Trả lời bài: “Phản biện với Jonathan London. Hâm nóng giấc mơ là con đường duy nhất?”

Trả lời bài: “Phản biện với Jonathan London. Hâm nóng giấc mơ là con đường duy nhất?”

 

Tôi đã đọc với sự quan tâm bài “Hâm nóng giấc mơ là con đường duy nhất?” của Tôn Vân Anh và trước hết khẳng định, dù đã nói về giấc mơ nhiều, tôi không phải là người “hâm nóng giấc mơ.” Tôi xin trả lời một số lo ngại của Tôn Vân Anh dưới đây :

Có một số điều tôi thích về bài của Tôn Vân Anh. Một là, khác với đa số người khác, cô có đề cập đến ba bài liên quan. Nếu có thời gian, tôi cũng đề nghị Tôn Vân Anh và những ai quan tâm tham khảo một số bài báo và phỏng vấn mà tôi đã thực hiện, liên quan đến nền chính trị của Việt Nam.

Tiếc rằng Tôn Vân Anh đã khẳng định trong bài “Tôi thấy giấc mơ vẫn còn đó” “có vẻ chỉ làm chìm sóng gió một cách miễn cưỡng” hoặc “băn khoăn nhiều hơn an ủi”. Kết luận đấy thôi thì cũng được. Chỉ nhờ Tôn Vân Anh và người đọc xem những gì ở dưới đây và sau đó chúng ta có thể đánh giá được những chỗ đồng ý, những chỗ chưa rõ, và những chỗ vẫn còn vấn đề, hoặc là khó có thể giải quyết được.

Thứ nhất, về đoạn:

“Có hai vấn đề ông đưa ra. Một là ông xin lỗi và không muốn xúc phạm tình cảm của những ai trân trọng cờ vàng. Hai là ông vẫn duy trì quan điểm nên dẹp chuyện vẫy cờ sang một bên khi chưa lo xong chuyện thay đổi thể chế.”

Tôi xin trả lời như thế này: Ai mà muốn đấu tranh cho cải cách chính trị ở Việt Nam hay bất cứ nước nào đều chọn phương thức thể hiện, bày tỏ ý tưởng của mình. Nếu tôi là người Việt sống ở Việt Nam thì tôi sẽ làm như thế nào là một câu hỏi rất sâu sắc.

Song, về cá nhân tôi, là một người Mỹ, là một người đã được sống nhiều năm ở Việt Nam, và có nghiên cứu nhiều về thay đổi chính trị ở các nước, tôi thấy hành vi vẫy cờ dù cũng có lúc của nó, nhưng ít khi tự thân việc đó là một phương thức hữu hiệu. Nến có người không chấp nhận quản điểm này thì tôi hoàn toàn không có vấn đề gì; chỉ là  ý kiến cá nhân của tôi thôi.

Tôn Vân Anh có viết

“Giữa hai vấn đề (tức là ‘dẹp chuyện vẫy cờ sang một bên ….khi chưa lo xong chuyện thay đổi thể chế …. ‘cho người đọc được bồi bổ thêm kiến thức về những suy nghĩ của ông với Việt Nam.’ Xin lỗi Ông chưa đủ thông tin trên câu này để đánh giá điều gì. Nếu có một kẻ cướp cấm súng dí sát đầu mình thì hành vi nên thế nào?”

Nếu ‘ những yếu tố còn lại làm… e ngại mà theo tôi không thể khép lại sau các bài viết của ông tiến sĩ’, thì xin chờ đọc hết bài này trước khi khép cửa.

Ướp sống?

Về cáo buộc thứ nhất:

 “Coi chuyện vẫy cờ là ‘chướng ngại vật’ trong môi trường đấu tranh dân chủ cho Việt Nam dĩ nhiên đẩy cờ vàng ra rìa công cuộc chống đối cam go hiện nay, đồng thời làm những người muốn nhận lời xin lỗi từ ông như tôi đặt thêm dấu hỏi ông xin lỗi điều gì và đang nhắn nhủ chúng tôi điều gì. Nói nôm na, ông bỗng dưng nhận thấy giấc mơ cờ vàng „chưa chết” nhưng khuyên hãy ướp mạng sống của nó trong lúc chờ thời cơ. Hỡi ơi!”

