Dương tính cuồng Trump?

Nếu quý vị mắc bệnh cuồng Trump hoặc cho rằng quý vị có thể đã mắc bệnh cuồng Trump, đọc nội dung dưới đây để chăm sóc bản thân và giúp bảo vệ những người khác trong nhà và cộng đồng của quý vị.

Bước 1

Qúy vị có thể thể theo dõi các triệu chứng của mình bằng cách tự hỏi liệu bạn còn sẵn sàng hỗ trợ một người tổng thống với những đặc điểm sau. (Nếu cần quy vị có thể theo các liên kết đến các nguồn tin tức đáng tin cậy không có vịt.)

  1. Là người phản dân chủ, cố ý lật ngược kết quả bầu cử chính đáng, kích động bạo lực đám đông

https://www.nytimes.com/2021/01/04/us/politics/trump-white-house.html?action=click&module=Top%20Stories&pgtype=Homepage&fbclid=IwAR2SMHvdvtRw-n3AnVvJPJCdKa-ygU7OnL-oLZfDwqQiZUOdpo27e2e_NbE

  1. Là người phản nhân quyền, chả quan tâm chút nào đền hồ sơ này kể cả ở VN

https://trumphumanrightstracker.law.columbia.edu/

https://theconversation.com/how-donald-trumps-america-first-agenda-has-damaged-global-human-rights-148030

  1. Là người liên tục nói giả dối, cho đến 5/11/20 khẳng định ý sai sự thật hoặc gây hiểu lầm 29,508 lần

https://www.washingtonpost.com/graphics/politics/trump-claims-database/?utm_term=.27babcd5e58c&itid=lk_inline_manual_2&itid=lk_inline_manual_2

  1. Là người phản biệt chung tộc, luôn ủng hộ những kẻ Nazi CN, kẻ phân biệt chủng tộc

https://www.vox.com/2016/7/25/12270880/donald-trump-racist-racism-history

  1. Là người ngưỡng mộ các nhà độc tài từ Pu cho đến Tập

https://www.forbes.com/sites/andrewsolender/2020/09/14/trump-said-hes-cozier-with-tougher-and-meaner-dictators-calls-them-smarter-than-biden/

  1. Là người có vẻ đã từng lạm dụng tình dục nhiều phụ nữ, đến 2020 18-26 phụ nữ đã cáo buộc

https://www.theguardian.com/us-news/2020/sep/17/amy-dorris-donald-trump-women-who-accuse-sexual-misconduct

https://abcnews.go.com/Politics/list-trumps-accusers-allegations-sexual-misconduct/story?id=51956410

  1. Là người cố ý đàn áp báo chí, báo chí là kẻ thù của người dân

https://thehill.com/homenews/administration/437610-trump-calls-press-the-enemy-of-the-people

  1. Là người cố ý trực xuất nhiều người gốc Việt định cư ở Mỹ, kể cả những người ở Mỹ lâu năm

https://www.theatlantic.com/international/archive/2018/12/donald-trump-deport-vietnam-war-refugees/577993/

  1. Là người phản đa nguyền, thể hiện động thái độc tài

https://scholar.harvard.edu/files/bonikowski/files/bonikowski_-_trumps_populism.pdf

  1. Là người nộp thuế bên TQ (gần $200k trong thời điểm 2013-2015) mà chả nộp gì cả bên Mỹ

https://www.theguardian.com/world/2020/oct/21/donald-trump-china-bank-account-nearly-200000-taxes-report

Bước 2

Biden đã thắng Trump 302-232 phiếu đại cử trị. Về tổng số phiếu bầu, Biden nhận được hơn 81,2 triệu phiếu bầu, hơn Trump hơn 7 triệu phiếu bầu.

Khẳng định của Trump mà ông đã thắng cử cực lớn và ai đều biết điều này rõ rang là GIẢ DỐI, một điều được phản ánh trong những quyết đinh của trên 60 tòa án.
Nếu bạn con tin câu này của Trump: “Chúng tôi đã thắng cuộc bầu cử này, và chúng tôi đã thắng nó một cách long trời lở đất. … Đó là một cuộc bầu cử long trời lở đất, và mọi người đều biết điều đó, đặc biệt là phía bên kia” thì chắc chắn bạn đã bị cuồng Trump.

 


Đại dịch không phải là trờ chơi và tương lai của dân chủ ở Mỹ và thế gới cũng vậy.

Song, trong những nỗ lực để khuyến khích các bạn hãy nghĩ lại những lựa chọn chính trị của mình thì tôi viết những điểm ở trên.

Thất nhiên ai có quyền để giữ quan điểm của mình. Tôi chỉ không ủng hộ và mong các bạn đừng ủng hộ cho một TT mà sẵn sàng lật ngược kết quả bầu cử chính đáng và một người còn mặc 10 đặc điểm nêu trên.

JL

 

 

 

Vài ghi chép v/v thêm mấy nhà báo vừa bị bỏ tù

Mới hôm qua, tôi thấy một tin buồn là anh Phạm Chí Dũng bị xử phạt 15 năm tù, trong khi các anh Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị 11 năm tù cùng về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước.” Về những cáo buộc này, tôi không có đủ tư cách để đánh giá một cách khách quan vì thiếu thông tin.

Song, như đã viết trước đây, tôi cũng như nhiều người khác nghi ngờ sâu sắc về cáo buộc “lật đổ” dù tôi biết một số ý kiến của những người này khác với chủ chương của chính quyền. Liệu có bằng chứng gì từ một nguồn độc lập và tin cậy có thể được công bố? Tôi đọc trên tờ báo TT là

“Cụ thể, từ năm 2014 đến khi bị bắt, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn thường xuyên tiếp xúc các đối tượng, tổ chức có tư tưởng bất mãn về chính trị trong và nước ngoài, từ đó nảy sinh tư tưởng bất mãn với chính quyền.”

“Phạm Chí Dũng có 25 bài viết, Nguyễn Tường Thụy có 5 bài viết, và Lê Hữu Minh Tuấn có 6 bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Tôi không rõ bị cáo đã tiếp xúc như thế nào và với những đối tượng nào. Tôi không rõ việc phản biệt một số điều về đảng hay nhà nước có nên cần thiết bị xem là hành vi chống phá Nhà nước? 

Liệu việc phản biện một số điều về đảng hay nhà nước có nên bị xem là hành vi “chống phá Nhà nước?  Tôi quên ko ít người giữ quan điểm như thế. V.d. Trên mạng có một bạn đọc góp ý là:

Phạm Chí Dũng là kẻ bất chấp pháp luật VN đã kêu gọi lật đổ chế độ mà y được yêu, được nuôi dưỡng, được trưởng thành, y còn có bố là cán bộ cao cấp của Đảng nữa…loài như vậy chúng tôi gọi là kẻ “ăn cháo đái bát”, hay “qua cầu rút ván”. Loài ấy lẽ ra phải bị nhốt suốt đời trong bóng tối mới đúng!

Nhưng tôi lại nghĩ chưa chắc. Tôi thấy việc PCD và mấy người khác bị bỏ tù là một sai lầm của Việt Nam trên đường tiến lên một xã hội văn minh. Tôi sẽ giải tích tại sao bằng cách nêu lên một vấn đề cơ bản trong ngành báo chí. Cụ thể, tôi xin nêu một vấn đề rất khó thực hiện ở Việt Nam đối với những người muốn trở thành “nhà báo” hoặc là “nhà báo độc lâp.”

Đây là một điều tôi đã từng nêu cho chính Phạm Chí Dũng cách đây vài năm. Cụ thể, tôi đã khuyên bạn ấy làm tờ báo đó phân biệt rõ hơn về nội dung thời sự (khách quan) và nội dung biên tập (phản biện ý kiến). (Dù trong 2-3 năm qua tôi không còn liên lạc với bạn ấy hay với bạn Phạm Đoan Trang vì bị chính quyền VN loan báo trực tiếp.)

Đó là, khi cố gắng phát triển một tờ báo, hoặc là đóng vai nhà báo độc lập, nên cố gắng phân biệt rõ nội dung thời sự (chức năng news reporting) và nội dung biên tập (chức năng vừa quản lý tờ báo vừa có một không gian nhất định trên tờ báo để đưa ra ý kiến của ban biên tập).

Làm được như thế là rất khó ở Việt Nam… Ở Việt Nam hoàn toàn không có điều đó, dù là báo Nhân Dân hay là báo Việt Nam Thời Báo.

Bạn Phạm Đoan Trang và bạn Phạm Chí Dũng đang ngồi tù vì chính quyền không chấp nhận có hai nhân vật có số lượng khán giả khá là đông đảo đăng những bài phản biện thường xuyên.

Mời các bạn trong và ngoài bộ máy tưởng tượng một chút. V.d. Từ đầu đến cuối vụ Đồng Tâm sẽ tiếp diễn như thế nào nếu có một nền báo chí chuyên nghiệp hơn? Có lẽ sẽ tránh được vụ chết người chứ….?

Riêng đối với bạn Phạm Đoan Trang – người đã từ lâu phải chịu sự khủng bố – đã rơi vào tình trạng phải lên án một cách mạnh nhất những hành vi hành hung khủng bố đó, điều đó đã làm cho cuộc đời của bạn ý trở thành địa ngục ngay trên đất nước của mình. Tôi đoán chính quyền muốn bắt một phần vì không chịu được Trang liên tục chửi họ.

Tất nhiên, không nên chỉ trích những người như PCD hay Phạm Đoan Trang chưa thực hiện được sự phân biệt giữa nội dung thời sự và nội dung biên tập như đã nêu trên.

Song, tôi xin đề nghị với những ý định tốt nhất những người trong hoặc ngoài bộ máy để cố gắng làm điều đó. Vì làm công việc nhà báo một cách khách quan nhất có thể nên là tiêu chuẩn và mục tiêu của Việt Nam. Làm như thế mới có thể trên con đường như Hàn Quốc, Đài Loan, và mới bác bỏ mô hình Hoa Lục.

Rõ ràng khuyên Việt Nam có một ngành báo chí chuyên nghiệp hơn sẽ không lập tức giúp đỡ những người bị tù. Viết “Việt Nam nên như thế này, nên như thế kia” thực sự có giá trị hay không? Chưa chắc. Xong, xác định cùng nhau một cách rõ ràng Việt Nam đang thiếu cũng có thể là một bước tiến cho người dân và đất nước. Vậy nên tôi góp ý thôi.  

JL
Leiden

Những bước đầu vào thời hậu Trump

Tôi từng nghĩ nước Mỹ là một đất nước đầy hy vọng và tiêm năng và có khi cũng đã là một thế lực nguy hiểm và đôi khi giết người. Thế mà tôi vẫn và luôn luôn tin tưởng vào các nguyên tắc được phản ánh trong hiến pháp của nó, mặc dù đất nước đến nay đã luôn thiếu những nguyên tắc này. Bây giờ nó là một đất nước thối nát đã gây ra cho thế giới cả lợi ích to lớn và tổn hại to lớn.

Tôi rất vui khi Trump, một kẻ kỳ cục và nguy hiểm hoàn toàn không có nhân tính bị tước quyền lực. Vì hiến pháp và dân số đa dạng của, Mỹ sẽ luôn có nhiều tiêm năng và hứa hẹn. Đó là một xã hội đa nguyên dân chủ đã trở nên mục ruỗng do quyền lực không cân xứng giữa các lợi ích cai trị của nó.

Tôi không ảo tưởng về Biden hay Obama hay Trump. Muốn có một xã hội dân chủ đa nguyên văn minh thì các thể chế dân chủ phải được củng cố và tỉnh tưởng xã hội mà đã bị phá hoại trong mấy năm qua và nhiều năm trước phải lại được khuyến khích hình thành.

Mỹ là đất nước giầu mạnh nhất thế giới. Thế giới này sẽ tốt hơn nếu đóng một vai trách nghiệm hơn, từ chuyện chống Tập cho đến bảo về mội trường và đầy mạnh những quốc sách mà có thể mang lại những tiến bộ nhất định cho công dân Mỹ và toàn thế giới.

Tôi nói thấy có nghĩa là tôi là đảng viên của một đảng nào? Không, tôi chỉ là con người tôi mà sẵn sàng đấu tranh cho một nước Mỹ và một thế giới xứng đáng với những giá trị mà Tuyên Độc của Mỹ đã và còn nêu ra.

Ai mà thấy nội dung trên là xúc phạm thì có thể thấy là không nên nói Mỹ đã là một đất nước nguy hiểm hay chết nói. Điều đó tôi cũng có thể hiểu. Song, ai mà không thấy sự hy sinh của bao nhiêu người dân Mỹ dù là trong bao nhiêu chiến tranh hay là đại dịch này đã không mang lại lợi ích cho công dân của Mỹ hay thế giới nên suy ngẫm một chút.

Riêng trường hợp của Việt Nam và Mỹ là một trường hợp phức tạp và rõ ràng Việt Nam đã chưa thế hiện những nguyên tắc được ghi trong Tuyên Ngôn Độc Lạp năm 1945. Muốn nói về những giá trị nhân đạo thì nên đấu tranh cho những giá trị mà chính ông Phan Châu Trinh đã nêu cách đây 95 năm.

Sắp tới Việt Nam sẽ có một Đại Hội. Liệu đất nước này có thể có tiến bộ theo hướng độc lập dân chủ đa nguyên trong thời gian tới. Nếu có thì hai đất nước Mỹ Việt có thể có những bước tiến cùng nhau trong một con đường chung.

Còn ảo tưởng ko? Có thể. Những tôi cũng chỉ như vô số người khác: lạc quan, cũng tâm huyết, cũng và quyết tâm.

JL

Quá căng

 
Hiện giờ bên Mỹ ngày càng căng thẳng do cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 tới đây, tức là chỉ trong vòng hai tuần lễ.
 
Một trong những lý do không khí bên Mỹ căng như vậy là vì hơn 218k người dân Mỹ đã chết vì sự bất tài, bất lực, và cả ngu dốt lẫn sự vô trách nhiệm tới mức không thể tưởng tượng được của Trump và bọn cuồng Trump kể từ những người trong Nhà Trắng cho đến mấy nhân vật ngu nhất tại Q. Cam.
 
Đúng ra là không cần phóng đại tầm quan trọng của cuộc bầu cử này. Nhưng về cơ bản, xã hội Mỹ đang trải qua một khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ thời nội chiến.
 
Tuy nhiên, nếu xem xét cuộc tranh cử này kỹ hơn thì có một chi tiết khác vừa thú vị vừa đáng chú ý. Cách đây đúng bốn năm, các điều tra đã cho thấy khoảng cách giữa Trump và Hillary tương đương với khoảng cách giữa Trump và Biden ngày hôm nay.
 
Một số dấu hiệu cho thấy tình hình của cuộc tranh cử này là khác so với trước. Chẳng hạn, mức ủng hộ Biden ở một số tiểu bang chủ yếu là cao hơn một chút so với bà Hilary. Hơn nữa, tỷ lệ cử tri bi quan với Biden là thấp hơn cả đối với Trump lẫn Hilary bốn năm trước.
 
Song, bây giờ không ai dám đoán kết quả sẽ ra sao và những người ủng hộ thoát Trump đang rất bồn chồn. Đối với tôi, kết quả của bầu cử vào ngày 3/11 sẽ là kết quả mang tính quyết định cả đời của đại đa số người Mỹ và sẽ ảnh hưởng lớn đối với chính trường thế giới trong mấy thế hệ sau này.
 
Rõ ràng bốn năm vừa rồi là thảm họa cho đất nước Mỹ và danh tiếng của Mỹ (và cụ thể là nhà nước Mỹ) trên thế giới. Riêng về chính trị, bốn năm qua nền dân chủ Mỹ đã suy thoái ở quy mô lớn do sự kết hợp của những nguyên nhân tích tụ từ mấy thập kỷ trước, nhất là từ thời Reagan.
 
Trong vô vàn những bài học mới có thể rút ra từ bốn năm qua bao gồm cả những bài học cũ đang rơi vào quên lãng, thì bài học nổi cộm ở đây chính là điểm yếu của một nền dân chủ. Điểm yếu ở chỗ là nó dễ dàng bị phá huỷ nếu xuất hiện một kẻ không những không tôn trọng những thể chế dân chủ, mà còn âm mưu phá hoại những thể chế đó. Ngoài ra, người dân quả thực dễ dàng bị một kẻ lừa đảo mị dân bịp bợm.
 
Thực ra, sự sống còn của một chế độ dân chủ phụ thuộc vào một số nguyên tắc chung mà ai nấy đều phải chấp nhận bao gồm cả những nguyên tắc bảo vệ các thể chế đó. Nếu kẻ xâm nhập không chấp nhận điều đó, như Trump, thì chế độ dân chủ đó cũng có khả năng suy thoái, nhất khi nó bị ràng buộc bởi những quyền lợi ở phía sau.
 
Khi khẳng định Trump là một kẻ phát xít, hãy đọc mấy chữ này: Ông ấy là một kẻ phát xít chính hiệu. Nhìn từ một số góc độ, sự xuất hiện của Trump là không bất ngờ.
 
Nhận định về Hitler và CN Đức Quốc Xã, nhà phản biện xã hội Walter Benjamin có viết: Behind every instance of fascism is a failed revolution. Tạm dịch: “Đằng sau (tức là trước) mọi trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít là một cuộc cách mạng bất thành.” Câu trích của ông Benjamin nói đến những áp lực trong một xã hội trước khi một kẻ phát xít xuất hiện.
 
Đối với Mỹ tôi cho rằng thất bại của Mỹ trong việc chống lại chủ nghĩa “neoliberalism” của các ông Reagan, Bush bố, Bush con, Clinton và cả Obama nữa đã trở thành nguyên nhân sâu xa trong sự trỗi dậy của hiện tượng Trump; một hiện tượng xuất hiện trên một đất nước mà mấy thập kỷ bị tầng lớp 1% giàu có nhất bóc lột toàn diện. Trong khi đó có những thay đổi về năng xuất lao động và kết cấu xã hội công nghiệp v.v. Hậu quả của nó quá là rõ.
 
Như nhà quan sát Vũ Quang Việt vừa phân tích về tầng lớp trung lưu Mỹ thời kỳ 1970-2019, kết quả của sự phát triển này là sự thất bại nếu không nói là nghèo đi của tầng lớp trung lưu Mỹ, trước đây nắm 62% thu nhập kinh tế Mỹ tạo ra thì ngày nay chỉ còn nắm 43%.
 
