Lương tâm của tôi

thumbnail_IMG_6757

Buổi chiều ở Hồng Kông. Đang uống một cốc bia ở khu trung tâm ngay trước khi sang Việt Nam.Tôi đã tự biệt Hồng Kông rồi. Lần này đi qua mà thôi. Thấy lạ. Là một dịp để gặp vài bạn. Là một dịp để suy ngẫm chút về qua khứ và tương lai gần.

Sau găn 25 năm nghiên cứu về Việt Nam, tôi đã có nhiều thay đổi như mọi người sẽ có trong một giai đoạn như thế. Dù những quan tâm nghiên cứu của tôi đã có một số thay đổi hoặc là, đúng hơn, đã phát triển một cách đa dạng hơn, thì những quan tâm cốt yếu của tôi vẫn thế. Về cuộc sống cũng có những thay đổi. Có gia đình rồi. Có con. Có những niềm vui và những lo lắng ấy.

Khi bắt đầu tìm hiều về Việt Nam, cái mình quan tâm đến là quá trình hội nhập của đất nước vào nền kinh tế chính trị toàn cầu và khu vực và những tác động của nó đến xã hội. Trong đó tôi đã đặc biệt quan tâm đến tác động của quá trình hội nhập đối với mức sống và các chính sách xã hội của nó, bao gồm cả nội dung của các chính sách, quá trình thực hiện chính sách, và kết quả của chính sách đối với phúc lợi xã hội của người dân. Những vấn đề này tôi vẫn quan tâm, dù riêng quá trình hội nhập không phải là vấn đề tôi thấy lớn nhất hay thú vị nhất.

Điều tôi quan tâm là người Việt Nam làm gì với những cơ hội và hạn chế trước mặt và “ta” nên làm gì trước những cơ hội và hạn chế nó. Trong bối cảnh này có vài giá trị tôi thấy là không thể thiếu được.

Ai đọc những điều tôi đã viết bằng tiếng Việt có thể hiểu rõ hơn về những quan điểm của tôi. Như quan điểm cho rằng mọi người phải có điều kiện để sống theo lương tâm của mình. Như một Việt Nam đa nguyên hơn, dân chủ hơn, và minh bạch hơn sẽ mạnh hơn nhiều, cả trong nước lẫn trong chính trường quốc tế.

Tôi cũng tin, như được ghi trong hiến pháp và những hiệp định quốc tế, rằng người dân có quyền tự do ngôn luận, hội họp, báo chí và Việt Nam không chỉ nên bảo vệ những quyền này mà nên cổ vũ mạnh mẽ. Và tôi tin rằng ở Việt Nam ai cũng muốn sống trong một trật tự xã hội an toàn, công bằng, và thịnh vượng. Cuối cùng, tôi cho rằng kinh nghiệm quốc tế cho thấy những thay đổi nói trên ít khi chỉ diễn ra chủ yếu từ trên xuống dưới mà là đòi hỏi nỗ lực đa chiều và bền vững. Đúng không?

Vậy, khi viết về Việt Nam tôi thường xuyên đề cập đến những giá trị này. Chính vì thế, con đường Việt Nam của tôi là chưa “ngon lắm.” Có khi những gì tôi làm được thì chính quyền coi là không được. Có khi một số người mà tôi thấy là người yêu nước thì bị coi là ‘người chống Việt Nam.” Có khi tôi phải nghe lời, “Xin anh Jonathan đừng gặp những người đó.” Thực ra, hai năm trước đây, khi tôi lên tiếng vì tự do ngôn luận ở Việt Nam tôi đã bị trừng phạt. Chi tiết trừng phạt thế nào đối với tôi không quan trọng và tôi cũng không trách những người mà đã thi hành luật pháp theo đúng đường lối mà họ đã “được” giao thực hiện. Tôi đã gặp họ mấy lần. Họ là những người với những lo lắng bình thường.

Chúng ta sống trong một bối cảnh cụ thể. Có những lựa chọn là đúng. Nhưng chúng ta cũng luôn luôn cô gắng làm tốt nhất vì mình, vì gia đình, v.v. Nhưng phải xin lỗi mọi người một điều: Việc hiện nay tôi đang theo “đề nghị” làm cho mình “không yên tâm” vì nó trái với những giá trị nêu trên. “Sell out” là một từ dành cho những kẻ làm những gì vì lợi của chính mình, có thể vì là hèn, có thể vì là kẻ cơ hội. Khi tôi phải hỏi mình, tôi có phải là kẻ sell-out không, tôi rất bất bình vì nó bao hàm đã bỏ những giá trị trên.

