Đồng tiền mua được gì?

Tôi đang viết bài này ở Hà Nội, không xa nơi tôi đã ở cách đây 24 năm lần đâu tiên sang Việt Nam. Thế giới của hôm nay rất khác so với thế giới của năm 1990 và giữa năm 1990 và hôm nay Việt Nam đã thay đổi nhiều. Nếu lúc đó, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất ở Châu Á, thì hôm nay Việt Nàm là một nước thu nhập trung bình thấp (lower middle income country). Nếu lúc đó Việt Nam là một nước mới phát triển nền kinh tế thị trường, thì hôm nay Việt Nam đã có một nền kinh tế thị trường trong khuôn khổ thể chế Lenin gần hơn 20 năm rồi.

Không thể phủ nhận về mức sống, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Mặt khác, không có ai có thể phủ nhận nếu Việt Nam muốn phát triển mạnh hơn, có sự tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững hơn, phải giải quyết những hạn chế về thể chế.

Trong những tháng qua, tôi đã đề cập đến vấn đề nhân quyền. Xin khẳng định với các bạn trong chính quyền, đó là một vấn đề mà tôi không thể nào bỏ qua. Và dù một số bạn trong chính quyền chưa thấy đủ rõ, vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí là lồng ghép với những hạn chế về thể chế, nhất là , những vấn đề như thiếu minh bạch, v.v. Song, hôm nay xin chia sẻ một chút với các bạn một cách ngắn gọn những gì tôi đang nghiên cứu ở Việt Nam.

Từ lâu tôi cũng như nhiều người khác rất lo về sự phát triển của Việt Nam, và có quan tâm đến tình hình của hai ngành cực kỳ quan trọng đối với tương lai của Việt Nam. Một là ngành giáo dục, hai là ngành y tế. Sự quan trọng của hai ngành này rõ ràng xuất phát từ thực tế là muốn phát triển, Việt Nam phải phát  triển con người. Tức là con người phải ở trung tâm của chiến lược phát triển.

Nhà Nước Việt Nam từ lâu đã chấp nhận quan điểm này về nguyên tắc. Đồng thời, ai ở Việt Nam, dù đang ở vị trí nào, đều thấy còn có nhiều thách thức, chính vì những thể chế của đất nước, đặc biệt trong việc cung ứng, chi trả, và quản lý những dịch vụ giáo dục và y tế, chưa cho phép dân Việt Nam tiếp cận đầy đủ những dịch vụ chất lượng khá, có khả năng chi trả được.

Ở nước nào việc quản lý các ngành giáo dục và y tế cũng không hề dễ dàng. Và thách thức lớn nhất của Việt Nam và làm sao có thể cải cách hai ngành này, để nó có thể phục vụ người dân và giúp họ phát triển những năng lực của họ một cách tối đa. Mục đích ở đây, không phải là đề cập đến những vấn đề phức tạp trong hai ngành này một cách đầy đủ, vì dân Việt Nam khá biết những chuyện này. Ý là đề cập một câu hỏi quan trọng như sau:

Việt Nam có một đặc trưng hiện nay là tỷ lệ dân nghèo và (đặc biệt) cận nghèo là còn quá cao, đồng thời quy mô của tầng lớp trung lưu còn quá nhỏ. (Chưa nói gì về những người lái xe Bentley, có mấy căn hộ v.v.) Qua những nghiên cứu khác nhau chúng ta có thể xác định là hiện nay, một vấn đề lớn đối với hai ngành giáo dục và y tế ở Việt Nam, không phải là số tiền được chi trả, mà là sự hiệu quả của số tiền được chi trả đối với những kết quả mong muốn.

Thế thì nghiên cứu tôi đang tiến hành ở Việt Nam hiện nay là gì? Đó là làm sao chúng ta có thể khuyến khích sự phát triển của giai cấp trung lưu ở Việt Nam? Tại sao đặt ra câu hỏi này? Là vì Việt Nam muốn phát triển bền vững thì phải mở rộng số người, số gia đình, số công đồng mà có thể không chỉ là tiếp cận những dịch vụ cơ bản mà là tiếp cận những dịch vụ chất lượng chuẩn, và qua đó đẩy mạnh khả năng của mọi người tham gia một cách hiệu quả trong nền kinh tế thị trường của đất nước và thế giới.”

