Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công ?

** Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công? **
 
Về tranh cãi ‘học tiếng Hán làm gì ?’ Được biết người Việt trong nước đang cãi nhau về chữ Hán (Old Chinese Script) hơn là tiếng Trung (Modern Chinese language, Mandarin) – Song, xin góp ý ngắn gọn về vấn đề dạy học cả về tiếng Hán lẫn tiếng Trung:
 
Việt Nam không nên mất quá nhiều thời gian và quá nhiều công sức trong việc học cả tiếng Hán lẫn tiếng Trung.
 
Việc học tiếng Trung/Hán chỉ cần thiết cho những người cần…. v.d. cho những người đang hay có ý định sống ở Hoa Lục, hoặc có việc với Trung Quốc, có quan tâm sâu sắc đến lịch sử của đất nước và nhất là sự phát triển của Tiếng việt, những người buôn bán, những mục đích bảo vệ đất nước, bãi biển Đà Nẵng của Việt Nam v.v….còn đối với những người khác…. hỏi học tiếng Hán để làm gì là đúng… học tiếng Trung làm gì… là hai câu hỏi sâu sắc.
 
Mặt khác, có khá nhiều lý do để không học. Trong đó, đối với tôi lý do lớn nhất và đúng nhất đó là mất công ! Nghe có vẻ hoặc thực chất là quá đáng, có lẽ không nên nói thế….. Xin giải thích thế này:
 
Khi còn đang sống ở HK cả hai nhóc trong nhà (8 tuổi và 6 tuổi) đều ‘được’ hoặc buộc phải học tiếng Trung phổ thông (TTPT – tức Mandarin) ít nhất năm tiết trong tuần. Thực ra, nếu chúng học tiếng Quảng Đông tôi sẽ yên tâm hơn vì lúc đó chúng tôi đang sống ở HK.
 
Mặc dù hai con của tôi học rất giỏi, đặc biệt là đứa lớn nhưng không vì thế mà tôi buồn, còn bây giờ thì tôi rất vui vì chúng sẽ không phải học tiếng TTPT nữa.
 
Vì sao? Vì theo tôi, học tiếng Trung/Hán là vô cùng không hiệu quả (cả về thời gian lẫn về sự phát triển con người) … tuy là một ngôn ngữ dù giàu truyên thống đi nữa nhưng phải nói là vô cùng mất công ….
 
Trẻ em Việt Nam vốn đã phải mang gánh nặng lớn bởi nền giáo dục phô thông/thêm của mình…vì vậy, thực sự là nên tập trung vào việc giáo dục trẻ em tốt đã. Nếu có vài phần trăm học sinh (hoặc có cha mẹ) muốn học tiếng Tầu thì ok…
 
Ở các nước nói tiếng Trung, nhất là Hoa Lục và Hồng Kông, trẻ em phải dành quá nhiều thời gian để thuộc lòng vô số chữ của một hệ thống viết vô cùng phi logic…. cách học duy nhất là học thuộc lòng.
 
Ừ thì biết rằng tiếng Nhật cũng khó ở chỗ đó. Ừ thì biết rằng tiếng Hán có một vị trí cốt yếu trong lịch sử ngôn ngữ học của Việt Nam.
 
Nhưng tôi đã thấy trực tiếp số phận của bao nhiều trẻ em ở HK không có thời gian để nghỉ ngơi và để phát triển một cách bình thường. Con tôi có máy bạn cuối tuần chả đi đâu cả, chỉ học chữ mà thôi. buồn!
 
Ở Đồng Á, hai nước Triều Tiên và Việt Nam khá là may mắn khi đã thoát khỏi hệ thống ngôn ngữ lỗi thời của Hoa Lục.
 
Như ta biết, Hangul của Hàn Quốc mới phát triển từ thế kỷ 16 và theo hệ thống alphabet chứ không phải là một writing system based on characters (chữ viết dựa trên ký tự). Dù ngữ pháp của tiếng Hàn không dễ nhưng ít nhất hệ thống viết cực kỳ đơn giản, dễ học. Ta có thấy một tỷ lệ lớn người Hàn Quốc học tiếng Hán không ? Không.
 
Cụ thể, tôi đề nghị như thế này; Đừng buộc trẻ em Việt Nam học tiếng Trung hay tiếng Hán. Nếu chúng muốn học thì sẽ tạo điều kiện. V/v làm sao dạy trong trường cấp III hay cấp II thì tôi không nói. Chỉ xin đề nghị rằng không hề có bất cứ lý do tốt nào đề bắt buộc một tỷ lệ lớn trẻ em Việt Nam học tiếng Trung/Hán cả.
 
