Trump vs. Clinton, vòng một

Theo link này hay đọc ở dưới bài ngắn của tôi về tranh luận hôm kia trên tờ báo Lao Động. Ngoài bài này, góp thêm ý ở đây:

Thấy nhiều người ở VN, Mỹ ko thấy ông nói dối liên tục. Về tài năng đó tôi không hạ thấp Trump hay bất cứ phát xít khác. Trong 90 phút ông nói dối ít nhất 34 lần… Việc ông nói người Mỹ đã bị lửa bịp nhiều năm (là ĐÚNG) không có nghĩa là những gì ông nói là có thật. Người dân Mỹ biết họ đã bị gạt ….

….và họ đang bực mình … nhiều người trong số họ đã được cho ‘ăn’ và đã phát triển một quan điểm phân biệt chủng tộc, xem chính họ là nạn nhân dưới bàn tay của âm mưu tham nhũng, những nhóm tiểu số, phụ nữ, gay vv. … cho họ những lời của Trump dù nhiều khi là hoàn toàn thiếu cân cứ có một sức hấp dẫn mạnh mẽ. Như Hitler đã cho thấy , sự kết hợp giữa việc lặp lại liên tục những lời nói dối lớn trộn với phỏng cách mị dân là một sự pha trộn mạnh mẽ.

Xin trích:

Phong cách tranh luận của Hillary Clinton và Donald Trump không khác nhiều so với những gì chúng ta có thể đoán trước. Trump có một phong cách cực công kích và tôi không bất ngờ khi chất lượng của cuộc tranh luận rất thấp.

Từ thời cựu Tổng thống Richard Nixon, khi những tranh luận được phát thanh trực tiếp, các cuộc tranh luận của ứng viên tổng thống Mỹ thường để lại ấn tượng về những phát ngôn đáng nhớ nhất, hoặc ai có những sai lầm, hay những câu nói không thuyết phục đáng nhớ nhất. Trong cuộc tranh luận này không có tình tiết như vậy.

Donald Trump rõ ràng đã không thay đổi phong cách và cũng không làm gì để thay đổi ấn tượng của những người ủng hộ hay không ủng hộ ông ấy. Là một người có nhiều kinh nghiệm, bà Clinton có tinh thần của một chính khách, trong khi ông Trump có tính khí của một người “ném đá” từ bên ngoài.

Rất tiếc chúng ta đã không có một cuộc tranh luận sâu hơn. Một trận đấu giận dữ, nội dung nghèo nàn là không xứng đáng với những kỳ vọng của người dân Mỹ.

Về nội dung tranh luận, bà Clinton thuyết phục hơn nhiều, nhưng trong chiến dịch chính trị này chưa chắc là vấn đề chủ yếu. Sau nhiều năm thấy mức sống không mấy tiến bộ mấy, người dân Mỹ đã khá thất vọng với nền dân chủ của đất nước, chủ yếu do ảnh hưởng của tiền và nhóm lợi ích.

Trong khi đó, đúng hay sai, dân Mỹ thấy những hiệp định thương mại lớn cộng với công nghệ đang ảnh hưởng xấu đối với thị trường lao động, nhất là đối với người có thu nhập thấp.

Rất mỉa mai, cử tri phải lựa chọn giữa một người đã làm trong chính phủ lâu năm và có những quan hệ gần gũi với ngành tài chính, (và) bên (khác) là tỉ phú chưa chắc đã đóng thuế và đã có nhiều công ty phá sản. Trong một bối cảnh như thế, hai người phải thuyết phục dân Mỹ là họ sẽ bảo vệ và đẩy mạnh quyền lợi của người dân.

Nhìn kỹ, bà Clinton có những chính sách cụ thể hơn và có lợi cho dân thường hơn; nhưng Trump sẽ thuyết phục những người Mỹ – nhất là người da trắng, thu nhập thấp, trình độ giáo dục thấp vì họ là những người không chỉ là hài lòng với chính phủ mà còn không thích văn hoá cởi mở của Đảng Dân chủ.

Với tư cách là một người Mỹ, thay vì nói sẽ ủng hộ ứng viên nào, tôi xin chia sẻ như này: Tôi sẽ ủng hộ ứng viên mà tôi thấy sẽ có những ảnh hưởng tốt hơn, xây dựng hơn, và có lợi hơn cho toàn dân Mỹ và nhân dân toàn thế giới. Liệu người ấy có thắng không, chúng ta phải chờ xem.

