Phỏng vấn Ông Bùi Tín, 22/9/2013

Ngày 22 tháng 9, 2013 tôi đã có dịp hỏi thăm và thảo luận với Bùi Tín tại nhà của ông ở phía bắc Paris.

Qua thời gian nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử chính trị xã hội của Việt Nam, tôi (cũng như nhiều người khác) đặc biệt quan tâm đến những nhận xét của nhân vật lịch sử đáng nể này. Vì vậy, khi nhận được lời mời của ông tôi thấy tôn kính, kính trọng.

Trong buổi gặp niềm nở này chúng tôi có thảo luận một số vấn để then chốt ngày hôm nay tại Việt Nam, trước khi ăn một bữa cơm. Mời các bạn click vào nút “Play” phía dưới để nghe (Ghi âm dài 23 phút)

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Ông Bùi Tín đã mời tôi đến nhà!

Thân ái,
JL

Vaclev Havel của Việt Nam?

Trong những ngày qua tôi đã ỏ Praha để dụ một workshop về chính trị ở Việt Nam. Ban đầu mình tự hỏi, làm sao mà có một hội thảo như thế ở một nơi rất xa Việt Nam. Praha năm 2013 đâu có liên quan gì với Việt Nam!
Nhưng, sau vài ngày suy nghĩ, tìm hiểu thêm về lịch sử đương đại của Tiệp, đi bộ trên những đường phố của thành phố xinh đẹp, và trao đổi với người dân Tiệp (trong đó có người Việt) tôi cũng suy nghĩ về sự liên quan của những gì đã xảy ra ở đây cách đây chưa lâu.
Nếu như Tiệp đã có chuyển đổi một cách ôn hòa thì có những bài học gì cho Việt Nam? Continue reading

Diễn đàn 2000 năm 2013

Tuần này, ở Praha diễn ra một hội thảo rất lớn, gọi là Diễn đàn 2000. Hội thảo này có sự tham gia của những nhân vật nổi tiếng như Aung San Suu Kyi, Dalai Lama và nhiều học giả khác từ các nước trên thế giới.

Dù tôi đã không tham gia hội thảo, qua việc tiếp cận thông tin trên mạng tôi đã đặc biệt quan tâm đến một buổi thuyết trình về “Những rủi ro trong sự biến đổi”. Trong buổi họp này, có một số bài thuyết trình với nội dung rất hay và nhiều bạn đọc thạo tiếng Anh có thể sẽ quan tâm. Buổi họp được giới thiệu như sau:

Sự chuyển đổi từ một chế độ độc đoán sang một xã hội dân chủ đã thúc đẩy việc thanh toán với quá khứ. Những thương tích gây ra trong suốt thời gian cai trị độc đoán hoặc toàn trị có tác động dội lại sau khi chế độ cáo chung. Kí ức chung thường bị chia rẽ, và lịch sử có thể được sử dụng như một công cụ chính trị. Trong tình trạng sự vụ phức tạp như thế này, nổi lên sự căng thẳng nghiêm trọng giữa lợi ích chung và quyền riêng tư.

Chúng ta có thể rút ra những bài học nào từ việc các nhà nước độc đoán trước đây đã đối phó với những vấn đề này.

Mời các bạn xêm clip tại đây. Tôi rất quan tâm đến những phản ứng, ý tưởng của bạn đọc đối với những trình bầy…

JL

Hòa giải và cải cách

Khi mới lập blog này, tôi đã gây tranh cãi khi đề cập đến vấn đề quốc kì. Cụ thể, tôi đã lý luận rằng người Việt Nam nên tập trung nỗ lực để giải quyết những vấn đề bức xúc nhất hiện nay nếu không sẽ trở thành tù nhân của lịch sử.

Với đề nghị như vậy, có không ít người cho rằng tôi là người “yêu chế độ”. Vài hôm sau, sau khi thừa nhận bài viết của tôi có lẽ chưa đủ nhạy cảm đối với những quan điểm trái ngược, tôi lại bị tố là “phản động”. Khổ thế không biết!

