Hạnh Phúc

Vài ngày sau 2/9/2013 – trong những ngày đầu tiên đánh dấu năm thứ 68 của Việt Nam dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam – tôi xin chia sẻ vài ý tưởng về lý tưởng, khái niệm hạnh phúc và sự liên quan của nó đối với những trao đổi sôi nổi đang diễn ra ở Viêt Nam hiện nay.

Khác hẳn với những giả định của yêu tố chống cải cách, tôi tin rằng việc chia sẻ những lời phê bình về chính trị, xã hội ở Việt Nam ngày nay chẳng có ý đồ xấu gì cả mà trái lại, lại có đóng góp vào việc xây dựng những nỗ lực nhằm giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng trì trệ, nhà nước bị các nhóm lợi ích thao túng.

Hạnh phúc là gì? Đó là một câu hỏi mà ai cũng tự hỏi mình. Và đó là một trong những câu hỏi khó trả lời nhất. Vâng, hạnh phúc có yếu tố chủ quan không thể tách rời được. Thế nhưng, nhiều người cho rằng hạnh phúc cũng có thể được hiểu một cách khách quan. Vậy, nếu thế thì hạnh phúc ở Việt Nam có thể được đánh giá như thế nào?

Hạnh phúc là chủ quan

Hãy cơi quản điểm cho rằng hạnh phúc là chủ quan. Thêo nó, Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý, phản ánh sự hài lòng cá nhân của một người. Chẳng hạn nhiều khi và ngay kể cả trong những văn bản của NNCHXHCNVN, hạnh phúc “được” dịch ra tiếng Anh là “happiness”. Dù tôi không phủ nhận hạnh phúc có thể được hiểu như thế nhưng tôi thấy chưa hài long cho lắm. Có lẽ vì dịch hạnh phúc như thế chúng ta sẽ gặp phải những hạn chế của quan điểm cho rằng hạnh phúc là chủ quan. Chẳng hạn, ai quyết định ai là “hạnh phúc” ai là không? Là quyết định hành chính hay sao?

Hãy để ý những cuộc tranh luận sôi nổi về ý nghĩa của sự hạnh phúc (tức là happiness) trong các lĩnh vực khoa học xã hội và triết học. Chắc hẳn bạn đọc có nghe gì đó về một số điều tra khoa học quy mô lớn, kết luận rằng mức độ hạnh phúc là cao nhất trong một số nước tương đối nghèo, như Philippines chẳng hạn.

Ngược lại, nó thấp nhất ở một số nước giàu có nhất, như Na Uy. Cũng có những người khác đã lấy ý của Rousseau và giả định mức độ hạnh phúc đã hay đang là cao nhất trong những xã hội thời nguyên thủy. Và cuối cùng, nhiều người có quan tâm đến Bhutan, một nước miền núi có chế độ độc đoán và là nơi mà Vua Jigme Singye Wangchuck đã đề ra chỉ số GNH: Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia.

Rõ ràng hạnh phúc (được hiểu như thế này) không chỉ là kết quả của giàu có về vật chất (Thời tiết đẹp cũng có ảnh hưởng mà!). Hình như một yếu tố thiết yếu của hạnh phúc là con người hay cộng đồng có thể thấy những mối quan hệ của mình (trong gia đình, cộng đồng, hay môi trường xã hội của họ) có ý nghĩa. Mặt khác, nếu, dù ở bối cảnh nước giàu hay nghèo, mà không có gì để ăn hay sống trong một bối cảnh hỗn loạn, bạo động, thì làm sao mà hạnh phúc được.

Tôi không phủ nhận hạnh phúc được hiểu là cảm giác có giá trị và ý nghĩa cũng như không bác bỏ khả năng chúng ta có thể so sánh những đánh giá chủ quan về mức độ hạnh phúc được hiểu theo khái niệm happiness. Nhưng vì ý nghĩa của khái niệm này có sự khác biệt ở các nước khác nhau thì chưa chắc những nghiên cứu này có ý nghĩa gì. Tức là ý nghĩa của hạnh phúc có thể khá khác nhau, vi dú, ở Mỹ hay Việt Nam hay các nước Trung Đông. Vấn đề này cũng có thể có trong vòng một văn hóa chứ.

Thực vậy, còn có một tranh cãi lớn và khó lý giải ở đây. Ở một phía có những người cho rằng ý nghĩa của hạnh phúc là tùy theo mỗi một nền văn hóa. Nhưng văn hóa là cái gì? Hành phúc của những người sống ở Hàn Quốc và Bắc Triêu Tiên có khác hay giống? Sau cùng, hạnh phúc được hiểu là “cảm thấy” hạnh phúc cũng quan trọng chứ. Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện.