Tôi cũng tính đến những chính sách đối với Thái Bình Dương. Nếu người đó không thắng, tôi sẽ rất lo về tương lai của Mỹ và toàn thế giới, vì tôi thấy trong thời điểm này, thế giới của chúng ta tuyệt đối không cần một kẻ nói dối bệnh lý, có tính phát xít, phân biệt chủng tộc, mị dân, không bao giờ quan tâm đến những người bình thường và luôn luôn đặt mình và lợi của mình trước hết.

Để có công an…

Tuần này ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, cùng các đồng chí lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, và Bộ Công an, đã tham dự lễ Công bố Quyết định của Bộ Chính trị Khóa XII về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 được tổ chức trọng thể tại Hà Nội.

Như tờ báo Tuổi Trẻ đã cho hay, đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư tham gia Đảng ủy Công an Trung ương. Ngoài lễ công bố quan trọng này, cũng có một số việc liên quan đến lĩnh vực công an đáng chú ý khác.

Trong đó có những thảo luận xoay quanh quyết định ra ngày 16/9/2016 để truy nã ông Trịnh Xuân Thanh, người đã xin/bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam và bị tố cáo đã có nhiều hành vi phạm pháp, ‘cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.’

Trường hợp/vụ án Trịnh Xuân Thanh đang được thảo luận rộng rãi, không chỉ vì ông ta có vẻ đã ‘bỏ trốn’ mà là vì sự kiện đã ‘bùng nổ’ ngay trong khi chính quyền Việt Nam đang cố gắng để tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng trong toàn quốc.

Khi đọc tin về sự tham gia của TBT, CTN, TT, và Ông Đinh Thế Huynh trong buổi lễ của Đảng ủy Công An thì nhiều người (trong đó có tôi) đã tự hỏi, liệu sự kiện này có ý nghĩa là chính quyền Việt Nam muốn củng cố ‘lực lượng’ công an để nâng cao hiệu quả của chiến dịch chống tham nhũng?’ Chắc là muốn cả hệ thống công an cùng chung một tinh thần, mục đích. Chắc thế. Nhưng cũng có thể có nhiều nghĩa khác. Rất khó biết được.

Trong tuần cũng có một số việc, dù không liên quan trực tiếp đến buổi lễ hay những nỗ lực để chống tham nhũng, thì cũng có liền quan đến lĩnh vực công an, trong đó có xét xử vụ án thiếu niên Đỗ Đăng Dư bị chết trong trại giam, xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm) và Nguyễn Thị Minh Thúy, ‘và hành vi bạo động/chưa chắc hợp pháp’ của ‘an ninh’ đối với những người đến tòa án để ủng hộ bị cáo.

Nhìn một cách toàn thể xin chia sẻ vài đề nghị về vấn đề: làm cách nào để tăng cường trật tự công cộng. Ý tôi muốn nói về vài trò của công an trong việc nâng cao tình hình an ninh, tức giảm nguy hiểm, nâng cao trật tự, an toàn v.v.

  • Hãy thấy để có trật tự công cộng thì xã hội phải có những cơ chế để đàm bảo sự tín nhiệm đối với chính quyền công cộng.
  • Để có sự tín nhiệm phải có một hệ thống công an minh bạch cũng như để chống tham nhũng cũng phải có một hệ thống hành chính minh bạch.
  • Để có minh bạch và một xã hội trật tự cần có một nền truyền thông độc lập (hay ít nhất độc lập hơn ngày bây giờ) để đóng vai trò “thổi còi” một cách chuyên nghiệp, hợp pháp, và hiệu quả, kể cả trong những việc liên quan đến phạm vi của nhà nước.Đúng không?

JL

 

Chống thâm nhũng phải có cách

Nước nào cũng có nạn tham nhũng. Nhưng ta biết mức độ tham nhũng là khác nhau ở các nước cũng như những đặc trưng của hiện tượng. Đúng là có một số nước là quá hiệu quả trong việc chống tham ô, như ở Bắc Âu.

Trong các nước thâm nhũng mức độ cáo có một số nước ‘chuyên’ về ‘tham nhũng quy mô lớn’ và có nước mà ‘chuyên hơn’ về ‘tham nhũng nhỏ mọn (petty corruption). Ta biết tham nhũng là một bệnh xã hội có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế của xã hội. Ta cũng biết, tham nhũng cũng có ở các nước đang có tăng trưởng kinh tế tương đối cao, như China hay Việt Nam.

