Để có công an…

Tuần này ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, cùng các đồng chí lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, và Bộ Công an, đã tham dự lễ Công bố Quyết định của Bộ Chính trị Khóa XII về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 được tổ chức trọng thể tại Hà Nội.

Như tờ báo Tuổi Trẻ đã cho hay, đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư tham gia Đảng ủy Công an Trung ương. Ngoài lễ công bố quan trọng này, cũng có một số việc liên quan đến lĩnh vực công an đáng chú ý khác.

Trong đó có những thảo luận xoay quanh quyết định ra ngày 16/9/2016 để truy nã ông Trịnh Xuân Thanh, người đã xin/bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam và bị tố cáo đã có nhiều hành vi phạm pháp, ‘cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.’

Trường hợp/vụ án Trịnh Xuân Thanh đang được thảo luận rộng rãi, không chỉ vì ông ta có vẻ đã ‘bỏ trốn’ mà là vì sự kiện đã ‘bùng nổ’ ngay trong khi chính quyền Việt Nam đang cố gắng để tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng trong toàn quốc.

Khi đọc tin về sự tham gia của TBT, CTN, TT, và Ông Đinh Thế Huynh trong buổi lễ của Đảng ủy Công An thì nhiều người (trong đó có tôi) đã tự hỏi, liệu sự kiện này có ý nghĩa là chính quyền Việt Nam muốn củng cố ‘lực lượng’ công an để nâng cao hiệu quả của chiến dịch chống tham nhũng?’ Chắc là muốn cả hệ thống công an cùng chung một tinh thần, mục đích. Chắc thế. Nhưng cũng có thể có nhiều nghĩa khác. Rất khó biết được.

Trong tuần cũng có một số việc, dù không liên quan trực tiếp đến buổi lễ hay những nỗ lực để chống tham nhũng, thì cũng có liền quan đến lĩnh vực công an, trong đó có xét xử vụ án thiếu niên Đỗ Đăng Dư bị chết trong trại giam, xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm) và Nguyễn Thị Minh Thúy, ‘và hành vi bạo động/chưa chắc hợp pháp’ của ‘an ninh’ đối với những người đến tòa án để ủng hộ bị cáo.

Nhìn một cách toàn thể xin chia sẻ vài đề nghị về vấn đề: làm cách nào để tăng cường trật tự công cộng. Ý tôi muốn nói về vài trò của công an trong việc nâng cao tình hình an ninh, tức giảm nguy hiểm, nâng cao trật tự, an toàn v.v.

  • Hãy thấy để có trật tự công cộng thì xã hội phải có những cơ chế để đàm bảo sự tín nhiệm đối với chính quyền công cộng.
  • Để có sự tín nhiệm phải có một hệ thống công an minh bạch cũng như để chống tham nhũng cũng phải có một hệ thống hành chính minh bạch.
  • Để có minh bạch và một xã hội trật tự cần có một nền truyền thông độc lập (hay ít nhất độc lập hơn ngày bây giờ) để đóng vai trò “thổi còi” một cách chuyên nghiệp, hợp pháp, và hiệu quả, kể cả trong những việc liên quan đến phạm vi của nhà nước.Đúng không?

JL

 

