Một ngày đen tối, có những con đường nào đi tới?

Ngay 17 tháng 5, tôi đã lấy làm vinh dự khi ban tiếng Việt của đài BBC đăng lại bài viết mới nhất của tôi trên trang mạng của họ. Khổ thay, bài đó tầm thường và đôi khi hơi dở, với một số ngôn từ dùng chưa được đắt cho lắm, có phần thiếu tế nhị, và nhiều lúc thậm chí còn lập luận chưa chặt chẽ …Nhìn chung, tôi nghĩ đó có một số ý tưởng quan trọng nhưng đó là một bài còn vài chỗ đáng bàn.

Hôm đó là một ngày dài. Mà tôi lại chọn một ngày lạ lùng và xét về nhiều mặt không phù hợp để bàn chuyện quốc kì ở Việt Nam… Tùy theo góc nhìn của mỗi người, đó là ngày tệ nhất hay tốt nhất trong nhiều năm để bàn chuyện quốc kì. Tôi sẽ bàn thêm về ý này ở phần dưới. Suy cho cùng tại sao lại bàn chuyện dễ bị ném đá này nhỉ? Continue reading

Tâm sự

Trước hết, tôi xin cảm ơn những người đã gửi bình luận cho tôi. Tôi đã đọc hết và trả lời hết sức có thể.

Phải nói rằng trong bài viết hôm qua tôi cảm nhận là có nhiều vấn đề về lý luận, cũng như nội dung và cách viết của mình chưa được tốt lắm. Một vài điều tôi đã nói có thể hơi quá đáng. Có lẽ nó không mang tính xây dựng. Tệ hơn là, thay vì đón nhận, họ lại có khuynh hướng bác bỏ, thậm chí chế giễu nó.

Tôi đặc biệt muốn nói tôi không biết nhiều về cộng đồng người Việt hải ngoại, dù mình có biết tương đối nhiều về người miền Nam, đặc biệt là Nam Trung Bộ. Vậy ai mà nói mình chẳng hiểu gì về miền Nam, xin kính trọng mà thưa rằng: nói như thế chưa đúng. Continue reading

Bài “Đừng giữ môt giấc mơ” 2.0

Ngày 16 tháng 5 vừa qua, BBC đăng lại bài viết của tôi, mang cái tựa gây nhiều tranh cãi, là “Đừng giữ một giấc mơ đã chết.” Nội dung của bài này là để cảnh báo đến người dân Việt Nam rằng không nên để quốc kỳ thành một trở ngại trong việc đẩy mạnh, khuyến khích cải cách sâu rộng những thể chế xã hội của Việt Nam, trong đó bao gồm hệ thống chính trị. Thế nhưng ngoài cái tựa thiếu thế nhị, nội dung bài còn có nhiều vấn đề nữa chưa rõ ràng, từ nội dung và lý luận cho đến lời văn. Một số người đặc biệt phản đối một câu trong bài, đó là “Lá cờ hiện tại của Việt Nam là đẹp và đơn giản.”

Bài này đã được không ít người ủng hộ. Rõ ràng không thể tranh cãi một thực tế. Hiện nay và từ lâu, lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ chính thức của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và đã được công nhận trong phạm vi ngoại giao quốc tế.

Thế là bài mình đăng đã gây phẫn nộ cho nhiều người, cả trong nước lẫn (và có thể đặc biệt) ở các cộng đồng Viêt Nam tại Hải Ngoại. Sau đó, một bài viết nữa cũng đã gây tranh luận hết sức dữ đội ngay trên trang web này. Kết quả trái ngược 100 phần trăm với nguyên ý của mình.

Trong những ngày sau đó tôi tiếp tục bị chỉ trích nặng nề qua nhiều lời bình luận. Để xin lỗi, tôi có viết một bài tiếp theo “Một ngày đen tối, có những con đường nào đi tới?” và cũng đã được cho đăng trên trang của BBC. Hơn nữa, tôi đã gửi email và những thông điệp khác đến một số người đã thể hiện sự bất bình sâu sắc. Vợ của tôi, là người Hàn Quốc, và vì thế nên có kinh nghiệm với những tranh luận như thế này, đã đồng ý với tôi là bài viết đó của tôi thật là ngớ ngẫn! Vợ tôi cũng bảo rằng những vấn đề như thế này có thể sẽ không giải quyết được đâu, mà chỉ phải cố gắng sống cùng nhau…khó khắc phục lắm…nhưng chúng ta cũng biết những điều kiện ở bán đảo Triều Tiên là khác so với Việt Nam …

Cái bài thứ hai đã có một tác động như ý, nhưng vẫn còn có người tố cáo tôi đã thay đổi quan điểm như gió và vẫn bị tấn công từ bên những người ửng hộ cờ vàng ba sọc đỏ. Trong comment tôi có hỏi ai đó có thể liên tưởng ra một lá cờ hòa hợp và mình cũng đã thấy một số phương án như thế trên mạng. Thế nhưng đó không phải là quyết định của tôi và tốt hơn hết là tôi giữ im lặng về vấn đề này.

Tối hôm qua tôi đã có ý định xóa bài “Đừng giữ môt giấc mơ đã chết.” Nhưng sáng nay tôi nghĩ tốt nhất là cứ để nguyên như thế, để chia sẻ một kinh nghiệm đáng tiếc của tôi và do tôi gây ra. Cũng để mọi người biết được những mẫu thuẫn trong quá trình suy nghĩ của một người đang nghiên cứu về Việt Nam và vẫn đang cố gắng cải thiện sự hiểu biết về Viêt Nam. Tóm lại: Những vấn đề nay không đơn giản tý nào cả! Việc bài viết của tôi đã đổ thêm dầu vào lửa là một sự việc đáng tiếc.

Để kết thúc bài viết, một lần cuối cùng tôi xin lỗi tất cả người Viêt Nam mà tôi đã vô tình làm tổn thương.

Bài tiêp thêo là Một ngày đen tối, có những con đường nào đi tới?

Về bài dưới, một lần cuối cừng tôi xin lỗi toàn dân Viêt Nam.

Trân trọng lưu ý: Sau bài viết này, Tôi sẽ không nói thêm một lời nào nữa và sẽ không cho đăng bình luận về chủ đề ấy nữa.

Muốn biết gì về tôi xin đề nghị thăm khảo trang bài báo và phỏng vấn cũng như những blog entry khác trên trăng nay.

Kính trọng,
JL

Continue reading

Xã hội học công cộng

Tôi là nhà xã hội học công cộng, hoặc ít nhất đó là mục tiêu của người lập blog này. Một nhà xã hội học công cộng là một người nghiên cứu trong phạm vi công cộng với góc nhìn có tính xã hội học, khoa học xã hội.

Cũng có lúc, chẳng hạn, bài “Có điều gì đó xảy ra ở đây” tôi đã bỏ chiếc mũ khoa học xã hội và nói thẳng chính kiến cá nhân của mình, và chính vì thế phải thỉnh thoảng ‘Xin lỗi Ông’… mà cứ nói thẳng…

Vấn đề là phải rạch ròi với chuyện: cái gì là (1) chính kiến và cái gì là (2) lý luận khoa học xã hội. Nếu là thứ nhất (1) thì nó mãi chỉ là ý kiến thôi – có thể có tính thuyết phục hoặc không. Nếu là cái thứ hai (2) phải phấn đấu hết sức mình để giữ một cách phân tích khách quan tối đa…

Muốn phân tích, muốn phát triển một vấn đề thì việc lý luận cần phải có bằng chứng, phải đúng phương pháp khoa học. Không bao giờ có chuyện dùng chủ kiến của mình để áp đặt, vì ai mà làm khoa học bất cứ loại nào đều phải chập nhận việc mình cững có thể có kết luận sai, có quan điểm mà bằng chứng không ủng hộ.

Nói như vậy để thấy rằng, tôi rất muốn chia sẻ điều này: Mực tiêu của tôi không phải thành một “nhà bút chiến” hoặc là một kẻ khiêu khích mà chính là đóng vài trò của một nhà xã hội học, nhà nghiên cứu khoa học chính trị, và tôi thật sư quan tâm đến những vấn đề cốt yếu trong phạm vi công cộng hiên nay, như phúc lợi xã hội, công bằng xã hội, lý thuyết xã hội chính trị.

Tôi lấy một ví dụ. Hành động đế quốc của TQ cũng là một hiện tượng quan trọng để quan tâm nghiên cứu, nhưng rất khó để đề cấp đến vấn đề này với tư cách của một nhà xã hôi học. Vì cách phân tịch rất dễ bị “lây nhiễm” các yêu tố dân tộc chủ nghĩa… (Cũng có lúc tôi có cảm giác rằng việc nghiên cứu, sống ở Việt Nam đã làm cho mình trở thành một người dân tộc chủ nghĩa… Việt Nam!… Và việc con trai đầu của tôi sinh ra đúng ngày 19 tháng 5 cũng chẳng giúp gì về vấn đề đấy!)…

Nên mình phải cảm nhận. Những gì mà tôi đã viết cùng với Vũ Quang Việt về Tranh Chấp Viêt Nam – TQ ở Biển Đông Nam Á, thì rất ổn về bằng chúng lịch sử, và chúng tôi đã thêm chính kiến của mình…

Tôi thật sự đã rất phân vân về việc bài đó nên giữ như thế hay chia ra làm hai bài riêng. Nhưng mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một cuộc thảo luận về tranh chấp từ góc độ Việt Nam và phản ánh quan điểm của chúng tôi với sự hiểu biết riêng của chúng tôi trong điều kiện chính trị cụ thể của Viêt Nam trên trường quốc tê và trong nước…

Chính vì thế, chúng tôi, và đặc biệt bản thân tôi đã bị một người gọi mình là “Người Việt Không Tên” tấn công, tố cáo mình làm tuyên truyền chống TQ (và qua đó, với cách viết bằng tiếng Anh, có dùng từ như là người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao TQ chính hiệu… và có thể người đó không hẳn là người Việt Nam)… Đối với hạng người này mình chẳng nói “Xin lỗi”, chẳng nói “Ông”, có một số từ khác phư hợp hơn.