Trước hết, những gì mà tôi nói về cờ vàng là nhắn riêng với những người đang đấu tranh trong nước. Tôi xin lỗi vì đã bất cẩn viết về cờ vàng và đã bỏ qua lịch sử, ý nghĩ sâu xa và phức tạp của nó. Tôi chẳng có ý nói đến những cộng đồng hải ngoại, dù là khi cho đăng bài, tôi nhận thấy nói gì tới dân Việt thì phải nói đến toàn dân trong và ngoài nước. Nhưng, đối với những người đang đấu tranh đòi hỏi dân chủ ở Việt Nam, tôi đã thấy ‘chiến lược’ vẫy cờ chưa chắc là con đường đầy hứa hẹn nhất.

Về cáo buộc thứ hai:

“Nếu không vẫy cờ thì giấc mơ và phong trào dân chủ ở Ba Lan có thể bị “ướp lạnh”, cũng như nếu “cứ ướp lạnh „have a dream” của Nelson Mandela thì không rõ ngày nay văn minh nhân loại nằm ở xó xỉnh nào đây.”

Ở đây có ít nhất ba vấn đề. Một là tình hình ở Ba Lan và Việt Nam hiện nay là khác hẳn,…vì phong trào lao động và dân chủ ở Việt Nam chưa phát triển bằng với Ba Lan trong thời kỳ thiết quân luật. Và nếu tình hình ở Việt Nam có thay đổi, tôi đoán sẽ có nhiều cờ chứ không phải duy nhất một cờ… . Thứ hai,  ‘giấc mơ’ mà tôi hàm ý khi viết bài “có vấn đề nhất” (Đừng giữ giấc mơ đã chết) không phải là giấc mơ dân chủ, mà là nói về chế độ thất bại ở miền nam Việt Nam, không phải là giấc mơ về một tương lai dân chủ ở Việt Nam (xin nhắc lại, „have a dream” là của M.L. King chứ!)…

Ý tôi không phải là “ướp lạnh” giấc mơ về tương lai, mà là tìm một con đường phù hợp với tình hình cụ thể ở Việt Nam (chưa nói gì về hải ngoại).  Thứ ba, nếu tìm hiểu một chút về các phong trào xã hội ở các nước, mọi người  sẽ thấy những phong trào thành công thì gần như là luôn luôn được phát triển trên một cơ sở rộng rãi, chứ  không chỉ dựa trên một biểu tượng đại diện cho một bộ phận.  Và so sánh cờ vàng với cờ Tây Tạng tôi thấy chưa thuyết phục lắm. Hai trường hợp Tây Tạng và Việt Nam là khác chứ.

Tạm thời?

Khi tôi đọc câu của Tôn Vân Anh

“Tôi không thấy trên thế giới có học giả nào khuyên Đạt Lai Lạt Ma rời bỏ ước mơ “… tôi phải gật đầu đồng ý, vì tôi chưa hề nói hay viết “rời bỏ ước mơ” về cải cách chính trị ở Việt Nam đâu,… trừ giấc mơ hay ác mộng của Tôn Vân Anh và những người khác bức xúc về bài đầu tiên của tôi… Xin đừng cáo buộc tôi như thế, tội lắm !

Hãy nhìn sang Tây Tạng, Miến Điện, Ba Lan đi. Ở Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi là một nhân vật mà việc “không chấp thuận chùn bước dù luôn có cơ hội „chủ động tạm thời”” cũng đã gia tăng áp lực đối với chế độ, nhưng chưa có ai cho rằng bà là yếu tố trung tâm, thậm chí yếu tố quyết định mang lại thay đổi ở Miến điện. …. Tôi hoàn toàn đồng ý nên “ đi ngược lại mong muốn của độc tài”, nhưng chưa đồng ý đây là “cơ hội duy nhất và con đường duy nhất” để “xoay đổi thế cờ.”  Vì thế  ý tưởng ‘tạm ngưng vẫy cờ’ có nghĩa là nên chọn một con đường  thật chiến lược để mang lại thành công sớm nhất.

Là người Mỹ, một nước mà nơi hành vi vẫy cờ nhiều khi là cực kỳ bảo thủ và được dùng như một cớ để ủng hộ những chính sách vớ vần, thậm chí phân biệt đối xử…,vì thế tôi đặc biệt ngại về việc vẫy cờ.

‘Chúng ta’?

