Bàn về phán quyết (I)

Phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 vào ngày 12-7 đối với những tranh chấp hàng hải liên quan đến Philippines, Trung Quốc và Đài Loan, qua đó bác yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, chính là một diễn biến đáng mừng đối với những quốc gia ủng hộ một trật tự khu vực dựa trên các thông lệ và luật pháp quốc tế.

Nhìn một cách rộng hơn, phán quyết tạo cơ hội cho các bên liên quan hợp tác cùng nhau nhằm thúc đẩy một trật tự khu vực dựa trên những nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên, quyết định của Tòa trọng tài cũng tạo ra những thách thức và nguy cơ nhất định.

Trong bối cảnh hiện nay, thật cần thiết để các lãnh đạo và công dân trong khu vực nhận ra các cơ hội và nguy cơ, để từ đó sử dụng phán quyết như một cơ hội làm giảm căng thẳng và tìm kiếm những giải pháp bền vững, kịp thời cho các vấn đề tranh chấp trên biển.

Cần phản đối đường lưỡi bò phản cảm

Phán quyết quan trọng nhất của Tòa trọng tài chính là việc bác bỏ căn cứ lịch sử của yêu sách đường chín đoạn (hay đường lưỡi bò) mà Trung Quốc “vẽ” ra ở Biển Đông. Vì quyết định của Tòa trọng tài có tính chất ràng buộc, nên đường chín đoạn chính thức được tuyên bố vô giá trị và không có hiệu lực. Trung Quốc không thể sử dụng đường chín đoạn này để củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của họ.

Khi yêu sách đường lưỡi bò của Bắc Kinh được Tòa trọng tài kết luận vô giá trị, chúng ta cần phản đối những hình ảnh đường lưỡi bò in trên hàng triệu hộ chiếu, hàng triệu quyển sách giáo khoa tuyên truyền những luận điệu không có thật cho người dân Trung Quốc rằng toàn Biển Đông thuộc về nước này.

Trong những tháng gần đây, các du khách và ngôi sao giải trí Trung Quốc liên tục quảng bá đường lưỡi bò phi pháp nhằm thể hiện chủ nghĩa dân tộc và sự chính đáng của họ. Đối với những ai trong khu vực không phải là người Trung Quốc, những đồ dùng mang hình lưỡi bò này trông thật kinh tởm và phản cảm. Dù sao đi nữa, những hình ảnh lưỡi bò này sẽ không làm thay đổi phán quyết cũng như quan điểm của một cộng đồng quốc tế ủng hộ tính pháp quyền.

Kết luận của Tòa trọng tài còn cho thấy những nỗ lực thực thi các yêu sách bất chính đáng đối với các khu vực rộng lớn ở Biển Đông thông qua các biện pháp như quân sự và coi thường luật pháp quốc tế đều là khinh suất.

Những hành vi như vậy đã xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác, làm bất ổn tình hình an ninh khu vực, tạo ra một hình ảnh phản cảm đối với người dân trong khu vực.

Dù Việt Nam không tham gia vào vụ kiện nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam hoan nghênh việc tòa ra phán quyết và tái khẳng định cam kết giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế.

Việt Nam có lợi ích khi duy trì mối quan hệ mạnh với tất cả quốc gia trong khu vực, bao gồm Trung Quốc và Mỹ. Việt Nam là một đất nước duyên hải có tương lai thuộc vào tuyến đường biển an toàn và mở.

Những tranh chấp đối với các đảo và thực thể cụ thể cần được giải quyết một cách hòa bình. Các chính sách ngoại giao sáng tạo và dũng cảm cũng cần được tạo ra. Nhưng không có quốc gia nào, kể cả Phillippines hoặc Việt Nam, Indonesia, Nhật, Ấn Độ, hoặc Mỹ có thể chấp nhận một khu vực được cai trị thông qua các hành động sử dụng vũ lực và cưỡng ép.

Trung Quốc thay đổi chính sách?

