Từ biệt Hồng Kông!

PLA-HK

1/7/2016

Trong tháng vừa rồi tôi đã khá là im. Không viết bài nào. Kiêng FB. Vì sao? Một phần mình đã thấy mệt mỏi ngay sau khi chuyến thăm của Obama đến Việt Nam và nhất vụ tranh cãi xoay quanh chuyện B. Kerrey nổi lên sau đó.

Tất nhiên tôi vẫn theo dõi những sự kiện ở Việt Nam.

Nhưng lý do chủ yếu tôi đã im là vì tôi đã đang bắt đầu quá trình chuyển nhà từ Hồng Kông sang Hà Lan. Sau 20 năm sống và làm việc ở Đông Á đây là một chuyển đối rất lớn cho tôi, từ đời sống hàng ngày cho đến môi trường việc làm, cũng như cách xa Việt Nam. Về cách xa đừng lo. Chả đi đâu cả. Vẫn sẽ sang Việt Nam, có mặt trên mạng v.v.

Sau tám năm sống và làm việc ở Hồng Kông, tôi đã có những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng, tôi đã nhận thấy một điều rất rõ: Đã đến lúc từ biệt Hông Kông.

Trong gần tám năm sống ở Hông Kông tôi đã có nhiều kinh nghiệm đáng nhớ và thú vị. Tôi đã làm bạn với nhiều người địa phương cũng như nhiều người đồng nghiệp từ các nước khác nhau tại Đại Học Thành Thị Hồng Kông. Ngoài ra, trong đời sống cá nhân và gia đình cũng đã có những kinh nghiệm tuyệt vời mà sẽ mãi nhớ tới.

Rõ rằng Hồng Kông đã và còn một nơi đặc biệt và duy nhất. Nhưng rõ rằng nơi nay đang thay đổi nhanh và, như nhiều người thấy, một cách khá là buồn.

Tiếc nhất là cảm giác cũng như thực tế rằng Hồng Kông đang chìm, đang xuống, đang thành một bộ phận của Hoa Lục. Tôi sẽ không bao giờ lãng mạn về lịch sử thuộc địa của Hồng Kông. Ở dưới cả hai chế độ Anh và TQ, người dân Hồng Kông – dù sống trong một địa phần giầu có – đã không hề được quyền để chọn chính phủ của chính mình. Điều đó đã và sẽ rất khó để thay đổi.

Như đã phân tích trước, về mặt chính trị Hồng Kông là hơi hiếm vì dù rằng không có một cơ chế dân chủ thì tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, và tự do học thuật đã được bảo vệ khá là ok… cho đến nay.

Thế nhưng, trong 2-3 năm vừa rồi và nhất trong vòng một năm vừa qua Hồng Kông càng ngày càng chán. Vì sao chán? Chán vì những nhà “lãnh đạo” của địa phận đã cuối cùng bán hết những nguyên vọng chính đáng của đại đa số người dân Hồng Kông. Chán vì tính tự do, độc lập đã giảm rất mạnh và rất nhanh. Chánh vì tờ báo SCMP càng giống tờ báo China Daily và càng ngày phải đọc và thấy điều đó. Trông khi đó, môi trường học thuật trong các Trường Đại Học càng dở đi.

Khi trường tôi khuyến khích nhũng giáo sư khoa học xã hội hãy nghiễn cứu về công trình “Một vành đai, Một con đường” thì chắc chắn giờ đã muộn rồi.

Đối với thường dân Hông Kông, họ đã và đang chịu nhiều khó khăn.

Từ nhiều năm, thái độ của dân Hồng Kông là sẵn sàng vất vả, nhưng phải được tôn trọng, phải được sống một cách có nhân phẩm. Và chắc chắn phải có tiếng nói. Việc dân Hồng Kông đã bị những người giàu có bóc lột là chả có gì mới. Nhưng cách bóc lột của tầng lớp chóp bu Hồng Kông đang quá là vô liêm sĩ. Từ việc liếm giày của Bắc Kinh về mọi điều cho đến việc tự chối cấp bảo trợ xã hội cho người cao tuổi tôi không ấn tượng lắm với hành vi của họ…. Tạm phác họa vậy. Tôi có thể viết cả ngày nhưng cũng không muốn viết dài quá. Tôi không muốn nói buồn quá về những gì đã thấy.

