Trump vs. Clinton, vòng một

Theo link này hay đọc ở dưới bài ngắn của tôi về tranh luận hôm kia trên tờ báo Lao Động. Ngoài bài này, góp thêm ý ở đây:

Thấy nhiều người ở VN, Mỹ ko thấy ông nói dối liên tục. Về tài năng đó tôi không hạ thấp Trump hay bất cứ phát xít khác. Trong 90 phút ông nói dối ít nhất 34 lần… Việc ông nói người Mỹ đã bị lửa bịp nhiều năm (là ĐÚNG) không có nghĩa là những gì ông nói là có thật. Người dân Mỹ biết họ đã bị gạt ….

….và họ đang bực mình … nhiều người trong số họ đã được cho ‘ăn’ và đã phát triển một quan điểm phân biệt chủng tộc, xem chính họ là nạn nhân dưới bàn tay của âm mưu tham nhũng, những nhóm tiểu số, phụ nữ, gay vv. … cho họ những lời của Trump dù nhiều khi là hoàn toàn thiếu cân cứ có một sức hấp dẫn mạnh mẽ. Như Hitler đã cho thấy , sự kết hợp giữa việc lặp lại liên tục những lời nói dối lớn trộn với phỏng cách mị dân là một sự pha trộn mạnh mẽ.

Xin trích:

Phong cách tranh luận của Hillary Clinton và Donald Trump không khác nhiều so với những gì chúng ta có thể đoán trước. Trump có một phong cách cực công kích và tôi không bất ngờ khi chất lượng của cuộc tranh luận rất thấp.

Từ thời cựu Tổng thống Richard Nixon, khi những tranh luận được phát thanh trực tiếp, các cuộc tranh luận của ứng viên tổng thống Mỹ thường để lại ấn tượng về những phát ngôn đáng nhớ nhất, hoặc ai có những sai lầm, hay những câu nói không thuyết phục đáng nhớ nhất. Trong cuộc tranh luận này không có tình tiết như vậy.

Donald Trump rõ ràng đã không thay đổi phong cách và cũng không làm gì để thay đổi ấn tượng của những người ủng hộ hay không ủng hộ ông ấy. Là một người có nhiều kinh nghiệm, bà Clinton có tinh thần của một chính khách, trong khi ông Trump có tính khí của một người “ném đá” từ bên ngoài.

Rất tiếc chúng ta đã không có một cuộc tranh luận sâu hơn. Một trận đấu giận dữ, nội dung nghèo nàn là không xứng đáng với những kỳ vọng của người dân Mỹ.

Về nội dung tranh luận, bà Clinton thuyết phục hơn nhiều, nhưng trong chiến dịch chính trị này chưa chắc là vấn đề chủ yếu. Sau nhiều năm thấy mức sống không mấy tiến bộ mấy, người dân Mỹ đã khá thất vọng với nền dân chủ của đất nước, chủ yếu do ảnh hưởng của tiền và nhóm lợi ích.

Trong khi đó, đúng hay sai, dân Mỹ thấy những hiệp định thương mại lớn cộng với công nghệ đang ảnh hưởng xấu đối với thị trường lao động, nhất là đối với người có thu nhập thấp.

Rất mỉa mai, cử tri phải lựa chọn giữa một người đã làm trong chính phủ lâu năm và có những quan hệ gần gũi với ngành tài chính, (và) bên (khác) là tỉ phú chưa chắc đã đóng thuế và đã có nhiều công ty phá sản. Trong một bối cảnh như thế, hai người phải thuyết phục dân Mỹ là họ sẽ bảo vệ và đẩy mạnh quyền lợi của người dân.

Nhìn kỹ, bà Clinton có những chính sách cụ thể hơn và có lợi cho dân thường hơn; nhưng Trump sẽ thuyết phục những người Mỹ – nhất là người da trắng, thu nhập thấp, trình độ giáo dục thấp vì họ là những người không chỉ là hài lòng với chính phủ mà còn không thích văn hoá cởi mở của Đảng Dân chủ.

Với tư cách là một người Mỹ, thay vì nói sẽ ủng hộ ứng viên nào, tôi xin chia sẻ như này: Tôi sẽ ủng hộ ứng viên mà tôi thấy sẽ có những ảnh hưởng tốt hơn, xây dựng hơn, và có lợi hơn cho toàn dân Mỹ và nhân dân toàn thế giới. Liệu người ấy có thắng không, chúng ta phải chờ xem.

Tôi cũng tính đến những chính sách đối với Thái Bình Dương. Nếu người đó không thắng, tôi sẽ rất lo về tương lai của Mỹ và toàn thế giới, vì tôi thấy trong thời điểm này, thế giới của chúng ta tuyệt đối không cần một kẻ nói dối bệnh lý, có tính phát xít, phân biệt chủng tộc, mị dân, không bao giờ quan tâm đến những người bình thường và luôn luôn đặt mình và lợi của mình trước hết.

