Tạm thắng tạm thua

Leiden, Hà Lan — Thuật ngữ ‘tin buồn’ ở Việt Nam thường dành cho những ngày mà một ai đó qua đời trong một gia đình.

Song, thuật ngữ “tin buồn” này có vẻ phản ánh tâm trạng của xã hội Việt Nam hôm nay, sau mấy tuần lễ căng tẳng, sau những biểu tình (cả ôn hòa và hỗn loạn) về “chuyện đặc khu” mà vốn xuất phát từ sự nghi ngờ và phẫn nộ dễ hiểu của người dân bị chỉ coi là “một hiểu lầm,” và cuối cùng sau mới hôm nay, khi các đại biểu lựa chọn đã thông qua luật “an ninh mạng” mà bị phản biện là luật bịt miệng và ít nhất gì nữa có vẻ là không xứng đáng với một đất nước văn minh. Việt Nam hôm này là mệt thật.

Nhưng đừng quá vội để đánh giá. Còn quá sớm để biết ý nghĩa của những sự kiện này.

Từ góc nhìn của tôi, có vài điều quan trọng mà không nên bỏ qua:

1. Sau hơn một năm trời tương đối im lặng, tinh thần yêu nước, yêu minh bạch công lý lại dấy lên, phản ánh khát vọng của người dân Việt Nam như đã mong;

2. Đang rõ hơn bao giờ hết mà bằng một cách nào đó, quy trình và cách ra các quyết định chính trị ở Việt Nam rất nên được xem xét lại, vì một quy trình thiếu minh bạch không chỉ là nguy hiểm cho tương lai của đất nước mà rất kho được tin nhiệm của người dân – ở nước nào cũng thế thôi…

3. Việc có nhiều biểu tình đã xãy ra mà chủ yếu là ôn hòa ngoài một số người đã rất tiếc rơi vào bạo lực bao hàm quyền biểu tỉnh ôn hòa của người dân Việt Nam nên được bảo vệ và để mạnh và luật biểu tình là một việc nên làm ngay;

4. Người dân Việt Nam sẽ không chịu sống theo ảnh hưởng thiếu minh bạch của bất cứ nước nào dù thông qua bao nhiêu luật lệ.

Và chắc còn nhiều điều khác nữa…

Tóm lại, hôn nay tâm trạng của Việt Nam là không vui vì một lần nữa đất nước quý báo này đã bị rơi vào một tình trạng không hay.

Tiếc nhất là những sự kiện đã tiếp diễn – từ chuyện đặc khu cho đến những biểu tình căng thẳng và luật “an ninh” mạng- hoàn toàn tránh được nếu theo vài nguyên tắc thật đơn giản: xin đừng coi ai là trẻ con, hãy tôn trọng quyền của công dân để có thông tin kịp thời và minh bạch, và hãy bảo vệ và đẩy mạnh quyền con người mà vốn đã là ở trung tâm của phong trao giải phóng đất nước Việt Nam. Ít nhất đó là một giả thuyết.

Dạo này tôi đang nghiên cứu chủ yếu về giáo dục Việt Nam. Tất nhiên Quan điểm trên là quan điểm cá nhân của một người quan sát và nghiên cứu về Việt Nam mà thôi.

Việc viết bài này chủ yếu là vì nghi ngờ như mọi người.

JL

 

Biểu tình ở Việt Nam: Đâu là gốc?

Trong ba ngày qua, người Việt Nam đã thấy một hiện tượng khá hiếm trong lịch sử của đất nước mình, khi có những cuộc biểu tình với nhiều quy mô khác nhau đã xãy ra trên phạm vi cả nước.

Những cuộc biểu tình trên rất khó để đánh giá ý nghĩa của nó, vì đa số người dân tập trung vào những điều đang diễn ra trên mặt đường phố.

Điều đó dễ hiểu. Ở nước nào cũng vậy.

Song, người Việt Nam phải tìm cách để xem và hiểu những sự kiện này từ nhiều góc độ và cũng phải tìm các gốc của vấn đề để phân tích và giải thích nó.