Câu của Tôn Vân Anh viết:

“Ở Việt Nam, từ nay tới khi tình thế ngã ngũ, muốn hay không, sẽ luôn có hai phe: một phe ít nhiều thuộc đảng cộng sản và một phe của xã hội ít nhiều tổn thương.”

 Thì tôi thấy đây là một cách suy nghĩ và phân biệt hơi ấu trĩ. Và câu viết:

 “Qua bài viết của tiến sĩ Jonathan London tôi được biết trong hàng ngũ đảng có „nhiều người thông minh tận tụy” và họ có những khát vọng „như tất cả chúng ta”. Tôi thật sự phát sốt và cáo lỗi xin ông đừng cho tôi vào đám ‘chúng ta’ đó.”

 Thì đây lại một ví dụ của chính trị “ta và họ”, dù có nói và viết rất hay về việc xây dựng những liên minh rộng rãi, thì đây là một quan điểm tuyệt đối và cực hóa…, chỉ dẫn đến bế tắc ( Câu này tôi không hiểu ý Jonathan muốn nói gì, nên chỉ đoán mà viết như vậy )

Tôn Vân Anh “không thể tin và không thể chấp nhận lời nói ngọt ngào rằng nỗi uất giận và khát khao của tôi và của những người trong đảng cộng sản ‘cũng như nhau’. Và tôi có thể hiểu điều đó, không chỉ vì Tôn Vân Anh sống ở Ba Lan, mà là vì về việc đẩy mạnh và khuyến khích thay đổi chính trị ở Việt Nam không cần thiết mình phải yêu người trong đảng.

Về câu viết rằng:

“Khát vọng của những ông bố bà mẹ có con bị chế độ vùi dập, khát vọng của những người muốn tìm sự thật cho những án mạng khuất tất trong đồn công an, khát vọng của những thuyền nhân tìm tự do trên biển, khát vọng của dân oan bị cướp đoạt đất sống và khát vọng của những người „điên tiết” bởi bài viết của ông không thể đem so sánh bừa phứa với khát vọng của 3 triệu đảng viên phần lớn tồn tại được nhờ các „khiếm khuyết” vì e rằng việc so sánh này khiến ông phải xin lỗi thêm lần nữa.”

Thì một lần nữa cách viết là không trung thực, vì tôi đâu có  hàm ý nên bỏ qua những ‘khát vọng’ như viết trên? Nếu ai xin lỗi thì chắc là chính Tôn Vân Anh,  vì tôi bổng nhiên trở thành một kẻ thù của dân Việt Nam, trong khi tôi chỉ muốn một tương lai tốt hơn bây giờ cho VN. Ai mà biết gì về Việt Nam đều biết chế độ cầm quyền có rất nhiều nạn nhân (cũng như chế độ Cộng Hòa ngày xưa) và việc xét xem ai là người “trong sạch” (pure) sẽ là một sai lầm, nếu mục tiêu là xây dựng một phong trào có cơ sở rộng.

Cờ lạ?

Về khẳng định của tôi “một ngày nào đó Việt Nam sẽ có một lá cờ mà tất cả mọi người cùng chấp nhận” và việc tôi “tiếp tục khuyến khích…. nhìn xem có những con đường nào đi tới”.. và kết luận là tôi ‘muốn lá cờ lạ nào đó vào Việt Nam” mà Tôn Vân Anh “(l)ại thêm một ý kiến làm tôi phải phản đối” thì tôi xin hỏi, Vân Anh có thể tưởng tượng một ngày mà toàn dân Việt Nam chấp nhận một trong hai lá cờ hiện giờ? Nếu thế thì tôi xin thận trọng đề nghị: tỉnh dậy đi, vì chính bạn đang mơ đấy.

Tôi mời Tôn Vân Anh và người đọc suy nghĩ một chút đến những quốc gia như Nam Phi. Trong trường hợp Nam Phi, quốc gia này đã chuyển sang một lá cờ mới. Đối với một quốc gia có lịch sử đặc biệt phức tạp như Việt Nam, giải pháp thích hợp nhất chính là cùng nhau chấp nhận một biểu tượng mới.