Tuần tới tôi cùng với mấy người đồng nghiệp từ nhiều nước khác nhau sẽ bắt đầu một công trình nghiên cứu quy mô lớn, kéo dài sáu năm để tìm hiểu làm sao Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả của nền giáo dục Việt Nam và, cụ thể, nâng cao chất lượng học trên quy mô lớn, đặc biệt trong giáo dục phổ thông. Với nhgiên cứu này, chúng tôi muốn đóng góp một cách xây dựng với sự phát triển của Việt Nam.

Trong sáu năm tới, các bạn có thể thấy một số thay đổi trong cách đề cập của Việt Nam của tôi. Lý do là nghiên cứu này là quan trọng và tôi không muốn nó bị ảnh hưởng. Đừng ló quá nhiều. Vẫn lên tiếng chứ. Tóm lại: Tôi đang làm tốt nhất trong một bối cảnh cụ thể và với những hạn chế của chính mình. Thôi. Đủ rồi. Mai sang Việt Nam.

JL

10 thoughts on “Lương tâm của tôi

  1. Anh Jonathan chịu khó nhọc quá nhỉ, vưà nghiên cứu giúp Việt Nam vưà phải nghiên cứu chính bản thân mình. 😉
    Ngoài nghiên cứu ra anh có làm chính trị không đấy hỉ? Nói vui vậy thôi chứ anh yên tâm đi, độc giả không có ai nghi ngờ anh sự “Sell out” hay “bị đồng hoá”, chỉ có điều không biết anh có đủ dài hơi với một cái cỗ máy vưà ù lì, lạc hậu lại hung hăng. Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong tất cả những thời gian hữu hạn vô hình đó, chắc chắn là anh sẽ có sự thoả hiệp. Nhà nghiên cứu không giống nhà chính trị, vì thoả hiệp là một nghệ thuật cuả chính trị, kẻ thù cuả nhà chính trị là thời gian. Còn nhà nghiên cứu, thời gian là bạn đường.

    Chúc anh thành công và nhiều may mắn nhé. Ai biết được, sau Cha Đờ Rô, tên cuả Cha Jônathan London sẽ được đặt tên một con đường dẫn vào một học viện ở quê tôi? 😉

    • Còn cái vụ anh “bị trừng phạt” đó chắc là một hình thức “communication” giữa đảng ta và “thế lực thù địch” hay sao ấy nhỉ?
      Con người rất ngộ nghĩnh, họ thích đóng gói người khác rồi dán nhãn lên đó. Nếu anh không phải là “bọn phản động” thì hẳn là “cảm tình viên”, không phải cả hai, biết đâu lại là một “kẻ phản thùng” – thùng lủng hay thùng rỗng đấy hỉ? 🙂
      Nói chung là họ sẽ tìm đủ các cách lịch sự nhất để đánh phá anh, vì họ nghĩ rằng anh tìm vào VN để… đánh phá họ. Cha Đờ Rô đã từng bị Chúa Nguyễn trục xuất, hehe, cả trăm năm sau mới được đặt tên đường.
      Thế gian có rất ít con người bước đi trên những con đường lạnh lẽo, đơn độc với một chân tâm cao cả không lụy phiền. Thiên Chúa Giáo gọi họ là Thánh, Phật Giáo gọi họ là Bồ Tát.

      • Wow! Thank you. Too much navel gazing is bad for one’s health. That was not exactly your point, nhưng ….

    • Xin chào!
      Đây là lần đầu tiên biết bạn và đọc bài viết của bạn.
      Rất cảm kích vì một tấm lòng đối với VN.
      Với cá nhân tôi luôn cho rằng, giáo dục và chỉ có giáo dục mới đưa lại sự phát triển, trên một nền tảng bền vững, cho một cộng đồng, một xã hội.
      Theo bạn, với xuất phát điểm của chúng tôi và trong bối cảnh thế giới này, giáo dục cần hướng tới việc xây dựng/hình thành nên những con người như thế nào ?

