Đánh cược vào Việt Nam

Boston – ‘Những cuộc hội đàm mang tính đột phá’ không phải là thuật ngữ đầu tiên nảy ra trong đầu khi ta xét đến lịch sử quan hệ Việt-Mỹ. Tuy nhiên với cuộc gặp diễn ra trong tuần này, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barrack Obama có cơ hội đặt quan hệ giữa hai nhà nước cựu thù trong chiến tranh trên một nền tảng mới. Đối với Việt Nam, cuộc gặp này đánh dấu một thời điểm hệ trọng và có thể tạo biến đổi.

Khoảng 38 năm sau Continue reading

Hướng về giải thưởng (Chú trọng đến mục tiêu tối hậu)

Trước những diễn biến mới nhất ở Việt Nam – cụ thể là kết luận bất mãn (tuy phần lớn nào có thể dự đoán được) của công cuộc sửa đổi hiến pháp, chuỗi các vụ bắt blogger (mà giờ đã thành xu thế ổn định), và mối lo ngại ngày một gia tăng về tình hình của nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ – ta rất dễ kết luận rằng chẳng có gì thay đổi trong chính trị Việt Nam.

Một tia sáng đang nhanh chóng tàn lụi

Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội dầu tuần trước là một cú chớp loé sáng rồi vụt tắt trong quãng thời gian mấy tuần đáng ngán ngẩm. Những lá phiếu tín nhiệm, theo quan điểm của tôi, đã và vẫn là một diễn biến quan trọng trong quá trình phát triển của Quốc hội – một diễn đàn mà ngay từ những ngày còn non trẻ của nó, đã bị đặt xuống một vị trí hoàn toàn phụ thuộc vào chính trị nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và do đó đã và vẫn thể hiện mọi hạn chế của một chế độ độc đảng.

Sự quan trọng của những lá phiếu là chúng đưa ra một yếu tố có thể gọi là “sự không xác định trước được” (indeterminancy) trong nền chính trị của đất nước, một yếu tố vốn gần như đã biến mất ở một đất nước nơi hệ thống cai trị theo thứ bậc và đầy bí mật của các chi bộ đảng đã thâm nhập vào gần như tất cả các tổ chức xã hội. Nói cách khác, nền chính trị của Quốc hội không còn hoàn toàn hay chỉ là thứ chính trị được sắp đặt từ trước mà chúng ta đều đã quá quen thuộc. Continue reading