Tôn Vân Anh khảng định vàng là “màu của người chủ quốc vương trên ngai vàng” và “màu sắc của các cuộc khởi nghĩa như Trần Hưng Đạo, bà Trưng bà Triệu…” Thì tôi chẳng thấy vấn đề đâu! Tôi đâu có nói một từ về màu, về thiết kế của lá cờ hòa giải của Việt Nam trong tương lai? Đó phải là kết quả của sự sáng tạo và đoàn kết của người Việt Nam trong cơ sở hòa giải dân tộc.

Khi Tôn Vân Anh viết rằng, “Trong trường hợp Việt Nam, màu đỏ thật sự đại diện cùng sự có mặt của phong trào cộng sản nước Nga. Kể cả ‘bác’ Hồ cũng không dấu điều đó khi bắt trước Trung Quốc nhập nội cờ đỏ từ rất xa về Việt Nam.”, thì tôi chưa thấy có gì mới cả.

Khi khẳng định:“Chỉ có các giá trị và truyền thống mới là điểm dựa có sức đột phá tiếp sức cho mọi thế hệ dân chủ Việt Nam, từ Hòa Thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, tới các bạn trẻ mới vào tù gần đây.” Tôi trận trọng đề nghị phải có cả “các giá trị và truyền thống” lẫn giá trị đương đại và những nguyện vọng tập thể của toàn dân hiện nay.

Thích hay không thích, có gần 3 triệu người dân Việt đã thiết mạng dưới hai (không chỉ là một lá cờ) hiện có. Có lẽ có người không thích thực tế đó, nhưng không thể phủ nhận. Đến bây giờ có nhiều hộ gia đình đã là nạn nhân của một chiến tranh xảy ra dưới hai lá cờ vàng và đỏ.

Dân chủ nhà nước yêu dân chủ ngoài luồng?

Theo tôi, những người ‘thuộc bộ máy nhà nước’ và những người ‘đối lập với nhà nước’ là một cách suy nghĩ chưa đủ tế nhị, vì người trong “bộ máy” đa dạng hơn ý bao hàm của Tôn Vân Anh. Tôi chấp nhận rằng người “trong” và “ngoài” nhà nước không giống nhau, nhưng vẫn thấy muốn có cải cách phải thành một lực lượng “bao gồm” (inclusive), có nhiều khối khác nhau, tôn trọng nhau và tin cậy nhau tối thiểu.

Tôi không bác bỏ nhận xét của Tôn Vân Anh: “phe nhà nước chỉ nhập cuộc dân chủ khi tình thế đã ngã ngũ hoặc đã bị dồn tới chân tường”… nhưng tôi vẫn giữ quan điểm nhiều người trong bộ máy sẳn sàng ủng hộ cải cách chính trị thực sự..

Câu viết “Lá cờ, nếu đã là nguồn cảm hứng, thì sẽ không thể đồng thời là chướng ngại vật trong công cuộc đeo đuổi mục đích.” Thì xin lỗi, lá cờ vàng, theo tôi biết, chưa phải là nguồn cảm hứng cho toàn dân Việt Nam.  Dù “Nỗ lực của người Việt tị nạn trước kia cho tới Nguyễn Phương Uyên ngày nay đã chứng minh sức mạnh”, thì tôi nghĩ rằng sức mạnh đó chưa đủ để huy động sự ủng hộ của hàng triệu người mà chưa có ý ôm cờ vàng.

Khi viết rằng “Ngoài việc quốc kì, chúng ta còn phải tranh luận dài dài để đòi công bằng cho các thân nhân và chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, phải giải quyết được các oan ức đất đai, phải biết thành tâm tưởng nhớ boat people bỏ mạng tìm tự do, phải đòi công bằng cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong khi vẫn phải đối diện với Giáo Hội Phật Giáo của nhà nước…” Thì tôi hoàn toàn nhất trí, Tôn Vân Anh ơi!

Hai chân mạo hiểm ngã ba đường

Tôn Vân Anh có viết rằng: “Những con đường nào cho Việt Nam ư? Bài học của những cuộc các mạng đã thành công cho thấy con đường chính nghĩa chỉ có một, nhưng ý kiến thì nhiều.” Thì tôi chưa hiểu.

Tôi cũng nhất trí “chắc chắn chui qua háng chân là con đường luồn lách và cúi đầu.” Nhưng để có thay đổi ở Việt Nam, tất cả mọi người phải đối phó với những cúi đầu của mình. Như thế mới có thể thoát được tình trạng bị ràng buộc bởi lịch sử.