  2. Pingback: Lương tâm của tôi | CHÂU XUÂN NGUYỄN

  3. Thực tế nó rất khó và phức tạp. Chúng ta hô hào tự do dân chủ ko chỉ ở vn mà cả ở tế giới này nhưng đặt trong bối cảnh cụ thể thì sao? Một vn với danh nghĩa cs người ta bảo độc tài nên cần dân chủ, ở thái lan tự do dân chủ đến mức bạo loạn thế là người ta lại phải thiết lập sự cai trị bằng quân đội,phil thì còn bắn chết ko cần xét xử hay nước mỹ nơi người da đen bị coi là mọn………. nếu là một người có người tâm,có hiểu biết sâu rộng anh sẽ làm sao?

    • Do we ever wonder why the Vietnamese Communist Party keeps insisting on holding power after more than 60 years of governing the country (1954-2016)? Officially, they claim they are the only party that can lead us to socialism and then ultimately communism.

      But there are serious questions to be asked:

      (1) who want to build socialism, communism in Vietnam? The Vietnamese Communist Party has always claimed the Vietnamese people want it. Has there ever been a referendum to back up this claim? No, there has never been anything like that.

      (2) what kind of socialism, communism that we want to build? Nobody know, nobody can tell: everything changes with time, everything is as poorly defined as possible.

      Trước kia, thời Lê Duẩn, chủ nghĩa xã hôi được thể hiên bằng chế độ bao cấp: đó là giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Theo đó thì kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy.

      Với kinh tế kế hoạch dần loại bỏ tiểu thương, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, hạn chế đến thủ tiêu việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác.

      After that, and until now, they claim that they are building a market economy but with a socialist orientation. Le Duan’s son Le kien Thanh is now both a communist party member and a real estate tycoon with a net worth of several million USD.

      What about the communism that we are building? Very vaguely defined: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. (work as your ability, consume as your desire).

      (3) why does the Party insist on building socialism and communism that nobody know what they are?

      To ensure that the Party holds power. Why do they want power? Because power means wealth, riches, special privileges for the people in power, for the party members holding power.

      According to the following:
      http://vov.vn/xa-hoi/luong-cua-dai-tuong-trong-quan-doi-viet-nam-la-bao-nhieu-538181.vov

      the official salary of generals is about $USD 500 / month. Do you really think our Communist Party and/or Government leaders can survive on that monthly salary? Have a look at their properties:

      http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/02/150221_tienphong_nongducmanh

      http://vietq.vn/uy-ban-kiem-tra-tu-de-nghi-ky-luat-ong-tran-van-truyen-muc-canh-cao-d48231.html

      (4) when can we complete building socialism? communism?

      well, these are very hard, loaded questions, but, methodologically speaking, we can do rough estimate and computer simulation, socio-economic modelling to come up with some time frames.

      (4.a) Time to complete socialism in Vietnam: My estimate was it would take about 500 or up to 1000 years to achieve socialism in Vietnam.

      (4.b) Time to achieve communism in Vietnam: With the definition of communism being “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” (work as your ability, consume as your desire), my computing model currently indicated that it would take about 4 to 5 billion years to achieve communism.

      Don’t despair because according to the following article, the sun still has enough hydrogen to burn for another 8 billion years. That means humanity still has about 3+ billion years to enjoy the fruit of our successful, glorious communist society:

      http://www.livescience.com/32879-what-happens-to-earth-when-sun-dies.html

      (5) how do I know that it take only 500-100 years to achieve socialism in Vietnam and 4-5 billion years to achieve communism?

      I did my grad research in computing simulation and modelling and extended my works in an attempt to answer these important questions. But this is not the right forum to discuss these extended works.

      Lately, I’ve heard that IBM would allow people access to their quantum computing:

      https://www-03.ibm.com/press/us/en/pressrelease/49661.wss

      This is quite interesting and enticing announcement because quantum computing could probably handle fuzzy logic quite easily. You see, socialism and communism as defined by our Communist Party are basically wishful, fuzzy thinking with a lot of promises/statements/claims that are best modeled by statistics or fuzzy logic. Modelling the futuristic achievements of socialism and communism on conventional binary computing platform is not optimal; modelling based on fuzzy logic on quantum computing platform is probably more suitable and more accurate.

      I need to update my works using the quatum computing platform; but here I am: stuck in the Mekong delta with a drought.

      So, if you believe in socialism and/or communism as advertised by our Communist Party, my estimates are: you should wait for another 500 to 1000 years for socialism, 4 to 5 billions years for communism.