Nghiêm túc mà nói, bài viết của tôi chưa hoàn toàn có tính khoa học xã hội… đúng ra là có một nửa sử học và nửa còn lại là chính kiến cá nhân… Muốn phân tích vấn đề Biển Đông Nam Á (tên gọi khách quan nhất, hoặc Miền Tây Biển Thái Bình Dương) với một góc nhìn khoa học xã hội phải giữ một quản điểm khác hẳn…

Chẳng hạn, mình có thể lấy 500 vụ xung đột trên biển và phân tích những nguyên nhân là gì… hoặc cũng có thể tiến hành một nghiên cứu xem là những “ca lịch sử” của những tranh chấp đã có một giải pháp hiện hữu mang lại hòa bình (tức là không có bạo lúc) qua nhiều năm đã có dưới những điều kiện như thế nào. Và quá đó, chúng ta có thể góp vào những lý thuyết xã hội về các vấn đề tranh chấp quốc tế… Hôm nay tôi có thế làm đó và nên làm, bởi vì chỉ nói nóng nảy về các tranh chấp quôc tế là đầy nguy hiểm… Khi trái tim quá nóng thì đầu óc sẽ “có vấn đề”…

Vậy thì việc mình bước vào nghiên cứu các tranh chấp này cũng làm cho chính tôi thấy hơi lạ lùng (như đã giải thích trên một bài khác, có tên rất “khiêu khích” là “Ngày giải phóng đến chưa?” và để xuất quan điểm Việt Nam muốn giành được sự ủng hộ của quốc tế thì trước hết phải cải cách sâu rộng). Mời các bạn đọc những tác phẩm chọn lọc của tôi để thấy những nghiên cứu khoa học xã hội tiểu biểu của tôi là gì…

Ngòai những bài này tôi có đóng góp vào một số công trình nghiên cứu quan trọng do Nhà Nước CHXHCN Việt Nam và các tổ chức quốc tế như UNDP và UNICEF. Chẳng hạn, cách đây đúng 5 năm (khi đang chào đón con đầu lòng) tôi đã bắt tay vào một nghiên cứu giúp UNICEF Việt Nam vạch ra một chiến lược trung và dài hạn (middle và long-term) cho hoạt động của tổ chức này tại Việt Nam (báo cáo này không lưu hành vì là tài liệu nội bộ).

Chẳng hạn cách đây 2 năm tôi đã việt 2 bài cho UN phục vụ cho báo cáo: Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người: Báo cáo Phát triển Con người năm 2011. Và mới hôm qua đã hoàn thành một bài 120 trang về Những đóng góp và hạn chế của chủ trương Xã hội hóa”…

Tuần sau UNDP sẽ gặp với Ủy ban Các Vấn Đề Xã Hội (của Quốc hội) để thảo luận về kết quả và tôi cũng muốn sang Việt Nam để tham gia… nhưng chưa biết có được chấp thuận tham gia hay không, kể cả chưa biết liệu có được tiếp tục làm ở Việt Nam hay không! Tôi nêu những công việc này vì nó thật sự có tính chất là “xã hội học công cộng.”

Trong thời gian tới tôi mong muốn tiếp tục làm những công việc như thế này vì nó quan trọng, vì nó có giá trị cho sự phúc lợi xã hội của người dân Việt…. Và cũng vì việc nghiên cứu phúc lợi xã hội chính là lý do tại sao tôi đã bước vào đời sống khoa học xã hội cách đây 21 năm.

Khái niệm “xã hội học công cộng” tương đối mới mẻ. Chỉ cách đây mấy năm, một trong những nhà xã hội học xuất sắc nhất là Michael Burawoy, người góc Anh, ở Đại học Cali-Berkeley đã phát triển khái niệm này. Qua nhiều bài viết và một trang web, Burawoy có xác định bốn loại xã hội học.

Theo định nghĩa của ông thì “Xã hội học công cộng phấn đấu mang lại những đối thoại giữa ngành xã hội học và các (loại) công chúng ngoài các viện, trường ĐH nghiên cứu; một đối thoại mà trong đó cả hai bên có thể nâng cao sự hiểu biệt của mình về những vấn đề công cộng”. Cuối cùng, Burawoy có làm rõ sự khác biệt giữa xã hội học công cộng và “xã hội học chính sách,” “xã hội học phê bình,” và xã hội học chuyên nghiêp.”

Thế thì mục tiêu của tôi nằm ở cả bốn loại xã hôi học, và tôi cũng thích ở ngòai cả bốn cái đó, uống vài cốc bia hơi, hút thuốc lào nói láo và cuối cừng phải… Xin lỗi Ông…

Hàng mới về…

Xin giới thiệu một bài tiểu biểu của tôi, một bài mới, để cho bạn đọc biết sự nghiệp chính của Ông Tây 45 tuổi này là cái gì.

Bài này so sánh hai chế độ phúc lợi xã hôi của Việt Nam và Trung Quốc đương đại. Bài được xếp chương thứ 2 (sau chương giới thiệu) trong một cuốn sách do NXB Oxford in. Hôm nào tôi sẽ đặt cả bài trên mạng. Chi tiết dưới đây

Thân mến,

JL

Chinese Social Policy in a Time of Transition

Edited by Douglas Besharov and Karen Baehler
Date of publication June 2013

Link đến NXB Oxford tại đây

 

Các chính sách xã hội trong thời kỳ quá độ: Xét trong sự so sánh chế độ phúc lợi xã hội của Việt Nam và Trung Quốc. 