7 thoughts on “Để có công an…

  1. “Hãy thấy để có trật tự công cộng thì xã hội phải có những cơ chế để đàm bảo sự tín nhiệm đối với chính quyền công cộng.
    Để có sự tín nhiệm phải có một hệ thống công an minh bạch cũng như để chống tham nhũng cũng phải có một hệ thống hành chính minh bạch.
    Để có minh bạch và một xã hội trật tự cần có một nền truyền thông độc lập (hay ít nhất độc lập hơn ngày bây giờ) để đóng vai trò “thổi còi” một cách chuyên nghiệp, hợp pháp, và hiệu quả, kể cả trong những việc liên quan đến phạm vi của nhà nước.Đúng không?”
    JL
    Chắc tác giả nói rỡn chơi cho dzui.
    Những tiêu chuẩn nêu trên tìm đâu ra? Lý luận này chì dành cho những quốc gia có một thể chế “tam quyền phân lập”. Ở Việt Nam vừa đánh trống vừa thổi kèn, Chủ tịt đảng csvn cũng lả thành phần của ban bí thư bộ công an chỉ có nghĩa là phát huy thêm sự đồng loã. Tác giả có lạc quan “tếu” không đó.
    Tại sao ông Trịnh Xuân Thanh phải trốn và ai đã giúp òng đào thoát? Hỏi là trả lời, đúng hay sai thưa tác giả.
    Không ai phủ nhận quan tâm của tác giả về những tiến trình ở Việt Nam. Tuy nhiên cũng nên nói lên những phường thức khả thi và bớt đi lý thuyết có tính cách học giả (academic discussions).

  2. Nếu để ý sẽ thấy những gì chi nhánh băng đảng cộng sản tại Việt Nam làm đều rập khuôn theo quan thầy băng đảng cộng sản Trung cộng làm bên bển.

    Tay Tập “giương cao ngọn cờ” “đả hổ diệt ruồi” để vừa mị dân đám dân đen, vừa có cớ tiêu diệt các nhóm cộng sản khác, vừa thủ tiêu đối thủ trong ngoài đảng, vừa thâu tóm quyền lực, vừa củng cố địa vị và kéo dài chế độ cộng sản ở Tàu.

    Nhìn lại kiểu “sinh hoạt đảng” của băng đảng cộng sản tại Việt Nam trong thời gian cùng thời họ Tập thì chẳng khác gì; chẳng mang lại lợi lộc gì cho xã hội ngoài cộng sản; chẳng phải là điều lành cho người dân không cộng sản; và chẳng phải là một chính sách rộng mở để làm cho Việt Nam giàu mạnh.

    Việc băng đảng cộng sản hôm nay xảy ra sự kết hợp bộ phận công an kiêu binh với đám chóp bu Việt cộng sắc máu là điềm gỡ, vì đó là liên minh ma quỷ, sự kết hợp của hai thứ xấu xa nhất trong cõi đời này chẳng có mục đích gì ngoài mục đích khủng bố xã hội, kinh tế và chính trị.

    qx

  3. em thấy anh thường xuyên nói về “truyền thông độc lập”nhưng lại không thấy bàn sâu về nó.ví dụ thế nào là một hệ truyền thông độc lập?độc lập với ai?làm sao để độc lập mà lại ko giống tờ báo gì đó ở Pháp. chứ em thấy một số tổ chức tự phong là “dân sự”,”báo độc lập” ở vn đều rất bệnh họa so với các khái niệm,tiêu chuẩn chung.

  4. VN khác các nước văn minh dân chủ.
    Công an, quân đội VN là công cụ để bảo vệ đảng cầm quyền, và để thực hiện sự “chuyên chính” (dictatorship) với nhân dân VN (trước kia họ gọi là “chuyên chính vô sản”, nay thực chất là “chuyên chính của giai cấp thống trị”, đàn áp nhân dân VN).

    Theo tôi, vì ai cũng biết như vậy, nên mọi người im lặng, KHÔNG ai còn mong đợi gì ở cái lực lượng “chỉ biết còn đảng, còn mình” ấy.
    Ông Tổng Trọng nhảy vào Đảng ủy công an trung ương không phải để CA tốt hơn với dân, mà để CA bảo vệ đảng có hiệu qủa hơn. Trước khi chết.

  5. Đất nước Việt Nam thật là quá đáng buồn phải không anh JL?
    Nó không đáng phải rơi vào thảm trạng như hiện nay nếu được lãnh đạo bởi những người tài giỏi, thao lược và có tầm nhìn cao xa. Người Việt Nam có nhân tài không? Có. Có nhiều nữa là khác. Tại sao nền chính trị Việt Nam lại trở nên “làng xã”, “băng đảng” đến như vậy?

Comments are closed.