Tôi sẽ luôn luôn chúc mọi điều tốt nhất cho người dân Hồng Kông và chúc họ mọi thành công trong mọi việc, và nhất là sống theo lương tâm của chính minh. Trong khi đó, sự quan tâm của tôi đối với Việt Nam tuyết đối sẽ không giảm chút. Để lấy một thí dụ ngấn: Tháng sau tới đây tôi cùng khoảng 10 công sự sẽ bắt đầu tiến hành một công trình nghiên cứu sáu năm, quy mô lớn về làm sao nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng học tập tại Việt Nam. 

Đúng rồi. Đối với Việt Nam thì chắc chắn không bỏ được. Còn Hồng Kông?

Thôi. Chú phải di.

JL

27 thoughts on “Từ biệt Hồng Kông!

  1. KG: GS JL!
    Tôi ngạc nhiên điều này: “Ở dưới cả hai chế độ Anh và TQ, người dân Hồng Kông – dù sống trong một địa phần giầu có – đã không hề được quyền để chọn chính phủ của chính mình. Điều đó đã và sẽ rất khó để thay đổi.” Vì sao vậy?
    Tôi thích nhất câu nói: “sự quan tâm của tôi đối với Việt Nam tuyết đối sẽ không giảm chút.” Vậy tại sao GS không đến VN công tác? nếu tôi là Obama, tôi đề cử GS JL thay thế ông B Kerrey làm chủ tịch ĐH FR!
    Chúc GS JL thành công hơn nữa ở Hà Lan và hoàn thành “công trình nghiên cứu sáu năm, quy mô lớn về làm sao nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng học tập tại Việt Nam”.
    Thanks!
    MN

    • Đại học Fulbright chỉ là một sự đánh dấu cho sự hoà giải Việt-Mỹ mang tính chính trị nhiều hơn là học thuật. Bên cạnh đó, người ta muốn loan tin, rằng nhà nước hiện hành cuả Việt Nam đã “take over món nợ” cũ cuả VNCH. Nên ông Kerrey là người phù hợp, chỉ người từng đánh nhau thì mới cần làm lành, hoà giải, đúng không?

      Gs. Jonathan London là nhà nghiên cứu thì phải tham dự vào những chương trình hoặc đại học mang tính học thuật. “I hope someday you’ll join…”

  2. sao anh ko dũng cảm nhập tịch rồi sống luôn ở vn.dù người ta bảo chúng tôi ko có tự do dân chủ nhưng tôi vẫn thấy rất nhiều tây đến sống lâu dài ở đây,thậm chí họ còn lấy vợ sinh con

  3. Cảm ơn bác Jonathan London về những đóng góp lâu nay cho VN, chúc bác đạt nhiều thành công trong cuộc sống mới. Rất mong bác tiếp tục góp sức vào sự phát triển của nền chính trị ị ạch tại VN

  4. Nên nhớ : Những nước mà còn có cờ đỏ và búa liền thì hãy tránh xa ra .

  5. Cộng sản lan tới đâu thì nơi đó loài người không còn có thể sinh sống một cách bình thường được nữa.

    Chúc mừng Giáo sư đã di tản khỏi Hồng Kông trước khi quá muộn.

    qx

  6. Chúc mừng Giáo sư đã thoát Trung (thoát Tầu). Người Việt chúng tôi cũng muốn thoát Tầu nhưng không thể chuyển nhà như Giáo sư được. Thật tiếc khi chúng tôi quá xa thiên đường mà lại quá gần địa ngục. Hình như có một công thức: “Trung Quốc đi đến đâu là có vấn đề đến đấy”. ĐỊNH MỆNH – ĐỊNH MỆNH

  7. Có 3 cái gai nhức nhối đang đợi kỳ nhân nào đó nhổ đi (ý nói giúp giải quyết) 🙂
    – Formosa và sự ô nhiễm huỷ diệt môi trường sống
    – Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng
    – Thể chế hiện hành tại Việt Nam đang bế tắc trong việc phát triển đất nước.