Như vậy, hàng chục triệu người Mỹ bị lừa đến mức chả biết phải đổ lỗi cho ai.
 
J.L.
Leiden, Hà Lan

Để vượt qua cơn dịch bệnh

Gặp Ông Bà, Xe đông lạnh, và nhân viên y tế HN

Chỉ trong vòng vài tuần, virus corona đã phát triển từ một vấn đề xa xôi “ở đằng kia” thành đại dịch toàn cầu mà đang gây ra một cuộc tàn sát trên một phạm vi khó tưởng tượng. Tầm với của nó đang vượt xuyên qua các nước và ngày càng thâm nhập vào cộng đồng và từng gia đình của chúng ta. Đến ngày 31/3, hơn 40.000 người đã thiệt mạng vì virus và con số đó chắc chắn thấp hơn so với con số thực tế. Hơn nữa, những điều tệ hại nhất vẫn còn chưa đến. Rất tiếc mà thật: Bão này mới bắt đầu.

Xét trên phạm vi toàn thế giới, từ các màn hình của chúng ta và từ phòng khách của mình, chúng ta trải nghiệm sự lây lan của virus và cái chết trong một cuộc diễu hành bất tận của biểu đồ và đoạn phim video, bản tin, ghi hình, và chương trình phát sóng. Chúng ta được xem, nghe, và đọc bao nhiêu phát biểu và tuyên bố của nhiều lãnh đạo và cơ quan công quyền.

Có lý do để phẫn nộ mà sự phẫn nộ không thể giúp giải quyết vấn đề trước mt

Không may cho thế giới mà lại không bất ngờ ở một số nơi – nhất là nơi chính là nguồn gốc của đại dịch– Trung Quốc – và nơi chính là nước mà đến nay có số ca nhiễm nhiều nhất – Mỹ – có những nhà “lãnh đạo” có hành vi thiếu trách nhiệm. Từ việc kiểm duyệt, phủ nhận, bóp méo thông tin, phản ứng quá chậm trễ, và thiếu trách nhiệm, họ đã gây thiệt hại cực lớn cho chính nước của mình và toàn thế giới.

Nghĩ gì về chính trị mà giờ đây chúng ta mới được nhắc lại, trách nhiệm hàng đầu của công quyền và các nhà lãnh đạo chính là để đẩy mạnh và giữ an toàn và lợi ích của công dân. Trong việc này cả Tập Cận Bình lẫn Donald Trump đã thất bại và mãi phải chịu trách nhiệm vì vai trò của họ trong một thảm hoạ lớn nhất của nhân loại từ xưa đến nay.

Khá là mỉa mai khi hai nhà lãnh đạo muốn được xem là mạnh nhất thế giới, giỏi nhất thế giới, và chắc chắn kiên cường nhất thế giới lại đe doạ lợi ích của toàn thế giới. Việc nhân loại phải chịu đựng hành vi thiếu trách nhiệm của hai nhân vật này quá là đáng tiếc. Nhưng rõ ràng phẫn nộ cả ngàylẫn đêm về vấn đề này không phải là một phản ứng hứa hẹn.

Đúng vậy. Trong bối cảnh này, một trong những mặt đáng lo ngại nhất nếu từng hiện diện của bệnh dịch mới này là các tác động gây mất phương hướng của nó. Nói một cách đơn giản, phạm vi, mức độ và sự phức tạp của đại dịch này là quá lớn để hiểu biết riêng từ một góc độ hoặc quan điểm nhất định nào. Nhiều khi, ta cảm nhận các thách thức phía trước chúng ta thực sự là áp đảo.

Ba khía cạnh của khủng hoảng

Năng lực của chúng ta để đề cập những đe doạ lớn của đại dịch và giải quyết các vấn đề liên quan phụ thuộc vào khả năng phục hồi của chúng ta. Chúng ta hiện nay, tất cả chúng ta, đang ở trong một cuộc đấu tranh sinh tử. Và trong đấu tranh này, sự sống sót của chúng ta, của gia đình chúng ta, của mọi  cộng đồng của chúng ta, của mọi đất nước của chúng ta phụ thuộc vào khả năng điều khiển hành vi của chúng ta theo cách xây dựng.

Làm được như thế là không hề dễ dàng, nhất trong một thời điểm mà có vẻ bầu trời và ý thức của chúng ta về điều bình thường đang sụp xuống xung quanh ta. Nếu sống ở các địa phương hay biết ai đó làm trực tiếp trong ngành y thì biết nói như thế không phải là phóng đại.

Trong thời điểm này, điều quan trọng nhược bằng khó khăn là chúng ta có thể vượt qua một cách ổn định, hiểu rõ những gì đang xảy ra trong đất nước, cộng đồng, và trong cuộc sống cá nhân và gia đình để xác định và theo những cách mà có thể đóng góp cho xã hội và bản thân chúng ta. Phản ứng như thế hiệu quả hơn là sự thất vọng hoảng sợ. Để làm được điều này, có vẻ là, cần chú ý đến ít nhất ba khía cạnh của cuộc sống chúng ta.

Trước hết nhất là khía cạnh cá nhân và gia đình. Trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu, tính cấp thiết của hành động của địa phương có ý nghĩa mới. Hành vi cá nhân có trách nhiệm là một yêu cầu cho sự sống sót của chúng ta và phải được thúc đẩy và nếu cần thiết phải được bắt buộc cho hết khả năng tốt nhất của chúng ta.

Một khía cạnh thứ hai và có lẻ thách thức hơn nhiều là khía cạnh cộng đồng, cái mà biểu thị giao thiệp của chúng ta với những người trong và xung quanh nơi làm việc và nơi ở. Trong hàng chục năm, chúng ta đã chứng kiến sự mất mát của ý thức và thực tế của cộng đồng.

Ngày hôm nay, sự tồn tại của chúng ta tùy thuộc vào việc phục hồi ý thức này, nuôi dưỡng nó và đưa vào sử dụng tốt, thậm chí nếu việc diễn đạt nó đòi hỏi các hình thức mới và phương thức mới về phối hợp xã hội. Một phần của cộng đồng là sự đồng cảm và khả năng hành động vì lợi ích công cộng. Trong một thời đại siêu toàn cầu hóa và sự ẩn danh vô cảm, sự an toàn của chúng ta đòi hỏi chúng ta cần phục hồi lòng nhân đạo của mình một cách cấp thiết.