Jonathan Đ. London

Tóm tắt: Chương này phân tích chế độ phúc lợi xã hội của xã hội Trung Quốc và Việt Nam đương đại. Đặc biệt, làm rõ cách thức mà sự suy thoái của chế độ xã hội chủ nghĩa nhà nước (state-socialism) và làm sao sự tiến hoá của các nền chính trị mới có tác động đến những hệ thống điều tiết việc cưng ứng và chi trả các dịch vụ giáo dục và y tế, và sự tác động của nó đới với sự phân tầng xã hội. Một giả thiết nền tảng của việc phân tích chế độ phúc lợi là các thể chế phúc lợi thường phát triển phụ thuộc lẫn nhau giữa thể chế chính trị đương quyền và thể chế kinh tế hiện thời. Điều đó có nghĩa là, những sự kết hợp mang tính trội có tính lịch sử của thể chế chính trị và thể chế kinh tế sẽ định danh một xu hướng kinh tế chính trị mới, và bộc lộ mối quan hệ chính xác giữa nhà nước và nền kinh tế, và tác động sâu sắc giữa phúc lợi xã hội và sự phân tầng xã hội. Việc phân tích chế độ phúc lợi của Trung Quốc và Việt Nam đặt ra một câu hỏi thủ vị về trạng thái tự nhiên và động lực của nền kinh tế chính trị của họ, và đặt ra nhiều hơn những câu hỏi căn bản về cách thức mà chế độ phúc lợi phát triển trong sự chuyển đổi từ một nền kinh tế chính trị này đến một nền kinh tế chính trị khác. Một giả định phổ biến rằng chế độ phúc lợi xã hội phản ánh các lợi ích được cấu trúc của các nhân tố chính trị mang tính trội và nhân tố kinh tế thịnh hành, và vì thế đảm bảo lợi ích để tái sản xuất là cách thức hợp lý nhưng có xu hướng tạ ra những con số thống kê quá mức. Đây là chương bàn luận về chế độ phúc lợi và sự phân tầng phúc lợi ở Trung Quốc và Việt Nam đương đại, điều này không thể được hiểu trọn nghĩa nếu thiếu sự đánh giá các đặc tính các yếu không không được xem xét dưới thể chế nhà nước chủ nghĩa xã hội, và những cách thức đặc thù của sự giải thoát tác động lên sự suy thoái và sự phát triển của một hình thức kinh tế chính trị mới theo sau đó.

Do một người bạn dịch…

 

Có điều gì đó xảy ra ở đây

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn những người đã dịch bài. Tôi đã đọc kỹ hai bản dịch và đã tự chọn những từ, những câu mình thấy sát với ý mình nhất. Kết luận của tôi là dịch thuật khó kinh khủng và tốn thời gian! Tôi cững xin nhấn mạnh đối với những ai mà lo ngại nội dung bài viết này: Tôi chỉ xin thận trọng trình bày một số quan sát của mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Hy vọng chuyện không đồng ý sẽ được coi là chuyện bình thường, vì về cơ bản tôi là bạn của Việt Nam. Có được không ạ?

———

(Lời của một bài hát…)

Có điều gì đó đang xảy ra ở đây, nó là cái gì thì chưa rõ…
Một kẻ có súng đứng ở đâu đó, bảo tôi phải cẩn thận đấy…

Tôi nghĩ (đã) đến lúc chúng ta dừng lại, bọn trẻ nghe xem âm tiếng đó, mọi người nhìn xem cái gì đang xảy ra

Giới tuyến chiến đấu đã được vạch, và không ai đúng nếu ai cũng sai
Những người trẻ nói điều họ suy nghĩ và rồi bị phản đối rất nhiều sau lưng.

Đã đến lúc chúng ta phải dừng lại, này mọi người, tiếng nói ấy từ đâu ra? Mọi người hãy nhìn xem chuyện gì đang xảy ra.

– Buffalo Springfield, bài hát “For What It’s Worth”, 1967.

Những sự việc quan trọng đang xảy ra ở Việt Nam. Hầu hết chú ý đều đồn về sự đàn áp của nhà nước, một thuộc tính của nền chính trị Việt Nam vẫn tiếp tục làm ô uế thanh danh của đất nước trên trường quốc tế. Tuy nhiên trong vòng vài tháng qua, Việt Nam đã có một số thay đổi trong nền văn hoá chính trị có tính quyết định và không thể chối cãi – một phát triển có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với bản thân sự đàn áp.

Những thay đổi trong văn hóa chính trị đó có biểu hiện rất đa dạng. Chúng không chỉ bao gồm các kiến nghị của những thành phần nhân sĩ trí thức hay các hành vi thách thức đây đó, dù rằng ý nghĩa của những điều này thật không nên bỏ qua. Quan trọng hơn, trong một thời gian rất ngắn, Việt Nam đã phát triển một nền văn hóa chính trị sinh động và đa nguyên.

Nhận ra những thay đổi đó cũng có nghĩa là nhận ra cả những hạn chế của nó. Lái xe qua vùng nông thôn miền Trung Việt Nam chỉ một tuần trước đây, tác giả (mà có nhiều bạn thân ở Quảng Nam và Đà Nẵng, kể cả nhiều người trong bộ máy cầm quyền) được nhắc nhớ đến những yếu tố có tính Stalin mà đất nước này vẫn chưa thoát khỏi được. Tuy nhiên, điểm nổi bật là ở đây không còn diện mạo duy nhất của nền chính trị trong nước. “Chính trị như thường lệ” (“politics as usual” – một thành ngữ trong tiếng Anh có nghĩa gần “chính trị như thường lệ”) đang bị tấn công trên nhiều mặt trận và việc đáp trả trừng trị điển hình không còn hiệu lực nữa.

Vậy chính xác là điều gì đang xảy ra? Có ba tiến triển quan trọng nhất. Đầu tiên là một tâm lý ngày càng mạnh hơn ở Việt Nam, tồn tại ngay cả trong nhóm những người có thể tiếp cận với chính quyền, cho rằng thể chế xã hội và thể chế chính trị của đất nước đang cần được cấp thiết thay đổi. Ngoại trừ một số ít thành phần suy nghĩ ảo tưởng và ngoan cố bảo thủ phản ứng bất chấp, tất cả những người quan sát nghiêm túc nền kinh tế chính trị Việt Nam biết rằng đây là lúc phải thay đổi.

Kế đến, người dân Việt Nam đang tìm được tiếng nói của mình. Không chỉ còn đơn giản là một số ít ỏi tiếng nói bất đồng chính kiến dũng cảm sẵn sàng chịu đựng cơn thịnh nộ của nhà nước. Những lời kêu gọi thay đổi đang được phát ra từ các khu vực khác nhau, từ bên trong, bên ngoài, và tại các giới hạn của cấu trúc quyền lực. Những tiếng nói ấy đang xuất hiện rất đa dạng. Dù nói lên những điều khác nhau, nhưng những tiếng nói ấy đang ngày càng độc lập. Chúng đang mở ra. Và từ quan sát những gì đang xảy ra, có thể thấy rằng những tiếng nói ấy sẽ không thể sớm bị dập tắt.

Hiện nay, mỗi ngày hàng quân đoàn người Việt Nam đang sử dụng thế giới blog để bày tỏ quan điểm của mình. Những người trong đảng và nhà nước thường xuyên truy cập vào những phân tích độc lập. Và nghệ thuật bình luận chính trị đang phục hưng. Có thể thấy sự đổi mới trên Facebook, hiện đang được truy cập rộng rãi ở Việt Nam. Có thể thấy nó trên blog, bây giờ cũng gần như không bị chặn nữa. Và từ quan sát những gì đang xảy ra, có thể thấy rằng những tiếng nói ấy sẽ thể không sớm bị dập tắt.

(Dù vẫn còn giới ngu dốt, không có đầu óc, chỉ biết theo ai mà có quyền và dù mới đây có dấu hiệu có một lực lượng lạc hậu vẫn còn ý tấn công, Và tôi cững được biết không ít người thể hiện chính kiến chính đáng vẫn bị đe dọa. Đáng tiếc.)

Mới cuối tuần trước, hàng trăm người Việt Nam đổ ra các công viên ở Hà Nội, TP.HCM và Nha Trang để tham gia “dã ngoại” nhân quyền và tự do hội họp. Dù đã bị trấn áp và đe doạ, những hành động đó vẫn mang tính kiên trì. Và cho dù chỉ xảy ra chớp nhoáng, những hoạt động đó quả thật vẫn cứ là một kiểu Tocqueville của Việt Nam.

Điều này đưa chúng ta đến một yếu tố cuối cùng và có lẽ gây tò mò nhất: cuộc xói mòn chậm chạp của sự đàn áp của nhà nước. Đàn áp vẫn còn và vẫn khó chịu hơn bao giờ hết khi nó vung tay lên. Nhưng vì những lý do phức tạp và thời gian tồn tại không chắc chắn, đàn áp từng phổ biến tại Việt Nam đang tan biến đi. Ví dụ như, hôm nay, hình ảnh của những cuộc dã ngoại đang được tự do phổ biến trên mạng.

(Xin nêu quan điểm, việc có thông tin, có hình ảnh lưu hành một cách tương đối tự do đối với tôi là một tiến triển rất khích lệ. Ai mà muốn chống điều đó rõ ràng chính là những người phản động, cực kỳ bảo thủ, lạc hậu, và không giúp Việt Nam tiến lên. Giống như việc có hình ảnh của một số người bị đánh đập do hành vi bất chính đáng của một số ít công an có thể thành bằng chứng để xét xử. Dù các blogger Việt Nam có ý phê bình, hơn 99% trong số học là những người hoàn toàn có tinh thần trách nhiệm, xây dựng! Nên, tôi xin những bạn cầm quyền đựng sợ, nóng vội đàn áp như ở Trung Quốc.)

Lập luận chung cho rằng sức mạnh ngày càng tăng của chính trị đối lập (và đúng hơn xu hướng đa nguyên hóa trong nội bộ Đảng) là chủ yếu xuất phát từ các phe phái trong đảng, trong đó các nhóm đối lập nhận ra được lợi ích từ sự công khai đang tấn công lẫn nhau. Quan điểm hơi khác của tôi là việc này phản ánh một tư duy và nhận thức ngày càng lớn mạnh hơn trong hàng ngũ của Đảng, rằng việc trông cậy vào các kỹ thuật trấn áp (như ở Trung Quốc) là một con đường không khả thi và không mong muốn cho tương lai.

Đừng nhầm lẫn: môi trường chính trị ở Việt Nam vẫn còn đàn áp. Nhưng đó cũng là một môi trường chính trị đang thay đổi, sống động, và ngày càng thú vị. Nói chung, dự đoán những tiến triển chính trị trong chế độ độc tài là chuyện điên rồ. Tuy nhiên đối với tác giả bài này, có thể thấy được là thay đổi chính trị thực sự sẽ diễn ra ở Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Có rất nhiều người tài năng và động lực trong, ngoài đảng và nhà nước đang tìm kiếm tiếng nói của họ. Ít nhất, với cuộc bàn luận chính trị ngày càng công khai, phát triển chính trị của Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới, tuy nó còn mơ hồ.

JL

Cập nhật: Một bài ngấn hớn  đã được xuất bản trong tờ báo South China Morning Post, Ngày 15 Tháng 5. 2013. Và đã được dịch sang tiếng việt đây

Phỏng vấn với Thanh Niên (trích dẫn)….

“Một tín hiệu đầy hứa hẹn khi Đảng vừa bầu chọn hai cá nhân lên cấp lãnh đạo mà sáng giá, có tư duy cởi mở, và có nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, sự thân thiện của ông Nhân với nước Mỹ là một vốn quý. Tuy nhiên, các bước quan trọng nhất Việt Nam có thể đặt được đối với việc cải thiện mối quan với Mỹ là một việc đột phá hiện thực trong cải cách điều tiết (governance) , cả đối với lĩnh vực kinh tế lẫn phạm vi chính trị và dân sự. Người dân Việt Nam sẵng sàng cho một thay đổi thực tế và họ muốn Bộ Chính trị thực hiện. Nhưng, dù sự bổ nhiện này có thể quan trọng đến một mức nhất định, những thay đổi thực sự ở Việt Nam đòi hỏi sự tham gia tích cực (không bị động) của tất cả người dân Việt Nam trong đời sống chính trị và xã hội của đất nước. Nếu hai sự bổ nhiệm này có thể làm cho dễ dàng theo hướng này, Việt Nam sẽ được lợi ích cững như các mối quan hệ với thế giới.”

Toàn bài báo (tiếng Anh): bấm vào đây
Toàn bản chép lại (tiếng Anh): http://blog.jonathanlondon.net/?p=47

Vì sao nền Văn Hóa Chính Trị của Viêt Nam đang thay đổi? (Nhờ ai soạn, giúp)

Trong vòng  mấy tháng qua, nền văn hóa chính trị của Việt Nam đã có một số sự thay đổi quan trọng và chưa hề thấy. Điều đó không thể tranh cãi được. Theo biểu hiện bề ngoài, những sự kiên trước mật ta là khá rõ… chế độ chính trị kinh tế của Việt Nam đã có xư hướng mất ổn định vì những vấn đề chính trị và kinh tế (đặc biệt các vấn đề nội bộ xuất phát từ thể chế yếu,  không hữu hiệu) .. hậu quả là một số hiện tượng tiêu cực, từ tóc độ kinh tế chậm đi đến đời sống của các thành lập đân thu nhập trung gian và thấp khổ đi…đồng thời một số không ít người mà có vị trí, có ô đi xê Bentley, gửi con cái tới các “trương công VIP,” “bệnh viện công, nhà dịch vụ”  …vân vân và vân vân….những vấn đề vật chất nầy là rất nhiêm trọng.

Về mật chính trị nói riêng hậu cơ bản nhất mà sâu sắc nhất là ‘sự chính đáng thực hiện’ (performance legitimacy) của đảng cấm quyền đang giảm xuống nhiêm trọng… Nói như thế không phải là một quan điểm chủ quan và chẳng nói gì tranh cãi….những người bảo thủ nhất ở Việt Nam chắc chắn phải chấp nhận điều đó. Ai mà không thấy là không thật tả hoặc lad bị một ảo tưởng ám ảnh.

Thế nhưng về mặt văn hóa chính trị của Việt Nam, hiện nay caí gì đang xay ra?

Theo tôi, muốn hiểu điều đó phải đi sâu vào những cơ chế sâu xa..

Continue reading

Một thoả thuận xã hội mới cho Việt Nam?

Dạo ngày ở Việt Nam, dư luận chính trị xã hội đang thật sôi nổi không chỉ là về những vấn đề liên quan đến giới lãnh đạo của đảng và nhà nước mà quan trọng hơn cả là những thứ liên quan đến ý nghĩa của “nền công dân xã hôi” (social citizenship) tại Viêt Nam hôm nay và trong tương lai gần.

