Hàng mới về…

Xin giới thiệu một bài tiểu biểu của tôi, một bài mới, để cho bạn đọc biết sự nghiệp chính của Ông Tây 45 tuổi này là cái gì.

Bài này so sánh hai chế độ phúc lợi xã hôi của Việt Nam và Trung Quốc đương đại. Bài được xếp chương thứ 2 (sau chương giới thiệu) trong một cuốn sách do NXB Oxford in. Hôm nào tôi sẽ đặt cả bài trên mạng. Chi tiết dưới đây

Thân mến,

JL

Chinese Social Policy in a Time of Transition

Edited by Douglas Besharov and Karen Baehler
Date of publication June 2013

Link đến NXB Oxford tại đây

 

Các chính sách xã hội trong thời kỳ quá độ: Xét trong sự so sánh chế độ phúc lợi xã hội của Việt Nam và Trung Quốc. 

Jonathan Đ. London

Tóm tắt: Chương này phân tích chế độ phúc lợi xã hội của xã hội Trung Quốc và Việt Nam đương đại. Đặc biệt, làm rõ cách thức mà sự suy thoái của chế độ xã hội chủ nghĩa nhà nước (state-socialism) và làm sao sự tiến hoá của các nền chính trị mới có tác động đến những hệ thống điều tiết việc cưng ứng và chi trả các dịch vụ giáo dục và y tế, và sự tác động của nó đới với sự phân tầng xã hội. Một giả thiết nền tảng của việc phân tích chế độ phúc lợi là các thể chế phúc lợi thường phát triển phụ thuộc lẫn nhau giữa thể chế chính trị đương quyền và thể chế kinh tế hiện thời. Điều đó có nghĩa là, những sự kết hợp mang tính trội có tính lịch sử của thể chế chính trị và thể chế kinh tế sẽ định danh một xu hướng kinh tế chính trị mới, và bộc lộ mối quan hệ chính xác giữa nhà nước và nền kinh tế, và tác động sâu sắc giữa phúc lợi xã hội và sự phân tầng xã hội. Việc phân tích chế độ phúc lợi của Trung Quốc và Việt Nam đặt ra một câu hỏi thủ vị về trạng thái tự nhiên và động lực của nền kinh tế chính trị của họ, và đặt ra nhiều hơn những câu hỏi căn bản về cách thức mà chế độ phúc lợi phát triển trong sự chuyển đổi từ một nền kinh tế chính trị này đến một nền kinh tế chính trị khác. Một giả định phổ biến rằng chế độ phúc lợi xã hội phản ánh các lợi ích được cấu trúc của các nhân tố chính trị mang tính trội và nhân tố kinh tế thịnh hành, và vì thế đảm bảo lợi ích để tái sản xuất là cách thức hợp lý nhưng có xu hướng tạ ra những con số thống kê quá mức. Đây là chương bàn luận về chế độ phúc lợi và sự phân tầng phúc lợi ở Trung Quốc và Việt Nam đương đại, điều này không thể được hiểu trọn nghĩa nếu thiếu sự đánh giá các đặc tính các yếu không không được xem xét dưới thể chế nhà nước chủ nghĩa xã hội, và những cách thức đặc thù của sự giải thoát tác động lên sự suy thoái và sự phát triển của một hình thức kinh tế chính trị mới theo sau đó.

Do một người bạn dịch…