Có lẽ khía cạnh khó khăn nhất nhưng tuy nhiên quan trọng nhất của đại dịch là khía cạnh chính trị của nó, gồm cả ở địa phương lẫn trong nước và trên phạm vi quốc tế nữa. Như một nhân viên y tế trên tuyến đầu ở Tây Ban Nha đã lưu ý, “Đây không chỉ là một cơn dịch bệnh tật, mà còn là một cơn dịch chính phủ thực sự kém cỏi.” Đây có rất có thể là sự đánh giá thấp của thời đại chúng ta.

Trách nhiệm đối với bản thân, cộng đồng, và nhân loại

Đối với trách nhiệm về đại dịch này, chúng ta biết khá rõ một số điều mà không nên quên nhưng phải tìm chuyển hướng khác một cách có trách nhiệm với chính mình.

Những gì biết rõ không bao giờ quên được. Đại dịch bắt đầu với sự vô trách nhiệm cực kỳ của những kẻ cai trị độc đoán của Trung Quốc trong việc dung túng các điều kiện tạo thuận lợi cho bệnh tật cả 17 năm sau SARS-1.  Hơn nữa, họ có hành vi đàn áp thông tin, thúc đẩy một cách hiệu quả nhược bằng bị động sự lây lan của nó  trong hai tháng, khi du khách bị nhiễm đi lại khắp hành tinh.

Trên khắp châu Âu, châu Mỹ, và chẳng mấy chốc phần còn lại của thế giới, khủng hoảng đang trở nên trầm trọng hơn bởi các chính phủ thiếu trang bị rõ rệt và thường vô trách nhiệm cực kỳ. Điều oái ăm nhưng không ngạc nhiên là người đứng đầu của quốc gia tư bản lớn mạnh nhất, quyền lực nhất, giàu nhất của thế giới lại bất lực một cách chết người như thế trong phản ứng của mình.

Nhưng phải chuyển hướng. Khi cường độ của cuộc khủng hoảng gia tăng, chúng ta ngày càng biết đến các câu chuyện bi thảm của những người trên tuyến đầu và của những người có người thân mà mạng sống của họ bị rút ngắn một cách nhanh chóng, mà ít có cơ hội nói lời tạm biệt. Từ mô tả của nhân chứng, bệnh viện của chúng ta đang chứng kiến tần suất gia tăng của cái chết và căn bệnh đang làm kinh hoàng thậm chí các chuyên gia y tế dày dạn nhất.

Về mặt cá nhân và với tư cách là thành viên của một gia đình hay một cộng đồng, chúng ta cần tận tâm chăm sóc những người chúng ta yêu thương và quan tâm đến và những người yêu thương và quan tâm đến chúng ta bằng cách tối đa hóa các biện pháp phòng ngừa bệnh này.

Chúng ta cũng cần mở rộng ý thức cộng đồng đã bị suy giảm một cách bất thường của chúng ta càng nhiều càng tốt, bằng cách tìm ra các cách thức hỗ trợ những người sống và làm việc chung quanh ta với mục tiêu thúc đẩy phúc lợi tập thể.

Thừa nhận rằng việc này là khó. Nhưng chúng ta cần tìm ra cách thức nhận biết những người dễ bị tổn thương xung quanh ta liên quan đến tuổi tác, tình trạng kinh tế xã hội, và các đặc điểm khác. Kết hợp giãn cách xã hội với cộng đồng yêu cầu tính sáng tạo.

Ở các quốc gia chúng ta đang thấy nhiều thử nghiệm trong hỗ trợ lẫn nhau, từ mảnh giấy đỏ dán trên cửa sổ để ra hiệu đang cần sự hỗ trợ đến các nhóm trò chuyện láng giềng và nhiều hình thức họp mặt xã hội. “Thích” và lừa phỉnh trên mạng sẽ không giúp được gì. Trong khi chúng ta cần giãn cách xã hội, chúng ta cũng cần tiếp cận những cách kết nối mới để về sau chúng ta có thể có nền tảng để phục hồi và xây dựng một tương lai tốt hơn.

Cuối cùng, hợp tác một có trách nhiệm với cơ quan công quyền là thiết yếu, cũng như từ chối hợp tác hay lên tiếng một cách đúng mức  trong những trường hợp mà các  chính sách lạm dụng niềm tin của xã hội trở thành một mối đe  doạ với sức khỏe công.  Rõ ràng trong một đại dịch không có chỗ cho sự kiên nhẫn với những người vô trách nghiệm. Làm lây lan virus không phải là quyền của bất kỳ ai dù là chính phủ thiếu trách nhiệm hay những cơ quan thương mại mà sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lợi nhuận.

Ai biết được thế giới sẽ như thế nào sau khi cơn bão này đi qua. Ai biết cộng đồng của chúng ta sẽ như thế nào. Và thậm chí gia đình của chúng ta và chúng ta. Điều chắc chắn là chúng ta sẽ cần phải tái xây dựng nền kinh tế và khiến nó phục vụ nhân loại.

Vì vậy, trong lúc này chúng ta cần phát triển các năng lực và khả năng phục hồi mới. Một phần của điều này, tôi tin, là có tư duy về ba khía cạnh khác biệt của cuộc khủng hoảng tập thể này: cá nhân và gia đình, cộng đồng, và chính trị trong nhiều phạm vi. Để sống tốt, chúng ta thỉnh thoảng nên nghỉ ngơi cho sức khỏe cảm xúc và sự phục hồi, và giữ lấy những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống của chúng ta.

Cái quan trọng nhất trong cuộc sống chính là những mối quan hệ và kết nối của chúng ta với những người chúng ta yêu thương và quan tâm đến. Qua khủng hoảng này chúng ta phải lấy lại tư duy cộng đồng và nỗ lực tập thể vì cuộc sống của chúng ta cũng phụ thuộc vào chính điều đó.