Trong những ảnh hưởng xấu của tham nhũng thì có nhiều. Chẳng hạn, một bộ máy nhà nước tham nhũng sẽ khó có thể có lòng tin của người dân. Tham nhũng là một loại tội phạm mà thay đổi một cách bất chính đáng những kết quả phân phối trong một nền kinh tế và cũng có thể hạ thấp hiệu quả kinh tế một cách đáng kể. Những điều đó chả có gì mới. Còn đối với vấn đề chống tham nhũng thì cũng có “nhiều bài để học,” kể cả từ TQ.

Cơ chế dân chủ hay ở chỗ, dân không hài lòng với sự thực hiện của các đại biểu được bầu thì ít nhất đi nữa có cách rút khỏi sự ủng hộ chính trị và ‘throw the bumbs out.’ Ngoài ra, nên có một báo chí độc lập hay đủ độc lập để ‘chả sợ ai.’ Cuối cùng phải có pháp quyền (rule of law) và một tổ chức chống tham nhũng thực sự độc lập. Những điều kiện còn khó đạt được ở Việt Nam vì… điều kiện chưa cho phép…

Vậy, nếu đối với những điều kiện nêu trên này thì Việt Nam vẫn phải ‘phấn đấu’ thì chắc còn có một số điều mà có thể làm. Trong đó xin nêu một giải pháp nên nghiên cứu: đó là việc cho phép những cán bộ/đồng chí giữ ghế ở quê mình. Biết, biết, biết, người giữ ghế ở quê mình là đúng, là hay. Họ biết nhiều. Sao muốn mời một người lạ vào? Nhưng nếu cho phép một người có nhiều thẩm quyền ở quê của mình mà còn thiếu những cơ chế nếu trên thì có nhiều rủi ro nhất định.

Tôi sẽ không bao giờ khuyến khích Việt Nam để theo China của Tập trên bất cứ con đường nào. Nhưng ta nên thấy ở bên đó, trong bộ máy của họ, ít khi có chuyện một cán bộ của nhà nước được thống trị quê gốc của mình vì khả năng tham nhũng là quá cao.

Thực ra, nếu phải chọn tôi sẽ chọn cho người dân Việt Nam có những cơ chế trên hơn (bầu, báo, tổ chức chống tham ô độc lập) hơn là việc có người từ bên ngoại thống trị. Nhưng khi nghe chuyện và một số địa phương khác về vấn đề ”con ông cháu cha” thì làm cho mình nhớ đến cách làm của China.

Giao quyền phải có những cơ chế để đảm bảo những quyền hạn được tôn trọng. Nếu không nạn tham nhũng là khó tránh. Gia đình trị dễ đến

Đương nhiên rồi? Cũng có thể.

JL


Cảm ơn bạn HĐ đã sửa bài tiếng Việt gốc.

Nếu Đuterte có tội

duterte

Nếu một tòa án hay tổ chức của nhà nước xác nhận Tổng thống Duterte đã (gần đây cũng như trong quá khứ) ra lệnh giết chết trái pháp luật bất cứ ai thì ông nên bị cách chức ngay lập tức. Người này là một kẻ bạo lực và nguy hiểm.
Việc ông được bầu bởi một đa số trong một nền dân chủ thất bại không thay đổi thực tế rằng, ông dường như đã vi phạm luật pháp. Không ai có quyền ra lệnh giết người như ông (có thể) đã làm, cho dù là đối thủ chính trị hay người buôn bán, nghiện ma túy (hoặc bị xem là buôn bán, nghiện ma túy). Ông này là một mối đe dọa cho đất nước Phil và cũng là một mối đe dọa cho khu vực nữa.
Rất có thể ông ta là một tên tội phạm và nếu chứng mình như vậy thì nên bỏ tù ngay.
JL

Tiến bộ xã hội xuất phát từ mô?

Đôi khi, chúng ta quên rằng những tiến bộ xã hội chỉ phụ thuộc một mức nhất định vào những sự kiện trong sân khấu chính trị cấp cao mà thôi.

Tất nhiên là ở xã hội nào thì quyền lực cũng luôn luôn thuộc về bộ máy nhà nước cùng những người và đảng phái điều khiển nó bởi vì nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ( dù chính đáng hay không) mà có thể tạo ra và thực thi những luật chơi chính thức trong lãnh thổ quốc gia.