Đến bây giờ, tôi có rất nhiều bạn từ mọi phía. Vì nghiên cứu nhiều về chính sách của nhà nước Việt Nam, tôi có nhiều bạn làm trong những cơ quan nhà nước ở các cấp trên mọi miền của đất nước. Qua quan sát và nghiên cứu, tôi thấy hoàn cảnh xã hội của những người bạn của tôi thật là đa dạng. Thực vậy, một trong những điều thích nhất ở Việt Nam là được tiếp xúc với nhiều người dân.

Nhưng chỉ qua những thảo luận gay gắt (đặc biệt trong thời điểm mới lập blog này), tôi đã hoàn toàn hiểu ra rằng nhiều vấn đề ở Việt Nam có liên quan đến vấn đề hòa giải. Hơn nữa, tôi có cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ giữa vấn đề hòa giải dân tộc và cải cách. Vì vậy, tôi đã quyết định bắt đầu một dự án nghiên cứu để làm rõ những quan điểm về vấn đề này từ phạm trù chính trị, ở cả trong và ngoài Việt Nam.

Giả định là một nghiên cứu kiểu này về vấn đề tuy không còn mới mẻ nhưng vẫn có tính thời sự như hòa giải dân tộc có thể góp phần làm rõ những vấn đề lâu nay được thừa nhận bởi người Việt Nam ở khắp mọi nơi qua nhiều cách khác nhau.

Lịch làm việc quốc tế của tôi trong những tháng tới cũng sẽ giúp tôi thực hiện nghiên cứu này. Trong tuần tới sẽ có những thảo luận cá nhân và bàn tròn ở Trung và Tây Âu; ở Úc, Mỹ vào mùa thu và mùa đông này và vài nơi ở Việt Nam. Trong suốt thời gian này tôi sẽ thỉnh thoảng chỉa sẻ, đưa ra tài liệu, cập nhật những ý tưởng hay nổi lên trong những cuộc thảo luận. Đồng thời, tôi sẽ thu thập ý kiến từ những bạn đọc khác nhau.

Sau đây xin nêu lên năm câu hỏi:

  1. Hòa giải có nghĩa là gì?
  2. Hòa giải dân tộc ở Việt Nam phải có những yếu tố nào?
  3. Quá trình hòa giải nên diễn ra như thế nào nếu bắt đầu từ năm này?
  4. Cụ thể, làm sao để có thể thu hút sự tham gia từ mọi phía?
  5. Nên có những bước đi như thế nào trong một tương lai gần?

Xin các bạn cho biết quan điểm và ý kiến cũng như những câu hỏi cốt yếu mà tôi có thể chưa nhận ra.

  • Xin gửi tới địa chỉ jlondontraloi@gmail.com
  • Có thể dấu tên nhưng làm ơn cho biết một chút về bản thân mình
  • Không viết bài quá dài; nên ngắn gọn, súc tích nhưng chất lượng
  • Không gửi tập tin đính kèm nào, viết ngay vào mục tin nhắn

Vào đầu tháng 10 tôi sẽ chia sẻ những bài, những ý tưởng hay nhất trong thời điểm ban đầu và thảo luận thêm về những bước đi tiếp theo của công trình này. Qua đó cũng có thể cho ra đời một số kết quả có giá trị như bài thảo luận, sách vở hay trang web cố định (established).

Mục tiêu chủ yếu là cải thiện một quá trình mà sẽ đẩy mạnh hòa giải lẫn khuyến khích những thảo luận thiết yếu về những thách thức mà Việt Nam đang phải đương đầu hiện nay.Tôi biết nhiều người Việt giỏi hơn minh đã đề cập những vấn đề này. Hy vọng vị trí bất thường của tôi sẽ cho phép một thảo luận có thể tránh được những trở ngại xưa. Hy vọng những nỗ lực này sẽ có ích cho Việt Nam.