Nếu không đồng ý với ý kiến của mình thì o.k. Nếu dạy hay là chuyên gia về tiếng Trung/Hán thì xin đừng hiểu ý sai. Nếu đang ăn lương của Học Viện Không tử hay có âm mưu thì tôi cũng hiểu.
 
Cũng sẵn sàng thừa nhận quan điểm của mình về vấn đề này là hơi quá … (ngay trong gia đình của tôi có một trong những học giả hàng đầu trên thé giới về vấn đề dậy tiếng Trung mà… )
 
Chỉ muốn trẻ em Việt Nam để lớn lên một cách vui vẻ. Để bay và không bị bắt.
 
JL

10 thoughts on “Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công ?

  1. Chỉ nên là một trong các lựa chọn cùng với các ngoại ngữ khác cho học sinh phổ thông!
    Thực ra, khoa cử hay lịch sử hàng ngàn năm nay, VN sử dụng chữ Hán. Sau khi bị Pháp đô hộ, áp dụng chữ la tinh làm cho chữ Hán gần như bị triệt tiêu, gián đoạn. Nho học có hạn chế nhất định nhưng việc triệt tiêu Nho học có thể cũng góp phần làm cho các giá trị văn hóa, đạo đức hiện nay bị đảo lộn, mất phương hướng!

  2. Các bác “mê chữ Hán” cứ hay so sánh với Hàn và Nhật.

    Nào là Hàn phải học 1000 chữ, Nhật 3000 chữ.
    Các bác ấy quên mất là hai xứ này khác Việt Nam lắm.
    Từ xưa họ đã phát minh ra cách ký âm cho ngôn ngữ của họ với hangul, hiragana..
    Kanji chỉ phụ vào thôi.
    Còn Hàn thì ngày càng dùng Hangul mà bỏ bới chữ Hán.

    Ở Việt Nam, chữ Nôm không ra ngoài phép lục thư của tàu.
    Vì thế Nhật Hàn có thể tiếp tục dùng như cũ , còn Nôm , quá phức tạp, thì không thể nào đấu lại với quốc ngữ.
    Bởi thế Hán Nôm đối với người Việt là “tử tự”.
    Người Nhật & Hàn dùng nó hàng ngày nên người ta học và nhớ nó được, tuy khó.

    Chữ Hán , học mà không dùng hàng ngày sẽ không có ích gì.
    Bác học 2000 chữ, 6 tháng sau quên, còn lại 1000 chữ!
    Năm sau quên .. tiếp còn lại 500 chữ!
    Vào đình chùa, nếu không phải là dân chuyên môn, thì giỏi lắm là ..đọc và .. đoán!
    Đó là chưa kể.. đọc được mà viết không được!
    Mà đọc được âm thì ..cũng chưa chắc đã hiểu!
    Đến cụ đồ đọc câu đối còn hiểu sai nữa là!

    Có bác còn bảo đọc Kiều bằng chữ Nôm thì ..hiểu sâu xa và thú vị hơn.
    Thật là .. vớ vẩn!
    Tôi chả hiểu khi đọc Kiều “Trăm năm trong cõi người ta” , mà thấy
    “trăm” là “bách+lâm” [百+林] , “năm” là “Nam+Niên”[南+年] , “trong” là “Long+Trung”.
    Phức tạp thế nhưng chả có gì ngoài “Bách nghĩa là Trăm” , “Lâm” đọc giống như Trăm ( người việt xưa đọc L thay vì R ) ..

    Vâng! ngoài phức tạp nó có cái gì “huyền diệu” hay ho??
    Bạn có hiểu gì hơn khi biết chữ Nôm???
    Rõ là “thần thánh hóa” chữ Hán-Nôm!

    Số người hiểu Kiều qua quốc ngữ chắc chắn vượt xa thời các cụ Hán Nôm!

    Thế nên đề nghị mang Hán trở lại trường là ngớ ngẩn.
    Làm như thế thì thậm chí làm học sinh đâm ra .. ghét , thù chữ Hán!
    Tác dụng ngược!

    Thay vì thế các nhà chuyên môn nên bỏ công dịch & phiên các tác phẩm Hán Nôm của cha ông sang quốc ngữ để mọi người có thể hiểu và yêu quý nó.
    Đó mới là bảo tồn văn hóa một cách thiết thực.