JL, Leiden, Hà Lan

Jonathan D. London là Phó Giáo sư Kinh tế Chính trị tại Viện Nghiên cứu châu Á, Đại học Leiden, ở Hà Lan. Các cuốn sách gần đây nhất của ông bao gồm Phúc lợi và Bất bình đẳng ở Đông Á Đang Thị trường hóa, xuất bản năm 2018 và Cẩm nang Routledge về Việt Nam Đương đại, sắp xuất bản trong năm 2020. London có hơn 20 năm kinh nghiệm sống và làm việc ở châu Á. Ông sinh ở Boston và lớn lên ở Cambridge, Massachusetts. Ông có bằng Tiến sĩ về xã hội học từ Đại học Wisconsin-Madison.

 

Hiền Xuân Ngô dịch từ bài viết của GS Jonathan London. 30 March 2020

 

Thất bại trọn vẹn của các hệ thống y tế phương Tây: Nguồn gốc và Hậu quả

Dù giầu bao nhiêu, các nước “tư bản tiên tiến” của phương Tây hiện nay ko có năng lực xét nhiệm có thể vì không có một nước Tây nào mà đã qua SARS, qua MERS v.v. và, do đó, đã còn thiếu tâm nhìn…

Vì thế, trong bo nhiêu năm qua từ SARS và MERS chính phủ của các nước này đã không ưu tiên cho một hệ thống xét nhiệm, chống dịch hữu hiệu. Không may cho họ (và sắp tới cho nhiều nước khác trên thế giới, nhất là các nước nghèo), không thế nào có được một hệ thống xét nhiệm, chống dịch hữu hiệu trong vòng mấy tháng.

Việc các hệ thống y tế trên thế giới bị thương mại hóa quá nhiều, chạy theo tiền cũng hạ thấp hiệu quả, dẫn đến tình trạng “Ko điều trị được rồi, Chú về nhà chờ xem.”

Ghi chép: Mới biết sáng nay gia đình hàng xóm trên con phố rất nhỏ của chúng tôi có virus. Chúng tôi (gia đình tôi) thấy họ mỗi buổi sáng và mỗi ngày trong năm qua cửa sổ của hai ngôi nhà, chỉ cách nhau vài mét. Nhóm whatsapp nhỏ của bọn chúng tôi đang hỗ trợ họ. Sẽ không ngạc nhiên nếu tôi / chúng tôi nhận được nó sớm. Hãy xem nào.

JL, Hà Lan

Từ Nghệ An về Anh Quốc… về Việt Nam

Vào đầu tháng 7 vừa rồi tôi đã có dịp làm việc tại Nghệ An, trong một công trình nghiên cứu tìm hiểu về hệ thống giáo dục, chủ yếu tập trung vào những vấn đề liên quan đến quản lý giáo dục.

Trong quá trình nghiên cứu tại Nghệ An (ở thành phố Vinh mà một số huyện) tôi được nghe một số nhận xét của người địa phương về những thách thức của thanh niên Nghệ An đối với giáo dục cũng như sau ra trường.

Vào ngày 19 tháng 10 vừa rồi tôi và gia đình có lên tàu hoả đi du lịch vài ngày tại Anh Quốc. Từ nhà đến TP London chúng tôi có đi qua nước Bỉ và Pháp.

Trên tàu lửa Eurostar cao tóc tại Calais Pháp tôi chỉ cho hai con của tôi, mới 12 tuổi và 10 tuổi, các hàng rào và dây thép gai bao quanh đường ray gần lối vào Eurotunnel, và hỏi hai cháu sao có nhiều như vậy….Sau đó tôi có giải thích cho các cháu biết có nhiều người muốn đi Anh quốc kiếm sống, sẵng sàng chịu rủi ro cao để có cơ hội kinh tế… hai con tôi nghe bố giải thích cũng ấn tượng dù có thể khó hiểu ý đầy đủ……..

Không rõ lúc đó 29 người Việt Nam đã tập trung để lên xe tải ở Bỉ chưa?

Vào ngày 23 tháng 10, lúc tôi cùng gia đinh đang lên tàu biển tại TP Hull (Anh quốc) để đi về Rotterdam (Hà Lan), tôi có đọc tin đầu tiên về vụ 39 thi thể được phát hiện trên một xe tải. Ngay lập tức tôi đã lo về khả năng trong số người không may này đã có người Việt Nam, tôi cứ chờ thông tin, đọc báo buổi sáng sớm…

Trong hai hôm vừa qua đã dần biết rõ hơn về thảm hoạ này… trong đó có việc nhiều người trong số người trẻ mất là người Nghệ An, thậm chí có người từ Vinh và hai huyện tôi đã qua.

Những nhà phân tích về di dân và buôn người hãy nêu có những yếu tố ‘hút’ và những yếu tố ‘đầy’ sau di dân và buôn người.

Ở Việt Nam ai cũng biết có những vấn đề nhất định đối với thị trường lao động dẫn đến việc nhu cầu người dân đi làm việc ở nước ngoài. Ai ở Việt Nam cũng biết rằng nhà nước Việt Nam có “nhiều chính sách” giải quyết việc làm, đẩy mạnh “tăng trưởng kinh tế bao trùm” v.v. Ai ở Việt Nam cũng biết về vấn đề thiếu cơ hội kinh tế cho người trẻ và những cảm nhận rằng ở Việt Nam không có ô, thiếu phong bì, thiếu lý lịch COCC thì khó có thể tìm một việc làm tốt. Không có giải pháp đơn giản nhưng không có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua, coi thường vấn đề này…

Đọc thêm tin về vụ này, xem ảnh của những người trẻ đã mất, và những ảnh của các gia đình tan vỡ thì buồn vô cùng.

Hôm qua hỏi con trai (12 tuổi) có biết gì về vụ này, thì con bảo là có (vì báo được giao đến nhà hàng ngày). Đến giờ tôi đã chưa nói hay giải thích cho con tôi 39 người này đã là người Việt Nam và trong đó có nhiều người đã là người trong một địa phương tôi qua mua hè vừa rồi. Không biết nói gì.

Gia đình chúng tôi đi Anh quốc về an toàn, thoải mái, không có rủi ro, trong khi 39 người trẻ đi mà…

Hôm qua đọc tin CA VN có sang Châu Âu lấy tốc của người mất để phân tích và xác nhận. Sau đó không rõ người dân Việt Nam nên hay có thể làm gì.

Tôi biết việc di dân, vượt biên, và buôn người là một hiện tượng phức tạp vì có yếu tố tự nguyện cũng như lạm dụng. Thực sự không biết nói gì. Tạm chỉ xin chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của tôi, trong khi nghĩ đến người mất và các gia đình của họ.