    Sau khi đọc lòng vòng mấy bài viết Tây lẫn Ta trên mạng thì đại khái như thế này này:

    – Truy thu đền bù thiệt hại và đóng cưả vĩnh viễn.

    – Tuyệt đối không thích lưỡi bò, No U, chỉ thích tự do hàng hải. Cũng không ưa cái gọi “một vành đai một con dường” rắc rối phiền toái. Tuy nhiên, trong thực tế quốc tế có giải quyết và giúp đem lại kết quả đúng đắn về chủ quyền cho Việt Nam hay không? Hay chỉ chằm băm vào tài nguyên cuả biển, xong rồi là hết chuyện phủi tay, để lại Việt Nam một mình trước bàn tay cuả Trung Quốc?

    – Còn về thể chế, đọc thấy trên mạng mấy tấm hình khuyên nhủ người CS qùi xuống như thủ tướng Đức trươ´c lò thiêu mà muốn cười ra nước mắt. Họ chưa, đang và sẽ chẳng bao giờ đẹp một cách sến sẩm như vậy, tội nghiệp cho kẻ đợi mong hay muốn “dạy dỗ” họ. Đã tìm hiểu, đã thấy và đã chán. Anh JL bỏ đi là hay đấy quanh quẩn bên họ, họ sẽ đồng hoá anh. Tôi từng có bạn ra đi từ HongKong đấy. Xin đừng nặng lời tội nghiệp cho HongKong, túng thế phải tùng quyền, họ đang bị đồng hoá, mất dần chút sinh khí cuả một đời sống dân sự có tự do ngày trước. Trên thế giới có những nước lớn vậy mà còn có khi cũng “liếm giày” cuả TQ, làm ngơ trước những bất công hay sự chà đạp nhân quyền vì lợi ích cuả bản quốc, thì người HongKong là cái gì chứ?

    • 1. Formosa không chỉ gây hiểm hoạ môi trường, làm thất nghiệp hàng triệu người mà không với một kế hoạch nào khả thi giúp họ sinh tồn. Cho dù nó đi vào hoạt động, CHƯA CHẮC GÌ NÓ CÓ TƯƠNG LAI. Và dù biết “bút sa gà chết”, Trung Ương dường như vẫn như mọi khi, gây khó khăn để lấy đền bù, nhưng vẫn không ra quyết định kịp thời để đóng cưả nó, đến đâu hay đến đấy. Như vậy di hại sẽ còn lớn hơn.

      2. Cố tạo nên thế đối lập với Hoa Kỳ, hay lập một vành đai xung quanh mình rồi xưng bá, Trung Quốc đang muốn độc chiếm Biển Đông và muốn Việt Nam hoàn toàn là vây cánh cuả mình. Những gì tôi viết ra đây không phải nhằm nói xấu hay ác cảm gì với TQ, nhưng là một ý nghĩ bình thường khách quan: Trung Quốc sẽ không được tọai nguyện đâu.

      • Bất Tuân Dân Sự không phải là sự thù hận với thể chế hay một âm mưu lật đổ, nó còn là một phản ứng cuả người dân nhằm gây áp lực lên nhà cầm quyền để họ điều chỉnh lại chính sách, hành động cuả họ. Nó nên được sử dụng với một tâm thế tích cực và tâm thế hoà giải bất hồi tố, là rất có ý nghĩa:

        http://bshohai.blogspot.com/2016/06/bat-hoi-to-la-cot-loi-cua-hien-chuong.html

        Tâm lý chiều chuộng và tuân lệnh vô điều kiện cuả quần chúng không chỉ tạo ra một xã hội nghèo nàn nó còn góp phần tạo nên một nhà nước chủ quan, vô trách nhiệm và tham lam.

    • 3. Thể chế hiện hành tại Việt Nam đang bế tắc trong việc phát triển và bảo vệ đất nước là việc có thực. Đây không phải là sự qui tội, kết án hay lời nói cuả lòng thù hận. Chỉ hy vọng và cầu mong sự chuyển mình, sự thay đổi nào đó sẽ giúp nó hoá giải được chính nó.

      Chúng ta đâu phải bọn ác hay những kẻ phá đám, phải không anh Jonathan? Nghiên cứu đến 6-7 năm mà không đưa ra một sáng kiến nào là chúng mình sẽ “nghỉ chơi” với anh đó nha 🙂

      • hô hô lại tuyên truyền cái gọi là”bất tuân dân sự”rồi,đáng tiếc toàn ngôn từ chắc 80tr dân ko hiểu nổi.đóng cửa nha máy chục tỉ mà dễ như ăn kẹo thế thì chắc tế giới này ko có chiến tranh rồi

  8. DỜI ĐÔ AN TOÀN

    “Trong tháng vừa rồi tôi đã khá là im…”
    Thú thật, mấy tuần lễ thấy Giáo sư im hơi lặng tiếng cũng thấy hơi lo , nguyên nhân vì sắp tới ngày căng thẳng dâng cao trước ngày 12/07, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông. Bác Tập mở chiến dịch hung hăng cà khịa nhằm giữ vững tham vọng chủ quyền trên gần trọn Biển Đông của Trung Quốc, đặc biệt với yêu sách « đường 9 đoạn » (còn gọi là « đường Lưỡi Bò ») khỏi bị phá sản và đứt quãng nên không biết có chuyện chơi xấu, bậy bạ với Giáo sư như
    trường hợp của Chủ nhà sách bị mất tích Lý Ba (Lee Bo), mang quốc tịch Anh cũng như bốn nhân viên và chủ nhà sách mất tích, gồm Lữ Ba (Lui Por), Trương Chí Bình (Cheung Chi-ping) và Lâm Minh Cơ (Lam Wing-kee), ba nhân viên nhà sách Mighty Current và đồng chủ nhân Quế Dân Hải (Gui Min-hai) không? Vì tội « buôn lậu sách »-các loại sách vạch trần đời tư hay những lời đồn xung quanh những “lão tướng” của Trung Quốc! Những tội này so sánh với những gì mà Giáo sư đề cập tới Bác Tập chắc còn nhẹ hơn nhiều!
    Với thâm niên, kinh nghiệm sống và làm việc tại Hồng Kông Giáo sư xứng đáng là một trong những tên tuổi am hiểu nhất về Trung Quốc.
    Nhất là tại Đại Học Thành Thị Hồng Kông.Khi mà chính sách đô thị hoá của Trung Quốc đang tăng tốc tại Hoa lục học lối sống thượng tôn pháp luật,văn minh, sạch sẽ, vệ sinh….. cho cả trăm triệu nông dân đổ vào thành phố.
    Hồng Kông là một sản phẩm “đặc sản ” của chủ nghĩa tư bản “dãy chết ” tặng cho Hoa lục nó chính là Trung tâm trung ương thần kinh đầu não để xử lý mọi vấn đề hóc búa về kinh tế, thương mại, hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, giao dịch, kế toán cho Hoa lục ngày từ lúc khởi đầu khi Bác Tổng Đặng Tiểu Bình vào thập niên 90-nhìn sang phương tây – Mỹ để kéo khối Hoa lục đông đảo còn đang mê sảng theo điệp khúc Mao Chủ Tịch! sang chân trời mới
    Những công dân Hồng Kông siêng năng,chăm chỉ có tài kinh doanh…..thiên thời địa lợi được hưởng lợi từ mọi điều , ngay cả chiến tranh Việt nam xảy ra ,cấm vận…. cũng góp phần tạo thêm sự phồn thịnh vì các giao dịch làm ăn cũng chuyển qua đây để xử lý.. nó đã chạy hết công suất khi nó được chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 – 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền.
    Chức năng của nó giúp cho Chính quyền Bắc kinh giải quyết hết tất cả các bài toán về hội nhập vào kinh tế toàn cầu bằng Kinh tế thị trường..khi mà bộ máy điều hành kinh tế của Hoa lục còn đang học lại những từ ngữ của thị trường tự do.. Giai đoạn này đã qua. Bác Tập muốn điều khác nữa… Dân Hồng Kông thì cứ tin và chỉ lo làm ăn …Trò chơi quyền lực chính trị giao phó cho Bắc kinh cho nên
    “…..Hồng Kông đang chìm, đang xuống, đang thành một bộ phận của Hoa Lục…”
    Sài Gòn chưa đóng được vai trò này thì…..!?