JL

 

Biến cố ở Thái Bình

Bạo lực như chúng ta đã quan sát được tại Thái Bình không bao giờ có thể được coi như một giải pháp. Điều quan trọng không phải hoặc chủ yếu là một phân tích về người tiến hành những việc này mà là các điều kiện dẫn đến hành vi đó.

Đã 15 năm kể từ những xung đột đầu tiên nổ ra tại Thái Bình, theo sau đó là một vài nghị định như NĐ79 về ‘dân chủ cơ sở.’ Mặc dù những “giải pháp hành chính” đó có những nguyện vọng hấp dẫn, thực tế chúng thường trở thành những nghi lễ mang tính hình thức với rất ít nội dung dân chủ.

Rõ ràng là những nguyên nhân sâu xa của bạo động vẫn còn ở đó. Điều đó hàm ý rằng những cơ chế dân chủ ở cơ sở không thể có hiệu quả nếu chỉ mang tính hình thức. Cho đến khi nắm được chi tiết của vụ việc, chúng ta nên đánh giá nó một cách chậm rãi.

Nhưng với bất cứ ai biết về Việt Nam, biến cố này không đáng được coi như một biến cố riêng biệt và đó thực sự là một triệu chứng của những căn bệnh trầm kha ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Những căn bệnh đó chỉ có thể được cứu chữa thông qua biện pháp chính trị và cụ thể là biện pháp chính trị dân chủ thật sự.

JL

Thiển cận và hung bạo thế!

Những diễn biến gần đây ở Việt Nam đã đặt ra câu hỏi liệu tầng lớp chính trị cấp cao của đất nước có đơn giản là quá vụ lợi hoặc bất tài hay không trong việc hành động một cách chặt chẽ và cầu thị. Những thách thức căn bản nhất mà Việt Nam phải đối mặt ngày hôm nay có căn nguyên là sự yếu kém từ chính những định chế cai trị, đã không còn là điều bí mật nữa. Và ngay cả bộ máy lãnh đạo dù đang bế tắc vẫn tiếp tục ngăn chặn cải cách, để lại một nền kinh tế rời rạc và đình trệ như cũ.

Một lần nữa, Việt Nam lại phải đối mặt với sự ám ảnh về những cơ hội bị đánh mất trên trường quốc tế. Cuộc gặp vào tháng 7 với Barack Obama của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã được coi như một thành công vì nó đề cập đến triển vọng của một “mối quan hệ đối tác toàn diện” với Mỹ, bao gồm việc gia nhập nhanh chóng vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ bảo trợ và triển vọng tăng cường thu hút vốn đầu tư cũng như mở rộng cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam.

Việc ông Obama khẳng định rằng một mối quan hệ đối tác toàn diện sẽ tùy thuộc vào những cải thiện đáng kể về nhân quyền của Hà Nội đã đi đến những câu trả lời đầy hy vọng như “Chúng tôi biết rồi, hãy cho chúng tôi thời gian”. Nhưng, có thể nói rằng, tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã xấu đi trầm trọng kể từ khi cuộc gặp gỡ giữa ông Sang và Obama, gây nên sự ngờ vực về khả năng cải thiện quan hệ Việt-Mỹ.

Vào mùa hè này, một mạng lưới lỏng lẻo những blogger trẻ Việt Nam – nhiều người trong số họ sắp qua tuổi thiếu niên hoặc đang đôi mươi – đã dồn hết can đảm để phản đối công khai những bộ luật hà khắc mà nhà nước sử dụng để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Những người phản đối đặc biệt nhắm vào Điều 258 Bộ luật hình sự, trong đó quy định những bản án dành cho những ai “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.

Sự tồn tại của những điều luật như thế, theo những người phản đối, gây ra sự ngờ vực về tư cách của Việt Nam trong việc ứng cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ. Thế nhưng chính xác là sự đàn áp thô bạo những người này của nhà nước Việt Nam đã chứng tỏ chiếc ghế của Việt Nam ở Hội đồng nhân quyền là không phù hợp với tình hình lúc này.

Việc đàn áp cũng đặt ra những câu hỏi về hy vọng làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Mỹ của Hà Nội. Trong suốt thời gian Chủ tịch Sang công du tại Washington, lực lượng an ninh đã bắt đầu một chiến dịch khủng bố mà vẫn còn đang tiếp diễn cho đến tận bây giờ. Chiến dịch bao gồm đe dọa, bắt giữ và đánh đập cũng như lục soát và tịch thu bất hợp pháp, giám sát suốt ngày đêm, gây áp lực cho các thành viên gia đình, bôi nhọ khiến nhiều người mất việc và vị trí giảng dạy, lưu đày vô thời hạn những người trẻ tuổi ủng hộ cải cách.

Tại sao cơn thịnh nộ lại trực tiếp nhằm vào những người yêu nước trẻ tuổi bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải cách? Vài người suy xét rằng những phe cánh “tinh hoa” đang tìm cách làm suy yếu lẫn nhau, điều đó là không thể chối cãi được, đáng buồn thay dù nó hợp lý.

JL

Bài này đã được đang trên báo South China Morning Post số ngày 11 tháng 9 2013.

Hương tới một tương lai tươi sáng hơn

Trong tuần vừa qua tôi có đề cập đến ba lý tưởng gần gũi lẫn xa lạ đối với người dân Việt Nam: Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc.

Trong ba bài viết kể trên, tôi đã tìm hiểu ý nghĩa của từng lý tưởng một và chia sẻ một số ý kiến cá nhân đối với ý nghĩa của chúng ở Việt Nam đương đại. Cùng với những bình luận của các bạn đọc (kể cả đại đa số trong những người không đồng tình với tôi), tôi hy vọng những thảo luận này có giá trị cho việc nâng cao chất lượng của những thảo luận lớn hơn đang xoay quanh những vấn đề chính trị xã hôi ở Việt Nam hiện nay.

Như đã hứa trước đây, trong bài viết này tôi sẽ cố gắng làm rõ sự liên quan của ba lý tưởng “độc lập – tự do – hạnh phúc” đối với những lý do căn bản của việc cần có một quá trình cải cách sâu rộng.

Luận điểm chính của tôi là chỉ có thể năng cao hơn nữa mức độ hạnh phúc của dân Việt Nam và giải quyết được những vấn đề bức xúc nhất ở Việt Nam hiện nay nếu có quá trình biên đổi sang một trật tự xã hội thực sự đa nguyên, theo pháp trị để đảm bảo mọi công dân được hưởng những quyền tự do cơ bản như đã được hứa cách đây 68 năm.

Độc Lập

Ai là người Việt Nam yêu nước đều muốn có một Việt Nam độc lập. Việc Việt Nam đã giành được độc lập của mình và hiện nay có quan hệ quốc tế song phương tốt với nhiều quốc gia là điều đáng mừng. Vâng, vì những lý do về vị trí, Việt Nam phải luôn luôn tìm cách đối phó với những nước “đế quốc” như TQ và Mỹ. Nhưng những người Việt Nam thực sự yêu nước không bao giờ muốn chủ quyền của nước mình bị tước đoạt hay bị ngoại bang đô hộ. Chẳng cần một ông Tây nói lên những điều này phải không? Tôi cũng có lý.

Những người chống cải cách thường xuyên khẳng định rằng Việt Nam là nước độc lập. Nhưng, tôi hỏi, tại sao chúng ít khi ta thấy người Nhật, người Hàn, người Indonesia thường xuyên khẳng định như vậy? Về cơ bản, việc này phản ánh một sự khác biệt quan trọng mà liên quan đến ý nghĩa sâu sắc của độc lập quốc gia. Như đã viết trước đây, sự độc lập của một nước nào đó, nêu phân tích ra, thực chất nói đến chủ quyền và uy quyền của một nhà nước nào đó trong một lãnh thổ nhất định.