Ở Nga, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam, những thay đổi lớn trong xã hội và nhất là những tiến bộ trong xã hội, ít khi phụ thuộc hay xuất phát hoàn toàn vào những sự kiện và qúa trình trong chính trị cấp cao.

Tất nhiên, sự lãnh đạo chính trị luôn có một sự quan trọng nhất định của nó. Hơn nữa, ở nhiều nước, khả năng tham gia vào đời sống chính trị xã hội của đất nước mình của người dân có khi bị hạn chế nghiêm trọng, hoặc vì ‘chưa được phép’ hoặc là vì sự ảnh hưởng của tiền bạc là quá nhiều, hoặc có khi là vì những vấn đề khác.

Nhìn thế giới hiện nay thì rất khó có thể lạc quan về khẳng định của ai đó rằng “dân chủ là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.” Ở Nga ta thấy một nhà nước Mafia đang cố gắng lấy lại sự ảnh hưởng của mình trong chính trường quốc tế bằng mọi giá. Ở Mỹ ta thấy sự suy thoái của nền dân chủ do ảnh hưởng của tiền và sự nhầm lẫn của dân mỹ đối với những nguồn gốc của suy thoái kinh tế và mức sống ở nước đó. Ở Trung Quốc… thôi, chả cần phải nói làm gì…

Vậy, ở Việt Nam, người ta thấy gì ?

Tất nhiên là ta thấy những điều còn làm cho ta không yên tâm. Ở nước nào cũng vậy. Nhưng nói thế chả giúp gì trong việc đề cập những vấn đề. Song, dù những hạn chế còn ở đó, tôi thấy tinh thần của người Việt Nam đang phát triển một cách hứa hẹn. Thậm chí nói đối với du luận chính trị xã hội dân thường đang tiên phong trong nhiều lĩnh vực.

Ở nước nào thì tiến bộ xã hội cũng xuất phát từ những quá trình phức tạp, có nhiều yếu tố khác nhau. Tất nhiền có một nhà nước hiệu quả và có tầm nhìn xa là quan trọng cũng như một nhà nước mà thực sự xuất phát và phản ánh những nguyên vọng của dân. Ngoài ra, sự thay đổi xã hội luôn luôn phức tạp. Cạnh tranh có, mẫu thuẫn có, hợp tác có, thỏa hiệp cũng có nốt.

Tôi viết những đoạn này không phải là chỉ muốn bàn một cách triết học. Tôi viết vì muốn bạn đọc thấy vài điều: Dù Việt Nam đang trong một giai đoạn phức tạp và không rõ ràng, nhưng cũng đừng đánh giá quá thấp vai trò của người dân và cũng đừng xem nó một cách quá đơn giản. Chính trị cấp cao cũng có vài trò của nó nhưng về ý nghĩa của nó thì chỉ có thể nhận biết trong một bối cảnh xã hội lịch sử nhất định nào đó.

Nhình tổng thể, ta thấy người dân Việt Nam đang quan tâm đến chính trị một cách tâm huyết. Có lễ để có tiến bộ xã hội phải rõ nét hơn xã hội Việt Nam phải tìm cách để sử dụng nguồn lực của mình một cách hiệu quả hơn. Đừng giả định tiến bộ xã hội sẽ có bằng loa, văn bản hoặc “like mạnh” trên FB. Chính trị xuống đường không phải là giải pháp: ở nước nào nó chỉ được xem là phương án khi dân thấy họ đã mất tiếng nới.

Như vậy, thách thức vẫn là tạo ra một xã hội mà trong đó người dân có điều kiện để đóng góp một cách xây dụng. Còn ai sẽ tạo ra xã hội đó thì…Đừng nhìn lên trời. Nhưng cũng không nên quá bi quan. Cứ quan tâm, cứ tham gia bằng cách của mình.
Từ kinh nghiệm của những người mà đã và đang đấu tranh trong và ngoài bộ máy ta thấy một điều. Muốn tiến bộ xã hội phải đoàn kết, cơi mở, tâm huyết, và quyết tâm.
Còn tiếp….

JL

Chơi với ai?

Screenshot 2016-09-07 08.51.42Chả hiểu tại sao còn có người trong nước (VN) thấy bất ngờ khi Putin đã ủng hộ những chủ trương bất hợp pháp và không thể chấp nhận được của bọn Tập. Việc một kẻ bắt nạt, bành trướng đã vi phạm luật quốc tế khi vào Crimea ủng hộ một kẻ bắt nạt, bành trướng khác ở Biển Đông không thế nào coi là bất ngờ. Cá mè một lứa cả. Pu bán tầu ngầm mà lại ủng hộ Bắc Kinh. Rõ chưa?

Và ở bên Phil, người dân nước này sẽ dần dần thấy cái giá phải trả khá là cao cho quyết định mời một kẻ độc đoán bạo động là Duterte cầm quyền. Vì Phil từ lâu đã là một nền dân chủ thất bại, cũng không bất ngờ (dù buồn) dân dám chơi với ông ta. Nghe nói sắp tới ông ta sẽ chuyển xác chết của F. Marcos sang một ‘nghĩa trang anh hùng’. Rất tiếc, sự xuất hiện của ông (rất muốn gọi nó là điên!) Duterte đã, đang, và sẽ ảnh hưởng xấu đến những nỗ lực để có một giải pháp công lý và hợp pháp cho Biển Đông.

Trước mắt của một nền dân chủ đã suy thoái nghiêm trọng do sự ảnh hưởng của những nhóm đặc lợi thì một tỷ lệ nhất định của dân số Mỹ cũng quyết định chơi với D. Trump, một kẻ mị dân nhưng chẳng bao giờ quan tâm đến người dân thường. Việc nói thẳng về tình trạng khá là buồn của nền dân chủ Mỹ, việc thấy dân thường của Mỹ đã bị lừa bịp nhiều năm không có nghĩa là dân Mỹ nên chơi với Trump. Thực ra, dù Trump thua hay thắng thì cái gọi là ‘hiện tượng Trump’ ông đã gây ra thiệt hại quá lớn rồi.
Còn đối với Việt Nam, ở đây xin không nói nhiều về chính trị trong nước vì đã nói nhiều lần rồi. Cái mình muốn nói về Việt Nam là như này: Tôi biết các bác có truyền thống chơi với Nga, chơi vơi Trung. Và tất nhiên biết lịch sử phức tạp và (trước đây) liên đới với Mỹ. Thế nhưng, khi nghĩ đến tương lai của Việt Nam thì thật phải cần thận khi chơi với những kẻ mà sẵn sàng ắn cắp Biển Đông của Việt Nam. Đúng không các bác ơi?
Rất buồn khi thấy thế giới của chung ta đang rơi vào một tình trạng như thế này. Dù chiến lược của Obama đang trải qua một giai đoạn khó, dù ông đã bị xúc phạm bao nhiều tôi vẫn thấy người dân Việt Nam còn thấy tương lai của Việt Nam phải gần hơn với Mỹ.
Trong thời gian khá là buồn này mời các bạn nghĩ đến những lựa chọn trước mắt. Riêng tôi thấy đã đến lúc Việt Nam phải công khai (hay một cách rõ rằng nào đó) ủng hộ ‘mạng lưới an ninh mang tính nguyên tắc’ (principled security network) mà Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ A. Carter đã nêu ra vào mùa Xuân vừa qua. Tôi thấy nội dung của đề xuất Ông chả khác gì đối với quyền lợi của Việt Nam mà… Tôm lai: 
Thế sân chơi Đông Á đang hỗn lọan. Có 2 kẻ bắt nạt, một kẻ điên, còn lại là Mỹ, Nhật, Hàn, Úc, kể cả Sing. Vậy, chọn chơi với ai đây? Vẫn muốn bạn với tất cả hả? Chịu. Nhưng hiểu. Khổ thế!
JL
Cảm ơn NTH đã giúp sửa bài …

 

Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công ?

** Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công? **
 
Về tranh cãi ‘học tiếng Hán làm gì ?’ Được biết người Việt trong nước đang cãi nhau về chữ Hán (Old Chinese Script) hơn là tiếng Trung (Modern Chinese language, Mandarin) – Song, xin góp ý ngắn gọn về vấn đề dạy học cả về tiếng Hán lẫn tiếng Trung:
 
Việt Nam không nên mất quá nhiều thời gian và quá nhiều công sức trong việc học cả tiếng Hán lẫn tiếng Trung.
 
Việc học tiếng Trung/Hán chỉ cần thiết cho những người cần…. v.d. cho những người đang hay có ý định sống ở Hoa Lục, hoặc có việc với Trung Quốc, có quan tâm sâu sắc đến lịch sử của đất nước và nhất là sự phát triển của Tiếng việt, những người buôn bán, những mục đích bảo vệ đất nước, bãi biển Đà Nẵng của Việt Nam v.v….còn đối với những người khác…. hỏi học tiếng Hán để làm gì là đúng… học tiếng Trung làm gì… là hai câu hỏi sâu sắc.
 