Ai cũng biết có những lực lượng trong ĐCSVN thật sự muốn phá hoại phong trào dân chủ ở Viêt Nam. Nhưng tôi  chưa cho rằng “đảng cộng sản” ngày nay là một tảng đá nguyên khối. Rõ ràng giới lãnh đạo của Đảng hiện nay chẳng phải là tiên phong dân chủ.

Tôi xin gửi thông điệp cho Tôn Vân Anh và những người đọc khác: Tôi ủng hộ cải cách chính trị ở Việt Nam và muốn là một nhân vật hòa giải, đứng bên cạnh người Việt Nam từ mọi phía, để ủng hộ cho một tương lai tốt hơn hiện nay.
Hy vọng những gì trên không có ‘giọng văn’ xấu. Ý định chỉ là làm rõ quan điểm và phần ứng trước một số lo ngại của Tôn Vân Anh. Hy vọng Tôn Vân Anh và các người đọc khác có thể coi tôi là bạn.

Chân thành

Jonathan London

 

2 thoughts on “Trả lời bài: “Phản biện với Jonathan London. Hâm nóng giấc mơ là con đường duy nhất?”

  1. Khi tôi biết Ông Jonathan viet bình luận bằng tiếng việt , tôi rất lấy làm thích thú lắm , tôi phải đọc , đọc hết , để xem tư tưởng , quan điểm của ông ấy là gì , rồi xem đền ngôn ngữ việt nam mà Ông đang dùng để bày tỏ những tư tưởng và quan điểm ấy , rất là thú vị , vì một người Mỹ như vậy đã có thể dùng ngôn ngữ Việt nam để bày tỏ quan điểm của ông mà tôi có thể hiểu được ….dĩ nhiên tư tưởng và quan điểm là điều quan trọng của bài viết mà người đọc nên hiểu trước hết ..con về các tiểu tiết trong ngôn ngữ có thể tạo nên tranh luận cũng tốt để làm cho rõ thêm quan điểm của người viết ..  .

  2. Xin chào Jonathan London
    Mấy ngày qua lúc nào rảnh việc tôi lại vào blog của Jonathan London để đọc. Tôi đã đọc hầu hết các bài và ý kiến của Jonathan London về Việt Nam, đọc rồi tôi càng thấy nhận xét trước đây của tôi rằng Jonathan London quan tâm đến Việt Nam một cách hồn nhiên, tự tin, và lời khuyên hãy tìm hiểu, đánh giá, suy nghĩ, kết luận từ suy nghĩ của chính Jonathan London chứ đừng chịu ảnh hưởng từ người khác là chính xác. Tấm lòng của Jonathan London với Việt Nam cần được tôn trọng, nhưng khi tham gia vào cuộc chơi này, một cuộc chơi phức tạp với rất nhiều quan niệm khác nhau, nhiều thái độ văn hóa khác nhau, thì Jonathan London nên thận trọng. Với những người đang phê phán Việt Nam, họ chỉ đồng tình ca ngợi khi Jonathan London đưa ra ý kiến đúng như họ muốn, còn họ sẽ lập tức chửi bới, xúc phạm Jonathan London nếu ông đưa ra ý kiến khác với họ. Đối với họ, nhất là những người “cờ vàng”, sự thật và sự sáng suốt của lý trí không phải là yếu tố chi phối suy nghĩ, hành vi của họ. Vì thế khi tham gia vào cuộc chơi này, ít nhất Jonathan London có ba lựa chọn:
    1. Viết những điều phù hợp với mong muốn của họ (với lựa chọn này, họ có thể biến Jonathan London thành một anh hùng, một tấm gương vĩ đại, đồng thời Jonathan London cũng trở thành đối tượng phê phán của những người bảo vệ Việt Nam).
    2. Gạt sang một bên, không viết những gì họ mong muốn (với lựa chọn này, họ vẫn có thể coi Jonathan London thờ ơ với các nan đề của Việt Nam, tiếp tay cho cộng sản Việt Nam).
    3. Viết đúng như Jonathan London tìm hiểu, suy nghĩ, đánh giá (với lựa chọn này, có lúc Jonathan London sẽ phải chấp nhận bị chửi rủa, bị xúc phạm vì không làm vừa ý họ, nhất là những người cờ vàng).
    Jonathan London chọn hướng nào?

Comments are closed.