6 thoughts on “Trump vs. Clinton, vòng một

  1. Ah… anh JL lại nói về “người sinh viên xinh đẹp cuả bố tôi” và “my spouse’s hero”. Tôi công tâm lắm, cho tôi góp ý kiến với, xin cho trích ngang lời anh cho ngắn gọn nhé?

    1. “Chất lượng của cuộc tranh luận rất thấp”
    Chất lượng cuả cuộc tranh luận thấp một phần lớn còn vì những câu hỏi không có chất lượng. Ví dụ, vụ giấy tờ khai sinh cuả TT Obama, hay bà Clinton soi mói việc ông Trump gọi một bà nọ là Piggy, etc. Ông Trump đã nhịn không phản công một người đàn bà đã từng đau khổ khi có một ông chồng “chỉ làm thôi chứ không cần phải nói”. Trumph cũng đã phản ứng tốt khi cho rằng ông ta có quyền nghi ngờ, làm cho ra lẽ và đã đạt được sự trả lời chính xác về nơi sinh cuả TT Obama.

    TT Obama đã từng nói một câu tiến bộ, rằng hằng ngày có nhiều người phê phán ông ta nên nước Mỹ mới có cơ hội phản biện và trở nên tốt đẹp hơn. Anh JL có nghi ngờ hay đạt được câu trả lời trong câu hỏi “Những người đi bầu cử ở HoaKỳ có được yêu cầu trình thẻ công dân – quyền bầu cử – cuả họ không?” Người dân có thể bỏ qua những phong cách vụng về hay không chuyên cuả một ứng cử viên nếu họ có niềm tin rằng người đó có thể làm được điều mà họ mong đợi.

    2. Việc anh JL đặt câu hỏi “Trong khi đó, đúng hay sai, dân Mỹ thấy những hiệp định thương mại lớn cộng với công nghệ đang ảnh hưởng xấu đối với thị trường lao động, nhất là đối với người có thu nhập thấp.” cần bổ sung. Khi một công ty cuả HK bị phá sản hoặc bỏ đi ra nước ngoài, nó không chỉ làm mất việc làm cuả “những người có thu nhập thấp” mà cả một giàn có lương cao thậm chí ông chủ cuả họ anh ạ. Trump không ngăn sông cấm chợ, nhưng “canh me” những hiệp định thương mại to đùng mù mờ chồng chéo để đảm bảo người dân Hoa Kỳ không chịu thiệt thòi. Ông ta bảo phải xem xét lại, “make a good deal” chứ không phải huỷ bỏ hoàn toàn các hiệp định thương mại đó.

    3. Anh JL cũng giống truyền thông HK luôn cho rằng Trump là một quân phiệt, phân biệt chủng tập nhưng thiếu căn cứ, bằng chứng. Sự phân biệt kỳ thị về chủng tộc, văn hoá, tôn giáo nó ghê gớm lắm, sâu độc lắm trong từng mỗi con người như một “cách tự nhiên” cuả một con thú phản ứng trước những con vật khác với mình, xa lạ với mình, có nguy cơ cho mình. Nhưng sau một thời gian “ngửi” ra được sự an toàn và thân thiện, chúng lại trở thành hoà hợp hoặc không còn tấn công. Con người không là con vật, chúng ta không thể “ngửi”, chúng ta phải dùng lý trí và tâm hồn cùng với sự hướng thượng để hiểu và thân thiện với các dân tộc, chủng tộc khác. Nó xuất phát tự đáy lòng, từ cách suy nghĩ, nó cần được huân tập, không nên chỉ là một thủ đoạn hoặc giả vờ. Có hy vọng Trump lẫn Clinton thoát ra khỏi cái tháp ngà cuả những con người luôn có tinh thần cho mình thuộc về một thượng đẳng nào đó không? “Yes, we can” – còn biết làm sao khác?

  2. nhân dân Mỹ cũng như nhiều nước khác đều biết tất cả đều là dối trá nhưng họ gần như bó tay chứ đâu có thể làm gì hơn

  3. Ai lên làm TT Mỹ cũng được. Vì khi họ tỏ ra vô năng, sẽ có người khác (Phó tổng thống, v.v…) thay thế ngay.
    Không như xứ CHXHCN Cuội.

  4. Khi xem cuộc tranh luận giữa Clinton vs Trump, tui thấy những điều sau:

    (1) Tranh luận chất lượng thấp: Tranh luận khi bầu cử ở Việt nam ta là hơn hẳn tranh luận khi bầu cử ở Mỹ: ở Mỹ hai đảng tranh luận đến độ Giáo sư London phê phán là “chất lượng của cuộc tranh luận rất thấp.” Ở Việt nam ta, bầu cử có tính đồng thuận rất cao, đến độ không có tranh luận ngay từ đầu. Ngay từ đầu, ở Việt nam ta chỉ có 1 đảng chính trị duy nhất, như vậy cần gì tranh luận nữa? Bầu cử ở Việt nam rất có tính chất hoà nhã, đồng thuận cao, hoàn toàn không tranh luận “chất lượng thấp” như ở Mỹ.

