Lưật chơi

Thưa bạn đọc,

Thật đơn giản: chỉ những bình luận cân nhắc, tính xây dựng và tôn trọng mới được đăng. Muốn thảo luận phải có chất lượng, phải có sự liên quan.

JL

7 thoughts on “Lưật chơi

  1. Thân chào ông Jonathan,

    Cảm phục ông là người Mỹ nhưng có tâm hồn Việt Nam và hưởng một nền văn hoá ngôn ngữ Lạc Việt rất sâu đậm, do đó tôi muốn viết một bài phân tích khá dài về sự thật nằm sau phong trào Pháp Nạn chống ông Ngô Đình Diệm (1962-1963), đưa đến sự đổ vỡ của nền đệ nhất cộng hoà và sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ (1965).

    Đã có vài người muốn biết sự thật về sự kiện Pháp Nạn, và cũng đến lúc cần phải cho mọi người hiểu vấn đề hệ trọng này. Bài viết khá dài dựa trên một bài tường thuật của ông PGS-TS Nguyễn Thiện Tống “Vụ thảm sát trước đài phát thanh Huế” (ref. Diễn Đàn, Paris), tóm tắt vài hàng về tôn chỉ căn bản của Đạo Phật do ngài Thích Ca Mâu Ni truyền giảng khi còn sống (2600 năm trước).

    Tôi muốn biết thể lệ đăng bài ra sao trên Trang “XIN LỖI ÔNG”, nhờ ông giải thích và giúp đỡ.

    Cám ơn nhiều,

    Lê Quốc Trinh, Canada
    29/05/2013

  2. Hi Jonathan,

    Minh Đoàn có bài viết về cờ vàng nhưng khác cách nhìn của Jonathan một chút. Không biết Jonathan có cho phép bài viết của Minh Đoàn được trình bài trên blog của Jonathan để người xem hiểu ở một góc nhìn khác không?

    Cám ơn Jonathan,

    Minh Đoàn.

    Chuyện lá cờ vàng
    Trong thời gian gần đây, có nhiều trang mạng lề trái lẫn lề phài nói về lá cờ vàng, có người khen, có người nhục mạ và có người nói hãy quên nó đi.
    Không ít thì nhiều, chuyện lá cờ đã gây một phần rạng nức nhỏ cho những người đấu tranh đòi tự do và dân chủ. Một câu hỏi đặt ra, nếu Phương Uyên và Đinh Kha không dùng lá cờ vàng để biểu lộ sự chống đối Trung Quốc và đảng cộng sản thì số người ký tên vào bản kiến nghị đòi thả hai em có nhiều hơn không?
    Việt Nam cần tự do và dân chủ nhưng đó chỉ là điều kiện cần, chứ chưa đủ để cho sự thịnh vượng của đất nước, chưa đủ để toàn thể nhân dân được hưởng được hạnh phúc nếu không có sự đoàn kết. Người Việt không ai muốn sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, đất nước phải rơi vào một cuộc nội chiến chia cắt như Nam Tư hay Liên Bang Xô Viết và cũng không ai muốn một lằn ranh khác như 2 bên bờ sông Gianh và con sông Bến Hải. Do vậy, hơn lúc nào hết người Việt trong cũng như ngoài nên tìm hiểu sự dị biệt trong suy nghĩ, cùng nhau phân tích, chia sẻ trên tinh thần lắng nghe và tạo sự đồng cảm.
    Muốn có sự đoàn kết thì không phài cố quên một vấn đề gì đó đang làm sự chia rẽ mà phải để vấn đề đó được hiểu đúng, hiểu rõ, nó cần được xem trên góc nhìn của lịch sử, khoa học biện chứng và trên hết tránh những thành kiến, vị kỷ.
    Lá cờ vàng đã gắng liền với lịch sử Miền Nam trong giai đoạn 1954 đến 1975. Có vài người Miền Nam không thích những người lãnh đạo như ông Diệm, ông Thiệu nhưng họ vẫn xem lá cờ vàng là biểu tượng của xã hội Miền Nam. Tôi nhớ mẹ tôi, một công chức y tế không liên quan trong chính trị, sau 1975, trên các văn bằng có hình lá cờ vàng, bà đã cắt những mãnh giấy ngay ngắn dùng băng keo gián lên nó chứ không tẩy xóa. Đến giờ phút này, tôi vẫn cho rằng nhiều người Miền Nam vẫn còn trân trọng lá cờ đó và không chỉ “hàng triệu người buồn” mà còn cả nổi đau khi ai đó xúc phạm đến nó.
    Hiểu như thế nào thì chúng ta cũng phải công nhận rằng đất nước Việt Nam là một dân tộc nhưng hai lịch sử trong một giai đoạn chiến tranh “huynh đệ tương tàn”. Sau 1975, “Bên Thắng Cuộc” đã tự hiển nhiên xem lịch sử và văn học Việt Nam trong giai đoạn này là lịch sử tạo bởi chế độ Miền Bắc. Trong sách giáo khoa nếu có nhắc tới Miền Nam thì chỉ những dòng phê phán thiếu thiện cảm như “Ngụy, Văn Hóa phản động, đồi trụy, nhạc vàng, cờ ba que…” những người điều hành đất nước không muốn cho nhân dân Việt Nam biết rằng miền Nam đã có một giai đoạn phát triển riêng, có những người lính đã bỏ mình như thế nào trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa, có những vần thơ hay của Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên… mà trong sách lịch sử và văn học Việt Nam hiện tại không hề muốn nhắc đến.

