Để vượt qua cơn dịch bệnh

Gặp Ông Bà, Xe đông lạnh, và nhân viên y tế HN

Chỉ trong vòng vài tuần, virus corona đã phát triển từ một vấn đề xa xôi “ở đằng kia” thành đại dịch toàn cầu mà đang gây ra một cuộc tàn sát trên một phạm vi khó tưởng tượng. Tầm với của nó đang vượt xuyên qua các nước và ngày càng thâm nhập vào cộng đồng và từng gia đình của chúng ta. Đến ngày 31/3, hơn 40.000 người đã thiệt mạng vì virus và con số đó chắc chắn thấp hơn so với con số thực tế. Hơn nữa, những điều tệ hại nhất vẫn còn chưa đến. Rất tiếc mà thật: Bão này mới bắt đầu.

Xét trên phạm vi toàn thế giới, từ các màn hình của chúng ta và từ phòng khách của mình, chúng ta trải nghiệm sự lây lan của virus và cái chết trong một cuộc diễu hành bất tận của biểu đồ và đoạn phim video, bản tin, ghi hình, và chương trình phát sóng. Chúng ta được xem, nghe, và đọc bao nhiêu phát biểu và tuyên bố của nhiều lãnh đạo và cơ quan công quyền.

Có lý do để phẫn nộ mà sự phẫn nộ không thể giúp giải quyết vấn đề trước mt

Không may cho thế giới mà lại không bất ngờ ở một số nơi – nhất là nơi chính là nguồn gốc của đại dịch– Trung Quốc – và nơi chính là nước mà đến nay có số ca nhiễm nhiều nhất – Mỹ – có những nhà “lãnh đạo” có hành vi thiếu trách nhiệm. Từ việc kiểm duyệt, phủ nhận, bóp méo thông tin, phản ứng quá chậm trễ, và thiếu trách nhiệm, họ đã gây thiệt hại cực lớn cho chính nước của mình và toàn thế giới.

Nghĩ gì về chính trị mà giờ đây chúng ta mới được nhắc lại, trách nhiệm hàng đầu của công quyền và các nhà lãnh đạo chính là để đẩy mạnh và giữ an toàn và lợi ích của công dân. Trong việc này cả Tập Cận Bình lẫn Donald Trump đã thất bại và mãi phải chịu trách nhiệm vì vai trò của họ trong một thảm hoạ lớn nhất của nhân loại từ xưa đến nay.

Khá là mỉa mai khi hai nhà lãnh đạo muốn được xem là mạnh nhất thế giới, giỏi nhất thế giới, và chắc chắn kiên cường nhất thế giới lại đe doạ lợi ích của toàn thế giới. Việc nhân loại phải chịu đựng hành vi thiếu trách nhiệm của hai nhân vật này quá là đáng tiếc. Nhưng rõ ràng phẫn nộ cả ngàylẫn đêm về vấn đề này không phải là một phản ứng hứa hẹn.

Đúng vậy. Trong bối cảnh này, một trong những mặt đáng lo ngại nhất nếu từng hiện diện của bệnh dịch mới này là các tác động gây mất phương hướng của nó. Nói một cách đơn giản, phạm vi, mức độ và sự phức tạp của đại dịch này là quá lớn để hiểu biết riêng từ một góc độ hoặc quan điểm nhất định nào. Nhiều khi, ta cảm nhận các thách thức phía trước chúng ta thực sự là áp đảo.

Ba khía cạnh của khủng hoảng

Năng lực của chúng ta để đề cập những đe doạ lớn của đại dịch và giải quyết các vấn đề liên quan phụ thuộc vào khả năng phục hồi của chúng ta. Chúng ta hiện nay, tất cả chúng ta, đang ở trong một cuộc đấu tranh sinh tử. Và trong đấu tranh này, sự sống sót của chúng ta, của gia đình chúng ta, của mọi  cộng đồng của chúng ta, của mọi đất nước của chúng ta phụ thuộc vào khả năng điều khiển hành vi của chúng ta theo cách xây dựng.

Làm được như thế là không hề dễ dàng, nhất trong một thời điểm mà có vẻ bầu trời và ý thức của chúng ta về điều bình thường đang sụp xuống xung quanh ta. Nếu sống ở các địa phương hay biết ai đó làm trực tiếp trong ngành y thì biết nói như thế không phải là phóng đại.