Dấu hiệu rõ nhất về hiện tượng này tất nhiên là tranh luận đối với Hiến pháp của Việt Nam. Thế thì Hiến pháp là gì? Những ai quan tâm đến những các vấn đề chính trị xã hội đều biết rất dễ có khả năng một hiến pháp chỉ là tờ giấy hoàn toàn vô giá trị. Thế nhưng nếu tờ giấy này có phản ánh một thỏa thuận xã hội thực sự giữa nhân dân và nhà nước (một tổ chức xuất phát từ chính nhân dân ấy) thì tờ giấy này quả là quý giá lắm!

Xét trên một lĩnh vực ‘hiến pháp học,’ thì ý nghĩa của thỏa thuận xã hội  đã có từ lâu đời, thời Hobbes, Locke, và Rousseau… Đó chính là quyền, quyền hạn, và trách nghiệm của nhà nước và nhân dân nên như thế nào để cố một trật tự xã hội bình dẳng, ổn định, và thịnh vượng. Nhìn từ góc độ phúc lội xã hội, một lĩnh vực chuyên của mình, một hiến pháp cững nêu rõ một thỏa thuận xã hội đối với các quyền xã hội… Nói chung, một hiền pháp nêu rõ trách nghiệm và giới hạn của các quyền chính trị, xã hội, kinh tế cả của nhà nước lẫn cả dân chúng.

Hãy lấy một ví dụ từ các chính sách xã hội của Việt Nam hiện nay. Một nghiên cứu tôi mới làm cho LHQ mà đã đề cấp đến vấn đề “xã hội hóa” cách dịch vụ công cũng có liên quan đến vấn đề này…. Trong thời gian tới tôi sẽ giới thiệu một số quan điểm, kết quả nghiên cứu từ công trình này để các bạn tham khảo và thảo luận. Tôi chỉ “bật mí” trước một kết quả nhỏ xíu mà đáng kể: hiện này toàn xã hội VN chi ra trên 17 phần trăm GDP chỉ riêng cho cho giáo dục và y tế. Một con số cực lớn. Với con số này phải hỏi: tiền chạy đâu?

Thế thì trong những tuần lễ vừa qua, việc thành lập blog này, góp ý thường xuyên về chính trị xã hội Việt Nam, tôi cũng có nhiều suy nghĩ nhiều thỏa thuận xã hội từ gốc độ quyền chính trị và dân sự. Sáng hôm nay, chẳng hạn, tôi lên mạng và thấy xuất hiện hình ảnh của ba người phụ nữ bị công an đánh đập. Tôi biết ba người này có bị đánh vì có gì liên quan đến việc dự một cuộc họp… thế nhưng tôi chưa thấy trên hiến pháp CHXHCNVN đoạn nào có nội dung kiểu như “Công an được quyền đánh đập dân nếu muốn”. Nếu ở bất cứ nước nào có pháp quyền, thì chắc chắn những tội phạm (trong trường hợp này là CA) sẽ bị xét xử ngay lập tức. Điều này là khá “tế nhị” đối với tôi chính vì tôi lã người Mỹ gốc Do Thái, và đã lớn lên trong một gia đình đấu tranh trong phòng trào dân sự ngày xưa…

Những ai ở Việt Nam hiện nay đều biết đất nước đang cố gắng tìm một đường đi phù hợp với các đòi hỏi của xã hội trong một thời đại mới. Và từ sự nở rộ các cuộc tranh luận đang diễn ra trên mạng đến các tranh luận trong nội bộ đảng, ai cũng có thể cảm nhận là Việt Nam cần có một thảo thuận thẳng thắn thực sự về một thỏa thuận xã hội mới. Dù Việt Nam sẽ có một Hiến pháp mới, hình như cuộc thảo luận về nội dung và ý nghĩa của Hiến pháp nước nhà sẽ còn tiếp diễn. Và điều đó tôi thấy là những tín hiệu rất tốt đối với những ai mà muốn Việt Nam lên…

JL

Cải cách ở Việt Nam trong tình hình mới

Ở Việt Nam và không phải chỉ ở Việt Nam, nhiều khi chúng ta phải chấp nhận từ “cải cách” là hoàn toàn vô nghĩa, là hai chữ đáng thích nói nhất của một số người thật sự bảo thủ (túc là thích nói, thích cho mình là thoáng mà trên thực tế là lạc hậu như thời đồ đá), không muốn thay đổi gì cả.

Có lúc “cải cách” cũng có nghĩa thực tế không tốt… Chẳng hạn cải cách ruộng đất ngày xưa (ý rất hay, phương thức hồng, kết quả đáng buồn)….Vậy, nói “cải cách” chưa chắc là ý hay, là lời kêu gọi hay…phải cự thể hóa nó mới đánh giá được chứ…..