    Trở lại với lá cờ, bản thân lá cờ vàng không có điều gì xấu nhưng hình ảnh một số vị tướng Miền Nam bỏ cờ chạy lấy thân hay một số người hải ngoại cầm cờ vàng với danh nghĩa bảo vệ tự do dân chủ nhưng cứ chụp mũ và quy tội cho những ai khác với ý kiến mình đã tạo hình ảnh không tốt về lá cờ. Cách đây vài tháng tại California, một số người biểu tình trước tòa báo Người Việt phản đối tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức nhưng khi phóng viên hỏi những người cầm cờ dẫn đầu rằng họ đã đọc tác phẩm đó chưa thì được trả lời là “chưa và không cần đọc”. Làm như thế thì bao nhiêu người chịu đứng dưới lá cờ của họ.

    Nhiều người Việt không nghĩ và không muốn cờ vàng sẽ là lá cờ đại diện cho tự do dân chủ hay là quốc kỳ của Việt Nam sau này nhưng hãy cùng nhau nhìn nhận và hiểu rằng nó là một phần trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Lá cờ đã được ra đời trong những năm đau thương của dân tộc từ một vị vua yêu nước Thành Thái và nó cũng đã được ôm chặt trong tay những người con đất Việt chiến đấu chống lại bọn xâm lược Trung Quốc đến giờ phút cuốn cùng tại đảo Hoàng Sa.
    Vậy xin hãy giành cho nó một sự trân trọng.

    Minh Đoàn
    25-05-2013

  3. Well said Minh Doan. I would like you, Mr. Johnathan London, to make some comment on the Confederate flag with I believe that some southern states still use part of it for the own state flags.

  4. Xin chào ngài!
    Chính trị Việt Nam đang có những bất ổn, song, Tôi có dự cảm tốt đẹp về nền kinh tế Việt Nam trong tương lai gần. Xét về chuyên môn, kinh nghiệm lịch sử về các nền kinh tế trên thế giới của tôi còn thiếu và yếu, song tôi tin sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam sẽ xảy ra bùng nổ trong nay mai. Đây chắc hẳn sẽ là một cuộc trở mình lớn khi tình trạng các tư nhân doanh nghiệp ASEAN đang đổ xô mua lại các tập đoàn, công ty, và xâm nhập mạnh vào các ngành kinh tế trọng điểm trong thời gian vừa qua…
    Tôi rất vui và sẵn sàng lắng nghe nếu ngài có những suy nghĩ về tình hình biến động kinh tế hiện nay tại Việt Nam, và những dự cảm về nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
    thân ái!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *