Ngày trọng đại đã đến

Hôm nay/ngày mai chúng ta sẽ biết ai sẽ là Tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.

Đới với các các cuộc tranh cử, đây chắc chắn là một trong những cuộc tranh cử đáng buồn và đáng xấu hổ nhất. Hãy để chúng ta hy vọng không phải thấy hiện tượng tương tự thế này trong tương lai gần.

Cho dù bất cứ nguyên nhân nào – khủng hoảng kinh tế, chế độ dân chủi thiếu hiệu quả, truyền thông đại chúng dở, phân biệt chủng tộc, sự hấp dẫn lôi cuốn của một nghệ sĩ nửa mùa – thì hiện tượng hàng triệu người bỏ phiếu cho một một con quái vật như vậy quả thật là đáng sợ.

Còn đối với bối cảnh quốc tế? Cuộc bầu cử này diễn ra vào thời điểm mà trật tự hậu Thế chiến II dường như có nguy cơ sụp đổ. Trên thế giới, các chế độ dân chủ đã rơi vào khủng hoảng do bỏ qua quyền lợi của dân chúng.

Dù không ảo tưởng tí nào về những thành tựu cũng như thất bại của Mỹ ở Thái Bình Dương từ xưa tới nay, thì vẫn thấy một điều hết sự rõ rằng. Càng mất đi sự hiện diện của Mỹ trong khu vực bao nhiêu, khả năng ‘những tàu lạ’ sẽ xâm chiếm mặt biển sẽ càng tăng bấy nhiêu.

Trong tình trạng hiện nay, sẽ cảm thật nhẹ nhõm nếu Clinton thắng. Và nếu bà ấy thua? Thì tất cả chúng ta sẽ lôi thôi đây …
JL
Cảm ơn bạn KĐ

13 thoughts on “Ngày trọng đại đã đến

  1. Cuộc bầu cử này rõ ràng là một thách thức của chính người Mỹ với nhau. Tuy vậy, nếu ông D. Trump trúng cử thì hậu quả của nó sẽ khôn lường, không chỉ cho nước mỹ, mà là cho cả thế giới!
    Trật tự thế giới được lập sau thế chiến II là một trật tự đúng. Ít nhất nó đã không cho phép các cuộc xung đột quy mô châu lục hoặc toàn thế giới xẩy ra. Ngày nay, thách thức từ nhiều phía đang muốn phá bỏ trật tự đó, và phần nhiều các thách thức đến từ những tư duy hẹp hòi, phân cực.
    Có lẽ bà H. Clinton sẽ trúng cử, nhưng bà sẽ rất khó làm việc khi dấu ấn “email riêng “chưa thể gột sạch và cả khi Thượng viện Hoa Kỳ sẽ được nắm bởi phe Cộng Hòa!
    Tại đây, chỉ có người Mỹ, cử tri Mỹ mới có thể giải quyết được chuyện này…

    • Bạn lại tuyên truyền bậy bạ và vu khống cho Trump. Ông ta có nói sẽ làm xáo trộn trật tự thế giới và tạo xung đột nguy cơ toàn thế giới hồi nào vậy?

  2. Hai bài liên tiếp mới nhất cuả anh Jonathan sao quá ảm đạm.

    1. Theo huyền thoại và văn chương thì các con “quái vật” dị thường, hung hãn, và cũng có “nỗi cô đơn” gì đó cuả nó. Cho đến tận ngày nay, dân tộc Việt – cũng có thể là Bách Việt – chẳng hiểu tại làm sao ông Rồng với bà Chim Tiên lại phải “xé chiếu” ra riêng làm con cái phân tán chia rẻ biền biệt.

    2. Thế gian có nhiều quái vật huyền thoại khác nhau, có con đẹp đẽ có sừng vẩy móng, có con thơ mộng ẻo lả, người ta đều có những con “quái vật” cuả mình, ai cuối cùng rồi cũng phải chọn một “quái vật lý tưởng” cho mình để chiêm ngưỡng, mơ tưởng mộng mị hoặc thù ghét, không thể khác được, vậy còn anh thì sao? Không thích con quái vật cuả mình, anh sẽ làm gì? Đi Hà Lan sống có giải quyết được cái gì không nhỉ? 😉

    3. Khi những “con quái vật” cuả thế gian quần nhau tranh chức vô địch Olympic thì vui nhộn nên khuyến khích, chứ chúng mà choảng nhau đích đáng thì cái blog này chắc cũng biến mất luôn. Thay vì thù ghét “con quái vật” huyền thoại hoặc hiện thực cuả mình hay là anh dịu dàng giống cô gái trong hình này đi
    https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/82/DomenichinounicornPalFarnese.jpg