Mặt khác, có khá nhiều lý do để không học. Trong đó, đối với tôi lý do lớn nhất và đúng nhất đó là mất công ! Nghe có vẻ hoặc thực chất là quá đáng, có lẽ không nên nói thế….. Xin giải thích thế này:
 
Khi còn đang sống ở HK cả hai nhóc trong nhà (8 tuổi và 6 tuổi) đều ‘được’ hoặc buộc phải học tiếng Trung phổ thông (TTPT – tức Mandarin) ít nhất năm tiết trong tuần. Thực ra, nếu chúng học tiếng Quảng Đông tôi sẽ yên tâm hơn vì lúc đó chúng tôi đang sống ở HK.
 
Mặc dù hai con của tôi học rất giỏi, đặc biệt là đứa lớn nhưng không vì thế mà tôi buồn, còn bây giờ thì tôi rất vui vì chúng sẽ không phải học tiếng TTPT nữa.
 
Vì sao? Vì theo tôi, học tiếng Trung/Hán là vô cùng không hiệu quả (cả về thời gian lẫn về sự phát triển con người) … tuy là một ngôn ngữ dù giàu truyên thống đi nữa nhưng phải nói là vô cùng mất công ….
 
Trẻ em Việt Nam vốn đã phải mang gánh nặng lớn bởi nền giáo dục phô thông/thêm của mình…vì vậy, thực sự là nên tập trung vào việc giáo dục trẻ em tốt đã. Nếu có vài phần trăm học sinh (hoặc có cha mẹ) muốn học tiếng Tầu thì ok…
 
Ở các nước nói tiếng Trung, nhất là Hoa Lục và Hồng Kông, trẻ em phải dành quá nhiều thời gian để thuộc lòng vô số chữ của một hệ thống viết vô cùng phi logic…. cách học duy nhất là học thuộc lòng.
 
Ừ thì biết rằng tiếng Nhật cũng khó ở chỗ đó. Ừ thì biết rằng tiếng Hán có một vị trí cốt yếu trong lịch sử ngôn ngữ học của Việt Nam.
 
Nhưng tôi đã thấy trực tiếp số phận của bao nhiều trẻ em ở HK không có thời gian để nghỉ ngơi và để phát triển một cách bình thường. Con tôi có máy bạn cuối tuần chả đi đâu cả, chỉ học chữ mà thôi. buồn!
 
Ở Đồng Á, hai nước Triều Tiên và Việt Nam khá là may mắn khi đã thoát khỏi hệ thống ngôn ngữ lỗi thời của Hoa Lục.
 
Như ta biết, Hangul của Hàn Quốc mới phát triển từ thế kỷ 16 và theo hệ thống alphabet chứ không phải là một writing system based on characters (chữ viết dựa trên ký tự). Dù ngữ pháp của tiếng Hàn không dễ nhưng ít nhất hệ thống viết cực kỳ đơn giản, dễ học. Ta có thấy một tỷ lệ lớn người Hàn Quốc học tiếng Hán không ? Không.
 
Cụ thể, tôi đề nghị như thế này; Đừng buộc trẻ em Việt Nam học tiếng Trung hay tiếng Hán. Nếu chúng muốn học thì sẽ tạo điều kiện. V/v làm sao dạy trong trường cấp III hay cấp II thì tôi không nói. Chỉ xin đề nghị rằng không hề có bất cứ lý do tốt nào đề bắt buộc một tỷ lệ lớn trẻ em Việt Nam học tiếng Trung/Hán cả.
 
Nếu không đồng ý với ý kiến của mình thì o.k. Nếu dạy hay là chuyên gia về tiếng Trung/Hán thì xin đừng hiểu ý sai. Nếu đang ăn lương của Học Viện Không tử hay có âm mưu thì tôi cũng hiểu.
 
Cũng sẵn sàng thừa nhận quan điểm của mình về vấn đề này là hơi quá … (ngay trong gia đình của tôi có một trong những học giả hàng đầu trên thé giới về vấn đề dậy tiếng Trung mà… )
 
Chỉ muốn trẻ em Việt Nam để lớn lên một cách vui vẻ. Để bay và không bị bắt.
 
JL