Thế nhưng giả định là khi nói về “cải cách” hiện nay ở Việt Nam bao hàm một số yếu tố nhất định như “thống trị pháp quyền” chẳng hạn… thì trong bối cảnh này những người nói “cải cách” cũng có nhiều kiểu… Có người hình như chẳng biết muốn “cải” cái gì và “cách” ra sao, nhưng cho rằng “cải cách” nghe rất hay, rất hợp thời: ”Ah, cải cách’? “Hay quá, hay quá!” Nhưng trên thực tể họ thực sự chẳng biết gì… Và tôi cũng thấy nhiều người muốn cải cách thực sự nhưng luôn đi kèm điệp khúc: “phải dần dần…” Xin lỗi Ông, tôi xin hỏi “dần dần” là bao nhiêu thế kỳ? Mấy triệu năm?

Cũng có kiểu người hoàn toàn giả vờ. Miệng thì luôn kêu “phải đúng cách, đúng thời”, và phải “chống lực lượng thù địch”, “chống diễn biển hòa bình”… vân vân và vân vân…

Cũng có nhiều người rất thật lòng và muốn đẩy mạnh nhưng lo sợ …. họ sống trong những tình thế thật phực tập… Tôi cũng có thể hiểu cái lý và hành vi của họ. Dù nhiều khi tôi không đồng ý với những người này, nhưng tôi hiểu vì sao họ nghĩ như thế: Họ phải sống và làm việc hàng ngày trong một môi trường không quyên khích tự duy độc lập….phải “nghe cái loa” cả ngày… Đặc biệt, quyền lợi cá nhân, gia đình, tổ chức luôn đối mặt với những sự tác động của các phái chống cải cách sâu rọng.

Có những người cả bên trong lẫn bên ngoài đảng, bộ máy nhà nước có tư tưởng muốn thúc đẩy cải cách sâu rộng tại Việt Nam, thì có tham gia nói, viết, đấu tranh về các vấn đề xã hội chính trị hiện nay… Họ thật sự quyết tâm đóng góp, giúp Việt Nam tiến bộ về mặt thể chế xã hội, chính trị, thoát khởi tình trạng lợi ích nhóm v.v….

Những người như thế này chắc là đang có cảm giác như họ đang tham gia một “trò chơi nghiêm trọng” mà trong nó luật chơi không có ai biết hoặc chưa được quyết định. Việc tạo ra những luật chơi này chỉ được quyết định qua một quá trình đấu tranh mà chẳng theo bất cứ một quy luật lịch sử nào…

Vẫn còn nhiều phương thức “lên tiếng” bị hạn chế qua những “biện pháp” kiểu Stalin (như đàn áp, bất giữ, “mời uống cafe” để đe dọa v.v.).

Thế nhưng, ở Việt Nam  hiện nay có một số hiện tượng chính trị rõ ràng là mới hoặc ít nhất là khác hẳn so với trước đây… Đó là những phương thức biểu đạt chính trị (modes of political expression) và những phương thức đấu tranh (modes of political struggle) hình như là mới… Chẳng hạn nói thẳng và một cách công khai chính kiến của mình, viết và đăng tải lên blog những ý kiến này, công khai bình luận trên Facebook, thậm chí tổ chức và dự “picnic nhân quyền”….

Một cách chính thức, đến bây giờ, xét trên những gì thể hiện, Việt Nam thay đổi với nhịp độ rất chậm, thậm chí có thể nói là chưa có thay đổi đáng kể nào… Nhưng, cũng như những gì thường thấy lâu nay, những biểu hiện thay đổi chính thức ở Việt Nam luôn luôn đi chậm hơn thức tế…

Mặt khác, nhiều khi có thay đổi trước mặt của mình mà không nhìn rõ vì quá gần… Nếu quan sát từ xa, về mặt dư luận chính trị, thì những gì đang xảy ra mỗi ngày ở Việt Nam hiện nay là khác nhiều so với cách đây 1 năm…

Và theo tôi, những phương thức mới này là một dấu hiệu cho thấy chắc chắn Việt Nam  đã và đang có một quá trình thay đổi. Tuy nhiên, xu hướng và kết quả của sự thay đổi này ra sao thì khó ai có thể biết được…

Trong một bối cảnh như hiện nay, tức là chưa rõ ‘biên giới’ ở đâu, luật chơi là như thế nào… thì  mỗi một người ửng hộ cải cách phải luôn nghĩ cách cần làm gì, và làm thế nào…

Đối với những người có quan tâm đến chính trị – xã hội, dù trong hoặc ngoài bộ mấy, một câu hỏi đặt ra hôm nay, ngoài những câu hỏi quen thuộc (làm gì, làm thế nào) chính là: đẩy mạnh cải cách ở mức độ nào?!

Tất nhiên nhiều người ở Việt Nam vẫn sợ cải cách, và những người có trách nhiệm đều muốn có một quá trình có tính trật tự… Cuối cùng, công cuộc cải cách sẽ được thúc đẩy nhanh hay chậm trong thời gian tới chủ yếu sẽ phụ thuộc vào những người cải cách ấy chứ không phải là những yếu tố bảo thủ, lạc hậu…

Câu hỏi cơ bản cho ai muốn đẩy mạnh cải cách là: cải cách đến mức độ nào? Kể từ mấy tháng gần đây, càng ngày càng nhiều người Việt Nam (trong và ngoài bộ máy của đảng, nhà nước) đã trả lời một cách quả quyết, dũng cảm….làm cho Ông tây này thật ấn tượng.

JL