Tiến bộ xã hội xuất phát từ mô?

Đôi khi, chúng ta quên rằng những tiến bộ xã hội chỉ phụ thuộc một mức nhất định vào những sự kiện trong sân khấu chính trị cấp cao mà thôi.

Tất nhiên là ở xã hội nào thì quyền lực cũng luôn luôn thuộc về bộ máy nhà nước cùng những người và đảng phái điều khiển nó bởi vì nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ( dù chính đáng hay không) mà có thể tạo ra và thực thi những luật chơi chính thức trong lãnh thổ quốc gia.

Ở Nga, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam, những thay đổi lớn trong xã hội và nhất là những tiến bộ trong xã hội, ít khi phụ thuộc hay xuất phát hoàn toàn vào những sự kiện và qúa trình trong chính trị cấp cao.

Tất nhiên, sự lãnh đạo chính trị luôn có một sự quan trọng nhất định của nó. Hơn nữa, ở nhiều nước, khả năng tham gia vào đời sống chính trị xã hội của đất nước mình của người dân có khi bị hạn chế nghiêm trọng, hoặc vì ‘chưa được phép’ hoặc là vì sự ảnh hưởng của tiền bạc là quá nhiều, hoặc có khi là vì những vấn đề khác.

Nhìn thế giới hiện nay thì rất khó có thể lạc quan về khẳng định của ai đó rằng “dân chủ là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.” Ở Nga ta thấy một nhà nước Mafia đang cố gắng lấy lại sự ảnh hưởng của mình trong chính trường quốc tế bằng mọi giá. Ở Mỹ ta thấy sự suy thoái của nền dân chủ do ảnh hưởng của tiền và sự nhầm lẫn của dân mỹ đối với những nguồn gốc của suy thoái kinh tế và mức sống ở nước đó. Ở Trung Quốc… thôi, chả cần phải nói làm gì…

Vậy, ở Việt Nam, người ta thấy gì ?

Tất nhiên là ta thấy những điều còn làm cho ta không yên tâm. Ở nước nào cũng vậy. Nhưng nói thế chả giúp gì trong việc đề cập những vấn đề. Song, dù những hạn chế còn ở đó, tôi thấy tinh thần của người Việt Nam đang phát triển một cách hứa hẹn. Thậm chí nói đối với du luận chính trị xã hội dân thường đang tiên phong trong nhiều lĩnh vực.

Ở nước nào thì tiến bộ xã hội cũng xuất phát từ những quá trình phức tạp, có nhiều yếu tố khác nhau. Tất nhiền có một nhà nước hiệu quả và có tầm nhìn xa là quan trọng cũng như một nhà nước mà thực sự xuất phát và phản ánh những nguyên vọng của dân. Ngoài ra, sự thay đổi xã hội luôn luôn phức tạp. Cạnh tranh có, mẫu thuẫn có, hợp tác có, thỏa hiệp cũng có nốt.

Tôi viết những đoạn này không phải là chỉ muốn bàn một cách triết học. Tôi viết vì muốn bạn đọc thấy vài điều: Dù Việt Nam đang trong một giai đoạn phức tạp và không rõ ràng, nhưng cũng đừng đánh giá quá thấp vai trò của người dân và cũng đừng xem nó một cách quá đơn giản. Chính trị cấp cao cũng có vài trò của nó nhưng về ý nghĩa của nó thì chỉ có thể nhận biết trong một bối cảnh xã hội lịch sử nhất định nào đó.

Nhình tổng thể, ta thấy người dân Việt Nam đang quan tâm đến chính trị một cách tâm huyết. Có lễ để có tiến bộ xã hội phải rõ nét hơn xã hội Việt Nam phải tìm cách để sử dụng nguồn lực của mình một cách hiệu quả hơn. Đừng giả định tiến bộ xã hội sẽ có bằng loa, văn bản hoặc “like mạnh” trên FB. Chính trị xuống đường không phải là giải pháp: ở nước nào nó chỉ được xem là phương án khi dân thấy họ đã mất tiếng nới.

Như vậy, thách thức vẫn là tạo ra một xã hội mà trong đó người dân có điều kiện để đóng góp một cách xây dụng. Còn ai sẽ tạo ra xã hội đó thì…Đừng nhìn lên trời. Nhưng cũng không nên quá bi quan. Cứ quan tâm, cứ tham gia bằng cách của mình.
Từ kinh nghiệm của những người mà đã và đang đấu tranh trong và ngoài bộ máy ta thấy một điều. Muốn tiến bộ xã hội phải đoàn kết, cơi mở, tâm huyết, và quyết tâm.
Còn tiếp….

JL

4 thoughts on “Tiến bộ xã hội xuất phát từ mô?

  1. “Tiến bộ xã hội xuất phát từ mô?”
    GS J. London nên viết “Tiến bộ xã hội xuất phát từ đâu?”. Không thì người khác lại cho rằng GS là dân Nghệ An.
    Đùa thôi…

  2. “Muốn tiến bộ xã hội phải đoàn kết, cơi mở, tâm huyết, và quyết tâm”
    Vỏn vẹn 15 chữ tóm lược thành công hoặc thất bại. Tuy nhiên nếu chỉ dùng những từ ngữ này như một khẩu hiệu kết quả thùng rỗng vẫn hoàn rỗng thùng. Để đạt được hiệu quả mong muốn, quyết tâm và tầm huyết là hai điều kiện then chốt. Nếu khòng cởi mở, đoàn kết vô phường hình thành. Ở các quốc gia khác, tiếng nói của dân hay nói như thời phong kiến, ý dân là ý trời. Tiếc thay ở Việt Nam “dân làm chủ” nhưng “đã có nhà nước lo” và nhà nước Việt Nam lại rất phức tạp. Thường bí thư đảng vô quyền lực hảnh chính cũng như tư pháp. Viêt Nam bí thư có quyền ký kết các văn bản này (Formosa là một điển hình), vậy giải thích sao các tròng tréo này và dân có phản đối được khòng?
    70 năm bị bịt miệng, bịt tai, mắt như mù, tai như điếc cộng thêm một giai đoạn bất tận bị đò hô bởi ngoại bang, hy vọng vào ngươfi dân có ý thục về chánh trị, e rằng rất khó nuốt.
    Tác giả lạc quan vì tư duy của một cộng dân quen thuộc với sư tự do và có một thể chế dân chủ thưc sư của dân và do dân.
    Nếu có thời gian, tác giả nên thăm dân cho biết sự tình, và tới thăm những vùng nước mặn đồng chua, khòng phãi là những đô thị lớn mà ai cũng biết dùng face book, tác giả sẽ thấy rõ hơn tâm trạng của đa số!

    • Với những điều kiện nhất định trong nước, nhiều khi những câu như ““Muốn tiến bộ xã hội phải đoàn kết, cơi mở, tâm huyết, và quyết tâm”” đọc thât vớ vẩn, đúng ko bạn?

Comments are closed.