Chống thâm nhũng phải có cách

Nước nào cũng có nạn tham nhũng. Nhưng ta biết mức độ tham nhũng là khác nhau ở các nước cũng như những đặc trưng của hiện tượng. Đúng là có một số nước là quá hiệu quả trong việc chống tham ô, như ở Bắc Âu.

Trong các nước thâm nhũng mức độ cáo có một số nước ‘chuyên’ về ‘tham nhũng quy mô lớn’ và có nước mà ‘chuyên hơn’ về ‘tham nhũng nhỏ mọn (petty corruption). Ta biết tham nhũng là một bệnh xã hội có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế của xã hội. Ta cũng biết, tham nhũng cũng có ở các nước đang có tăng trưởng kinh tế tương đối cao, như China hay Việt Nam.

Trong những ảnh hưởng xấu của tham nhũng thì có nhiều. Chẳng hạn, một bộ máy nhà nước tham nhũng sẽ khó có thể có lòng tin của người dân. Tham nhũng là một loại tội phạm mà thay đổi một cách bất chính đáng những kết quả phân phối trong một nền kinh tế và cũng có thể hạ thấp hiệu quả kinh tế một cách đáng kể. Những điều đó chả có gì mới. Còn đối với vấn đề chống tham nhũng thì cũng có “nhiều bài để học,” kể cả từ TQ.

Cơ chế dân chủ hay ở chỗ, dân không hài lòng với sự thực hiện của các đại biểu được bầu thì ít nhất đi nữa có cách rút khỏi sự ủng hộ chính trị và ‘throw the bumbs out.’ Ngoài ra, nên có một báo chí độc lập hay đủ độc lập để ‘chả sợ ai.’ Cuối cùng phải có pháp quyền (rule of law) và một tổ chức chống tham nhũng thực sự độc lập. Những điều kiện còn khó đạt được ở Việt Nam vì… điều kiện chưa cho phép…

Vậy, nếu đối với những điều kiện nêu trên này thì Việt Nam vẫn phải ‘phấn đấu’ thì chắc còn có một số điều mà có thể làm. Trong đó xin nêu một giải pháp nên nghiên cứu: đó là việc cho phép những cán bộ/đồng chí giữ ghế ở quê mình. Biết, biết, biết, người giữ ghế ở quê mình là đúng, là hay. Họ biết nhiều. Sao muốn mời một người lạ vào? Nhưng nếu cho phép một người có nhiều thẩm quyền ở quê của mình mà còn thiếu những cơ chế nếu trên thì có nhiều rủi ro nhất định.

Tôi sẽ không bao giờ khuyến khích Việt Nam để theo China của Tập trên bất cứ con đường nào. Nhưng ta nên thấy ở bên đó, trong bộ máy của họ, ít khi có chuyện một cán bộ của nhà nước được thống trị quê gốc của mình vì khả năng tham nhũng là quá cao.

Thực ra, nếu phải chọn tôi sẽ chọn cho người dân Việt Nam có những cơ chế trên hơn (bầu, báo, tổ chức chống tham ô độc lập) hơn là việc có người từ bên ngoại thống trị. Nhưng khi nghe chuyện và một số địa phương khác về vấn đề ”con ông cháu cha” thì làm cho mình nhớ đến cách làm của China.

Giao quyền phải có những cơ chế để đảm bảo những quyền hạn được tôn trọng. Nếu không nạn tham nhũng là khó tránh. Gia đình trị dễ đến

Đương nhiên rồi? Cũng có thể.

JL


Cảm ơn bạn HĐ đã sửa bài tiếng Việt gốc.

6 thoughts on “Chống thâm nhũng phải có cách

  1. Hồi trước lâu lắm rồi tôi có đọc hai bài viết cuả một blogger rất sắc sảo:
    “Chống Tham nhũng tại Việt Nam là việc làm không tưởng”
    “Làm gì có phe tham nhũng và phe chống tham nhũng”

  2. CHỐNG THAM NHŨNG
    Lá chắn bất khả xâm phạm của các QUAN :

    Chỉ thị 15-CT/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 7/7/2007
    quy định: “…Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt… thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng…”

    Công an không được trinh sát đảng viên vì vướng Chỉ thị 15..

    Đợi Bác Tổng Tập góp ý sửa đổi rồi Giáo sư mới chỉnh sửa lại cho hoàn chỉnh!

  3. Tôi không biết có cách nào không chứ cứ theo sự thật phô bày mà nói thì một băng đảng 5 triệu thành viên cùng với khoảng 5 triệu cảm tình viên, thành viên gia đình, vị chi là 10 triệu, mà khủng bố, trấn áp, bóc lột bằng tô thuế đến hơn 80 triệu người lương thiện, và vơ vét 100% tài nguyên của giang sơn Việt Nam.

    Tham nhũng chỉ là một phương tiên và một thứ sinh hoạt đảng trong tiến trình vơ vét và “phân chia của cải” giữa các thành viên băng đảng với nhau.

    Làm gì có chuyện chống tham nhũng, tất cả chi là một trò chơi của các thành viên trong băng đảng công sản tại Việt Nam mà thôi.

    qx

Comments are closed.