    Vậy với vai trò Nhạc trưởng Giáo sư dời đô sang Hòa Lan -Âu châu hoa lệ -Căn cứ an toàn
    nơi có một mô hình của khối quân sự NATO để khối ASEAN học hỏi mà Giáo sư có thể đi xe lửa tới Tổng hành dinh được trong ngày biết đâu lại Cố vấn cho con Rùa ASEAN biết cách tổ chức phòng thân!
    Rồi còn “….tiến hành một công trình nghiên cứu sáu năm, quy mô lớn về làm sao nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng học tập tại Việt Nam…”và Giáo sư thêm tý Chính trị Quyền lực nữa để biết đâu giới trẻ Việt Nam xuất hiện một Thần đồng Thánh Gióng biết cả trò chơi ma thuật Chính trị nữa ,thay đổi cả bộ sậu Bắc kinh khi mà nó muốn! Chắc lúc đó Biển Đông êm lắm không còn màn hù dọa!
    Chúc Giáo sư ở đất mới nhiều niềm vui.

  9. Nhiều khi không thể hiều nổi cái thế giới đang điên khùng này. APEC đã tốn kém tạo ra bao nhiều cuộc họp rồi trình diễn fashion vui nhộn cứ như “Dưới bóng mát cuả cuộc đời chúng ta như lũ trẻ đuà chơi” xung quanh bà mẹ Thái Bình Dương, nhưng rồi thì sao?
    http://www.cnn.com/2013/10/08/travel/apec-fashion/

    Chính mấy nước lớn đã làm khổ các nước nhỏ chúng em, nào là TPP, nào là lưỡi bò, rồi tơ luạ, với cả ASEAN, blah blah… không ngừng phân tranh, khoanh vùng, tạo nhóm, gây xung đột, chiến tranh, thật vô nghĩa, chán chường.

  10. Người Hoa rất giỏi về phong thuỷ mà sao ông Tập lại cho ra một công trình rối ren như tơ vò như “Một con đường một vành đai” thế này
    https://www.google.com/search?q=one+belt+one+road&biw=1673&bih=939&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwiCm8aq2-nNAhVHyWMKHdRuBNUQ_AUIBygC

    Trong khi APEC thì thênh thang, hoà hợp và thẩm mỹ biết mấy
    https://www.google.com/search?q=apec&biw=1269&bih=881&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwi98I3-2unNAhUL7WMKHcOJAQEQ_AUIBygC

    Đủ loại hiệp định, hợp tác xuyên nọ xuyên kia các bên chụp hình cho cố post lên đầy trên internet mà vẫn cứ rấn sâu xuống Biển Đông tranh đoạt với đàn em, chiả nòng súng vào “bạn hàng lớn đối tác toàn diện”. Trung Quốc luôn có cái tâm thế kiêu ngạo thô lổ muốn dạy cho nước nhỏ một bài học, vậy họ có muốn được học hỏi hay bị dạy cho một bài thì mới chịu sáng ra?

    • Việt Nam chúng ta không nên quá nhân nhượng để “gìn giữ hoà bình” cái khỉ khô gì đó mãi. Trung Quốc mà quá đáng, là người Việt Nam phải đứng lên giành lại chủ quyền cuả mình. Nhất định không chấp nhận luỡi bò và ADIZ; không thể để TQ chiếm trọn các đảo.

      • Viết Comment này tôi nghĩ đến quê hương Việt Nam cuả tôi, tôi thấy buồn vì người Việt Nam rất giỏi phân biệt vùng miền, tị hiềm, tranh đoạt quyền lực và tài lộc cuả nhau, nhưng họ rất hoan hỉ xu nịnh thắm thiết nghiã tình với đồng đảng Trung Quốc, từ đó dễ dãi buông tuồng o bế người Hoa vì lợi nhuận. Tôi có bạn và bà con người Hoa, tôi không bao giờ kỳ thị chủng tộc. Tôi chỉ buồn khi thấy lòng người vì lợi mà đánh mất tình đồng bào, thế thôi.