      As a teaser, let have some rough calculation: under our Party’s leadership and watch, since 1975 until now 2016, i.e. about 40+ years, our per capita GDP rises from about USD 300 to the current USD 2000. Assume that the definition of “socialism” is achieving per capita GDP of USD 50,000, how long will it take us to achieve “socialism” assuming we still have the same Communist Party in power? By the way, the current USA per capita GDP is about 50,000.

      Have fun,

  4. Đối với một người làm ruộng ở miệt Tây Nam bộ như tui, lương tâm là một phạm trù triết học (nhưng không nhất thiết chỉ giới hạn trong triết học mà co thể bao hàm các phạm trù khác nữa), rất xa vời, rất bao la. However, based on my life experience, I can say that conscience is a variable in the multi domains of time, geography, culture, doctrine/belief/religion, etc.

    Conscience as a Variable in the domains of Doctrine/Belief/Religion:

    Take as an example the real-life case of Dr-Professor Nguyễn Thiện Nhân. He was the recipient of the supposedly prestigious Fulbright scholarship, and PhD graduate of an East German University, MPA graduate of University of Oregon, Harvard University. With that kind of glorious education background, what did he do for the country lately? Well, in the National Assembly election in 2016, he practiced EE, ER (Election Engineering, Election Rigging) and managed to to raise the the ratio of communist membership in the assembly from the normal 90% to 96% in 2016.

    Does Dr-Professor Nguyen Thien Nhan have a conscience? Yes, he did, he does, and he will always do. Absolutely yes. However, his conscience is that of a communist, and the communist conscience and ethics (đạo đức cộng sản chủ nghĩa) are to ensure that his Communist Party always hold on to power at any price.

    The same thing can be said about the other honorable Dr-Professors like Dr-Professor Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang. Họ coi Trung quốc là bạn 16 chữ vàng, 4 tốt là vì Trung quốc đã giúp họ cướp chính quyền trước năm 1954, vũ khí đánh miền Nam trước 1975, và bây giờ thì đang giúp họ nắm chính quyền. Hiện nay cụ thể thì họ bao che Trung quốc khi Trung quốc tàn sát, bắt giữ ngư dân Việt nam, bao che Formosa tàn phá biển, sinh thái miền Trung Việt nam: Đó là những gương, động thái thể hiện cụ thể lương tâm, đạo đức người Cộng sản Việt nam.

    These are examples of conscience as a variable in the domains of doctrine/belief/religion (and possibly culture). What about the domains of culture, time, geography?

    Conscience as a Variable in the Domains of Time, Geography, Culture:

    The Americans usually materialize many things in the sense of “buying” and “selling.” That is probably why Professor London spent some time on the term “sell-out”. The Americans set many examples of conscientious “buying” and “selling out”.

    Take the case of Ngô Đinh Diệm and Ngô Đình Nhu. These two came to power with the American help, but they were becoming increasingly independent of the Americans, so the Americans “bought” some generals, gave them the green light and money to carry out the coup d’etat in 1963. The Ngô brothers got killed in a tank, were accused of betraying the cause, the conscience by starting the negotiations with the Communist side.

    Well as time went on, it turned out that the Americans themselves started the negotiations with the North Vietnam in order to unilaterally withdraw in 1972. With a very clear conscience, they ignored the South Vietnamese call for rescue when China invaded the Paracel Islands in 1974, cut back military assistance and watched from the outside the collapse of Saigon in 1975.

    The American conscience in the 1950’s is different than that in the 1970’s. In the 1960’s, it allowed helping to kill the president of a friendly independent nation, it is now legally not allowed any more. In the 1970’s it allowed writing off, getting rid of an ally; I don’t know what it allows nowadays any more, but the main principle remains: money talks.

    Maybe I should have said: money and power talk.

    These are examples of conscience is a variable in the multi domains of time, geography, culture, doctrine/belief/religion, etc. It is a very relative concept.

  5. one way or another, God will have the Biển Đông under his dominion, as he has the provinces of the World.

  6. Dear JL.
    Viết ra những gì mà đọc lên có vẻ “tình cảm quá” thật ngại.
    Nó đúng thực là như vậy, mình không thêm không bớt thì cứ viết ra thôi.
    Tôi thích bài viết này lắm (hình như tôi đã viết câu này nhiều lần rồi nhỉ). Anh viết cũng giống “tâm can” tôi mong muốn nhưng tôi đã không làm được như anh, anh JL ạ.
    Cầu chúc gia đình anh luôn được an lành.
    Nhung Hồ

Comments are closed.