    (2) kết quả bầu cử: Ở Việt nam ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, cho dù tổ chức 1000 cuộc bầu cử đi nữa, Đảng Cộng sản (Đảng ta) sẽ được thắng cử, kết quả bảo đảm 100%. Hiện nay, điều này được đảm bảo bởi Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân, tốt nghiệp từ Mỹ (Oregon, Harvard), Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Cuốc Việt Nam, aka Bureau of Election Engineering, Election Rigging. U of Oregon should ask the Election Rigging in Chief to return degree, but I doubt if the Dr-Professor has enough decency to do that.

    Ngược lại, ở Mỹ nào có ai dám đảm bảo với độ chính xác 100% kết quả trong ngày 8 tháng 11, 2016 này sẽ ra sao, nói chi đến năm 2020, 2024 ?

    Tui tiên đoán là cho đến khi xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản (tức là phải cần khoảng 4 đến 5 tỉ năm nữa), dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản (Đảng ta), trong mọi cuộc bầu cử Đảng ta sẽ thắng, cho dù đó là cuộc bầu cử thứ 1 tỉ. Khi xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản, Đảng ta hứa là sẽ xoá bỏ chính phủ, đảng chính trị, vì khi đó trình độ chính trị sẽ cao, không cần đảng chính trị nữa. Làm sao tin nổi những điều này? Đảng ta phải truyền ngôi cầm quyền cho con, cháu, chắt của lãnh đạo Đảng nữa chứ, nếu không họ thất nghiệp thì sao?

    (3) ổn định chính trị: Ở Mỹ vì kết quả bầu cử không tiên đoán được, nên tính ổn định chính trị không được cao như ở Việt nam ta. Ở nước ta, tính ổn định chính trị hết sức cao: Đảng ta độc quyền chính trị, không chia xẻ quyền chính trị với ai hết, như Staline đã dạy. Để bảo đảm ổn định chính trị, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Giáo sư-Tiến sĩ Trần đại Quang, Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc gần đây nhảy tót vào ngồi chồm hổm trong Đảng ủy Công an Việt nam, nhắm vào trực tiếp dùng công an để bảo vệ Đảng. Trọng đã nằm trong Quân uỷ Trung ương, theo quy định từ lâu. Nay thì Đảng trực tiếp nắm côn an: “còn côn an, còn Đảng.”

    Như thế thì chế độ ta là chế độ công an trị (tiếng Mỹ là cop-cracy) cùng với đảng trị (commie-cracy), hết sức ổn định.

    Một hệ quả của chế độ ổn định của ta là nếu người ta có bắt được ai là tham nhũng, tham ô, ăn cắp của công, thì người ta có thể biết với độ chính xác 100% đó là đảng viên đảng công sản Việt nam. Toàn bộ hầu như 100% những người ăn cắp của công, ăn hối lộ, tham ô từ trước đến nay đều là đảng viên Đảng cộng sản. Ngược lại, có thể nói là hầu hết các đảng viên trong vai trò lãnh đạo mọi cấp đều ăn cắp của công, móc ngoặc, tham ô, không ít thì nhiều, không trước thì sau cả.

    Như vậy thì nếu Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng muốn chống tham nhũng thì cứ mang các đảng viên cộng sản ra mà xử, khỏi cần tìm đâu xa, Đảng ta là nơi dung túng, đào tạo ra tham nhũng, tham ô, ăn cắp của công. Càng ở cấp cao, càng ăn nhiều.

    (4) the duality of matter vs anti-matter:

    In quantum physics, they talk about matter vs anti-matter. In American politics, it’s Republicans vs Democrats. In the current Vietnamese politics, I have talked about “matter” questions like:

    (a) how long does it take to complete the building of socialism in Vietnam? Answer: about 500 to 1000 years, depending how you define “socialism”.

    (b) how long does it take to complete the building of communism in Vietnam? Answer: about 4 to 5 billion years, depending how you define “communism”.

    Now, we have to deal with “anti-matter” questions like:

    (c) how long does it take for the current communist Vietnamese regime to be gone?
    (d) how long does it take for the current communist Chinese regime to be gone?
    (e) how long does it take for the current communist North Korean regime to be gone?

    These are “anti-matter” questions that are worth billions of dollars. You see, for example, if I know the answer to (c), i.e. how long it takes for the current communist Vietnamese regime to be gone, I would save in the cases of Vinashin, Vinalines about 4 to 5 billion USD, let alone other State-Owned-Enterprises in Vietnam.

    These are PhD-level anti-matter questions that can be answered using computer simulations, probably based on quantum computing and fuzzy logic again.

    I dealt with the “matter” questions, does anybody here want to take the “anti-matter” challenges in a serious manner?

Comments are closed.