    • Á Châu Trước Hai Viễn Kiến Đông Tây – KTG Nguyễn Xuân Nghiã
      http://dainamaxtribune.blogspot.com/2014/11/a-chau-truoc-hai-vien-kien-ong-tay.html

      “Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, khi nhắc đến chuyện bầu cử tại Mỹ vừa qua, các nước Á Châu nên kết luận ra sao và so sánh thế nào với Trung Quốc?
      Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Đảng Cộng Hoà thắng lớn tại Quốc hội sẽ giải tỏa những cản trở của xu hướng bảo hộ mậu dịch trong đảng Dân Chủ cho nên tạo cơ hội cho ông Obama khai thông nhiều chướng ngại mậu dịch, nhất là với Nhật Bản trong dự án TPP. Vì vậy, Hiệp định TPP sớm có hy vọng thành hình trước Hiệp định FTAAP của Tầu. Thứ hai, đảng Cộng Hòa có xu hướng nghi ngờ Trung Quốc về an ninh nên sẽ gây sức ép với Chính quyền Obama để có những quyết định chuyển trục thật về Đông Á thay vì cứ nói vu vơ mà chẳng làm gì kể từ ba năm qua.
      Sau cùng, nếu so sánh thì lãnh đạo mới của Trung Quốc cứ nói tới giấc mộng Trung Hoa mà thực tế vẫn củng cố quyền lực và bành trướng ảnh hưởng ra ngoài. Kế hoạch mà ông Tập Cận Bình gọi là xây dựng lại “Con Đường Tơ Lụa” mở rộng trên đại lục và đại dương, từ Indonesia qua Ấn Độ vào Trung Á, có hàm ý quân sự để xác định lại sức mạnh của Trung Quốc tại Đông Á. Vì thế viễn kiến của Bắc Kinh có thể là ác mộng Châu Á.”

      Anh JL thấy tôi học bài kỹ không? 🙂
      Từ điểm trên, tôi “triển khai” thêm – nghe giống văn kiện đại hội đảng ta – rằng ở “vòng trong” Hoa Kỳ sẽ xúc tiến TPP, đồng thời để “phủ sóng vòng ngoài” Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng tiếp tục APEC. Như vậy “cưả nào em cũng sáng” nhỉ 😉

  11. Người Mỹ có cái sướng là có thể sống bất cứ ở đâu, một cách dễ dàng.

  12. Chào GS,
    Hôm nay thấy GS đã có mặt trước cổng toà PCA chờ công bố phán quyết của toà về vụ kiện Biển Đông.
    Chúc GS một chặng đường mới nhiều thành công!

  13. Click vào” bắt đầu tiến hành một công trình nghiên cứu sáu năm” mới biết RISE in Vietnam: Research Overview
    Trích
    Vietnam’s achievements in primary and secondary education over the last two decades are extraordinary. Out of 65 countries, Vietnam ranked 17th in maths and 19th in reading – surpassing both the United States and the United Kingdom
    Tôi thấy không nói đến tình trạng DEHUMANIZATION do đâu mà càng tệ hạj hơn ? math , reading có thực sự RẤT cần thiết không khi đã có calculator CASIO , IPAD ?

    làm sao tôi có thể đọc được fulltext các bài viết sau đây:
    London, Jonathan D. ed. 2011. Education in Vietnam. Singapore: ISEAS Press.
    London, Jonathan D. 2010. “Globalization & the Governance of Education in Viet Nam.” Asia-Pacific Journal of Education. Vol. 30, No. 4, December 2010
    London, Jonathan D. 2005. “Viet Nam: Education in a Socialist Periphery”. Asia Pacific Journal of Education, Vol. 26, No. 1, May 2006, pp. 1–20.
    London. Jonathan D. 2011. “1989: A Year with Johan Galtung.” In Experiments with Peace: a Book Celebrating Peace at Johan Galtung’s 80th Anniversary. Oxford/Nairobi, Pambazuka.Press
    Cám ơn nhều ./.

Comments are closed.