỡ diễn giải một cách chi tiết dễ hiểu và bình dân hơn để chúng tôi biết thêm người nước ngoài viết về lịch sử Việt Nam như thế nào? Cảm ơn Giáo sư.

Comments are closed.