    4. Trump hay Clinton ai sẽ giải quyết vấn đề Biển Đông tốt thì còn phải tìm hiểu nhiều, không thể lấy vài ba câu phát biểu làm kết quả.
    – Tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông
    – “Fair trade not free trade”. TPP rồi sẽ được xúc tiến bất luận là Clinton hay Trump làm Tổng thống.
    – Hoa Kỳ nếu muốn trở thành “người bán hàng giỏi nhất thế gian” tại Đông Nam Á thì phải bảo vệ cho được các nước nhỏ trước sự bành trướng lãnh hải cuả Trung Quốc. Chế độ CSVN sẽ ngả hẳn về Trung Quốc nếu HoaKỳ có ý đồ đưa quân vào đất liền một cách cưỡng chế. Nếu HoaKỳ chỉ răn đe và ra tay trên Biển Đông thôi song vẫn giữ quan hệ bình thường với Trung Quốc thì CSVN sẽ dơn dơn ngả qua ngả lại giữa hai ông lớn kiếm lợi và học đòi dân chủ, chuyển mình chuyển dạ gì đó mà không biết hồi nào thì mới chịu sinh. Hoà Kỳ đóng quân tại khu vực này thì TQ ít lo hơn là người “vưà là đồng chí vưà là anh em” gì đó mà ai cũng biết nhe´ 😉

  3. Về tình, theo H. Clinton.
    Nhưng về lý, nên theo Trump – ông ta, thực ra, là chính khách hơn bà Hilary.

        • Như đã chia sẻ trên FB: Nghiên cứu sở bộ cho thấy những người TT mới được coi là rất có thể được bổ nhiệm làm bộ quốc phòng, bộ ngoại giao là đều những nhân vật ‘chống trung quốc’… như Bolton, Sessions, Corker. Song, những nhân vật này cũng có nhiều bất lợi (cực kỳ bảo thủ, hiếu chiến v.v.). Và khó có thể tưởng tượng TT sẽ có động thái nào đối với VN. Là một người đã từng chốn đánh nhau ở Việt Nam nhưng là một người cũng quấn mình trong lá cờ liên tục thì còn khó đoán lắm. Thực ra, dù tôi rất lo về Mỹ thì riêng vấn đề Biển Đông tôi còn chưa có ý nào… phải chờ xêm….

          • Không như dự đóan cuả anh Jonathan, tân TT Trump đã chọn cho Bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng toàn những quan chức có liên quan đến Trung Đông, còn “chống TQ hay không thì không biết. Chắc chỉ ở mức độ răn đe và tranh giành thế lực một cách cứng rắn ở châu Á. Thà vậy còn tốt hơn là bủn nhủn đến nỗi để cho ông Tập coi thường, rồi đùng một cái “úp sọt” theo phong cách cuả chị Hillary, nhảy vào rồi thình lình rút đi, khiến cho trăm họ bàng hoàng. Phải mạnh tay lên thì mới “giải phóng” được Biển Đông.

            http://www.nytimes.com/interactive/2016/us/politics/donald-trump-administration.html

            http://www.businessinsider.com/r-trump-considers-mattis-romney-for-top-national-security-jobs-2016-11

            Có lẽ vì vậy mà ông Tập cũng đã bớt lo, chuyển sang giai điệu “nối vòng tay lớn”, nhắn nhe trên diễn đàn “nếu không muốn TPP hay là chúng ta chơi theo APEC nhé?” Nói tóm lại là tôi chỉ mong sao Việt Nam không bị mất hải lãnh trên Biển Đông, thể chế phải có sự thay đổi, chứ cứ dậm chân tại chỗ như vậy thì mù mịt lắm. Tôi không quan tâm tới chính trị hay thể chế cuả TQ, đó là việc cuả người Trung Hoa. Tôi chỉ mong sao Việt Nam có sự chuyểm mình để không bị cột chặt vào TQ. Anh Jonathan nghĩ sao nhỉ? Chừng nào thì Việt Nam mới đạt được một xã hội dân sự và những người thực sự tài giỏi có cơ hội lãnh đạo đất nước?

          • Vai trò lãnh đạo cuả Hoa kỳ trong một thế giới đa tầng – Amitav Acharya.