Trong thời điểm này, điều quan trọng nhược bằng khó khăn là chúng ta có thể vượt qua một cách ổn định, hiểu rõ những gì đang xảy ra trong đất nước, cộng đồng, và trong cuộc sống cá nhân và gia đình để xác định và theo những cách mà có thể đóng góp cho xã hội và bản thân chúng ta. Phản ứng như thế hiệu quả hơn là sự thất vọng hoảng sợ. Để làm được điều này, có vẻ là, cần chú ý đến ít nhất ba khía cạnh của cuộc sống chúng ta.

Trước hết nhất là khía cạnh cá nhân và gia đình. Trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu, tính cấp thiết của hành động của địa phương có ý nghĩa mới. Hành vi cá nhân có trách nhiệm là một yêu cầu cho sự sống sót của chúng ta và phải được thúc đẩy và nếu cần thiết phải được bắt buộc cho hết khả năng tốt nhất của chúng ta.

Một khía cạnh thứ hai và có lẻ thách thức hơn nhiều là khía cạnh cộng đồng, cái mà biểu thị giao thiệp của chúng ta với những người trong và xung quanh nơi làm việc và nơi ở. Trong hàng chục năm, chúng ta đã chứng kiến sự mất mát của ý thức và thực tế của cộng đồng.

Ngày hôm nay, sự tồn tại của chúng ta tùy thuộc vào việc phục hồi ý thức này, nuôi dưỡng nó và đưa vào sử dụng tốt, thậm chí nếu việc diễn đạt nó đòi hỏi các hình thức mới và phương thức mới về phối hợp xã hội. Một phần của cộng đồng là sự đồng cảm và khả năng hành động vì lợi ích công cộng. Trong một thời đại siêu toàn cầu hóa và sự ẩn danh vô cảm, sự an toàn của chúng ta đòi hỏi chúng ta cần phục hồi lòng nhân đạo của mình một cách cấp thiết.

Có lẽ khía cạnh khó khăn nhất nhưng tuy nhiên quan trọng nhất của đại dịch là khía cạnh chính trị của nó, gồm cả ở địa phương lẫn trong nước và trên phạm vi quốc tế nữa. Như một nhân viên y tế trên tuyến đầu ở Tây Ban Nha đã lưu ý, “Đây không chỉ là một cơn dịch bệnh tật, mà còn là một cơn dịch chính phủ thực sự kém cỏi.” Đây có rất có thể là sự đánh giá thấp của thời đại chúng ta.

Trách nhiệm đối với bản thân, cộng đồng, và nhân loại

Đối với trách nhiệm về đại dịch này, chúng ta biết khá rõ một số điều mà không nên quên nhưng phải tìm chuyển hướng khác một cách có trách nhiệm với chính mình.

Những gì biết rõ không bao giờ quên được. Đại dịch bắt đầu với sự vô trách nhiệm cực kỳ của những kẻ cai trị độc đoán của Trung Quốc trong việc dung túng các điều kiện tạo thuận lợi cho bệnh tật cả 17 năm sau SARS-1.  Hơn nữa, họ có hành vi đàn áp thông tin, thúc đẩy một cách hiệu quả nhược bằng bị động sự lây lan của nó  trong hai tháng, khi du khách bị nhiễm đi lại khắp hành tinh.

Trên khắp châu Âu, châu Mỹ, và chẳng mấy chốc phần còn lại của thế giới, khủng hoảng đang trở nên trầm trọng hơn bởi các chính phủ thiếu trang bị rõ rệt và thường vô trách nhiệm cực kỳ. Điều oái ăm nhưng không ngạc nhiên là người đứng đầu của quốc gia tư bản lớn mạnh nhất, quyền lực nhất, giàu nhất của thế giới lại bất lực một cách chết người như thế trong phản ứng của mình.

Nhưng phải chuyển hướng. Khi cường độ của cuộc khủng hoảng gia tăng, chúng ta ngày càng biết đến các câu chuyện bi thảm của những người trên tuyến đầu và của những người có người thân mà mạng sống của họ bị rút ngắn một cách nhanh chóng, mà ít có cơ hội nói lời tạm biệt. Từ mô tả của nhân chứng, bệnh viện của chúng ta đang chứng kiến tần suất gia tăng của cái chết và căn bệnh đang làm kinh hoàng thậm chí các chuyên gia y tế dày dạn nhất.