Hạnh phúc là khách quan

Dù hạnh phúc luôn luôn có yếu tố chủ quan, cũng có nhiều người cho rằng hạnh phúc có thể được hiểu một cách khách quan. Vì thế có lẽ hạnh phúc nên được hiểu là tình trạng hạnh phúc khách quan; tức là “wellbeing”.

Khác so với những người nghĩ rằng hạnh phúc tủy thuộc vào mỗi văn hóa, có người quả quyết rằng chúng ta cũng có thể xác định những nhu cầu thiết yếu cơ bản của con người trên thế giới, từ những gì thuộc về vật chất, tâm lý cho đến tinh thần. Và từ đó, chúng ta có thể hiểu sâu hơn và thậm chí thấu đáo về hạnh phúc, trong đó có hàng loạt nhà kinh tế học như A. Sen, M. Nussbaum, v.v.

Theo quan điểm này, hạnh phúc là ngược lại với khái niệm nghèo khổ. Nếu nghèo  được hiểu là sự mất mát những gì cần thiết của con người một cách không tự nguyện thì hạnh phúc có nghĩa là những nhu cầu của con người (gồm có cả vật chất, sức khỏe, tâm lí cũng như tinh thần) đã được đáp ứng. Nhưng nhu cầu cơ bản là cái gì? Mời bạn hãy suy nghĩ ở đây một chút. Ăn no, có nhà ở, có áo âm, có tình yêu và y nghĩa trong mối quan hệ là một trong những sự cần thiết của con người. Cũng có quan điểm cho rằng con người phải có tự do ngôn luận, hội hợp. Phải có giáo dục. Chưa thấy ai nói con người phải có loa ở mỗi góc phố.

Như vậy hạnh phúc, theo quan điểm khách quan, là một khái niệm toàn thể chứ không tùy theo từng nền văn hóa khác nhau. Và nếu thế thì chúng ta có thể đánh giá mức độ hạnh phúc theo một số tiêu chuẩn quốc tế. Những nhà khoa học và nhà phân tích chính sách có đo lường hạnh phúc qua các phương pháp thống kê và định tính. Đối với những chuyên gia, ở đây không có gì mới mẻ.

Hạnh phúc và nền chính trị-kinh tế của Việt Nam

Như ai biết, trong 20 năm qua, mức sống ở Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều, dù từ một mức độ cực thấp và dù trong những năm gần đây tiến bộ chậm hơn trong khi khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp khác nhau càng rõ nét hơn bao giờ hết. Chính tôi đã viết nhiều bài khoa học về những tiến bộ này. Tôi không hề coi nhẹ những cải thiện trong đời sống của dân ViệtNam.

Tin vui là dân Việt Nam, dù một tỷ lệ không nhỏ vẫn phải chịu khổ, đã có tiến bộ đáng kể về mức sống. Tôi cũng như rất nhiều nhà phân tích khác đã hoan nghênh những thành quả quan trọng của Việt Nam do tăng trưởng kinh tế và một số chính sách của nhà nước Việt Nam.  Tôi hoàn toàn chấp nhận nhiều thành công là do đường lối của ĐCSVN là khá tốt đối với nhiều vấn đề xã hội.

Tất nhiên, ai cũng biết là còn nhiều việc phải làm và những vấn đề mà Nhà Nước Việt Nam đang đối phó không hề đơn giản đâu. Và đó chính là lý do tại sao chúng ta nên ủng hộ phong trào cải cách sâu rộng đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện này. Chính những ràng buộc đang hạn chế sự phát triển mạnh, điển hình như việc đến bây giờ dân Việt Nam vẫn chưa được hưởng những quyền tự do cơ bản, như tự do ngôn luân, tự do hội họp, tự do báo chí hay tự do tôn giáo.

Những cái mà Việt Nam cần nhất là một nhà nước minh bạch hơn, có trách nghiệm giải trình hơn, có những chính sách hiệu quả hơn. Nhưng, hiện này người Việt Nam vẫn sống trong một xã hội thiếu minh bạch nghiêm trọng và không có cơ chế nào để đảm bảo trách nhiệm giải trình, bảo đảm những quyền cở bản của họ.

Tôi hỏi, khi nhà nước dồn những nguồn lực khổng lồ vào việc ngăn chặn sự thể hiện các quan điểm ôn hòa, và đẩy những người bất đồng chính kiến vào tình cảnh bị đe dọa và đối xử tàn tệ, hạnh phúc thật sự nghĩa là gì?

Tất cả người Việt Nam đều hy vọng rằng năm tới, người dân Việt Nam sẽ hạnh phúc hơn. Điều đó đòi hỏi một trật tự xã hội dân chủ và minh bạch đối với nhân dân Việt Nam, một nhà nước thực sự có uy quyền chính đáng không tranh cãi được

Việt Nam có độc lập nhưng người dân chưa thực sự tự do. Họ cững chưa sống dưới một nhà nước có uy quyền chính đáng không tranh cãi được. Thế thì rất khó để giả định có hạnh phúc về cả quan điểm chủ quan hay khách quan.