Nhưng chủ quyền và uy quyền không đơn giản đâu. Ở Nhật, Hàn Quốc, Indo, Đài Loan sự chính đáng không tranh cãi được của nhà nước đựa vào sự uy quyền chính đáng của những nhà nước đó. Và sự uy quyền chính đáng của nhà nước là rõ vì đã có ưng thuận của người dân. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam sự uy quyền chính đáng không thể nào xác định rõ được vì đã chưa có một cơ chế đủ minh bạch cho phép nhà nước giành được sự ưng thuận của nhân dân.

Vấn đề cho Việt Nam là dù có độc lập, sự uy quyền của nhà nước đến bây giờ chỉ là chính thức (formal) và thực tế (de facto). Tức là đến bây giờ chưa có cơ chế nào để minh chứng cho sự uy quyền của CHXHCNVN là uy quyền chính đáng. Có một người bạn phản đối tôi, tuyên bố là ngay trong Hiến Pháp của CHXHCNVN có ghi “NNCHXHCNVN là nhà nước chính đáng”. Xin lỗi bạn, những từ được ghi trên giấy chưa chắc nói lên bản chất của một chế độ. Trong thế kỳ 19 Hiến Pháp mỹ có những từ về tự do nhưng lúc đó còn có giải cấp nộ lệ và nữ giới chưa được những quyền cơ bản.

Dù ủng hộ tư tưởng nào, toàn dân Việt Nam xứng đáng có một nhà nước có uy quyền chính đáng không tranh cãi được. Nhà nước có thể là dưới lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam hay Đảng Xã Hội Dân Chủ hay bất cứ đảng phái nào.

Hãy để ý vì rất nhiều lần chính quyền ở Việt Nam và TQ nói “đừng can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi” v.v. Họ nói như thế vì họ băn khoăn; họ biết trên thực tế sự uy quyền của nhà nước chưa chắc là sự uy quyền chính đáng. Vì thế, nếu có đủ dũng cảm và tự tin thì xin đề nghị trong thời gian tới chính quyền Việt Nam tạo điều kiện cho toàn dân dấu ra hiệu “thumbs up” hay “thumbs chưa up.”

Tự do

Là người đã sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm, ước mơ của tôi là trong những năm tới ĐCS sẽ có đủ dũng cảm để làm những gì phải làm để Việt Nam trở thành một nước văn minh về chính trị. Để làm được điều đó, phải tôn trọng, bảo vệ và thực sự đẩy mạnh tự do, trao lại cho nhân dân những quyền cơ bản mà chính Hồ Chí Minh đã nói đến cách đây 68 năm.

Về hệ thống chính trị, tôi mong ĐCSVN sẽ cạnh tranh một cách đầy hãnh diện và bình đẳng bên cạnh những đảng phái khác dưới một chế độ chính trị pháp quyền, có sự tham gia của toàn dân Việt Nam. Và như một bạn đọc có nêu, một nền pháp-trị thực sự chỉ có thể có trên cơ sở đa nguyên.

Tôi cũng có một số đề nghị cụ thể, xin mạn phép bàn sau để giúp chuyển đổi từ mô hình hôm nay tới một mô hình tiến bộ hơn trong tương lai. Ở đây, tôi chỉ muốn làm rõ mối quan hệ giữa những tự do cơ bản và cải cách.

Môt lý luận sai lệch của những người bảo thủ là sự tồn tại của một hệ thống đa đảng sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn và có thể tác động xấu đến sự phát triển của đất nước. Xin làm rõ, một trật tự xã hội dân chủ không đảm bảo cái gì cả và một trật tự xã hội độc đảng cũng vậy mà thôi. Đừng quên là một chế độ độc đảng cũng chẳng đảm bảo gì hết cả. Và hơn nữa, so với một chế độ dân chủ, một chế độ độc đảng rất khó có một cơ chế hữu hiệu nào để đầy mạnh và đảm bảo tự do và nhân quyền của dân chúng.

Tôi tin rằng nêu Việt Nam có môt cuộc cải cách sâu rộng và năng cao những tự do và quyền cở bản Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn, nhânh hơn, vì sẽ có những thể chế chính trị xã hội minh bạch hơn, có trách nhiệm giải trình nhiều hơn. Khi nói về dân chủ và hạnh phúc hãy xem Hàn Quốc, Đài Loan, chứ đừng so sánh Việt Nam với Ai Cập, Syria, v.v.