Về mặt cá nhân và với tư cách là thành viên của một gia đình hay một cộng đồng, chúng ta cần tận tâm chăm sóc những người chúng ta yêu thương và quan tâm đến và những người yêu thương và quan tâm đến chúng ta bằng cách tối đa hóa các biện pháp phòng ngừa bệnh này.

Chúng ta cũng cần mở rộng ý thức cộng đồng đã bị suy giảm một cách bất thường của chúng ta càng nhiều càng tốt, bằng cách tìm ra các cách thức hỗ trợ những người sống và làm việc chung quanh ta với mục tiêu thúc đẩy phúc lợi tập thể.

Thừa nhận rằng việc này là khó. Nhưng chúng ta cần tìm ra cách thức nhận biết những người dễ bị tổn thương xung quanh ta liên quan đến tuổi tác, tình trạng kinh tế xã hội, và các đặc điểm khác. Kết hợp giãn cách xã hội với cộng đồng yêu cầu tính sáng tạo.

Ở các quốc gia chúng ta đang thấy nhiều thử nghiệm trong hỗ trợ lẫn nhau, từ mảnh giấy đỏ dán trên cửa sổ để ra hiệu đang cần sự hỗ trợ đến các nhóm trò chuyện láng giềng và nhiều hình thức họp mặt xã hội. “Thích” và lừa phỉnh trên mạng sẽ không giúp được gì. Trong khi chúng ta cần giãn cách xã hội, chúng ta cũng cần tiếp cận những cách kết nối mới để về sau chúng ta có thể có nền tảng để phục hồi và xây dựng một tương lai tốt hơn.

Cuối cùng, hợp tác một có trách nhiệm với cơ quan công quyền là thiết yếu, cũng như từ chối hợp tác hay lên tiếng một cách đúng mức  trong những trường hợp mà các  chính sách lạm dụng niềm tin của xã hội trở thành một mối đe  doạ với sức khỏe công.  Rõ ràng trong một đại dịch không có chỗ cho sự kiên nhẫn với những người vô trách nghiệm. Làm lây lan virus không phải là quyền của bất kỳ ai dù là chính phủ thiếu trách nhiệm hay những cơ quan thương mại mà sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lợi nhuận.

Ai biết được thế giới sẽ như thế nào sau khi cơn bão này đi qua. Ai biết cộng đồng của chúng ta sẽ như thế nào. Và thậm chí gia đình của chúng ta và chúng ta. Điều chắc chắn là chúng ta sẽ cần phải tái xây dựng nền kinh tế và khiến nó phục vụ nhân loại.

Vì vậy, trong lúc này chúng ta cần phát triển các năng lực và khả năng phục hồi mới. Một phần của điều này, tôi tin, là có tư duy về ba khía cạnh khác biệt của cuộc khủng hoảng tập thể này: cá nhân và gia đình, cộng đồng, và chính trị trong nhiều phạm vi. Để sống tốt, chúng ta thỉnh thoảng nên nghỉ ngơi cho sức khỏe cảm xúc và sự phục hồi, và giữ lấy những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống của chúng ta.

Cái quan trọng nhất trong cuộc sống chính là những mối quan hệ và kết nối của chúng ta với những người chúng ta yêu thương và quan tâm đến. Qua khủng hoảng này chúng ta phải lấy lại tư duy cộng đồng và nỗ lực tập thể vì cuộc sống của chúng ta cũng phụ thuộc vào chính điều đó.

JL, Leiden, Hà Lan

Jonathan D. London là Phó Giáo sư Kinh tế Chính trị tại Viện Nghiên cứu châu Á, Đại học Leiden, ở Hà Lan. Các cuốn sách gần đây nhất của ông bao gồm Phúc lợi và Bất bình đẳng ở Đông Á Đang Thị trường hóa, xuất bản năm 2018 và Cẩm nang Routledge về Việt Nam Đương đại, sắp xuất bản trong năm 2020. London có hơn 20 năm kinh nghiệm sống và làm việc ở châu Á. Ông sinh ở Boston và lớn lên ở Cambridge, Massachusetts. Ông có bằng Tiến sĩ về xã hội học từ Đại học Wisconsin-Madison.

 

Hiền Xuân Ngô dịch từ bài viết của GS Jonathan London. 30 March 2020