Việc Bắc Kinh bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài là điều không ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo của nước này đã dành biết bao nỗ lực và tiền của nhằm quảng bá và bảo vệ các yêu sách ở Biển Đông.

Có hai vấn đề được xem là trong cái rủi có cái may. Đầu tiên là các bên cùng cam kết giải quyết tranh chấp dựa trên các nguyên tắc quốc tế sẽ giúp họ tiếp tục đoàn kết và tự tin bởi vì họ biết rằng luật pháp quốc tế ủng hộ họ.

Dù Bắc Kinh có thể bác bỏ các đề xuất giải quyết tranh chấp theo kênh đa phương, trên thực tế sự quan trọng của khu vực và sự quan trọng của việc bảo vệ những chuẩn mực quốc tế trên biển cho thấy những giải pháp đa phương, những giải pháp dựa vào những cơ chế của luật pháp quốc tế là cần thiết để có một thỏa hiệp chính đáng và bền vững. Bắc Kinh càng sớm nhận ra điều này là càng tốt.

Cái may thứ hai không kém phần quan trọng là có các dấu hiệu dù nhỏ cho thấy các thành viên trong giới làm chính sách và trí thức của Bắc Kinh đang kêu gọi chính phủ điều chỉnh lại các chính sách quốc gia.

Trong bài viết trên tờ India Times, Shen Dingli, giáo sư của Học viện Nghiên cứu quốc tế, Đại học Fudan, Thượng Hải, đã mô tả hành vi của Bắc Kinh là “cậy quyền”, đồng thời kêu gọi Chính phủ Trung Quốc nên điều chỉnh lại chính sách và có một cách tiếp cận hiệu quả hơn trong việc bảo vệ những lợi ích cũng như hình ảnh “thân thiện” của Trung Quốc.

Dù lời kêu gọi này chắc chắn là chưa đủ, nhưng ít ra cộng đồng quốc tế có thể hi vọng cho thấy sự khởi đầu của sự thay đổi.

Các giải pháp cần thiết để giải quyết tranh chấp trong khu vực vẫn không mới: đó là giải quyết các tranh chấp trên tinh thần xây dựng dựa trên luật pháp và thông lệ quốc tế cũng như tôn trọng lẫn nhau.

Nhiều người hi vọng rằng phán quyết của Tòa trọng tài giúp giải quyết tranh chấp theo các giải pháp hòa bình về dài hạn.

Tuy nhiên, để Bắc Kinh thay đổi hoàn toàn các chính sách là một quá trình khó khăn về mặt chính trị, đặc biệt là khi những chính sách này được tạo ra từ các nỗ lực thu hút sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng.

Tất nhiên, nhiều người ở khắp châu Á và những quốc gia bên ngoài khu vực rất hi vọng Bắc Kinh sẽ điều chỉnh chính sách của họ nhằm mang lại an ninh, thịnh vượng và đoàn kết cho tất cả người dân trong khu vực.

JL

Bài này được đăng trên tờ báo Tuổi Trẻ tại đây  dưới tên “Bácyêu sách đường lưỡi bò, cơ hội giải quyết tranh chấp.”

Từ biệt Hồng Kông!

PLA-HK

1/7/2016

Trong tháng vừa rồi tôi đã khá là im. Không viết bài nào. Kiêng FB. Vì sao? Một phần mình đã thấy mệt mỏi ngay sau khi chuyến thăm của Obama đến Việt Nam và nhất vụ tranh cãi xoay quanh chuyện B. Kerrey nổi lên sau đó.

Tất nhiên tôi vẫn theo dõi những sự kiện ở Việt Nam.

Nhưng lý do chủ yếu tôi đã im là vì tôi đã đang bắt đầu quá trình chuyển nhà từ Hồng Kông sang Hà Lan. Sau 20 năm sống và làm việc ở Đông Á đây là một chuyển đối rất lớn cho tôi, từ đời sống hàng ngày cho đến môi trường việc làm, cũng như cách xa Việt Nam. Về cách xa đừng lo. Chả đi đâu cả. Vẫn sẽ sang Việt Nam, có mặt trên mạng v.v.