Hạnh phúc

Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước đi rất ấn tượng trong những lĩnh vực kinh tế, xã hội khác nhau. Chẳng hạn, mức sống của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể tuy không đồng đều cho lắm. Sự phát triển của Việt Nam có đi kèm nhiều thành công chứ. Tôi cũng từng nói lên điều này trong những bài nghiên cứu tôi có viết từ trước đến nay…  về giáo dục, về y tế, về trẻ em…v.v.

Thế nhưng, muốn Việt Nam khai thác được hết những tiềm năng to lớn của đất nước và con người thì phải thoát khỏi những hạn chế của nền chính trị hiện này.

Kết luận

Về cơ bản, Việt Nam cần có nhũng thể chế chính trị xã hôi hữu hiệu hơn. Trước đây tôi có viết rằng trong những năm tới kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khá. Liệu khá hay chậm, ý tôi muốn nói đến là chất lượng của sự phát triển. Việt Nam nếu muốn có một nền kinh tế lành mạnh hơn thì phải có một nhà nước pháp quyền, minh bạch.

Việt Nam muốn có một quỹ đạo phát triển đầy hứa hẹn thì phải xóa bỏ mô hình “chính trị nhóm lợi ích” hay tạo điều kiện cho những nhóm này (kể cả những nhóm đòi hỏi cải cách) công khai cạnh tranh với nhau để giành sự ủng hộ của dân.

Tôi không tin người Việt Nam thua kém gì so với người dân ở Hàn Quốc hay Đài Loan. Tôi chỉ thấy rằng, thực tế về mức độ độc lập – tự do – hạnh phúc mà dân Việt Nam đang có vẫn còn chưa xứng đáng với cái mà họ nên nhận. Thực vậy. Tôi hoàn toàn đồng ý với Ông Hồ Chí Minh khi ông nói “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì”.

JL

Hạnh Phúc

Vài ngày sau 2/9/2013 – trong những ngày đầu tiên đánh dấu năm thứ 68 của Việt Nam dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam – tôi xin chia sẻ vài ý tưởng về lý tưởng, khái niệm hạnh phúc và sự liên quan của nó đối với những trao đổi sôi nổi đang diễn ra ở Viêt Nam hiện nay.

Khác hẳn với những giả định của yêu tố chống cải cách, tôi tin rằng việc chia sẻ những lời phê bình về chính trị, xã hội ở Việt Nam ngày nay chẳng có ý đồ xấu gì cả mà trái lại, lại có đóng góp vào việc xây dựng những nỗ lực nhằm giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng trì trệ, nhà nước bị các nhóm lợi ích thao túng.

Hạnh phúc là gì? Đó là một câu hỏi Continue reading

Xa rời chuyên môn?

Có một số người phản nàn tôi đi quá xa chuyên môn để đề cấp những vấn đề về chính trị của đất nước Việt Nam.

Họ sai ở 2 khía cạnh. Thứ nhất họ sai vì quan điểm lạc hậu mà giả định một số người được nói về chính trị và những người khác phải im lặng. Đó là một quan điểm hết sức tự cao và hết thời. Bất chấp những điều luật kiểu Stalin như 258, 72 thì tự do ngôn luân ngày càng trở thành thực tế ở Việt Nam.

Thứ hai: Đào tạo tiến sĩ của tôi chính là về xã hội học chính trị và chính trị kinh tế học, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Tôi biết ít nhiều về chính trị kinh tế học, nhưng không hề giả định tôi biết hết. Tôi không tự cao, chém gió như bọn chống cải cách.

Rõ rằng, dù có chính kiến vẫn phải phân biệt đâu là nghiên cứu, đâu là ý kiến…. Nhưng có ai nhớ lần nào mà phe bảo thủ chống cải cách có những lý luận dựa trên cơ sở khoa học không?

JL