Nếu trong ngành giáo dục vấn đề là làm sao phát triển một giai cấp lao động có kỹ năng, thì trong ngành y tế thách thức là, làm sao Việt Nam có thể phát triển một hệ thống y tế hiệu quả, mà trong đó những chi phí người dân phải chi trả là vừa phải, không quá đáng. Vâng, trong ngành giáo dục hiện nay có những nỗ lực cải cách (hy vọng sẽ thành công hơn những nỗ lực trước). Và vâng, trong y tế cũng có những nỗ lực để mở rộng bảo hiểm, giảm bớit lạm dụng. Hai việc đó tôi hoàn toàn hoan nghênh.

Nam ngoái, tôi đã tiến hành một công trình nghiên cứu về sự diễn biến của hiện tượng ‘xã hội hóa’ và những đóng góp và hạn chế của nó. Hiện nay, nghiên cứu của tôi đặt ra câu hỏi: ‘Xã hội hóa’ thì có rồi, nhưng bây giờ phải làm gì để giảm bớt những mặt tiêu cực của nó?

Tất nhiên, tôi cũng như những người khác chưa có câu trả lời. Chưa chắc giải pháp chỉ là xây thêm những bệnh viện v.v. Thế thì một cái cần thiết là tìm hiểu và xác định những điều kiện phải có để nâng cao khả năng của người gần thu nhập bình quân và tương đối thấp để họ có thể tiếp cận được những dịch vụ mà họ cần và qua đó phát triển khả năng của họ và để họ tham gia mạnh hơn trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Muốn có được điều đó, phải tìm cách mở rộng cơ hội cho những người có thu nhập trung bình trở xuống tối đa hóa những cơ hội để phát triển kỹ năng của họ, được khám chữa bệnh một cách hữu hiệu hơn với một kinh phí hợp lý hơn. Cho phép họ từ từ nâng cao hơn tới cấp trung lưu.

Đối với những vấn đề này, một thực thế phải đối mặt là mức độ phi tập trung hóa ở Việt Nam là rất cao, thậm chí quá cao. Trong khi những năng lực về về điều phối, quản lý thông tin, thúc đẩy minh bạch, bao đảm trách nhiệm giải trình thực sự là chưa đủ mạnh. Vì thế ở trung tâm của nghiên cứu này là những vấn đề về thể chế.

Hiện nay Việt Nam có trên 60 mô hình quản lý khác nhau. Ta phải học nó, phải xác định những thể chế nào có lợi nền phổ biển hóa, và những cái nào cần phải xóa bỏ. Cũng phải học các kinh nghiệm của các nước khác. Sau cùng, phải có sự quyết tâm chính trị; một cái khó ở Việt Nam mà rất cần.

Ở mức độ tới 17 phần trăm GDP, tổng số tiền cả dân lẫn nhà nước Việt Nam chi tra cho giáo dục và y tế là lớn rồi. Vào ngày thầy thuốc, cùng lúc đang có những thảo luận về cải cách ở cả hai ngành y tế và giáo dục, vấn đề hiện nay không phải là số tiền được chi trả, mà là số tiền đó  mua được gì cho dân Việt Nam.

JL

Những Đóng góp và Hạn chế của ‘Xã hội hóa’: Khía cạnh Kinh tế Chính trị về các Dịch vụ Thiết yếu ở Việt Nam

Trong 6 tháng qua, tôi đã nghiên cứu và viết một báo cáo cho Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) về cái gọi là “xã hội hóa” tại Việt Nam. Toàn báo cáo (dài 120 trang) chưa được dịch sang tiếng Việt và tôi phải nhấn mạnh phân tích này phản ánh quan điểm của riêng tôi chứ không phải là quan điểm của UNDP.

Về những kết quả và lý luận của nghiên cứu tôi sẽ bổ sung sau. Trong bài blog này tôi chỉ xin cung cấp thông tin chung về báo cáo, mang tên “Những Đóng góp và Hạn chế của ‘Xã hội hóa’: Khía cạnh Kinh tế Chính trị về các Dịch vụ Thiết yếu ở Việt Nam”.

Xin nhắc lại: Các ý kiến, phân tích và kiến nghị chính sách của báo cáo này không nhất thiết phản ánh các quan điểm của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP). Báo cáo này là một ấn phẩm độc lập theo yêu cầu của UNDP. Xin gửi bình luận hoặc đề xuất đến: jlondontraloi@gmail.com hoặc chức năng bình luận trên trang blog này.