Sau tám năm sống và làm việc ở Hồng Kông, tôi đã có những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng, tôi đã nhận thấy một điều rất rõ: Đã đến lúc từ biệt Hông Kông.

Trong gần tám năm sống ở Hông Kông tôi đã có nhiều kinh nghiệm đáng nhớ và thú vị. Tôi đã làm bạn với nhiều người địa phương cũng như nhiều người đồng nghiệp từ các nước khác nhau tại Đại Học Thành Thị Hồng Kông. Ngoài ra, trong đời sống cá nhân và gia đình cũng đã có những kinh nghiệm tuyệt vời mà sẽ mãi nhớ tới.

Rõ rằng Hồng Kông đã và còn một nơi đặc biệt và duy nhất. Nhưng rõ rằng nơi nay đang thay đổi nhanh và, như nhiều người thấy, một cách khá là buồn.

Tiếc nhất là cảm giác cũng như thực tế rằng Hồng Kông đang chìm, đang xuống, đang thành một bộ phận của Hoa Lục. Tôi sẽ không bao giờ lãng mạn về lịch sử thuộc địa của Hồng Kông. Ở dưới cả hai chế độ Anh và TQ, người dân Hồng Kông – dù sống trong một địa phần giầu có – đã không hề được quyền để chọn chính phủ của chính mình. Điều đó đã và sẽ rất khó để thay đổi.

Như đã phân tích trước, về mặt chính trị Hồng Kông là hơi hiếm vì dù rằng không có một cơ chế dân chủ thì tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, và tự do học thuật đã được bảo vệ khá là ok… cho đến nay.

Thế nhưng, trong 2-3 năm vừa rồi và nhất trong vòng một năm vừa qua Hồng Kông càng ngày càng chán. Vì sao chán? Chán vì những nhà “lãnh đạo” của địa phận đã cuối cùng bán hết những nguyên vọng chính đáng của đại đa số người dân Hồng Kông. Chán vì tính tự do, độc lập đã giảm rất mạnh và rất nhanh. Chánh vì tờ báo SCMP càng giống tờ báo China Daily và càng ngày phải đọc và thấy điều đó. Trông khi đó, môi trường học thuật trong các Trường Đại Học càng dở đi.

Khi trường tôi khuyến khích nhũng giáo sư khoa học xã hội hãy nghiễn cứu về công trình “Một vành đai, Một con đường” thì chắc chắn giờ đã muộn rồi.

Đối với thường dân Hông Kông, họ đã và đang chịu nhiều khó khăn.

Từ nhiều năm, thái độ của dân Hồng Kông là sẵn sàng vất vả, nhưng phải được tôn trọng, phải được sống một cách có nhân phẩm. Và chắc chắn phải có tiếng nói. Việc dân Hồng Kông đã bị những người giàu có bóc lột là chả có gì mới. Nhưng cách bóc lột của tầng lớp chóp bu Hồng Kông đang quá là vô liêm sĩ. Từ việc liếm giày của Bắc Kinh về mọi điều cho đến việc tự chối cấp bảo trợ xã hội cho người cao tuổi tôi không ấn tượng lắm với hành vi của họ…. Tạm phác họa vậy. Tôi có thể viết cả ngày nhưng cũng không muốn viết dài quá. Tôi không muốn nói buồn quá về những gì đã thấy.

Tôi sẽ luôn luôn chúc mọi điều tốt nhất cho người dân Hồng Kông và chúc họ mọi thành công trong mọi việc, và nhất là sống theo lương tâm của chính minh. Trong khi đó, sự quan tâm của tôi đối với Việt Nam tuyết đối sẽ không giảm chút. Để lấy một thí dụ ngấn: Tháng sau tới đây tôi cùng khoảng 10 công sự sẽ bắt đầu tiến hành một công trình nghiên cứu sáu năm, quy mô lớn về làm sao nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng học tập tại Việt Nam. 

Đúng rồi. Đối với Việt Nam thì chắc chắn không bỏ được. Còn Hồng Kông?

Thôi. Chú phải di.

JL