Tôi tin rằng Việt Nam đã bước vào một thời kỳ mới. Hôm này có nhiều người trong và ngoài bộ máy đang đấu tranh cho một xã hội, một chế độ đa nguyên hơn, dân chủ hơn. Về hạnh phúc thì sao? Tất nhiên trong những năm tới Việt Nam sẽ có tăng trưởng kinh tế khá. Nhưng tăng trưởng kinh tế, dù cần thiết, không đủ để bảo đảm hạnh phúc nếu người dân không được hưởng những tự do cở bản.

JL

10 thoughts on “Hạnh Phúc

  1. “Những cái mà Việt Nam cần nhất là một nhà nước minh bạch hơn, có trách nghiệm giải trình hơn, có những chính sách hiệu quả hơn. Nhưng, hiện này người Việt Nam vẫn sống trong một xã hội thiếu minh bạch nghiêm trọng và không có cơ chế nào để đảm bảo trách nhiệm giải trình, bảo đảm những quyền cở bản của họ.” Day chinh la nguyen vong cua toi va cua rat nhieu nguoi Viet Nam,cam on Giao su vi ong da hieu va noi len dum .Co nguoi cu bao ong la nguoi nuoc ngoai thi hieu gi chu ,nhung du ong la “ong Tay” con toi la nguoi Viet ,toi nghi trai tim va khoi oc van nhu nhau thoi ,phai khong giao su ? Toi tin ong da den day bang trai tim va ong dang muon dung khoi oc cua minh de giup chung toi.Mot lan nua : cam on Giao su !

    • Thưa bạn Nguyễn Thị Anh Thơ, xin nhắc nhở bạn một chút (xin đừng khó chịu vì sự nhắc nhở này). Gs London là người ngoại quốc, nên khả năng đoán chữ không dấu có lẽ rất khó khăn. Tôi nhớ không lầm ông đã một lần than trời vì một số phản hồi không bỏ dấu. Vì vậy, chịu khó bỏ dấu giùm, trước hết vì chủ trang blog này. Ngay cả tôi là người Việt, vẫn đôi lúc cũng chịu chết trước một số bài viết không dấu.

      Cám ơn nhiều.

    • Giúp bỏ dấu.

      Đây chính là nguyện vọng của tôi và của rất nhiều người Việt Nam, cảm ơn Giáo sư vì ông đã hiểu và nói lên dùm. Có người cứ bảo ông là người nước ngòai thì hiểu gì chứ, nhưng dù ông là “ông Tây” còn tôi là người Việt, tôi nghĩ trái tim và khối óc vẫn như nhau thôi, phải không giáo sư? Tôi tin ông đã đến đây bằng trái tim và ông đang muốn dùng khối óc của mình để giúp chúng tôi. Một lần nữa : cảm ơn Giáo sư !

  2. Bài viết hay, nhưng mà chú viết sai chính tả rồi ạ. “Khách quan” chứ không phải “khác quan” ạ.

  3. Chào giáo sư, lại được bàn bạc với ông đôi điều về hạnh phúc.
    Ông có nhắc đến Jean- Jacques Rousseau, nhà triết học này cho rằng con người chỉ có tụ do trong tình trạng tự nhiên, to cho rằng điều này khá đúng, nhưng đó là niềm hạnh phúc đơn giản, trong tình trạng hoang dã, khi con người sống hòa mình với thiên nhiên, không biết đến đời sống vật chất, những nhu cầu của con người rất đơn giản, chỉ là ăn, mặc, được vui chơi, được làm những gì mình thích. Ví dụ người dân ở đất nước Bhoutan bé nhỏ, ở độ cao 4000 m, con người vẫn có cách sống du mục, họ thiếu thốn về vật chất, nhưng sống rất hạnh phúc. Nhưng những người dân sống ở các nước phương Tây, cuộc sống khá đầy đủ, nhưng họ không bao giờ hài lòng, suy nghĩ về hạnh phúc của mỗi người đều khác nhau do hoàn cảnh và nhận thức. Thế hệ của cha mẹ chúng tôi, sống vất vả trong thời chiến tranh, họ rất thích câu hát: “Hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp, tình yêu đâu chỉ có khát khao và cháy bỏng…” Suy nghĩ về hạnh phúc thời kì đó rất đơn giản. Nhưng khi xã hội phát triển cao, suy nghĩ về hạnh phúc cũng khác đi, có cơm ngon áo đẹp rồi, còn có các thứ khác nữa như tiền bạc, địa vị… Trong một xã hội tự do, con người có thể phát huy tài năng và trí tuệ của mình, mọi người đều bỉnh đẳng và được hưởng các quyền cơ bản của con người, đó là xã hội có hạnh phúc. Người phương Tây có một câu tục ngữ khá hay về hạnh phúc : “le chemin du bonheur est tout près, mais l’homme le cherche tres loin: Con đường dẫn đến hạnh phúc thật gần, nhưng con người luôn tìm nó ở rất xa. Hồ Chí Minh cũng tìm đến một con đường rất xa

