Vài ghi chép v/v thêm mấy nhà báo vừa bị bỏ tù

Mới hôm qua, tôi thấy một tin buồn là anh Phạm Chí Dũng bị xử phạt 15 năm tù, trong khi các anh Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị 11 năm tù cùng về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước.” Về những cáo buộc này, tôi không có đủ tư cách để đánh giá một cách khách quan vì thiếu thông tin.

Song, như đã viết trước đây, tôi cũng như nhiều người khác nghi ngờ sâu sắc về cáo buộc “lật đổ” dù tôi biết một số ý kiến của những người này khác với chủ chương của chính quyền. Liệu có bằng chứng gì từ một nguồn độc lập và tin cậy có thể được công bố? Tôi đọc trên tờ báo TT là

“Cụ thể, từ năm 2014 đến khi bị bắt, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn thường xuyên tiếp xúc các đối tượng, tổ chức có tư tưởng bất mãn về chính trị trong và nước ngoài, từ đó nảy sinh tư tưởng bất mãn với chính quyền.”

“Phạm Chí Dũng có 25 bài viết, Nguyễn Tường Thụy có 5 bài viết, và Lê Hữu Minh Tuấn có 6 bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Tôi không rõ bị cáo đã tiếp xúc như thế nào và với những đối tượng nào. Tôi không rõ việc phản biệt một số điều về đảng hay nhà nước có nên cần thiết bị xem là hành vi chống phá Nhà nước? 

Liệu việc phản biện một số điều về đảng hay nhà nước có nên bị xem là hành vi “chống phá Nhà nước?  Tôi quên ko ít người giữ quan điểm như thế. V.d. Trên mạng có một bạn đọc góp ý là:

Phạm Chí Dũng là kẻ bất chấp pháp luật VN đã kêu gọi lật đổ chế độ mà y được yêu, được nuôi dưỡng, được trưởng thành, y còn có bố là cán bộ cao cấp của Đảng nữa…loài như vậy chúng tôi gọi là kẻ “ăn cháo đái bát”, hay “qua cầu rút ván”. Loài ấy lẽ ra phải bị nhốt suốt đời trong bóng tối mới đúng!

Nhưng tôi lại nghĩ chưa chắc. Tôi thấy việc PCD và mấy người khác bị bỏ tù là một sai lầm của Việt Nam trên đường tiến lên một xã hội văn minh. Tôi sẽ giải tích tại sao bằng cách nêu lên một vấn đề cơ bản trong ngành báo chí. Cụ thể, tôi xin nêu một vấn đề rất khó thực hiện ở Việt Nam đối với những người muốn trở thành “nhà báo” hoặc là “nhà báo độc lâp.”

Đây là một điều tôi đã từng nêu cho chính Phạm Chí Dũng cách đây vài năm. Cụ thể, tôi đã khuyên bạn ấy làm tờ báo đó phân biệt rõ hơn về nội dung thời sự (khách quan) và nội dung biên tập (phản biện ý kiến). (Dù trong 2-3 năm qua tôi không còn liên lạc với bạn ấy hay với bạn Phạm Đoan Trang vì bị chính quyền VN loan báo trực tiếp.)

Đó là, khi cố gắng phát triển một tờ báo, hoặc là đóng vai nhà báo độc lập, nên cố gắng phân biệt rõ nội dung thời sự (chức năng news reporting) và nội dung biên tập (chức năng vừa quản lý tờ báo vừa có một không gian nhất định trên tờ báo để đưa ra ý kiến của ban biên tập).

Làm được như thế là rất khó ở Việt Nam… Ở Việt Nam hoàn toàn không có điều đó, dù là báo Nhân Dân hay là báo Việt Nam Thời Báo.

Bạn Phạm Đoan Trang và bạn Phạm Chí Dũng đang ngồi tù vì chính quyền không chấp nhận có hai nhân vật có số lượng khán giả khá là đông đảo đăng những bài phản biện thường xuyên.

Mời các bạn trong và ngoài bộ máy tưởng tượng một chút. V.d. Từ đầu đến cuối vụ Đồng Tâm sẽ tiếp diễn như thế nào nếu có một nền báo chí chuyên nghiệp hơn? Có lẽ sẽ tránh được vụ chết người chứ….?

Riêng đối với bạn Phạm Đoan Trang – người đã từ lâu phải chịu sự khủng bố – đã rơi vào tình trạng phải lên án một cách mạnh nhất những hành vi hành hung khủng bố đó, điều đó đã làm cho cuộc đời của bạn ý trở thành địa ngục ngay trên đất nước của mình. Tôi đoán chính quyền muốn bắt một phần vì không chịu được Trang liên tục chửi họ.

Tất nhiên, không nên chỉ trích những người như PCD hay Phạm Đoan Trang chưa thực hiện được sự phân biệt giữa nội dung thời sự và nội dung biên tập như đã nêu trên.

Song, tôi xin đề nghị với những ý định tốt nhất những người trong hoặc ngoài bộ máy để cố gắng làm điều đó. Vì làm công việc nhà báo một cách khách quan nhất có thể nên là tiêu chuẩn và mục tiêu của Việt Nam. Làm như thế mới có thể trên con đường như Hàn Quốc, Đài Loan, và mới bác bỏ mô hình Hoa Lục.

Rõ ràng khuyên Việt Nam có một ngành báo chí chuyên nghiệp hơn sẽ không lập tức giúp đỡ những người bị tù. Viết “Việt Nam nên như thế này, nên như thế kia” thực sự có giá trị hay không? Chưa chắc. Xong, xác định cùng nhau một cách rõ ràng Việt Nam đang thiếu cũng có thể là một bước tiến cho người dân và đất nước. Vậy nên tôi góp ý thôi.  

JL
Leiden