Sống với ý nghĩa

Chúng ta chỉ sống một lần. Và như Marx đã viết, dù chính chúng ta tạo ra lịch sử, chúng ta làm thế dưới nững điều kiện không phải là do chúng tạ chọn lựa mà dưới những bối cảnh xuất phát từ lịch sử.

Vậy không bất ngờ mà nhiều khi, chúng ta thấy bất tiện. Thấy những nỗ lực khó có thể có tác động gì. Làm chủ của đời sống của chính mình là cực khó rồi. Hàng ngày chúng ta phải đối phó với những trở ngại nhất định. Chưa nói gì về việc tác động tới và thay đổi những bối cảnh xã hội mà chúng ta sống. Song, vẫn không nên đổ lỗi cho chính chúng ta.

Đặc trưng của những trở ngại chúng ta phải đối phó tuỳ theo địa điểm và thời điểm cũng như điều kiện của mọi đơn vị, dù đơn vị đó là một cá nhân xã hội, một tổ chức, thậm chí một xã hội. Những trở ngại ở xã hội A là khác xã hội B. Những trở ngại của nhà X là khác nhà Z. Trong khi đó, có những vấn đề nội và ngoài. Và những trở ngại mà chúng ta thấy thay đổi liên tục.

Từ xưa cho đến nay, dân thường phải nỗ lực để làm ăn. Khó có đủ quyền để khắc phục những trở ngại liên quan đến vấn đề đó. Vậy, cũng không bất ngờ sự ý nghĩa mà chúng ta thường thấy chủ yếu liên quan đến những người xưng quanh, hay là những hệ thống đào đức dù là tôn giáo hay là những nghiêm tin cá nhân hay những mực đích chính trị.

Trong khi đó, nhưng niềm tin của chúng ta xuất phát từ đâu? Hầu hết những niềm tin của chúng ta là do một quá trình xã hội. Sống trên thế giới này khó có thể tránh việc bị thay não. Vấn đề là sẽ bị mới là biến số. Vậy, sống trong những điều kiện như thế này không bất ngời con người là loại con vật khá là bị kịch và không may. Tôi nói thế mà là một người quá là may mắn rồi. Còn bao nhiều người trên thế giới mà sống trong những hoàn cảnh thật khó và thực sự không có quyền mấy.

Thế giới của chúng ta

Thế giới của chúng ta là một thế giới bất bình đẳng. Là một thế giới giàu mà trong nó có nhiều người nghèo. Là một thế giới tư bản và “nhiễm tăng trưởng,” “nhiễm lợi nhuận.” Những giá trị khác là phụ hay nếu có, chủ yếu có mục đích tăng quyền của bên A để giảm quyền của bên B. Như ISIS, chẳng hạn.

Chúng ta sống trong một thế giới mà những người cầm quyền cứ làm giàu, cứ hạn chế quyền lực của những người ở dưới. Dù thế giới của chúng ta đã bất bình đẳng từ lâu, có nhiều tranh cãi về tình hình thế giới ngay nay.

Ở bên Tây có những lão trí tuệ bảo thế giới đã chẳng bao giờ tốt hơn. Kể cả ở Việt Nam, dù người Việt thấy rất rõ những hạn chế của đất nước mình, không thể tranh cãi đã có những tiến bộ nhất định; chẳng hạn về mức sống, về điều kiện vật chất, về tiêu dùng, v.v.

Vậy, nếu thế, tại sao có nhiều người không chỉ là không hài lòng mà quá là bức xúc vậy? Nếu thế, tại sao nhiều người thấy tình hình thế giới của ngày nay là quá buồn và – quan trọng hơn – không thể nào chấp nhận được? Có phải là vì dân thường không thích cảm giác mà đang sống dưới những chế độ mafia hả?

Vấn đề quan trọng không phải là mực sống của ngày nay là tốt hơn so cới 200 năm trước hay 30 năm trước về mực thu nhập chứ. Vấn đề là điều kiện của chúng ta là chấp nhận được so với những phương án khả thi khác chứ!

Tôi là người Mỹ mà thấy nước Mỹ phản ánh một nước bị một mafia bẩn đô hộ. Nga khác? Trung Quốc khác? Tôi chả nói về Việt Nam. Dù nền dân chủ của Mỹ đã luôn luôn có những hạn chế, chưa bao giờ thấy những thế chế của Mỹ đã bị điều kiện do một mafia như thấy hôm nay. Quá bi quan để thấy từ trước cho đến nay nước nào cũng bị một mafia naò đó đô hộ, vấn chỉ là có hay không có những cơ chế hữu hiệu để hạn chế hay kiểm soát một cách tối thiểu?