    • Đồng ý với bác! Lý do học chữ hán để “làm trong sáng tiếng Việt”… chỉ là ngụy biện. Cái gì dính dáng đến chữ hán (như ở đình chùa, hoặc như ở các nhà bang hội của người Hoa ở Hội An), những ông giỏi chữ hán phải có nhiệm vụ dịch chữ hán-nôm, hoặc chữ hán ra chữ quốc ngữ VN, chứ không phải các ông lại bắt nhân dân phải học tiếng hán!
      Nếu các ông giáo sư “hán-nôm” muốn “thần thánh hóa” hán-nôm, thì chẳng khác gì bắt kinh Quran phải đễ nguyên chữ Ảrập, chỉ vì sợ… dịch sang tiếng nước khác sẽ mất thiêng.

  3. Học tiếng hán làm gì ? Chủ yếu là ….Mất công !
    Chính xác là như vậy . Cám ơn Jonathan London.

  4. Cả nước Tàu đi học Tiếng Anh , Mỹ , lại bắt trẻ VN đi học tiếng Hán , tiếng Trung cho mất thời giờ vô ích ? Hãy để cho trường Điệp báo dạy tiếng Trung cho các nhân viên Ngoại giao , quân đội là đủ rồi .

  5. Ối Giời ơi là Giời! Tại sao học sinh Việt Nam dưới thời cộng sản lại phải học tiếng Hán tiếng Trung hả Giời? Bọn học sinh chúng nó từ năm 1945 đến nay đâu đã được dạy được học loại tiếng Việt Nam tinh khiết, chân thực và đàng hoàng đâu nào. Sao nay bọn ấm ớ hội tề lại muốn “bồi dưỡng văn hóa” cho chúng nó bằng nhồi nhét thêm thứ ngoa ngôn từ phương Bắc xâm lăng ngàn đời có pha trôn thứ ngôn ngữ Maoist và định hướng “hữu nghị viễn vong” trong đó nữa hả Giời?

    qx

  6. Bài viết của GS, tôi nghĩ rất giúp ích cho người VN.
    Cám ơn GS.
    Câu “Chủ yếu là… mất công?”, gía như GS viết “Chủ yếu là để… mất công?”, chỉ cần thêm chữ “để” vào – câu đó sẽ rõ nghĩa và hài hước hơn.
    (để… mất công, for… nothing?)

  7. Hồi 1960’s ở Miền Bắc, chúng tôi đã học tiếng Háng rồi.
    VD:
    – Hao xu ku lung lang cheo – Củ xu hào treo lủng lẳng

  8. Tiếng Bắc Kinh đe dọa tiếng Quảng : Cuộc chiến ngôn ngữ ở miền nam Trung Quốc
    http://vi.rfi.fr/chau-a/20140827-tieng-bac-kinh-de-doa-tieng-quang-dong-cuoc-chien-ngon-ngu-o-mien-nam-trung-quoc
    Bao giờ thì tiếng Bắc Kinh -Quan Thoại?- đe doạ tiếng Việt Nam?

    Tiếng Quảng Đông là Tiếng cuả nhóm các dân tộc Bách Việt xưa
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Bách_Việt
    Cho nên tiếng Quảng Đông còn được gọi là Việt Ngữ
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiếng_Quảng_Đông
    Về mặt chữ viết, có sự vay mượn hay sử dụng cách ký tự cuả chữ Hán – như Việt Nam sử dụng Alphabet – hay không thì tôi không biết. Nhưng về tiếng nói, có lẽ đó là hai ngôn ngữ riêng biệt. Một ông người Hồng Kông đi sang làm việc ở Bắc Kinh phải mướn thông dịch, thì làm sao là cùng một ngôn ngữ được?

    Cái gì đẹp, ý vị thì người ta tìm đến học hỏi, thưởng thức, việc chi phải đi đe doạ, áp đặt làm mất hứng, mất ý nghĩa nhỉ? Riêng cái khoản cho báo loan tin sẽ chọn tiếng Hoa và tiếng Nga làm hai môn ngoại ngữ bắt buộc là có ý đồ ngoại giao chính trị rẻ tiền.
    Việc chi phải bắt buộc? Tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nga, etc. cứ việc dạy, ai thích học tiếng gì thì tự chọn có phải tốt hơn không? Tuy nhiên tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ ngoại giao thịnh hành toàn cầu rồi, thì tự nhiên có nhiều học sinh chọn nó.

    Ở việt Nam rất buồn cười, khi nhà nước thân với Nga thì những người có chuyên môn với ngôn ngữ Hán hay Anh, Pháp đều… tái mặt, chưa kể còn bị sa thải, trù dập. Đến khi nhà nước xoay sang Trung Quốc thì… như hiện nay. Không có tinh thần tôn trọng học thuật, nghiên cứu hay tự do chọn lựa cá nhân, thì làm sao có được những học giả hay những người nghiên cứu chuyên môn thuần túy?

Comments are closed.