JL

Đừng quá buồn, hãy nhìn rõ

Hiểu nhưng lại hơi bất ngờ khi thấy “hơn vài người” dân Việt Nam nuối tiếc v/v đàm phán Kim-Trump đã chưa hay không mang lại kết quả gì, nếu ko muốn nói là thất bại.

 Lo dân chúng toàn cào nhìn về Việt Nam và thấy thất bại hả? Lên google thấy 164 triệu kết quả khi đánh “Vietnam Trump Kim Fail” vào v.v.?
 
Lo gì?
 
Việc Việt Nam đã tổ chúc sự kiện này cũng có lợi nhất định cho Việt Nam rồi. Những người lạc quan có thể nói rằng thật tốt khi họ gặp mặt đối mặt.
 
Ít nhất, sức mạnh mềm, dành tiếng của Việt Nam đã có một sự gia tăng nhỏ và “không phải là không đáng kể.” Đó là tin tốt cho Việt Nam và những nỗ lực của nhà nước Việt Nam đóng góp cho trật tự an ninh Đông Á dựa trên các nguyên tắc đối thoại và hợp tác quốc tế.
 
Về kết quả của hội nghị, thì cũng có mặt thành công chủ quan. Hãy nhớ đây là hai nhà lãnh đạo cực kỳ thèm muốn sự chú ý và họ đã nhận được cái đó.
 
Đồng thời xin các bạn nhớ hai nhân vật này là ai.
 
Cả hai người đều rất thiếu sự quan tâm đến nhân loại và phúc lợi của dân thường trong cả hai đất nước mà họ đang cai trị/nắm quyền. Cả hai người đều là con nít khùng vĩ cuồng mà đạt mình trên luật, trên hết. Cả hai đều có hại cho thế giới.
 
Việc Bắc Triêu Tiên (theo các nhà phân tích) có hơn 50 qua bom hạt nhân và Mỹ còn bị Ông lửa đảo nắm quyền đã năng cao rui ro lớn cho nhân loại và Đồng Á.
 
Ai cũng ủng hộ những nỗ lực để giảm cẳng chứ. Và riêng tôi không có vấn đề gì lắm về quyết định gặp nhau. Song, đừng cho phép mình bị bịp khi nghe những nhân vật này khên nhau, thậm chí khen Việt Nam.
 
Chắc nhũng nhà lãnh đạo của ĐCSVN đã ăn mừng khi nghe những lãnh dạo nước ngoài khen Việt Nam vậy. Ừ, đúng rồi. Sự phát triển của Việt Nam cũng ấn tượng về nhiều mặt, từ tăng trưởng GDP theo đầu người và mức sống (dù mất đồng đều) dần tăng …
 
…..cho đến khủng hoàng môi trường trọng nước và số vụ án cướp đất và hối lộ và một nền giáo đục khá là thành công về một số mặt (so với các nước cùng thu nhập_ và cực kỳ phúc tạp và chưa được về một số mặt khác. Sự phát triển là một quá trình phúc tạp và Việt Nam còn đang tìm đường đi tốt nhất.
 
Việt Nam tự quyết định đường đị thì tất nhiên là việc tốt, nếu đường đi đó thực sự phản ánh nguyện vọng của người dân.
 
Và Việt Nam muốn phát triển một cách mạnh hơn và năng cao dành tiếng và vị trí trên thế giới chắc cứ nỗ lực đề đóng vai tích cự trong chính trường khu vực và thế rồi. Ủng hộ thôi.
 
Trong khi đó, khuyên mong Việt Nam bác bỏ tất cả những giá trị của Trump Kim này và ôm lấy những giá trị thực sự xưng đáng với một nước văn minh dân chủ: chính trị đa nguyên và nhân quyền cho mọi người, công bằng xã hội v.v. Như thế mới thực sự dành sự tôn trọng của nhân loại, trong và ngoài nước. Đúng chưa?
 
JL, Leiden

Người ơi, Xin lỗi Ông sắp về

Các bạn thân mến,
 
Sau gần cả hai năm im ắng…. kể từ ngày Ông trùm mị dân phát xít Donald Trump bước vào Nhà Trắng và bắt đầu tấn công những thể chế, giá trị và cả người dân Mỹ, blog Xin Lỗi Ông này sắp trở lại như trước đây với những bài viết ra hàng tuần chất lượng khá.
 
Thực tình mà nói, có ba lý tôi làm tôi tạm ngừng viết trong thời gian vừa rồi.
 
Lý do thứ nhất liên quan đến chính những điều vừa nêu đã làm tôi thực sự mệt mỏi, chán nản với tình hình chính trị ở Mỹ và khá là thất vọng về tình hình tại Việt Nam là hai nước tôi quan tâm nhiều nhất. Bên Mỹ chúng ta đang chứng kiến một cơn khủng hoảng chính trị xã hội chưa từng thấy….
 
Chia sẻ nhé: Tôi thực sự ko quan tâm mấy đến những người dù ở Ba Đình Hà Nội hay quận Cam Cali ngây thơ đến mức không thấy bản chất của Trump là quá tệ và nguy hiểm, những người dễ bịp đến mức nhầm lẫn tăng trưởng kính tế với tiến bộ xã hội. Nền kinh tế của nước Đức quốc xã cũng đã có tăng trưởng …
 
Để nhìn nhận sự suy thoái của nước Mỹ, người ta không cần nhìn vào những thể chế chính trị vốn đã thiếu dân chủ đang ngày càng bị đồng bọn của Trump tấn công … hoặc những thay đổi trong nền kinh tế đang làm nợ quốc gia tăng vọt… hoặc những căng thẳng xã hội mà chính ông Trump đang tranh thủ trong chiến lược phát xít của mình.
 
Hãy nhìn vào ngay trong sự tăng trưởng hiện thời: Cho đến năm nay, lần đầu tiên kể từ khi đại dịch cúm cách đây một thế kỷ tràn qua nước Mỹ (1915-1918), tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ đã giảm 4 năm liền. Đồ thị dưới đây cho thấy sự lạc quan của dân Mỹ cũng giảm mạnh: tỷ lệ tự tử và tỷ lệ chết do ma túy đang tăng — giống giống Nga trong đại suy thoái những năm 90.