            “Một thế giới đa tầng nấc yêu cầu phải quan tâm nhiều hơn đến các trật tự khu vực. Henry Kissinger cho rằng “cuộc tìm kiếm một trật tự thế giới mới hiện nay cần có một chiến lược chặt chẽ nhằm xây dựng một khái niệm trật tự trong các khu vực khác nhau và gắn kết các trật tự khu vực với nhau”. Hoa Kỳ cần phi tập trung hóa (quyền lực của mình), xếp loại ưu tiên và khu vực hóa đại chiến lược của mình. Việc này sẽ khuyến khích các cường quốc tầm trung, các cường quốc khu vực và tổ chức khu vực tiến ra vũ đài quốc tế, khi mà nhiều đối tác trong số đó chia sẻ các mục đích chiến lược của Hoa Kỳ hoặc chia sẻ cách thức đạt được các mục đích đó.

            Điều này nghĩa là Hoa Kỳ cần vươn ra khỏi các liên minh truyền thống và các tập hợp quốc gia cùng chung quan điểm như G7, TPP và TTIP. Việc ủng hộ và hợp tác thông qua các thể thế khu vực mang tính bao trùm như ASEAN và Liên minh châu Phi sẽ rất quan trọng trong việc quản lý các vấn đề khu vực.”

            http://nghiencuuquocte.org/2016/11/21/vai-tro-lanh-dao-hoa-ky-the-gioi-da-tang/

            Ông Kissinger đã 93 tuổi rồi nhưng vẫn lừng lững đi lại giữa các đại cường, sắp xếp này nọ, cứ như thể là “Cha già cuả các dân tộc” ấy nhỉ? 😉
            Biết đâu về sau này Gs. Jonathan London cũng sẽ là một người giống như ổng. Nhưng chắc anh là một người hiền.

          • Nhưng tôi đóan là tân TT Trump chỉ có thể rà soát lại rồi thông qua TTP thôi, chứ APEC thì quá lớn chưa thể thực hiện được.

  4. D. Trump lên làm TT Mỹ, EU và nước Đức đều lo, xác định sẽ chủ động và có trách nhiệm hợn với các vấn đề của thế giới chứ không bám đuôi Mỹ được. Hợp tác với Mỹ chỉ dựa trên nền tảng các gìá trị chung về dân chủ, tự do, tôn trọng pháp lý, nhân quyền.
    VN cũng phải biết tự lo… thay đổi thể chế, mới mong được các nước giúp bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
    Mỹ đang điều tra TQ xuất thép qua VN để bán cho Mỹ… chắc TTP sẽ không có VN. Cũng là một cú shock đẹp cho VN.

  5. Ooops… Tôi đã đoán sai rồi. Tin vưà đưa, tân TT Trump sẽ cancel TPP vào ngày đầu tiên làm TT. Anh JL đang cười cười tôi đấy phải không? Tôi không có quyền đoán sai hay sao chứ? 😉
    Nhưng không thấy TT Trump nói sẽ huỷ APEC, hay nó sẽ là… tương lai?
    Thôi tôi không đoán mò nưã, mệt trí. Tổng thống có nhiều lý do để làm hoặc chưa làm một việc gì đó. Tôi tin tưởng ông ấy sẽ làm những điều lợi ích cho Hoa Kỳ.

    • Tôi không đoán mò nữa, nhưng xin có ý kiến, được không Gs. London?
      Ngày hôm nay BBC có bài “Mỹ bỏ TTP: Một ngày nhiều tin vui cho Trung Quốc
      “Tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Peru cuối tuần qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với các nhà lãnh đạo trong khu vực đã đến lúc các quốc gia có mối quan hệ đối tác chặt chẽ, các giải pháp mọi bên cùng thắng và các sáng kiến chiến lược.
      Trung Quốc sẽ không đóng cửa với thế giới bên ngoài mà sẽ mở cửa rộng hơn.
      Các quan chức đi cùng Chủ tịch Cận không phí thời gian và đã bắt tay ngay vào đàm phán các hiệp định thương mại ít tham vọng hơn mà Bắc Kinh ủng hộ. Đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP), và Khu Tự do Thương mại châu Á Thái Bình Dương (FTAAP).”

      Tôi cho đó là một sự nôn nóng vội vã, sự lợi dụng thời cơ này sẽ gây nên sức căng thẳng dẫn đến sự trả đũa không lường. Khi Hoa Kỳ không còn dùng TPP để chống TQ nữa thì TQ cũng không nên đảo ngược tình thế. Để chờ đợi một vận hội mới chung cho APEC, phải biết tương nhượng và phải biết kiên nhẫn. Hết ý kiến. 😉

Comments are closed.