  4. Theo một số nghiên cứu thì công bằng ảnh hưởng nhiều tới hạnh phúc hơn là mức sống. Điều này có thể giải thích tại sao một số nước nghèo lại thấy hạnh phúc hơn Na-uy. Và nhiều người Nga muốn quay lại thời Liên-xô mặc dù mức sống ở Nga ngày nay cao hơn. Tương tự, VN ngày nay có thu nhập cao hơn thời bao cấp nhưng phải trả giá đắt: làng ung thư, người nghèo thất học, gv đổi tình lấy điểm, Bs đổi phong bì lấy mạng sống người bệnh, tv đài báo đầy tin cướp hiếp …. hạnh phúc không?

  5. Đối với (rất) nhiều người, hạnh phúc là phục vụ Đảng Cộng Sản, hạnh phúc là đánh trâu, là xây dựng chủ nghĩa Xã Hội, là tiêu diệt bọn phản động đang ngày đêm tìm mọi thủ đoạn để chống phá quá trình xây dựng chủ nghĩa Xã Hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản .

    Pavel Corsaghin đấy, phụng sự Đảng đến tàn phế vẫn nhất quyết kiên trì lý tưởng Cộng Sản thì sao nhỉ ?

    • Một thời những người như Pavel Corsaghin ở Nga, Lôi Phong ở Tàu, hay chị Trâm anh Thạc, LS Đằng ở VN bị say vào cơn mê sảng CS nên họ thấy hạnh phúc. Những người này đa số hoặc đã chết hoặc đã tỉnh ngộ ra cả rồi!
      Từ ngày đổi mới, cái ĐCS đánh thuốc mê cho họ đã hiện nguyên hình là 1 con quỷ 2 đầu: 1 là độc tài đảng trị, bịt miệng bịt tai nhân dân để mãi cai trị; 1 đầu là tư bản hoang dại lấy đồng tiền là trên hết, bất chấp môi trường, đạo đứng, và thậm chí cả an ninh quốc gia.
      Trừ những người phục vụ cho con quỷ này, tôi dám chắc chẳng ai hạnh phúc khi nằm trong vòng cai trị của nó cả.

  6. Anh có những nhìn nhận khá thẳng thắn về VN hiện nay. Có những giá trị có khi phải mất một thời gian tương đối dài người ta mới nhìn nhận ra được. Ngoài ra, cùng một giá trị, trong cùng một xã hội và cùng một thời điểm, không phải ai cũng nhận thức giống nhau. Có lẽ điều đó tạo ra những khác biệt về cách nhìn.
    Tôi đọc qua (lướt qua thôi, xin lỗi, không có thời gian) các bài viết của anh, tôi chỉ băn khoăn một chút về sự so sánh của anh, khi anh nói đại ý nhiều khái niệm được xây dựng trên những chuẩn mực chung và không phụ thuộc vào văn hóa, và anh cho rằng Hàn Quốc và Triều Tiên có cùng một văn hóa nhưng quan niệm về hạnh phúc…..lại khác nhau. Tôi nghĩ, giữa Hàn Quốc và Triều Tiên có thể cùng chung một lịch sử, truyền thống dân tộc, ngôn ngữ nhưng chưa hẳn là cùng một văn hóa. Văn hóa tương đối rộng hơn một chút, nó có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ chính trị. Nhật Bản là một nước mà ở đó còn giữ lại tương đối tốt các truyền thống dân tộc, tuy nhiên, Nhật Bản là một nước rất cởi mở, những thứ như phim khiêu dâm…chắc không phải là văn hóa của Nhật, vẫn được chấp nhận ở Nhật Bản. Tương tự như thế ở Hàn Quốc và Triều Tiên?

  7. Tôi không đồng ý với quan niệm hạnh phúc theo quan điểm khách quan mà ông nhắc đến.
    Hạnh phúc chỉ là trạng thái tinh thần, cảm nhận của mỗi cá nhân về cuộc sống và môi trường sống của họ và họ cảm thấy hài lòng, hạnh phúc với cuộc sống đó.Vì vây, có nhiều người giàu có, cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ mà vẫn cảm thấy không hạnh phúc, rất nhiều người nghèo vẫn cảm thấy hạnh phúc.

Comments are closed.