 

Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến những diễn biến phức tạp mà tôi sẽ bàn ở những bài viết sau. Nhìn chung, khả năng Việt Nam sẽ sắp có những thay đổi về thể chế đã giảm. Việc U23 đá giỏi thế chỉ nâng cao tinh thần một chút. Liệu bao giờ chúng ta có dịp hô vang “Việt Nam Việt Nam Việt Nam” vì những thay đổi tích cực trong lĩnh vực xã hôi, giáo dục, y tế, nhân quyền, v.v. và v.v.?
 
Hy vọng là sớm. Hãy bàn sau….
 
Lý do thứ hai tôi không lên mạng và viết nhiều như trước là do công việc của tôi quá tải, nhất là tôi vừa chuyển sang một trường đại học mới, một vị trí mới, một đất nước mới… là Hà Lan…. Ở ĐH Leiden này (thành lập năm 1575 – cả 444 năm), tôi có 6 lớp mới trình độ cử nhân và thạc sĩ mà tôi phải lên giáo trình và dậy từ đầu, hai cuốn sách phải hoàn tất và một công trình nghiên cứu lớn về giáo dục Việt Nam.
 
Báo tin vui với các bạn, một trong hai cuốn này đã xuất bản rồi, cuốn thứ hai thì sắp và nghiên cứu về giáo dục Việt Nam cũng đang tiến triển thuận lợi. (Ừ thì tôi cũng biết về vụ Hậu Giang, bạo lực học đường v.v… nhưng những chủ đề này cũng sẽ bàn tiếp sau).

Sách Welfare and Inequality in Marketizing East Asia xb 2019 Palgrave MacMillan

Lý do thứ ba, các bạn thân mến ơi, là còn nhiều câu hỏi trong đầu mà tôi còn chưa thể trả lời, nhất về ý nghĩa của cuộc sống trong một thế giới mà, nhiều khi, có vẻ đã bị những mafia quốc gia thống trị… trời ơi sao mà nhân loại ngu dốt đến mức thế này?
 
Thế nhưng, giờ đây, tôi thấy im lặng không còn là một trạng thái tôi nên hay muốn duy trì… Hai năm là đủ rồi các bạn ơi….!!!
 
Trong hai năm nay tôi đã găp nhiều người online và trực tiếp hỏi tôi: “Sao anh không viết bài như trước?”; “Bao giờ anh sẽ lại viết bài?” v.v. Mới tối hôm qua, ở một sự kiện bên Hà lan, một người gốc Việt đã hỏi tôi như thế.
 
Đúng vậy, hai năm là đủ rồi các bạn ơi!
 
Hy vọng trong những tuần tới các bạn sẽ thấy những bài của tôi… hy vọng sẽ có những bài hay…. và hy vọng – dù đồng ý hay không với những quan điểm quá đúng và chính xác của tôi – những nỗ lực của tôi sẽ góp phần nào đó để chúng ta có một dư luận hay hơn…
 
JL, Leiden, Hà Lan

 

Tạm thắng tạm thua

Leiden, Hà Lan — Thuật ngữ ‘tin buồn’ ở Việt Nam thường dành cho những ngày mà một ai đó qua đời trong một gia đình.

Song, thuật ngữ “tin buồn” này có vẻ phản ánh tâm trạng của xã hội Việt Nam hôm nay, sau mấy tuần lễ căng tẳng, sau những biểu tình (cả ôn hòa và hỗn loạn) về “chuyện đặc khu” mà vốn xuất phát từ sự nghi ngờ và phẫn nộ dễ hiểu của người dân bị chỉ coi là “một hiểu lầm,” và cuối cùng sau mới hôm nay, khi các đại biểu lựa chọn đã thông qua luật “an ninh mạng” mà bị phản biện là luật bịt miệng và ít nhất gì nữa có vẻ là không xứng đáng với một đất nước văn minh. Việt Nam hôm này là mệt thật.

Nhưng đừng quá vội để đánh giá. Còn quá sớm để biết ý nghĩa của những sự kiện này.

Từ góc nhìn của tôi, có vài điều quan trọng mà không nên bỏ qua:

1. Sau hơn một năm trời tương đối im lặng, tinh thần yêu nước, yêu minh bạch công lý lại dấy lên, phản ánh khát vọng của người dân Việt Nam như đã mong;

2. Đang rõ hơn bao giờ hết mà bằng một cách nào đó, quy trình và cách ra các quyết định chính trị ở Việt Nam rất nên được xem xét lại, vì một quy trình thiếu minh bạch không chỉ là nguy hiểm cho tương lai của đất nước mà rất kho được tin nhiệm của người dân – ở nước nào cũng thế thôi…

3. Việc có nhiều biểu tình đã xãy ra mà chủ yếu là ôn hòa ngoài một số người đã rất tiếc rơi vào bạo lực bao hàm quyền biểu tỉnh ôn hòa của người dân Việt Nam nên được bảo vệ và để mạnh và luật biểu tình là một việc nên làm ngay;

4. Người dân Việt Nam sẽ không chịu sống theo ảnh hưởng thiếu minh bạch của bất cứ nước nào dù thông qua bao nhiêu luật lệ.

Và chắc còn nhiều điều khác nữa…

Tóm lại, hôn nay tâm trạng của Việt Nam là không vui vì một lần nữa đất nước quý báo này đã bị rơi vào một tình trạng không hay.

Tiếc nhất là những sự kiện đã tiếp diễn – từ chuyện đặc khu cho đến những biểu tình căng thẳng và luật “an ninh” mạng- hoàn toàn tránh được nếu theo vài nguyên tắc thật đơn giản: xin đừng coi ai là trẻ con, hãy tôn trọng quyền của công dân để có thông tin kịp thời và minh bạch, và hãy bảo vệ và đẩy mạnh quyền con người mà vốn đã là ở trung tâm của phong trao giải phóng đất nước Việt Nam. Ít nhất đó là một giả thuyết.

Dạo này tôi đang nghiên cứu chủ yếu về giáo dục Việt Nam. Tất nhiên Quan điểm trên là quan điểm cá nhân của một người quan sát và nghiên cứu về Việt Nam mà thôi.

Việc viết bài này chủ yếu là vì nghi ngờ như mọi người.

JL