E-mail của bạn và những câu hỏi đặt ra

Vừa rồi tôi nhận một email của một người học giả giỏi, một người phụ nữ Bắc Âu. Một người đã nghiên cứu về Việt Nam nhiều năm. Chị bảo mới đi Việt Nam về. Chị bảo rất buồn về tình hình Việt Nam. Chị bảo, “phải nói thật: chả biết nói gì… bất công bằng, tham nhũng, vấn đề con ông cháu cha, đàn áp, ô nhiễm – như là tăng trưởng của Việt Nam đã hoàn toàn out of control. Chị bảo “Anh ơi, tôi rất buồn để thấy Việt Nam ngày nay.”

Còn tôi? Tôi cũng buồn. Ngoài việc tôi đã có mấy công trình nghiên cứu phải hoàn tất, phải giảng dạy mấy lớp học mới và quy mô lớn, phải lo gia đình v.v., tôi đã không viết nhiều như trước chính vì tôi đã buồn – thật buồn – về tình hình chính trị xã hội trên thế giới này, nhất ở hai nước tôi quan tâm nhiều nhất – Mỹ và Việt Nam.

Đã đến mức tôi phải hỏi mình và phải hỏi các bạn: để sống một cách có ý nghĩa trong một thế giới như hôm nay là để sống như thế nào? Dạo này tôi đang cố gắng tìm cách để chống lại tiêu cực. Nếu không thì cuốc sống là vô nghĩa. Đúng không các bạn ơi? Chắc phải tập chung vào những điều mà có thể tác động đã, dần và dần đúng lên….. chắc phải tự hỏi, trong ngày này, trong tuần này, trong tháng này tôi và chúng ta cũng có thể làm gì.

Đúng ko?

Leiden, Ngày 23/4/2018

3 thoughts on “Sống với ý nghĩa

  1. DESERT R
    Tôi cứ tưởng mình là người cần được an ủi, nhưng hôm nay đành viết lời an ủi anh Jonathan, thế mới thảm 😉
    Mỗi thời đại đều có nỗi buồn cuả nó, con người ta chẳng bao giờ hoàn toàn thoả mãn, hạnh phúc đâu, cho nên việc anh “đang cố gắng tìm cách để chống lại tiêu cực” là tốt rồi. Nhưng chắc chắn một điều cho đến cuối đời này cuả chúng ta, chúng ta vẫn cứ còn tiếp tục buồn đấy nhá, đừng có mà mong thoát khỏi.
    Nhìn những con ong, chim chóc, sâu, bướm trong sân nhà cứ ngày ngày cần cù làm việc, rong chơi, phiêu lãng tháng ngày, đôi khi chết bơ vơ trên đường không tìm thấy lối về tổ ấm, tôi không biết chúng có “buồn” như chúng ta không, hay Tạo Hoá đã cho chúng cái bản năng, bản ngã không có “tuổi biết buồn”?
    Ý nghiã cuộc đời cuả chúng ta có cao lớn hơn chúng không? Nhiều khi tôi thấy nghi ngờ và ớn lạnh khi nghĩ đến câu hỏi đó.
    Thôi chúc anh Jonathan luôn tươi vui, luôn yêu người và yêu đời nhé. Cảm ơn anh thật nhiều đã thương mến quê hương tôi. Trong khi thiên hạ lao xao, chộn rộn đi tìm kiếm thị trường, sát phạt đối thủ, doạ dẫm bạn hàng, thì anh… “buồn” và lại còn tìm đủ cách để nghiên cứu một con đường phát triển cho Việt Nam – và cho thế giới? Nhiều khi thấy anh có cái gì rất đỗi ngây thơ, hồn hậu và… đáng “buồn” làm sao ấy. Nhưng thế giới này có vẻ đẹp là vì còn có những con người như anh. Và biết đâu, nó sẽ thuộc về những con người như anh? Mong cố gắng.

  2. khi Obama dùng câu “ we need change” và thực tế tới Trump , sự “change” mới xảy ra.
    theo tui, tui luôn cố tìm 1 tia sáng dù trong bóng tối.
    nhưng tui nhận ra rằng : vì tui có 2 con mắt, nên tui mới cố tìm 1 tia sáng.
    ——-> world needs change.
    ——> do our most effort
    —-> and we also need a beer sometime even fail and fail…
    🤗

    • Đứng ra vè nhiều mặt Obama đã ko thanh không…. một phần vì quá mềm, phần vì bị chống lại liên tục, một phần vì về mặt chính sách kinh tế ko khác mấy với clinton v.v…. những thay đổi dưới Trump chủ yếu là xấu… (dù chuyện triêu tiên thì chưa biết sẽ ntn)…

      Về câu cuối, cũng cần bia… thì đúng đấy… nhưng ko thích cry in my beer… thích cười hơn….

Comments are closed.