 

Những Đóng góp và Hạn chế của ‘Xã hội hóa’: Khía cạnh Kinh tế Chính trị về các Dịch vụ Thiết yếu ở Việt Nam

 

Việt Nam ở Thời Điểm Phải Chọn Lưa

Trong hai thập niên, việc phát triển các dịch vụ thiết yếu ở Việt Nam đã góp phần quan trọng cải thiện mức sống. Người dân Việt Nam hiện nay giàu có hơn, khỏe mạnh hơn, và có trình độ học vấn cao hơn từ trước đến nay. Vì những lý do này và nhiều lý do khác, có nhiều lạc quan về các triển vọng phát triển của Việt Nam. Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có thể lặp lại thành tựu của những nền kinh tế đạt kết quả cao ở Châu Á như Hàn Quốc và Đài Loan; ở các nền kinh tế đó, công cuộc phát triển đã kết hợp tăng trưởng kinh tế định hướng xuất khẩu, phân bố thu nhập và tài sản một cách tương đối bình đẳng, và tạo điều kiện cho nhiều tầng lớp được tiếp cận [sử dụng] các dịch vụ có chất lượng. Continue reading

Hàng mới về…

Xin giới thiệu một bài tiểu biểu của tôi, một bài mới, để cho bạn đọc biết sự nghiệp chính của Ông Tây 45 tuổi này là cái gì.

Bài này so sánh hai chế độ phúc lợi xã hôi của Việt Nam và Trung Quốc đương đại. Bài được xếp chương thứ 2 (sau chương giới thiệu) trong một cuốn sách do NXB Oxford in. Hôm nào tôi sẽ đặt cả bài trên mạng. Chi tiết dưới đây

Thân mến,

JL

Chinese Social Policy in a Time of Transition

Edited by Douglas Besharov and Karen Baehler
Date of publication June 2013

Link đến NXB Oxford tại đây

 

Các chính sách xã hội trong thời kỳ quá độ: Xét trong sự so sánh chế độ phúc lợi xã hội của Việt Nam và Trung Quốc. 

Jonathan Đ. London

Tóm tắt: Chương này phân tích chế độ phúc lợi xã hội của xã hội Trung Quốc và Việt Nam đương đại. Đặc biệt, làm rõ cách thức mà sự suy thoái của chế độ xã hội chủ nghĩa nhà nước (state-socialism) và làm sao sự tiến hoá của các nền chính trị mới có tác động đến những hệ thống điều tiết việc cưng ứng và chi trả các dịch vụ giáo dục và y tế, và sự tác động của nó đới với sự phân tầng xã hội. Một giả thiết nền tảng của việc phân tích chế độ phúc lợi là các thể chế phúc lợi thường phát triển phụ thuộc lẫn nhau giữa thể chế chính trị đương quyền và thể chế kinh tế hiện thời. Điều đó có nghĩa là, những sự kết hợp mang tính trội có tính lịch sử của thể chế chính trị và thể chế kinh tế sẽ định danh một xu hướng kinh tế chính trị mới, và bộc lộ mối quan hệ chính xác giữa nhà nước và nền kinh tế, và tác động sâu sắc giữa phúc lợi xã hội và sự phân tầng xã hội. Việc phân tích chế độ phúc lợi của Trung Quốc và Việt Nam đặt ra một câu hỏi thủ vị về trạng thái tự nhiên và động lực của nền kinh tế chính trị của họ, và đặt ra nhiều hơn những câu hỏi căn bản về cách thức mà chế độ phúc lợi phát triển trong sự chuyển đổi từ một nền kinh tế chính trị này đến một nền kinh tế chính trị khác. Một giả định phổ biến rằng chế độ phúc lợi xã hội phản ánh các lợi ích được cấu trúc của các nhân tố chính trị mang tính trội và nhân tố kinh tế thịnh hành, và vì thế đảm bảo lợi ích để tái sản xuất là cách thức hợp lý nhưng có xu hướng tạ ra những con số thống kê quá mức. Đây là chương bàn luận về chế độ phúc lợi và sự phân tầng phúc lợi ở Trung Quốc và Việt Nam đương đại, điều này không thể được hiểu trọn nghĩa nếu thiếu sự đánh giá các đặc tính các yếu không không được xem xét dưới thể chế nhà nước chủ nghĩa xã hội, và những cách thức đặc thù của sự giải thoát tác động lên sự suy thoái và sự phát triển của một hình thức kinh tế chính trị mới theo sau đó.

Do một người bạn dịch…