Nhìn chung, việc biểu tỉnh ở Việt Nam ngày nay – dù dữ dội đến mức độ nào – là không bất ngờ lắm. Dư luận Việt Nam sau nhiều tuần căng thẳng, nhiều người đang rất búc xức về nhiều vấn đề, trong đó có hai tranh luận chính là về chuyện Đặc Khu/99 năm và chuyện Dự Luật An ninh mạng.

Sáng thứ hai, Quốc Hội Việt Nam đã một lần nữa thông báo lùi việc thông qua mấy điều luật đang gây tranh cãi này vào một dịp khác. Liệu số phận của Luật An ninh mạng sẽ được lùi đến bao giờ cũng chưa rõ?

Là một người quan sát và quan tâm về sự phát triển chính trị xã hội và kinh tế của Việt Nam, hy vọng của tôi là những gì đang tiếp diễn có thể tạo điều kiện cho người Việt Nam suy ngẫm về nguồn gốc của sự căng thẳng mà chúng ta đang thấy.

Tất nhiên có nhiều quan điểm khác nhau. Đến nay, quan điểm chính của Nhà nước Việt Nam có vẻ là những căng thẳng mà chúng ta đang thấy chủ yếu là ở chỗ có quá nhiều người hiểu lầm về nội dung và mục đích của những chính sách dẫn đến lòng yêu nước của nhiều người bị lợi dụng, làm cho họ xuống đường.

Quan điểm này thấy rõ trong những bài báo mà báo chí nhà nước đã cho đăng. Theo quan điểm này, việc hỗn loạn như thế xãy ra là một trong những lý do để có Luật An ninh mạng. Dù quan điểm rất dễ hiểu, tôi lo quan điểm này trái ngược với Hiến pháp của Việt Nam về quyền con người, và ngược với lòng dân Việt Nam.

Vậy, tôi đề nghị gì?

Trước hết tôi đề nghị những ai quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam thấy rõ quá trình làm ra những dự luật, quyết định lớn của Việt Nam, dù vốn đã được ‘lịch sử giao cho Đảng bộ,’ hiện nay phải thừa nhận là có vấn đề.

Dù có quan điểm như thế nào, chúng ta không nên bỏ qua một thực tế rất rõ: khi những quyết định lớn mà ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế, xã hội Việt Nam một cách thiếu minh bạch thì người dân không dễ gì chấp nhận nó. Những quyết đinh lớn phải được thảo luận và phân tích một cách cởi mở mới dành được sự ủng hộ đích thực của xã hội.

Vậy, trong lúc căng thẳng chúng ta phải bình tĩnh. Phải xem đâu là vấn đề sơ bộ, đâu là gốc rễ của vấn đề.

Sau hơn 20 năm nghiên cứu về Việt Nam tôi thấy người dân Việt Nam muốn đất nước của mình phát triển mạnh mẽ một cách bền vững hơn. Họ muốn sống trong một xã hội minh bạch hơn, có một trật tự xã hội công bằng và an toàn, xứng đáng với giá trị dân xã của đất nước.

Tôi lo cứ bảo “những quyết định nhà nước là làm theo đúng quy trình” là chưa đủ. Có vẻ cả quy trình phải được cải cách chứ? Việc cải cách quy trình đó thế nào là câu hỏi lớn và chỉ cho người Việt Nam quyết định.

Cho đến cuối ngày thứ hai (ngày 11 tháng 6 năm 2018) lúc mà tôi viết mấy dòng này, Việt Nam vẫn còn căng thẳng. Biểu tình vẫn còn. Cả nước Việt Nam và thậm chí toàn thế giới đang quan tâm. Tôi cũng quan tâm và mong người Việt Nam sáng suốt, cẩn thận, và an toàn….

Là một nhà nghiên cứu, tôi mong đóng góp một cách xây dựng cho sự phát triển của Việt Nam, xin đề nghị cũng không vội thông qua Luật An ninh mạng. Làm thế cũng có thể hiểu lầm gốc của những vấn đề đang gây căng thẳng ở Việt Nam trong những ngày qua.

 

Ngày 11 Tháng 6 2018
Leiden, Hà Lan